Bài tập: Lập dự toán phần ép cọc BTCT

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chào các bạn,cho mình hỏi vấn đề này nhé.Trong phần thuyết minh cho công tác đóng cọc AC.10000 có ghi thế này : hao phí đóng cọc trên cạn hay trong môi trường nước ngọt bằng 1.17%/tháng;hao hụt sứt mẻ bằng 3.5%/1 lần đóng nhổ.Vậy giả sử mình có 100kg thép cọc,mình thi công trong 5 tháng, luân chuyển 30 lần như vậy theo cách tính trên kết quả khối lượng thép sẽ là 100*(1.17%*5+3.5%*30)>100kg ban đầu, tính như vậy đúng không hay chỉ được tính khối lượng tối đa là 100kg.Cảm ơn các bạn,mong các bạn trả lời sơm giúp mình.
Bạn chỉ tính cho đến khi hao phí hết 100kg thép cọc thôi (=100kg thép cọc là hết luân chuyển). Sau đó lại tính tiếp cho lượng thép cọc mới.
 

Fiona

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
26/4/08
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Cách tính lượng cọc thép mới

Bạn chỉ tính cho đến khi hao phí hết 100kg thép cọc thôi (=100kg thép cọc là hết luân chuyển). Sau đó lại tính tiếp cho lượng thép cọc mới.
Vậy cho mình hỏi thêm vấn đề này nữa nhé,để có cọc thép 100kg mình phải gia công (đi mua không có) chẳng hạn, như thế khi tính lượng thép cọc mới chi phí gia công lại được tính thêm 1 lần nữa sao?Cảm ơn bạn.
 
H

hathuy

Guest
Cho em hỏi các bác ép thử cọc thì phải làm những công việc gì và dự toán tính như thế nào ạ.
 

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Cả nhà ơi cho mình hỏi tí. Nếu cọc của mình có 3 đoạn trong đó, một đoạn dài 6m và 2 đoạn dài 4m. Vậy lúc đó mình sẽ áp dụng 2 mã ép cọc : một mã ép trước cho đoạn cọc dài > 4m và một mã cho đoạn cọc <=4 m hay là chỉ áp dụng một mã ép cọc cho đoạn cọc dài > 4 m nhỉ.
 

Hoatulipden

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
26/12/07
Bài viết
149
Điểm thành tích
43
Cho em hỏi các bác ép thử cọc thì phải làm những công việc gì và dự toán tính như thế nào ạ.

Mình có 1 file về ép thí nghiệm (ép thử) cọc, bạn tham khảo
 

File đính kèm

  • 5.Thi nghiem coc be tong ngay 20 - 8 - 2009.xls
    179,5 KB · Đọc: 943

longlanhdongsong

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Các bác cho em hỏi chút. Tại sao phần cọc thí nghiệm không được tính riêng. Vì thực tế em thấy giá ép cọc thí nghiệm đắt hơn cọc đại trà nhiều ạ.
 
L

levinhxd

Guest
Cả nhà ơi cho mình hỏi tí. Nếu cọc của mình có 3 đoạn trong đó, một đoạn dài 6m và 2 đoạn dài 4m. Vậy lúc đó mình sẽ áp dụng 2 mã ép cọc : một mã ép trước cho đoạn cọc dài > 4m và một mã cho đoạn cọc <=4 m hay là chỉ áp dụng một mã ép cọc cho đoạn cọc dài > 4 m nhỉ.

Để đúng định mức, bạn hãy tách ra 2 mã, ép trước cho 1 đoạn >4m và 1 mã cho 2 đoạn 4m

Các bác cho em hỏi chút. Tại sao phần cọc thí nghiệm không được tính riêng. Vì thực tế em thấy giá ép cọc thí nghiệm đắt hơn cọc đại trà nhiều ạ.

Nếu cùng 1 đơn vị thi công chắc chắn đơn giá ép thí nghiệm và cọc đại trà không khác nhau! Nếu phần cọc thí nghiệm để một đơn vị làm riêng (hoặc làm trước khi ép đại trà với thời gian dài) thì đơn giá ép thí nghiệm sẽ phải cao hơn, vì thi công KL ít mà vẫn phải huy động máy móc thiết bị, nhân công về giống như ép cọc đại trà!
 
Last edited by a moderator:

fongchen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/10/07
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Các bạn cho mình hỏi về cách tính coffrage (Cốp pha - BQL) cọc như thế nào? Tính 1 mặt hay hai mặt cọc! Mình thường tính coffa 2 mặt nhưng khi mình đi làm có nó nơi chấp nhận nơi không. Không biết có văn bản nào hướng dẫn không để có thêm phần thuyết phục!

BQL diễn đàn: LƯu ý lần sau bạn sử dụng UNicode để gõ tiếng việt có dấu! nếu không bài viết có thể bị xóa bỏ
 
Last edited by a moderator:
P

phuongxuanhieu

Guest
Tính 1 mặt hay hai mặt cọc! Mình thường tính coffa 2 mặt nhưng khi mình đi làm có nơi chấp nhận nơi không.
Cốp pha cọc mình tính 3 mặt. 2 mặt bên và cả mặt dưới. Giải thích với chủ đầu tư thì như sau : 2 mặt hai bên là đương nhiên. Mặt dưới thực tế không làm nhưng phải tính để bù chi phí làm nền bãi đúc cọc.
- Có ép cọc âm thì có cả công nhổ cọc ép âm. Cũng nên đưa vào để tính thêm chi phí. Không nhỏ đâu nhé
 
Last edited by a moderator:

khoi08ckt1

Thành viên mới
Tham gia
1/10/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
định mức và đơn giá

chào mọi người.mọi người cho mình hỏi 1 số vấn đề về định mức với.mình đang gặp 1số khó khăn trong tra định mức mong mọi người chỉ dùm.mình rất cảm ơn.mình mong các bạn chỉ dùm các mã hiệu của các công tác sau mà mình tra trong đinh mức 1776 ko thấy.
1.SXLD tháo dỡ ván khuôn thép móng cột
2.Lợp mái bờ nóc bằng tôn màu
3.Lợp tôn góc 100*100*0.5
4.Đóng trần thạch cao khung nhôm nổi
5.Đóng trần thạch cao khung nhôm chìm
6.Láng lớp vữa lót M75
7.Quét sika chống thấm 2 lớp nền nhà,mái
8.Lớp vữa lót M75 trộn sika chống thấm dày 20 sàn VS
9.Ốp đá chẻ chân tường
Rất mong sự giúp đỡ của mọi người.cảm ơn
 

bachho

Thành viên mới
Tham gia
26/9/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
mọi người cho em hỏi:
+ khi khoan dẫn trước khi ép cọc thì nên khoan với kích thước là bao nhiêu(cạch của hố khoan = bao nhiêu lần cạch của cọc)
+ giá tính cho ép cọc là bao nhiêu?
em mới ra trương đi làm, mong mọi người chỉ thêm cho! Thanks!
 

buihoa

Thành viên mới
Tham gia
17/6/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Khối lượng ca máy cẩu cọc tùy theo chiều dài và kích thước cọc, ở đây nếu là trong dự toán có thể ghi Tạm tính, còn nếu trong thanh toán phải có xác nhận giữa đơn vị thi công và Chủ đầu tư, sau đó ra các biên bản làm việc và quyết định phê duyệt của Chủ đầu tư!
Mình có thể ví dụ thế này:
Cẩu 1 đọan cọc dài 7-8m, kích thước cọc 25x25 mất khoảng 0,018 ca (tham khảo các định mức cẩu kết cấu BTCT đúc sẵn có trong ĐM 1776)
Cho minh hỏi bạn 1 chút nhé:
1.Bạn có thể cho mình hỏi là bạn tham khảo mã hiệu định mức nào không? vì mình xem trong DM 1776 thì ca cẩu phụ thuộc vào trọng lượng cấu kiện. hay là bạn đã qui đổi ra trọng lượng?
2. Cọc 30x30 được hạ bằng phương pháp ép tĩnh, Pmin =75T, Pmax=120T có thể dùng máy ép cọc P<=150T được không bởi vì mình thấy trong DM kích thước cọc từ 30x30 trở đi đều phải sử dụng máy ép P>150T.
Mình cũng mới tham khảo dự toán phần ép cọc. Mong bạn chỉ giáo!
 

chinhngd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Các bạn cho mình hỏi 1 chút: Mình đang có 1 bảng dự toán về đúc và ép cọc BTCT, các nội dung công việc như ván khuân, bê tông cọc, tháp bản mã,... đều nhân với hệ số 1,01. Như vậy có đúng ko? Bởi vì mình nghĩ trong định mức đã tính 1% hao hụt cho việc ép cọc rồi. Cảm ơn mọi người!
 
L

levinhxd

Guest
Các bạn cho mình hỏi 1 chút: Mình đang có 1 bảng dự toán về đúc và ép cọc BTCT, các nội dung công việc như ván khuân, bê tông cọc, tháp bản mã,... đều nhân với hệ số 1,01. Như vậy có đúng ko? Bởi vì mình nghĩ trong định mức đã tính 1% hao hụt cho việc ép cọc rồi. Cảm ơn mọi người!
THế này bạn ạ:
Các công tác "ván khuôn, bê tông cọc, tháp bản mã vv..." là công tác Đúc cọc!
Mà theo định mức, Ép 100m cọc được hao hụt 1m (thành 101m) - Cái này bạn đọc trong DDM1776 chương Cọc nhé!
Như vậy nếu mua cọc thì cần mua 101m cho 100m cần ép! Tự đúc cọc thì cũng cần thì cần tính thêm 1%!
Ngoài ra trong công tác ép cọc còn có 1% cho Vật liệu khác trong ép cọc nhé, cái này cũng được tính vào dự toán mà mọi người hay bị nhầm với 1% kia!
 
L

levinhxd

Guest
Cho minh hỏi bạn 1 chút nhé:
1.Bạn có thể cho mình hỏi là bạn tham khảo mã hiệu định mức nào không? vì mình xem trong DM 1776 thì ca cẩu phụ thuộc vào trọng lượng cấu kiện. hay là bạn đã qui đổi ra trọng lượng?
2. Cọc 30x30 được hạ bằng phương pháp ép tĩnh, Pmin =75T, Pmax=120T có thể dùng máy ép cọc P<=150T được không bởi vì mình thấy trong DM kích thước cọc từ 30x30 trở đi đều phải sử dụng máy ép P>150T.
Mình cũng mới tham khảo dự toán phần ép cọc. Mong bạn chỉ giáo!
Bạn thử tham khảo:
1, Thử mã AG.41511 xem thế nào bạn?
2,Ép cọc 30x30 tham khảo Quy định tại mã AC.26xxx, máy ép cọc >150T. Tuy nhiên trong thực tế, Nhà thầu có thể cơ động và còn phụ thuộc biện pháp tổ chức thi công có được Tư vấn GS và Chủ đầu tư chấp nhận hay không? Cái này tùy cơ ứng biến nhé!
 

tranmytien78

Thành viên mới
Tham gia
19/8/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
Các Bác ơi giúp em nhé
Có 2 định mức là sản xuất bê tông đúc sẳn cọc, cột và định mức bt đúc sẳn cọc cừ.Định mức nào áp đúng cho công tác sản xuất bt đúc sẳn cọc ép hả các Bác, giúp em nhé em cần gấp.
 

matdep

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/9/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Sao mình nhập mã AG.41511 vào phần mềm dự toán Escon 2012 thì ko hiện lên công tác.
 

jindo1991

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/11/11
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
tại sao lại phải nhân với 1% vật liệu khác

THế này bạn ạ:
Các công tác "ván khuôn, bê tông cọc, tháp bản mã vv..." là công tác Đúc cọc!
Mà theo định mức, Ép 100m cọc được hao hụt 1m (thành 101m) - Cái này bạn đọc trong DDM1776 chương Cọc nhé!
Như vậy nếu mua cọc thì cần mua 101m cho 100m cần ép! Tự đúc cọc thì cũng cần thì cần tính thêm 1%!
Ngoài ra trong công tác ép cọc còn có 1% cho Vật liệu khác trong ép cọc nhé, cái này cũng được tính vào dự toán mà mọi người hay bị nhầm với 1% kia!
Anh Vinh cho em hỏi là tại sao lại phải nhân với 1% vật liệu khác trong ép cọc ạ? và vật liệu khác là những vật liệu gì à?
 
L

levinhxd

Guest
Anh Vinh cho em hỏi là tại sao lại phải nhân với 1% vật liệu khác trong ép cọc ạ? và vật liệu khác là những vật liệu gì à?

Để dễ hiểu hơn, bạn tải câu trả lời mình đính kèm ở dưới nhé!
Để ép hay đóng 100m cọc, người ta phải dùng 101m. Với đóng cọc thì tốn thêm 1,5 % VL khác và ép cọc thì con số này là 1%, con số VL Khác tùy theo từng ĐM bạn nhé. Tuy nhiên khi lập dự toán ép cọc, người ta thường bỏ VL cọc ra ngoài dự toán, có nghĩa là để tách riêng thành dự toán đúc cọc hoặc mã hiệu TT (Mua cọc), mà hao hụt theo đm ở trên, là 1% VL cọc tức phải nhân 1,01, còn VL khác cũng phải được tính chứ? Vậy là Mua cọc hay Đúc cọc đều phải tính 1% VL khác!
Xem minh họa ở dưới đây:
26218823.png
 

File đính kèm

  • Tra_loi_cau_hoi_dong_coc.pdf
    262,9 KB · Đọc: 1.231

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top