Xử lý tình huống trong đấu thầu

  • Khởi xướng doanbn
  • Ngày gửi

lexuan2010

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
27/11/09
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Cảm ơn anh đả quan tâm, chiều nay em có lên hỏi xếp về vấn đề này, nhưng xếp bảo cứ theo hồ sơ mời thầu mà chấm, còn thay đổi sau này sẻ làm thêm hồ sơ phát sinh nữa, không biết như vậy có được không anh?Em thấy dự án này phức tạp quá!Không biết sẻ xoay sở thế nào?Mà giờ chỉ có một nhà thầu được lọt vào thôi, nhà thầu đó liên danh với tư vấn thiết kế cơ sở của dự án, nên file dự toán họ đấu thầu họ bê nguyên xi file khái toán của thiết kế cơ sở!
Tình huống khó đây bạn. Nhưng chấm thầu là thực hiện theo luật rồi bạn ạ, mình chấm sai thì mình ... chết. Vậy nên bạn cứ theo HSMT mà dập vào, nếu còn Nhà thầu cuối cùng cũng bị loại nốt thì trình CĐT xử lý thôi, các bác CĐT có nhiều võ lắm đấy bạn ạ. Cứ thế nhé!:))
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vài điều trao đổi thêm

Như anh nói vậy có nghĩa là chi phái lán trại nằm trong chi phí xây dựng sau thuế phải không anh?
Anh có thể giải thích rõ cho em mục
(1):Chi phí lán trại nằm trong chi phí xây dựng trước thuế vẫn phù hợp với 957.
(2):Chi phí lán trại nằm trong chi phí xây dựng trước thuế dự toán vẫn dễ dàng mà.
(3): anh có thể giải thích điều này cho em với.
Em thấy trong thông tư 05/2007 có đoạn viết:
Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
Như vậy theo em hiểu thì chi phí xây dựng trước thuế phải có chi phí lán trại chứ anh?
Cảm ơn anh nhiều nghe!Thân!

Theo tôi:
1. Xét về bản chất thì chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công là một khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình. Tuy nhiên, nếu để ý hướng dẫn cách lập dự toán ở PL 2.2 của TT05 thì thấy "chi phí xây dựng trước thuế" chưa tính Cp xây dựng nhà tạm ... Vì thế tôi nói là khi áp dụng 957 thì nhân tỷ lệ định mức với "CP xây dựng trước thuế" (không có CP xây dựng nhà tạm...).
2. Thực ra, định mức 957 cũng chỉ có tính chất tham khảo nên khi tính chi phí thiết kế cũng có thể nhân tỷ lệ định mức với CP xây dựng trước thuế cỏ cả chi phí xây dựng nhà tạm...
3. Tôi nói tách ra tính riêng chi phí xây dựng nhà tạm cho việc dự toán chi phí này dễ dàng hơn ở chỗ sau khi tính được "CP xây dựng trước thuế" có thể nhân với 2% (hoặc 1%) rồi nhân với (1+Thuế suất VAT) theo hướng dẫn tại PL 2.2 của TT05.
 

future

Thành viên năng động
Tham gia
7/10/08
Bài viết
50
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Theo tôi:
1. Xét về bản chất thì chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công là một khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình. Tuy nhiên, nếu để ý hướng dẫn cách lập dự toán ở PL 2.2 của TT05 thì thấy "chi phí xây dựng trước thuế" chưa tính Cp xây dựng nhà tạm ... Vì thế tôi nói là khi áp dụng 957 thì nhân tỷ lệ định mức với "CP xây dựng trước thuế" (không có CP xây dựng nhà tạm...).
2. Thực ra, định mức 957 cũng chỉ có tính chất tham khảo nên khi tính chi phí thiết kế cũng có thể nhân tỷ lệ định mức với CP xây dựng trước thuế cỏ cả chi phí xây dựng nhà tạm...
3. Tôi nói tách ra tính riêng chi phí xây dựng nhà tạm cho việc dự toán chi phí này dễ dàng hơn ở chỗ sau khi tính được "CP xây dựng trước thuế" có thể nhân với 2% (hoặc 1%) rồi nhân với (1+Thuế suất VAT) theo hướng dẫn tại PL 2.2 của TT05.
Cảm ơn anh nhiều, sự chia sẻ của anh làm em mở mang được kiến thức và cảm thấy tự tin hơn!Diễn đàn của mình quả thật tuyệt vời!Thân!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
TVGS ở đâu?

Như thế này thì TVGS ở đâu được các bác? Vì rằng theo QĐ 957 mà tính ra thì TVGS chưa có văn phòng để ở -> phải ở lán trại với Nhà thầu thi công XD thì bất tiện quá...x(

Theo tôi nghĩ:
1. Nếu TVGS mà bạn nói là tư vấn GS tác giả của nhà thầu thiết kế thì nhà thầu thiết kế phải lo "chỗ ở" cho tư vấn.
2. Nếu TVGS bạn nói là tư vấn GS thi công của CĐT thì CĐT phải lo "chỗ ở" cho tư vấn.
3. Cách lo trong cả 2 trường hợp nêu trên được thể hiện trong thỏa thuận hợp đồng giữa 2 bên.
 

lexuan2010

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
27/11/09
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Theo tôi nghĩ:
1. Nếu TVGS mà bạn nói là tư vấn GS tác giả của nhà thầu thiết kế thì nhà thầu thiết kế phải lo "chỗ ở" cho tư vấn.
2. Nếu TVGS bạn nói là tư vấn GS thi công của CĐT thì CĐT phải lo "chỗ ở" cho tư vấn.
3. Cách lo trong cả 2 trường hợp nêu trên được thể hiện trong thỏa thuận hợp đồng giữa 2 bên.
Dạ em cảm ơn thầy ạ! Có một vấn đề nảy sinh thế này ạ:
-Tại mục 3.8.4-QĐ số 957/QĐ-BXD có nêu: Chi phí giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị tính theo định mức công bố tại Quyết định này chưa bao gồm chi phí để xây dựng văn phòng làm việc tại hiện trường của Nhà thầu TVGS. Chi phí xây dựng văn phòng làm việc tại hiện trường của Nhà thầu TVGS được xác định theo quy định hiện hành.
-CĐT cũng muốn tính cho TVGS thi công chúng em chi phí này, nhưng vấn đề là "quy định hiện hành" là quy định nào ạ. Khổ quá em vẫn không tìm thấy quy định nào cả thầy ạ, nên đành chịu mà không lấy được khoản chi phí này ạ.
-Rõ ràng TVGS thi công chúng em là phải đoàng hoàng và đúng mực, nên việc ở cùng với Nhà thầu thi công là không bao giờ có. Vậy nên những Hợp đồng TVGS thi công ở xa C.ty là chúng em đều phải bố trí văn phòng làm việc cho anh em nhân viên TVGS cả. CĐT cũng đều biết và còn tùy thuộc vào đặc thù của từng công trình nên cũng có CĐT muốn thanh toán khoản này cho TVGS thi công nhưng đành chịu vì không biết dựa vào đâu mà tính cả.
Một lần nữa xin cảm ơn thầy đã dành thời gian quý báu cho vấn đề của em, xin thầy chỉ dạy thêm ạ!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Quy định hiện hành ở đâu?

Dạ em cảm ơn thầy ạ! Có một vấn đề nảy sinh thế này ạ:
-Tại mục 3.8.4-QĐ số 957/QĐ-BXD có nêu: Chi phí giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị tính theo định mức công bố tại Quyết định này chưa bao gồm chi phí để xây dựng văn phòng làm việc tại hiện trường của Nhà thầu TVGS. Chi phí xây dựng văn phòng làm việc tại hiện trường của Nhà thầu TVGS được xác định theo quy định hiện hành.
-CĐT cũng muốn tính cho TVGS thi công chúng em chi phí này, nhưng vấn đề là "quy định hiện hành" là quy định nào ạ. Khổ quá em vẫn không tìm thấy quy định nào cả thầy ạ, nên đành chịu mà không lấy được khoản chi phí này ạ.
-Rõ ràng TVGS thi công chúng em là phải đoàng hoàng và đúng mực, nên việc ở cùng với Nhà thầu thi công là không bao giờ có. Vậy nên những Hợp đồng TVGS thi công ở xa C.ty là chúng em đều phải bố trí văn phòng làm việc cho anh em nhân viên TVGS cả. CĐT cũng đều biết và còn tùy thuộc vào đặc thù của từng công trình nên cũng có CĐT muốn thanh toán khoản này cho TVGS thi công nhưng đành chịu vì không biết dựa vào đâu mà tính cả.
Một lần nữa xin cảm ơn thầy đã dành thời gian quý báu cho vấn đề của em, xin thầy chỉ dạy thêm ạ!

Em có thể dựa vào hướng dẫn ở mục 3.1.7 của 957 để vận dụng. Tôi trích mục này sau đây, em cần chú ý đoạn tôi bôi đỏ. Chúc thành công nhiều trong công việc.
" 3.1.7. Đối với các công việc thuê tư vấn chưa có định mức công bố tại Quyết định này như: Lập báo cáo đầu tư; Thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng; Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Lựa chọn nhà thầu tư vấn; Giám sát khảo sát xây dựng; TƯ vấn quản lý dự án; Lập, thẩm tra định mức, đơn giá xây dựng công trình; Thí nghiệm chuyên ngành; Kiểm tra chất lượng vật liệu theo yêu cầu của chủ đầu tư; Kiểm định chất lượng xây dựng; Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng; Giám định tư pháp trong xây dựng; Quy đổi vốn đầu tư xây dựng và các công việc tư vấn khác thì lập dự toán để xác định chi phí hoặc vận dụng mức chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện. Dự toán chi phí lập theo hướng dẫn trong Phụ lục kèm theo Quyết định này".
 

lexuan2010

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
27/11/09
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Em có thể dựa vào hướng dẫn ở mục 3.1.7 của 957 để vận dụng. Tôi trích mục này sau đây, em cần chú ý đoạn tôi bôi đỏ. Chúc thành công nhiều trong công việc.
" 3.1.7. Đối với các công việc thuê tư vấn chưa có định mức công bố tại Quyết định này như: Lập báo cáo đầu tư; Thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng; Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Lựa chọn nhà thầu tư vấn; Giám sát khảo sát xây dựng; TƯ vấn quản lý dự án; Lập, thẩm tra định mức, đơn giá xây dựng công trình; Thí nghiệm chuyên ngành; Kiểm tra chất lượng vật liệu theo yêu cầu của chủ đầu tư; Kiểm định chất lượng xây dựng; Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng; Giám định tư pháp trong xây dựng; Quy đổi vốn đầu tư xây dựng và các công việc tư vấn khác thì lập dự toán để xác định chi phí hoặc vận dụng mức chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện. Dự toán chi phí lập theo hướng dẫn trong Phụ lục kèm theo Quyết định này".
Em xin cảm ơn thầy ạ! Sự thật thì chúng em cũng đã mới đòi được 01 HĐ TVGS thi công phần chi phí này thôi thầy ạ.
Vì rằng khi mở gói thầu TVGS thi công này các Nhà thầu khác đều bị loại cả, có mỗi đơn vị chúng em được chấm tiếp đề xuất tài chính. Mặt khác TV chấm thầu lại là thầy giáo cũ của em nên được thầy bảo vệ gay gắt. Khổ quá thương lượng cả tháng trời cuối cùng CĐT đành phải xuống nước vì khởi công mà không có TVGS thi công đâu cả. Nhưng lần sau thì phải dè chừng với CĐT thầy ạ.
Kính chúc thầy sức khoẻ. Nhân đây, năm mới sắp đến em cũng xin chúc GĐ thầy AN KHANG THỊNH VƯỢNG ạ!=D>
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thảo luận

Em mới vào làm cho một công ty chủ đầu tư nên không biết rỏ về dự án lắm, nhưng khi vào thì lảnh đạo phân cho em nằm trong tổ chuyên gia, giờ đây em đang chấm thầu phần tính dự toán, trong phần lập dự toán của các nhà thầu nhà máy được quy hoạch ở một khu vực lập báo cáo khả thi, nhưng bây giờ chủ đầu tư thay đổi địa điểm nhà máy, nên các khối lượng san nền khác nhau, co chênh lệch rất nhiều, giờ em phải xử lý tình huống này như thế nào ạ, mong các bác trả lời nhanh cho em với!

Theo tôi hiểu,việc thay đổi vị trí các công trình trong DA theo quy định của PL thì phải điều chỉnh DA.Lý do đã thay đổi quy hoạch chi tiết,thay đổi địa điểm,quy mô đầu tư,nhất là thiết kếcơ sở(nếu là DA) hoặc thiết kế bản vẽ thi công(nếu là Báo cáo KTKT) và kết nối hạ tầng kỹ thuật đã thay đổi ảnh hưởng đến nội dung DA.Việc điều chỉnh DA,quy hoạch chi tiết phải thực hiện trình tự,thủ tục theo các quy định hiên hành.
 

tungtt

Thành viên năng động
Tham gia
23/7/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
8
Hiệu chỉnh sai lệch HSDT

Tôi có vấn đề trong quá trình xét thầu gói thầu xây lắp, mong mọi người cho ý kiến đóng góp:

Trường hợp 1:
Trong HSMT chào công việc: Sản xuất xà gồ thép nhưng HSDT của các nhà thầu chào như sau (chỉ có 02 nhà thầu đánh giá về tài chính):
Nhà thầu A: chào đúng mã hiệu sản xuất xà gồ thép theo định mức 1776/BXD-VP nhưng có định mức nhân công chỉ bằng 1/3 so với định mức.
Hỏi: có hiệu chỉnh lại định mức nhân công nhà thầu A và mã hiệu đơn giá nhà thầu B (hay hiệu chỉnh theo đơn giá nhà thầu A)?
Nhà thầu B: chào mã hiệu định mức "Sản xuất lan can thép".

Trường hợp 2: HSMT yêu cầu công việc "Đổ bê tông giằng móng - bê tông thương phẩm M300"
Nhà thầu A: chào "Đổ bê tông móng - bê tông thương phẩm M300"
Nhà thầu B: chào "Đổ bê tông đài móng - bê tông thương phẩm M300"
(chỉ xem xét về tính chất công việc đã gạch chân)
Hỏi: có cần hiệu chỉnh lại đơn giá của các nhà thầu không?, nếu hiệu chỉnh thì làm thế nào?
Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm.
 

duytanxd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/2/09
Bài viết
33
Điểm thành tích
8
Em mới vào làm cho một công ty chủ đầu tư nên không biết rỏ về dự án lắm, nhưng khi vào thì lảnh đạo phân cho em nằm trong tổ chuyên gia, giờ đây em đang chấm thầu phần tính dự toán, trong phần lập dự toán của các nhà thầu nhà máy được quy hoạch ở một khu vực lập báo cáo khả thi, nhưng bây giờ chủ đầu tư thay đổi địa điểm nhà máy, nên các khối lượng san nền khác nhau, co chênh lệch rất nhiều, giờ em phải xử lý tình huống này như thế nào ạ, mong các bác trả lời nhanh cho em với!
theo mình thì cứ tiến hành chấm thầu và lựa chọn nhà thầu bình thường.
khối lượng phát sinh kia thì phải tính cho nhà thầu là đương nhiên rồi ( lỗi do chủ đầu tư mà).
Giá trị phát sinh thì lấy khối lượng phát sinh nhân với đơn giá chào thầu.
phần nào không có trong đơn giá thì tính theo đơn giá nhà nước có tính đến chênh lệch theo công bố giá liên sở.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Tôi có vấn đề trong quá trình xét thầu gói thầu xây lắp, mong mọi người cho ý kiến đóng góp:

Trường hợp 1:
Trong HSMT chào công việc: Sản xuất xà gồ thép nhưng HSDT của các nhà thầu chào như sau (chỉ có 02 nhà thầu đánh giá về tài chính):
Nhà thầu A: chào đúng mã hiệu sản xuất xà gồ thép theo định mức 1776/BXD-VP nhưng có định mức nhân công chỉ bằng 1/3 so với định mức.
Hỏi: có hiệu chỉnh lại định mức nhân công nhà thầu A và mã hiệu đơn giá nhà thầu B (hay hiệu chỉnh theo đơn giá nhà thầu A)?
Nhà thầu B: chào mã hiệu định mức "Sản xuất lan can thép".

Trường hợp 2: HSMT yêu cầu công việc "Đổ bê tông giằng móng - bê tông thương phẩm M300"
Nhà thầu A: chào "Đổ bê tông móng - bê tông thương phẩm M300"
Nhà thầu B: chào "Đổ bê tông đài móng - bê tông thương phẩm M300"
(chỉ xem xét về tính chất công việc đã gạch chân)
Hỏi: có cần hiệu chỉnh lại đơn giá của các nhà thầu không?, nếu hiệu chỉnh thì làm thế nào?
Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm.
1. Trường hợp 1:
NT A: Nhà thầu đã chào đúng công việc nhưng có nhân công thấp hơn thì theo mình vẫn giữ nguyên như thế.
Giá nhân công thấp hơn thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm.
NT B: Đã chào thầu ko đúng theo tiên lượng mời thầu: chào sai tên công việc. Bạn có thể loại hoặc có thể gọi nhà thầu tới để làm rõ nếu thấy cần thiết.

2. Trường hợp 2:
Công việc đổ BT giằng móng là trong định mức ko có vì thể bên tư vấn thường lấy định mức BT móng hoặc BT xà dầm, giằng nhà và sửa lại tên công việc là BT giằng móng.
NT A: Có thể nhà thầu lấy định mức "BT móng" mà quên sửa tên công việc lại là BT giằng móng.
NT B: Sửa lại tên nhưng lại lấy tên đài móng.
Bạn có thể kiểm tra lại đơn giá của 2 nhà thầu để thấy rõ hơn.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Cách xử lý

Tôi có vấn đề trong quá trình xét thầu gói thầu xây lắp, mong mọi người cho ý kiến đóng góp:

Trường hợp 1:
Trong HSMT chào công việc: Sản xuất xà gồ thép nhưng HSDT của các nhà thầu chào như sau (chỉ có 02 nhà thầu đánh giá về tài chính):
Nhà thầu A: chào đúng mã hiệu sản xuất xà gồ thép theo định mức 1776/BXD-VP nhưng có định mức nhân công chỉ bằng 1/3 so với định mức.
Hỏi: có hiệu chỉnh lại định mức nhân công nhà thầu A và mã hiệu đơn giá nhà thầu B (hay hiệu chỉnh theo đơn giá nhà thầu A)?
Nhà thầu B: chào mã hiệu định mức "Sản xuất lan can thép".

Trường hợp 2: HSMT yêu cầu công việc "Đổ bê tông giằng móng - bê tông thương phẩm M300"
Nhà thầu A: chào "Đổ bê tông móng - bê tông thương phẩm M300"
Nhà thầu B: chào "Đổ bê tông đài móng - bê tông thương phẩm M300"
(chỉ xem xét về tính chất công việc đã gạch chân)
Hỏi: có cần hiệu chỉnh lại đơn giá của các nhà thầu không?, nếu hiệu chỉnh thì làm thế nào?
Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm.

Theo tôi, tình huống của bạn có thể xử lý theo cách: BMT yêu cầu các nhà thầu làm rõ những điểm BMT thấy không rõ (những điểm bạn gạch chân). Trên cơ sở văn bản làm rõ của nhà thầu, BMT xem xét xử lý: Nếu thấy đủ rõ thì chấp nhận, nếu không thì coi như sai lệch và hiệu chỉnh sai lệch.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Tình huống về liên danh trong đấu thầu hạn chế.

Có 5 nhà thầu được mời đấu thầu hạn chế 1 gói thầu xây lắp, danh sách mời gồm có 1 liên danh (nhà thầu A với nhà thầu B) và 4 nhà thầu độc lập C,D,E,F.
Sau khi mua hồ sơ mời thầu, nhà thầu A có văn bản xin rút khỏi liên danh với nhà thầu B và xin được dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập.
Tiếp đó, nhà thầu C lại có văn bản xin được liên danh với nhà thầu B để dự thầu.
Xin hỏi : Hướng xử lý của chủ đầu tư trong trường hợp này?
 

khongaica000

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/8/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
8
Theo tôi thì:

- Nhà thầu A rút khỏi liên danh: Đại diện liên danh phải có văn bản xin rút khỏi cuộc thầu hoặc xin thay đổi tư cách dự thầu (thay liên danh này bằng liên danh khác). Thời hạn cho việc thay đổi tư cách quy định trong mỗi HSMT
- Nhà thầu A xin tham gia dự thầu: sau khi hoàn tất việc rút khỏi liên danh trên, nhà thầu A có thể tham gia dự thầu nếu vẫn còn thời hạn đăng kí dự thầu ( quy định trong HSMT)
- Quy trình của nhà thầu B ngược lại. Xin rút khỏi cuộc thầu trc và tham gia liên danh sau khi việc rút khỏi cuộc thầu với tư cách độc lập được chấp nhận. Hoặc có thể xin thay đổi tư cách dự thầu độc lập bằng 1 liên danh với nhà thầu B (sau khi lien danh A+B đã hoàn tất việc xin rút khỏi cuộc đấu thầu)
 
Last edited by a moderator:

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Theo tôi thì:

- Nhà thầu A rút khỏi liên danh: Đại diện liên danh phải có văn bản xin rút khỏi cuộc thầu hoặc xin thay đổi tư cách dự thầu (thay liên danh này bằng liên danh khác). Thời hạn cho việc thay đổi tư cách quy định trong mỗi HSMT
- Nhà thầu A xin tham gia dự thầu: sau khi hoàn tất việc rút khỏi liên danh trên, nhà thầu A có thể tham gia dự thầu nếu vẫn còn thời hạn đăng kí dự thầu ( quy định trong HSMT)
- Quy trình của nhà thầu B ngược lại. Xin rút khỏi cuộc thầu trc và tham gia liên danh sau khi việc rút khỏi cuộc thầu với tư cách độc lập được chấp nhận.
Vì đây là đấu thầu hạn chế nên danh sách nhà thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt trước khi bán hồ sơ mời thầu gồm 5 nhà thầu : liên danh A-B và 4 nhà thầu độc lập, sau khi mua hồ sơ mời thầu, A xin rút khỏi liên danh và xin dự thầu với tư cách nhà thầu độc lập, nếu CĐT chấp nhận thì có thể hiểu là có 6 nhà thầu ( gồm A,B,C,D,E,F) dự thầu !!! Chủ đầu tư có phải phê duyệt lại danh sách nhà thầu không ? Nếu không phê duyệt lại thì sẽ thiếu 1 bộ HSMT ?
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Theo tôi nghĩ

Có 5 nhà thầu được mời đấu thầu hạn chế 1 gói thầu xây lắp, danh sách mời gồm có 1 liên danh (nhà thầu A với nhà thầu B) và 4 nhà thầu độc lập C,D,E,F.
Sau khi mua hồ sơ mời thầu, nhà thầu A có văn bản xin rút khỏi liên danh với nhà thầu B và xin được dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập.
Tiếp đó, nhà thầu C lại có văn bản xin được liên danh với nhà thầu B để dự thầu.
Xin hỏi : Hướng xử lý của chủ đầu tư trong trường hợp này?

Theo tôi, tình huống này thuộc thẩm quyền xem xét và quyết định của chủ đầu tư về việc có chấp thuận việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu của các trường hợp đã nêu hay không. Nếu chủ đầu tư chấp thuận sự đề nghị thay đổi thì phải yêu cầu nhà thầu nộp HSDT với tư cách mới sau khi thay đổi. Sự chấp thuận này phải trước thời điểm đóng thầu.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Có lẽ anh Hùng chỉ post bài để tham khảo, còn cách giải quyết chắc anh đã có từ trước!

Chủ đầu tư có phải phê duyệt lại danh sách nhà thầu không ? Nếu không phê duyệt lại thì sẽ thiếu 1 bộ HSMT ?
Việc chuyển đổi tư cách tham gia dự thầu chỉ cần được Chủ đầu tư chấp thuận trước thời điểm đóng thầu hoặc theo quy định cụ thể về thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu thì sẽ không có vấn đề gì cả.

Đối với đấu thầu hạn chế, sau khi qua bước lựa chọn danh sách ngắn thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu. Có quy định này vì chủ đầu tư buộc phải lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp với gói thầu (theo quy định tại Điều 19 - Luật đấu thầu) và có nhu cầu tham gia đấu thầu gói thầu đó. Chính vì thế, trước khi chấp thuận việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu đối với hình thức đấu thầu hạn chế, chủ đầu từ cần phải xem xét lại năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu. Lựa chọn tối thiểu 5 nhà thầu đủ "tiêu chuẩn" và phê duyệt lại danh sách ngắn các nhà thầu tham dự đấu thầu gói thầu trên theo quy định.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Tình huống trong thương thảo hợp đồng

Gói thầu đấu thầu rộng rãi, hợp đồng trọn gói. Đã có thông báo kết quả đấu thầu. Nhà thầu A trúng thầu được mời đến thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Bên mời thầu đưa ra bảng tính toán điều chỉnh giá dự thầu của nhà thầu A vì:
1. Điều chỉnh do KL mời thầu tính thừa so với KL thiết kế theo điều 48-NĐ85 : cái này thì nhà thầu đồng ý chấp nhận hiệu chỉnh.
2. Điều chỉnh đơn giá dự thầu của nhà thầu do nhà thầu áp sai mã hiệu đơn giá ( mức sai lệch đơn giá không lớn, tổng mức chênh lệch khoảng 1% giá gói thầu) : Nhà thầu không đồng ý, bên mời thầu không chấp nhận, bảo buộc phải điều chỉnh nếu không sẽ hủy kết quả.

Xin các bạn cho biết cách làm của bên mời thầu như vậy có đúng không?
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Ý kiến cá nhân

Gói thầu đấu thầu rộng rãi, hợp đồng trọn gói. Đã có thông báo kết quả đấu thầu. Nhà thầu A trúng thầu được mời đến thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Bên mời thầu đưa ra bảng tính toán điều chỉnh giá dự thầu của nhà thầu A vì:
1. Điều chỉnh do KL mời thầu tính thừa so với KL thiết kế theo điều 48-NĐ85 : cái này thì nhà thầu đồng ý chấp nhận hiệu chỉnh.
2. Điều chỉnh đơn giá dự thầu của nhà thầu do nhà thầu áp sai mã hiệu đơn giá ( mức sai lệch đơn giá không lớn, tổng mức chênh lệch khoảng 1% giá gói thầu) : Nhà thầu không đồng ý, bên mời thầu không chấp nhận, bảo buộc phải điều chỉnh nếu không sẽ hủy kết quả.

Xin các bạn cho biết cách làm của bên mời thầu như vậy có đúng không?
Theo tôi:
1. Việc thương thảo khối lượng là cần thiết và đúng luật, nhất là hợp đồng sẽ được ký kết theo hình thức giá trọn gói.
2. Việc thương thảo điều chỉnh đơn giá dự thầu của nhà thầu là không đúng luật vì điều này trong quá trình xét thầu nếu thấy cần thiết (do đơn giá chào thầu bất thường) thì BMT đã yêu cầu nhà thầu làm rõ bằng văn bản (xem lại văn bản làm rõ HSDT của nhà thầu - nếu có).
3. Tôi nghĩ, việc chào đơn giá của nhà thầu là quyền của nhà thầu, quyền của BMT là có chấp nhận hay không chấp nhận. Việc BMT đã công bố kết quả đấu thầu cũng có nghĩa là đã chấp nhận giá của nhà thầu.

Các đồng nghiệp tham góp thêm ý kiến vì tôi cũng chưa nhiều trải nghiệm thực tế về vấn đề thương thảo hợp đồng.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Tình huống về bảo lãnh dự thầu.

Gói thầu xây lắp, Thư mời thầu ghi thời điểm đóng thầu là 9 giờ ngày 01/04/2010.
Mẫu bảo lãnh dự thầu trong HSMT ghi " bảo lãnh này có hiệu lực .......[2] ngày kể từ ngày:....[3]."
mục [2] và [3] hướng dẫn tham chiếu tại mục 18.1 BDL.
mục 18.1 của BDL trong HSMT ghi: " Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 120 ngày kể từ thời điểm đóng thầu"
Nhà thầu nộp bảo lãnh dự thầu của ngân hàng cấp, có ghi " bảo lãnh này có hiệu lực 120 ngày kể từ ngày 01/04/2010."

Câu hỏi : Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu có hợp lệ không ?
 
Last edited by a moderator:

Top