Nghiệm thu và biên bản nghiệm thu theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18


Khối lượng thực tế nghiệm thu thanh toán luôn luôn bằng hoặc nhỏ hơn khối lượng hợp đồng. Và khi khối lượng thực tế nếu lớn hơn khối lượng hợp đồng thì phải lập phát sinh tăng và thanh toán theo PL 04 (TT86).


Tổng khối lượng thực tế nghiệm thu thì nhỏ hơn khối lượng trong hợp đồng rồi bạn ạ. Ý tớ hỏi là có quy định rõ ràng nào cho việc phải lấy min khối lượng của từng đoạn trong một lý trình hay không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Các anh cho em hỏi trong biên bản nghiệm thu công việc xây dựng thường có 3 cột:
Thiết kế, thực tế và thanh toán (Khối lượng thanh toán lấy bằng min của (thiết kế và thực tế).
Cái này quy định ở đâu ạ? Hay theo thông lệ là như vậy vì hiểu rằng những phần khối lượng thực tế lớn hơn thiết kế nếu được thanh toán thì sẽ phải đưa vào khối lượng phát sinh?
Tôi hiểu cái quy định min gì đó nếu có thì phải nằm trong hợp đồng, chứ pháp luật thì không nói vậy.

- - - Updated - - -

Các anh cho em hỏi trong biên bản nghiệm thu công việc xây dựng thường có 3 cột:
Thiết kế, thực tế và thanh toán (Khối lượng thanh toán lấy bằng min của (thiết kế và thực tế).
Cái này quy định ở đâu ạ? Hay theo thông lệ là như vậy vì hiểu rằng những phần khối lượng thực tế lớn hơn thiết kế nếu được thanh toán thì sẽ phải đưa vào khối lượng phát sinh?
Tôi hiểu cái quy định min gì đó nếu có thì phải nằm trong hợp đồng, chứ pháp luật thì không nói vậy.
 

diep_phamdiep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/7/10
Bài viết
41
Điểm thành tích
8
các anh chị cho e xin cái mẫu biên bản: Nghiệm thu hoàn thành công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng được không ạ theo nghị định 15, ngày trước trưởng hoặc phó ban QLDA ký nhưng giờ phải chủ đầu tư phải ký trực tiếp vào biên bản à
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
các anh chị cho e xin cái mẫu biên bản: Nghiệm thu hoàn thành công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng được không ạ theo nghị định 15, ngày trước trưởng hoặc phó ban QLDA ký nhưng giờ phải chủ đầu tư phải ký trực tiếp vào biên bản à
Em thử tham khảo bộ mẫu biên bản này xem sao: Kích vào đây (dùng chung tài khoản của em để đăng nhập), trên diễn đàn cũng có nhưng tiện thấy cái link ở đó thì mình gửi luôn.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
các anh chị cho e xin cái mẫu biên bản: Nghiệm thu hoàn thành công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng được không ạ theo nghị định 15, ngày trước trưởng hoặc phó ban QLDA ký nhưng giờ phải chủ đầu tư phải ký trực tiếp vào biên bản à
Theo khoản 2,3,4 điều 2 thông tư số 10/2013 ngày 25/7/2013 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng có ghi xin được trích như sau.
Điều 2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư với ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án
2. Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án (trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án) thực hiện một hoặc một số các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các nội dung sau: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, phê duyệt kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu hoặc phê duyệt kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
3. Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.
4. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, việc ủy quyền của chủ đầu tư cho tư vấn quản lý dự án phải được quy định rõ trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

Như vậy có thể nói rằng việc Phó ban QLDA và Trưởng ban quản lý dự án của bạn vẫn có thể được ký nếu CĐT ủy quyền. Còn mẫu biên bản nghiệm thu bạn có thể tham khảo tại đây.
http://giaxaydung.vn/mau-bien-ban-nghiem-thu-quan-ly-chat-luong-tu-van-giam-sat/
hoặc đây để tham khảo thêm http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=136209
 

ngovanviet1979

Thành viên mới
Tham gia
17/1/14
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Mẫu biên bản mới có 1 vài mẫu của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước thôi, Nội dung bản nghiệm thu công việc và nghiệm thu đưa vào sử dụng có trong điều 20, 21, 22 thông tư 10/2013/TT-BXD rồi nhé, các bạn dựa vào đó lập biên bản và trình các bên duyệt và làm thôi, nói chung nội dung không khác với TCXDVN 371.

Các bác cho tôi hỏi với: Biên bản đưa vào sử dụng theo nghị định 15 chủ đầu tư ký hay đại diện cho chủ đầu tư ký là được (BQLDA). Có bác nào đã có biên bản này chưa cho mình với mình cân gấp.
 

File đính kèm

  • BXD_10-2013-TT-BXD_25072013.pdf
    379,5 KB · Đọc: 1.717
Last edited by a moderator:

kv18

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/1/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
các bác cho tôi hỏi với: Biên bản đưa vào sử dụng theo nghị định 15 chủ đầu tư ký hay đại diện cho chủ đầu tư ký là được (BQLDA)?
Phòng kinh tế và hạ tầng đang yêu cầu chủ đầu tư ký không phải BQLDA ký có đũng không?
Công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tháng 12/2012 đến tháng 5/2013 tổ chức đấu thầu xong và kỹ kết hợp đồng tiến hành thi công trong tháng 5/2013 có áp dụng theo thông tư 10 về công tác quản lý không?
 

Chienduc2812

Thành viên mới
Tham gia
21/11/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Theo mình điểm khác biệt cơ bản của NĐ 15 so với 209 đó là “ngắn về chữ nhưng rườm rà về nghĩa”. Trong 209 có chỉ ra cụ thể các bước nghiệm thu phải thực hiện như thế nào, tuy nhiên tới cái 15 này thì giao phó hết cho Chủ đầu tư tự triển khai về quy trình nghiệm thu cũng như các biểu mẫu. Một điểm khác nữa là cái quy trình nghiệm thu và biểu mẫu này là phải đưa vào hợp đồng xây dựng với mục đích là mọi thứ đã rõ ràng và các bên cứ thế thực hiện. Nhưng việc này sẽ dẫn tới thời gian chuẩn bị cho hợp đồng xây dựng sẽ tăng lên khá nhiều và vì thế mà hợp đồng cũng dày hơn đáng kể.

Trong NĐ này có thêm vào điều 32 sẽ làm phức tạp hơn cho công tác nghiệm thu khi có sự tham gia và đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước trức khi nghiệm thu. Chẳng biết để các bác hài lòng sẽ mất thời gian bao lâu?

Nói tóm lại là vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa rõ ràng ở phần nghiệm thu này.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
các bác cho tôi hỏi với: Biên bản đưa vào sử dụng theo nghị định 15 chủ đầu tư ký hay đại diện cho chủ đầu tư ký là được (BQLDA)?
Phòng kinh tế và hạ tầng đang yêu cầu chủ đầu tư ký không phải BQLDA ký có đũng không?
Công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tháng 12/2012 đến tháng 5/2013 tổ chức đấu thầu xong và kỹ kết hợp đồng tiến hành thi công trong tháng 5/2013 có áp dụng theo thông tư 10 về công tác quản lý không?
CÒn xem quyết định phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa chủ đầu tư và BQLDA bên bạn như thế nào thì là biết ngay.
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
....Vì vậy, có thể nói từ khi NĐ 15 có hiệu lực, để được nghiệm thu đưa vào sử dụng thì phải qua kiểm tra của CQ QLNN xem xét điều kiện.
Các bạn nghiên cứu kỹ Nghị định 15/CP và Thông tư 10/TT-BXD hướng dẫn, các công trình Chủ đầu tư phải báo cáo lên Sở chuyên ngành kiểm tra trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng là đối với các công trình cấp 3 trở lên. Các bạn xem điều kiện chuyển tiếp tại Thông tư 10/TT-BXD, đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì cấp công trình thuộc dự án được xác định theo Quyết định đầu tư; Nếu phê duyệt trước đây là công trình cấp 4 thì không cần phải báo qua Sở chuyên ngành đâu.
 

sonvnc.hn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/3/12
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Nếu chiếu theo nghị định 15 thì không cần nhà thầu "Nghiệm thu nội bộ" nữa, và không cần phải viết "Giấy yêu cầu nghiệm thu" nữa.
Tuy nhiên, tại mỗi dự án sẽ có cách làm khác nhau, tùy thuộc vào độ "rắn" của CĐT/ BQLDA, nếu họ yêu cầu để đảm bảo chất lượng và hồ sơ "đẹp" thì nhà thầu vẫn làm bình thường.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nếu chiếu theo nghị định 15 thì không cần nhà thầu "Nghiệm thu nội bộ" nữa, và không cần phải viết "Giấy yêu cầu nghiệm thu" nữa.
Tuy nhiên, tại mỗi dự án sẽ có cách làm khác nhau, tùy thuộc vào độ "rắn" của CĐT/ BQLDA, nếu họ yêu cầu để đảm bảo chất lượng và hồ sơ "đẹp" thì nhà thầu vẫn làm bình thường.
1. Giấy yêu cầu nghiệm thu vẫn phải viết (TT10/2013/TT-BXD)
2. Nghiệm thu nội bộ nhà thầu là nếu có
 

sonvnc.hn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/3/12
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Cho em hỏi: Nếu căn cứ nghị định 15/2013 và TT10/2013-BXD thì đối với giai đoạn nghiệm thu liên động có tải thiết bị không cần phải có "người đại diện theo pháp luật" của các bên như CĐT, Nhà thầu TC, TVGS, TVTK có đúng không?

Vì em thấy quy định trong TT10/2013, tại điều 20: "Nghiệm thu công việc xây dựng" và điều 21: "Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng", trong biên bản nghiệm thu chỉ chỉ cần "chữ ký, tên và chức danh của những người tham gia nghiệm thu".

"Người đại diện theo pháp luật" chỉ tham gia trong việc "Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng" theo điều 21 TT10.

Em xin các anh tư vấn thêm.
 

hailh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/10/10
Bài viết
29
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Mọi người cho mình hỏi: Về thời gian nghiệm thu được ghi trong Biên bản. Theo thông tư 10/TT-BXD thì BB có thể tách riêng hoặc gộp biên bản nghiệm thu công việc theo trình tự thi công.
Nghiệm thu thép cột mình gộp làm 1 biên bản cho 1 tầng, Công việc đó có thể diễn ra trong 4 ngày, thì mình ghi trong BB nghiệm thu là ngày cuối cùng hay cả 4 ngày? Nếu chỉ để ngày cuối cùng làm BB, thì nó lại ko khớp với từng ngày đổ bê tông đều có BB lấy mẫu cho từng cột đó?
P/s: Mình đã thấy chủ đề này ở trên diễn đàn nhưng giờ tìm ko thấy ở đâu/
 

NGUYỄN CHÍ TÂM

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/4/10
Bài viết
140
Điểm thành tích
63
Tuổi
38
Nơi ở
Tiền Giang
Xin chào "hailh"!
Câu bạn hỏi cũng là vần đề mình đang quan tâm và theo mình thời gian bắt đầu nghiệm thu phải ghi từ giờ và ngày đổ đầu tiên. Và kết thúc là giờ ngày cuối cùng. Ví dụ nếu muốn làm 1 BBNT CVXD cho công tác đổ bê tông tầng 1. Thì tại mục thời gian nghiệm thu phải là:
Bắt đầu: 08 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2014
Kết thúc: 16 giờ ngày 04 tháng 01 năm 2014.

=> Thời gian như trên thể hiện được công tác bê tông diễn ra đúng 04 ngày. Thời gian này sẽ bao gồm cả thời gian lấy mẫu bê tông. Nên theo mình như vậy mới phù hợp. Còn nếu nói thời gian nghiệm thu và kết thúc cho công tác đổ bê tông chỉ diển ra trong 01 giờ của ngày cuối cùng sẽ không phù hợp Nhật ký thi công, Nhật ký giám sát và BB đúc mẫu hiện trường. Ví dụ :
Bắt đầu: 15 giờ ngày 04 tháng 01 năm 2014
Kết thúc: 16 giờ ngày 04 tháng 01 năm 2014.
=> Thời gian này theo mình không phù hợp theo NKCT; NKGS và BB lấy mẫu!
Xin các Anh trong diễn đàn ý kiến thêm về vấn đề này???
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Xin chào "hailh"!
Câu bạn hỏi cũng là vần đề mình đang quan tâm và theo mình thời gian bắt đầu nghiệm thu phải ghi từ giờ và ngày đổ đầu tiên. Và kết thúc là giờ ngày cuối cùng. Ví dụ nếu muốn làm 1 BBNT CVXD cho công tác đổ bê tông tầng 1. Thì tại mục thời gian nghiệm thu phải là:
Bắt đầu: 08 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2014
Kết thúc: 16 giờ ngày 04 tháng 01 năm 2014.

=> Thời gian như trên thể hiện được công tác bê tông diễn ra đúng 04 ngày. Thời gian này sẽ bao gồm cả thời gian lấy mẫu bê tông. Nên theo mình như vậy mới phù hợp. Còn nếu nói thời gian nghiệm thu và kết thúc cho công tác đổ bê tông chỉ diển ra trong 01 giờ của ngày cuối cùng sẽ không phù hợp Nhật ký thi công, Nhật ký giám sát và BB đúc mẫu hiện trường. Ví dụ :
Bắt đầu: 15 giờ ngày 04 tháng 01 năm 2014
Kết thúc: 16 giờ ngày 04 tháng 01 năm 2014.
=> Thời gian này theo mình không phù hợp theo NKCT; NKGS và BB lấy mẫu!
Xin các Anh trong diễn đàn ý kiến thêm về vấn đề này???

Tôi đồng ý với bạn NGUYENCHITAM, tôi cũng đang có 1 thắc mắc nhỏ nếu chúng ta đổ bê tông trong vòng 4-10 ngày vậy mẫu thí nghiệm bê tông ta lên lấy theo ngày, mẻ đúc đổ hay thế nào cho đúng
P/s: Tại đang phân vân lên cần tham khảo.
 

hailh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/10/10
Bài viết
29
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Tôi đồng ý với bạn NGUYENCHITAM, tôi cũng đang có 1 thắc mắc nhỏ nếu chúng ta đổ bê tông trong vòng 4-10 ngày vậy mẫu thí nghiệm bê tông ta lên lấy theo ngày, mẻ đúc đổ hay thế nào cho đúng
P/s: Tại đang phân vân lên cần tham khảo.
Theo mình thì phải lấy theo ngày đổ và có ghi chi tiết tên cấu kiện đổ. Bởi vì nó còn liên quan đến vật liệu đầu vào (KQ thí nghiệm bê tông).
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Theo mình thì phải lấy theo ngày đổ và có ghi chi tiết tên cấu kiện đổ. Bởi vì nó còn liên quan đến vật liệu đầu vào (KQ thí nghiệm bê tông).

Vậy theo bạn nên lấy theo ngày nào vì nó hẳn 4 ngày thậm chí 10 ngày như tôi nêu ví dụ trên
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi đồng ý với bạn NGUYENCHITAM, tôi cũng đang có 1 thắc mắc nhỏ nếu chúng ta đổ bê tông trong vòng 4-10 ngày vậy mẫu thí nghiệm bê tông ta lên lấy theo ngày, mẻ đúc đổ hay thế nào cho đúng
P/s: Tại đang phân vân lên cần tham khảo.
lấy thế nào cho đúng thì đã có tiêu chuẩn, tôi nhớ là nó được quy định theo khối lượng thi công của cấu kiện và có quy định về số lượng tổ mẩu tối thiểu/khối lượng thi công
 

hailh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/10/10
Bài viết
29
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Vậy theo bạn nên lấy theo ngày nào vì nó hẳn 4 ngày thậm chí 10 ngày như tôi nêu ví dụ trên
Nếu mà thời gian đổ bê tông liên tục, kéo dài như thế. Theo tôi, BB lấy mẫu sẽ là ngày đầu tiên, thời gian lấy mẫu sẽ là liên tục từ ngày đầu đến ngày thứ 10. Sau ngày kết thúc sẽ tính ngày để đi nén mẫu bê tông. Như thế sẽ hợp lý về trình tự thi công và ghép BB như TT10/2013 đã hướng dẫn về ghép biên bản.
 

Top