Bài tập: Lập dự toán phần ép cọc BTCT

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi
L

levinhxd

Guest
Kính mời mọi người tham gia làm bài tập lập dự toán phần sản xuất và ép cọc BTCT 25x25cm

tienluongepcoc.jpg

Cọc BTCT 25x25, Vị trí ép cọc là đất cấp II
Đơn giá vận chuyển cọc tham khảo: 4.000 đ/tấn.km
Cẩu cọc lên xuống dự kiến dùng cẩu 10T
Đơn giá một số loại vật liệu trước thuế VAT:
+ Đá 1x2: 150.000 đ/m3,...............+ Cát vàng: 90.000 đ/m3
+ Xi măng: 910 đ/kg,....................+ Thép tấm: 12.000 đ/kg
+ Thép tròn d<10: 11.160 đ/kg,......+ Thép d>18: 11.200 đ/kg
Sử dụng định mức Bộ XD, đơn giá và bảng giá ca máy địa phương, chế độ chính sách nhà nước hiện tại lập dự toán phần ép cọc theo bảng tiên lượng trên.

 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Giả thiết bài giải :
- Địa điểm xây dựng : Nội thành Hà Nội
- Loại hình công trình :Công trình dân dụng
Một số góp ý như sau :
- Đã có ép âm thì trong dự toán phải tính thêm phần chế tạo cọc dẫn
- Bêtông đầu cọc sau khi đập bỏ thì cũng nên tính thêm phàn vận chuyển đổ đi (trừ khi bãi đổ quá gần!)
 

File đính kèm

  • ep coc BTCT 25x25.xls
    364,5 KB · Đọc: 11.243
L

levinhxd

Guest
Ý kiến về bài giải của bạn beck

Trước hết rất cám ơn bạn beck đã có một bài giải chi tiết theo tiên lượng đã cho, qua nghiên cứu file dự toán của bạn, mình có 1 ố ý kiến như sau:
- Phần ván khuôn cọc: khi lập dự toán chưa có quyết định của Chủ đầu tư duyệt phải dùng ván khuôn kim loại thì tốt nhất là tra mã cốp pha gỗ, như thế thì sẽ tránh việc thiệt thòi cho nhà thầu nếu thực tế thi công sau này nhà thầu dùng gỗ làm ván khuôn đúc cọc mà thanh toán lại phải theo ván khuôn thép. (trong thực tế khi nghiệm thu không nói rõ là dùng ván khuôn gì thì cán bộ chạy giá sẽ áp giá theo dự toán thẩm tra)
- Thiếu % vật liệu khác cho ép cọc: Nếu bạn để ý thì trong phần định mức ép cọc có 1% vật liệu khác, tuy nhiên trong đơn giá bạn áp ở trong file dự toán thì không thấy 1% này được tính, thực chất vấn đề này là do đơn giá vật liệu cọc được tính vào phần đúc ở trên, như vậy cần có thêm 1 dòng tính 1% vật liệu khác cho ép cọc này (bổ sung ngay đầu công việc số 7 của bạn)!
- Mã Tạm tính phần chi phí cẩu cọc (mục công việc số 8) của bạn nên thay bằng mã hiệu số thứ tự và tên đơn giá ca máy của tỉnh thành phố, ví dụ, trong file dự toán bạn lập dùng cần trục ô tô sức nâng 10T, số thứ tự máy này là 159 trong quyển đơn giá 17 – TP Hà Nội. Khi đó sẽ được tạm ghi là 159/BGCM17
- Đồng ý việc thêm phần cọc dẫn của bạn

Rất cám ơn và mong mọi người có thêm ý kiến!
 
Q

quyetxd

Guest
Một vài ý kiến về đo bóc công tác sản xuất cọc BTCT.

Mình thấy bài làm của bạn beck và anh levinh đều rất chuyên nghiệp quá rồi chỉ xin lưu ý vài điểm cho những người muốn tìm hiểu kỹ về công tác này tý thôi.
- Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất. phần không ngập thì hao phí nhân công, máy nhân với hệ số 0.75 so với định mức đóng cọc tương ứng.Hao phí vật liệu cọc tính theo thiết kế.
- Khi đóng, ép cọc xiên thì định mức nhân công, máy nhân với 1.22 so với định mức đóng cọc tương ưng.
- Trong hao phí vật liệu khác đã tính đến hoa phí vật liệu đệm đầu cọc. chụp đầu cọc.
...Phần diễn giải tiên lượng của bạn beck thì nên làm theo hướng dẫn của công văn 737 chứ: dài, rộng, cao ấy, mấy bác thẩm tra bây giờ tính tình thay đổi thất thường khó chiều lắm.:D
 
L

levinhxd

Guest
Mình thấy bài làm của bạn beck và anh levinh đều rất chuyên nghiệp quá rồi chỉ xin lưu ý vài điểm cho những người muốn tìm hiểu kỹ về công tác này tý thôi.
- Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất. phần không ngập thì hao phí nhân công, máy nhân với hệ số 0.75 so với định mức đóng cọc tương ứng.Hao phí vật liệu cọc tính theo thiết kế.
- Khi đóng, ép cọc xiên thì định mức nhân công, máy nhân với 1.22 so với định mức đóng cọc tương ưng.
- Trong hao phí vật liệu khác đã tính đến hoa phí vật liệu đệm đầu cọc. chụp đầu cọc.
...Phần diễn giải tiên lượng của bạn beck thì nên làm theo hướng dẫn của công văn 737 chứ: dài, rộng, cao ấy, mấy bác thẩm tra bây giờ tính tình thay đổi thất thường khó chiều lắm.:D

Cám ơn ý kiến của bạn Quyetxd, mình chỉ góp ý thêm tý xíu thế này:
- Phần cọc không ngập đất nhân hao phí máy, nhân công x 0,75 chỉ được thực hiện khi làm hồ sơ thanh toán, lý do như sau: khi lập dự toán thì người lập sẽ coi là cọc ép suôn sẻ và không có phần nổi trên mặt đất. Tuy nhiên khi nghiệm thu thanh toán thì sẽ có những chướng ngại vật mà sinh ra vấn đề cọc ép không hết, nổi lên mặt đất, phần cọc nổi đó phải cắt bỏ để tiếp tục thi công móng nhưng liệu có được thanh toán hay không? Trả lời ngay là: Có, tuy nhiên chỉ được nhân phần chi phí nhân công và máy với 75% mà thôi, còn vật liệu cọc nổi trên đất vẫn được tính 100%!
- Ở file dự toán của bạn beck làm là theo tiên lượng có sẵn của mình, không có phải bóc tách cái gì cả, nên bạn beck làm như thế là okie rồi mà! :D
 
T

tien_loi

Guest
Thắc mắc về định mức ép cọc!

Em có một thắc mắc về định mức ép cọc mong mọi người giải thích giúp:((
Ví dụ:ĐM AC:25222 công tác Ép trước cọc BTCT, chiều dài đoạn cọc >4m, đất cấp II, kích thước cọc 20x20cm.
Thành phần hao phí:
+ Nhân công bậc 3,7/7 :12,25 (công)
+ Máy ép cọc <=150 tấn :2,45 (ca)
+ Máy khác :3% (phụ)

ĐM AC:28223 công tác Ép sau cọc BTCT, chiều dài đoạn cọc >4m, đất cấp II, kích thước cọc 20x20cm.
Thành phần hao phí:
+ Nhân công bậc 3,7/7 :15,97 (công)
+ Máy ép cọc :3,2(ca)
+ Máy khác :7% (phụ)
Tại sao 2 định mức này khác nhau giữa trước và sau mà có sự chênh lệch nhau lớn thế các bác ????.
Mong mọi người giải thích cặn kẽ về thành phần công việc của 2 ĐM này để có thể phân biệt sự khác nhau của nó và để áp dụng cho đúng định mức :)
 
L

levinhxd

Guest
Trả lời câu hỏi của bạn tien_loi

Phân biệt ép cọc trước và ép cọc sau:
Phạm vi sử dụng biện pháp:
-ECT: Thường là các công trình thi công mới, Cọc ép có đường kính phổ biến từ 20x20 đến 40x40 (thường là 25x25 và 30x30)
-ECS: Thường là khi cải tạo, sửa chữa móng công trình, Cọc ép chỉ tối đa 25x25 (thường là 15x15, 20x20, 22x22)

Công nghệ máy ép:
-ECT: Dùng các đối trọng chất tải, máy ép có chiều cao 4-5m
-ECS: Dùng máy ép kích thủy lực + giá đỡ

Đặc điểm từng biện pháp:
-ECT: Ép nhanh, chiều sâu cọc là lớn, cọc có kích thước lớn, tải trọng ép do đó lớn. Máy thi công ép cọc sau không thể ép với công trình đã thi công nay cần sửa chữa, vì kích thước đồ sộ của máy kèm theo một lượng tải bê tông đúc sẵn phục vụ ép. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc cẩu cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị trí ép.
-ECS: Ép chậm, phải có cọc dẫn, kích thước cọc ngắn và nhỏ, tải trọng ép không lớn. Máy chỉ là kích và giàn giá đỡ gọn nhẹ nên phù hợp với công trình mang tính chất sửa chữa, gia cố. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc vận chuyển cọc thủ công, đưa cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị trí ép (công nhiều hơn ép cọc trước)
Về quy trình và nghiệm thu công tác ép cọc bạn có thể tham khảo bộ TCVN - TCXD
Tham khảo máy ép cọc theo hai bản vẽ mình post lên sau đây
 

File đính kèm

  • May ep coc sau.rar
    226,3 KB · Đọc: 3.870
  • May ep coc truoc.rar
    213,6 KB · Đọc: 3.551

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Cảm ơn Levinh và các bạn đã đưa ra và thảo luận đề tài rất hay này. Mình muốn hỏi thêm là căn cứ vào đâu để có thể đưa ra khối lượng ca máy cầu cọc và nhân công bốc xếp cọc.
 
L

levinhxd

Guest
Cảm ơn Levinh và các bạn đã đưa ra và thảo luận đề tài rất hay này. Mình muốn hỏi thêm là căn cứ vào đâu để có thể đưa ra khối lượng ca máy cầu cọc và nhân công bốc xếp cọc.

Khối lượng ca máy cẩu cọc tùy theo chiều dài và kích thước cọc, ở đây nếu là trong dự toán có thể ghi Tạm tính, còn nếu trong thanh toán phải có xác nhận giữa đơn vị thi công và Chủ đầu tư, sau đó ra các biên bản làm việc và quyết định phê duyệt của Chủ đầu tư!
Mình có thể ví dụ thế này:
Cẩu 1 đọan cọc dài 7-8m, kích thước cọc 25x25 mất khoảng 0,018 ca (tham khảo các định mức cẩu kết cấu BTCT đúc sẵn có trong ĐM 1776)
Tổng số đọan cọc là 500 đọan thì suy ra cần
500*0,018*2 = 18 ca cẩu (chú ý có cả cẩu lên và xuống nhé)

Tương tự với nhân công ca cẩu cũng như vậy, tham khảo các định mức có sẵn trong ĐM 1776 về bốc xếp Cấu kiện BT đúc sẵn, sau đó chiết tính ĐM riêng
Ví dụ: Với 1 ca cẩu thì cần 2 công, thợ bậc 3/7
Vậy: 18 ca cẩu thì cần 18*2= 36 công 3/7
 
Last edited by a moderator:

007

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/07
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Giải thích như bạn Lê Vinh ở trên về việc đơn vị thi công được tính đơn giá phần cọc nổi trên mặt đất là không đúng về mặt pháp lý (nếu nhà thầu không chào khối lượng đó trong phần thừa thiếu). Về nguyên tắc khi làm vốn nhà nước kho bạc chỉ chấp nhận thanh toán những công việc có trong tiên lượng mời thầu và phần khối lượng thừa thiếu được các bên thương lượng trong quá trình ký kết hợp đồng.Thực tế trong hồ sơ mời thầu ít khi chào đầu việc ép phần cọc nổi trên mặt đất (khi lập chưa xác định được khối lượng) nên kho bạc không có cơ sở thanh toán.

Ngoài ra trong khi tính dự toán phần ép cọc cần lưu ý thêm 1 điểm rất quan trọng: Để chế tạo 100m cọc BTCT theo định mức phải tính khối lượng cho 101m cọc. Bạn Lê Vinh nên giải thích rõ hơn cho thành viên về vấn đề này. Hiện nay khi lập dự toán rất nhiều người bỏ qua điều đó.
 
L

levinhxd

Guest
Giải thích như bạn Lê Vinh ở trên về việc đơn vị thi công được tính đơn giá phần cọc nổi trên mặt đất là không đúng về mặt pháp lý (nếu nhà thầu không chào khối lượng đó trong phần thừa thiếu). Về nguyên tắc khi làm vốn nhà nước kho bạc chỉ chấp nhận thanh toán những công việc có trong tiên lượng mời thầu và phần khối lượng thừa thiếu được các bên thương lượng trong quá trình ký kết hợp đồng.Thực tế trong hồ sơ mời thầu ít khi chào đầu việc ép phần cọc nổi trên mặt đất (khi lập chưa xác định được khối lượng) nên kho bạc không có cơ sở thanh toán.

-Bạn nói rằng phần cọc nổi trên mặt đất không được thanh toán không có cơ sở pháp lý là sai, định mức đã quy định việc nhân hệ số thanh toán này, mình có thể dẫn chứng bằng hình ảnh:

trichdmcoc116dm1776.jpg

Trích ĐM 1776, trang 116, chương III, Công tác đóng cọc, ép cọc vv...

Còn bạn nói việc hồ sơ mời thầu không chào thầu việc ép cọc nổi là tất nhiên, làm sao có thể biết trước trong số hàng chục hay hàng trăm hố cọc, cọc nào đóng đến độ sâu giới hạn bao nhiêu sẽ đạt độ chối và dừng lại!
Việc thanh toán phần nổi này khi đó sẽ do thỏa thuận trong hợp đồng giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư, hoặc quyết định của Chủ đầu tư lúc thanh quyết toán!

Ngoài ra trong khi tính dự toán phần ép cọc cần lưu ý thêm 1 điểm rất quan trọng: Để chế tạo 100m cọc BTCT theo định mức phải tính khối lượng cho 101m cọc. Bạn Lê Vinh nên giải thích rõ hơn cho thành viên về vấn đề này. Hiện nay khi lập dự toán rất nhiều người bỏ qua điều đó.

Mình cũng không đồng ý với bạn ở câu này :D: Chế tạo 100m cọc thì tất nhiên chỉ ra được 100m cọc (vì ở đây cọc là thành phẩm), chỉ có Đóng hoặc ép 100m cọc thì được tính hao phí định mức 101m, tức là cứ đóng hoặc ép 100m cọc thì được nhân hệ số hao phí thi công 1,01!
Mời các bạn tiếp tục!
 

007

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/07
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Hi hi, trong bài viết mình đã nói rõ là với trường hợp vốn nhà nước và Nhà thầu không chào thiếu khối lượng ép dương (Nhà thầu có thể nêu đầu việc, để khối lượng bằng 0 và tính đơn giá cho phần ép dương). Trong quá trình thương thảo hợp đồng nhà thầu và chủ đầu tư thống nhất về đơn giá đó -> Cơ sở thanh toán sau này theo khối lượng thực tế thi công được các bên xác nhận.
Việc định mức có công tác đó thì mình không xét vì nó rành rành ra rồi, mình chỉ nói nếu hồ sơ dự thầu bạn không có đơn giá của công tác đó và trong quá trình thương thảo hợp đồng không thống nhất đầu việc ép cọc nổi trên mặt đất thì Chủ đầu tư (vốn nhà nước) không thể thanh toán tiền cho đơn vị bạn được. Kho bạc không có cơ sở để giải ngân chi phí đó.


Ý thứ 2 là hao phí chế tạo cọc BTCT: Đúng là ý này mình chưa nói cụ thể. Trong công tác ép cọc và đóng cọc bê tông cốt thép có 2 trường hợp:
- Một: là tính theo cọc thành phẩm như bạn nói lúc đó nếu áp giá sẽ theo md cọc và bạn sẽ được 1% hao phí chế tạo cọc. Vì thực sự bạn ép 100m nhưng trong phần vật liệu sẽ nhân với 101m cọc.

- Hai: Tính theo gia công chế tạo cọc:
+ Bê tông cọc
+ Ván khuôn cọc
+ Cốt thép cọc
+ Nối cọc
+ ....
Trường hợp này nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ bị thua thiệt khi không nhân với 1% hao phí. Ý mình là thế.
Sở dĩ mình có ý kiến về bài trả lời của bạn vì bạn chưa nêu được tất cả các trường hợp có thể trong thi công thực tế.
 
S

sonmec

Guest
Ý thứ 2 là hao phí chế tạo cọc BTCT: Đúng là ý này mình chưa nói cụ thể. Trong công tác ép cọc và đóng cọc bê tông cốt thép có 2 trường hợp:
- Một: là tính theo cọc thành phẩm như bạn nói lúc đó nếu áp giá sẽ theo md cọc và bạn sẽ được 1% hao phí chế tạo cọc. Vì thực sự bạn ép 100m nhưng trong phần vật liệu sẽ nhân với 101m cọc.

- Hai: Tính theo gia công chế tạo cọc:
+ Bê tông cọc
+ Ván khuôn cọc
+ Cốt thép cọc
+ Nối cọc
+ ....
Trường hợp này nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ bị thua thiệt khi không nhân với 1% hao phí. Ý mình là thế.
Sở dĩ mình có ý kiến về bài trả lời của bạn vì bạn chưa nêu được tất cả các trường hợp có thể trong thi công thực tế.

Chào các bạn!
Đúng là ít khi người ta chú ý đến việc hao hụt khi đóng cọc, nên việc thêm 1% cho bê tông, ván khuôn, cốt thép là đúng. Khi lập dự toán các bạn phải chú ý thêm vào nếu không sẽ bị thiệt :D.
 
Last edited by a moderator:

Hoatulipden

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
26/12/07
Bài viết
149
Điểm thành tích
43
Em làm cái công trình này chẳng được tính 1% hao phí gì cả. Em được giải thích là trong định mức đã tính 1% vật liệu khác rùi. Khi phân tích vật tư thì nó đã được tính. Lần đầu tiên làm mấy cái món cọc này, đến khổ vì kém kinh nghiệm.

Gửi các bác file tham khảo. Em thấy file này cũng khá đầy đủ. Hìhì, tránh bị coi là gà mờ như em.
 

File đính kèm

  • Mẫu dự toán ép cọc.rar
    104,1 KB · Đọc: 5.007
L

levinhxd

Guest
Em làm cái công trình này chẳng được tính 1% hao phí gì cả. Em được giải thích là trong định mức đã tính 1% vật liệu khác rùi. Khi phân tích vật tư thì nó đã được tính. Lần đầu tiên làm mấy cái món cọc này, đến khổ vì kém kinh nghiệm.

Gửi các bác file tham khảo. Em thấy file này cũng khá đầy đủ. Hìhì, tránh bị coi là gà mờ như em.

Định mức ép cọc cho phép tính 1% vật liệu khác, vật liệu đó nếu chủ đầu tư yêu cầu tính ra cụ thể thì cũng không dễ, nhưng là có: dây thừng, cọc cắm mốc ép, sơn vạch vv.... Bạn có thể tham khảo topic thảo luận vấn đề này tại đây http://giaxaydung.vn/diendan/dinh-muc-don-gia/2416-dinh-muc-ve-ep-coc-moi-nguoi-doc-va-thao-luan-nhe.html

dinhmucepcoc.jpg

(Trích ĐM 1776)​
 

trhuy_tl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
30/7/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Mình vẫn chưa hiểu rõ về tác dụng của cọc dẫn (chưa đi thi công thực tế mà).
Trong định mức chỉ tính cho 100m. Nếu đóng cọc 110m ngập đất thì được tính như thế nào?
Sao Anh Levinhxd chưa đưa bài giải cho mọi người tham khảo nhỉ?
 
L

levinhxd

Guest
Mình vẫn chưa hiểu rõ về tác dụng của cọc dẫn (chưa đi thi công thực tế mà).
Trong định mức chỉ tính cho 100m. Nếu đóng cọc 110m ngập đất thì được tính như thế nào?
Sao Anh Levinhxd chưa đưa bài giải cho mọi người tham khảo nhỉ?

Mình xin dẫn trích 1 đoạn sau đây về Thao tác ép âm để bạn tham khảo:
trích nói:
Trong quá trình ép cọc, khi ép cọc tới đoạn cuối cùng, ta phải có biện pháp đưa đầu cọc xuống một cốt âm nào đó so với cốt tự nhiên. Có thể dùng 2 phương pháp
Phương pháp 1: Dùng cọc phụ
• Dùng một cọc BTCT phụ có chiề dài lớn hơn chiều cao từ đỉnh ọc trong đài đến mặt đất tự nhiên một đoạn (1 – 1,5m) để ép hạ đầu cọc xuống cao trình cốt âm cần thiết.
• Thao tác: Khi ép tới đoạn cuối cùng, ta hàn nối tiếp một đoạn cọc phụ dài ≥ 2,5m lên đầu cọc, đánh dấu lên thân cọc phụ chiều sâu cần ép xuống để khi ép các đầu cọc sẽ tương đối đều nhau, không xảy ra tình trạng nhấp nhô không bằng nhau, giúp thi công đập đầu cọc và liên kết với đài thuận lợi hơn. Để xác định độ sâu này cần dùng máy kinh vĩ đặt lên mặt trên của dầm thép chữ I để xác định cao trình thực tế của dầm thép với cốt ±0,00, tính toán để xác định được chiều sâu cần ép và đánh dấu lên thân cọc phụ (chiều sâu này thay đổi theo từng vị trí mặt đất của đài mà ta đặt dầm thép của máy ép cọc). Tiến hành thi công cọc phụ nhưn cọc chính tới chiều sâu đã vạch sẵn trên thân cọc phụ
• Ưu điểm: không phải dùng cọc ép âm nhưng phải chế tạo thê số mét dài cọc BTCT làm cọc dẫn, thi công xong sẽ đập đi gây tốn kém, hiệu quả kinh tế không cao.
Phương pháp 2: Phương pháp ép âm
• Phương pháp này dùng một đoạn cọc dãn để ép cọc xuống cốt âm thiết kế sau đó lại rút cọc dẫn lên ép cho cọc khác, cấu tạo cọc ép âm do cán bộ thi công thiết kế và chế tạo.
• Cọc ép âm có thể là bằng BTCT hoặc thép
• Vì hành trình của pitông máy ép chỉ ép được cách mặt đất tự nhiên khoảng 0,6 – 0,7m, do vậy chiều dài cọc được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên cộng thâm một đoạn 0,7m là hành trình pitông như trên, có thể lấy ra thêm 0,5m nữa giúp thao tác ép dễ dàng hơn.
• Ưu điểm: Không phải dùng cọc phụ BTCT, hiệu quả kinh tế cao hơn, cọc dẫn lúc này trở thành cọc công cụ trong việc hạ cọc xuống cốt âm thiết kế.
• Nhược điểm: thao tác với cọc dẫn phải thận trọng tránh làm nghiêng đầu cọc chính vì cọc dẫn chỉ liên kết khớp tạm thời với đầu cọc chính (chụp mũ đầu cọc lên đầu cọc). Việc thi công những công trình có tầng hầm, độ sâu đáy đài lớn hơn thi công dẫn khó hơn, khi ép xong rút cọc lên khó khăn hơn, nhiều trường hợp cọc ép chính bị nghiêng.

Câu hỏi thứ 2 của bạn thì vừa quá dễ vừa quá khó để trả lời!
Giống như thế này: Trong thực tế người ta đào 110m3 chứ không đào 100m3 như định mức, thì làm thế nào?, hoặc Trong thực tế người ta đổ 1,10m3 bê tông chứ không đổ 1m3 bê tông?
Bạn phải hiểu 100m3 là đơn vị tính thôi mà? :D!

Câu hỏi thứ 3: Tại sao mình không post đáp án?
Vì chính bài giải của bạn beck tương đối chính xác nên không cẩn chỉnh thêm :D!
Chúc bạn thành công hơn trong công việc!
 

trung269

Thành viên mới
Tham gia
30/1/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Giúp đỡ

Trong bảng tổng hợp kinh phí-tại sao phần chi phí nhân công và chi phí ca máy lại không nhân thêm với hệ số điều chỉnh ở mức lương tối thiểu là 35000đ/tháng. Em thấy nhiều bảng tổng hợp kinh phí lại nhân cả với 2 hệ số
vd:
Chi phi nc: B*1.29*1.78
chi phi cm: B*1.05*1.2
nhớ mấy anh giải thích dùm là vì sao nhân và vì sao lại không nhân .
Thanks !
 
L

levinhxd

Guest
Trong bảng tổng hợp kinh phí-tại sao phần chi phí nhân công và chi phí ca máy lại không nhân thêm với hệ số điều chỉnh ở mức lương tối thiểu là 35000đ/tháng. Em thấy nhiều bảng tổng hợp kinh phí lại nhân cả với 2 hệ số
vd:
Chi phi nc: B*1.29*1.78
chi phi cm: B*1.05*1.2
nhớ mấy anh giải thích dùm là vì sao nhân và vì sao lại không nhân .
Thanks !
Trong ví dụ bạn đã load về và xem là áp dụng cho đơn giá xây dựng TP Hà Nội, cụ thể: mức lương tối thiểu 450k/1tháng! Như vậy không điều chỉnh từ 350k lên 450k! Trường hợp đơn giá tỉnh, thành phố xây dựng trên mức lương tối thiểu 350k thì phải nhân hệ số điều chỉnh như bạn nói!

Tham khảo thêm về hệ số điều chỉnh dự toán ở đây
 

Fiona

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
26/4/08
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Hao phí vật liệu cho công tác đóng cọc

Chào các bạn,cho mình hỏi vấn đề này nhé.Trong phần thuyết minh cho công tác đóng cọc AC.10000 có ghi thế này : hao phí đóng cọc trên cạn hay trong môi trường nước ngọt bằng 1.17%/tháng;hao hụt sứt mẻ bằng 3.5%/1 lần đóng nhổ.Vậy giả sử mình có 100kg thép cọc,mình thi công trong 5 tháng, luân chuyển 30 lần như vậy theo cách tính trên kết quả khối lượng thép sẽ là 100*(1.17%*5+3.5%*30)>100kg ban đầu, tính như vậy đúng không hay chỉ được tính khối lượng tối đa là 100kg.Cảm ơn các bạn,mong các bạn trả lời sơm giúp mình.
 

Top