9 Steps to Signing a Successful Construction Contract/9 bước để ký được một hợp đồng xây lắp thành công

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
The construction business is risky enough without contractual unknowns.
Lower your risk by using this basic checklist for reviewing a contract.

Often times, general contractors and subcontractors are so excited to get a new job they will sign any contract put in front of them. I have even seen contractors sign lengthy contracts containing clauses that make it next to impossible to finish on-time, make a profit or ever win a contractual dispute in court.
We were once asked to sign a general contract that included a little clause hidden in the fine print: "The owner has no obligation to pay unless the bank funds the payment". Luckily, before signing, we followed our 9 Steps to Signing a Successful Construction Contract. We had that unacceptable payment clause changed to: "The owner IS liable to pay for the work regardless of whether the bank funds or not."
Most contracts are never awarded until the last minute. This often occurs the day before you're needed out on the jobsite. Pressure is on to get started and sign the contract as fast as possible before you have adequate time to read it. But contractors must take the time and effort to review every contract before signing them.
For every project, large and small, go through each step in the following checklist before putting your pen to paper and celebrating a new job.
CONTRACT SIGNING CHECKLIST
1. REVIEW YOUR BID
When you get a called that you are the successful bidder, don't get excited and put the cart before the horse. Before gearing up to start work, review your bid carefully. Have your bookkeeper check the math. Have your field superintendent and foreman checks the labor and equipment figures. Call your major suppliers and subcontractors to confirm their bids. If all looks good, go on to the next step.
2. REVIEW COMPLETE PLANS
Subcontractors don't often get to see the complete set of plans when asked to submit their bids. Before signing a contract, review ALL plans and project documents including: architectural, structural, civil, plumbing, mechanical and electrical plans; soils reports; addendum's and finish schedules.
On an office building project, the site concrete subcontractor poured the curbs, gutters and sidewalks exactly as shown on the civil-grading plans. The next day, the architect asked the job superintendent if the rebar called out on the architectural plans had been installed in the freshly poured site concrete. The general contractor had never cross-checked the civil plans with the architectural plans, nor were any architectural plans ever issued to the site concrete subcontractor. Three weeks and $40,000 later, the contractor's error was fixed. NEVER - NEVER - NEVER signs a contract without reviewing the complete set of plans.
3. REVIEW ALL SPECIFICATIONS
Because specification books are often 3 inches thick, many contractors only read the section that affects their trade. It is imperative, however, to review ALL specification sections before you sign a contract. The general conditions section, for example, contains contractual requirements for jobsite safety, submittals, cleanup, change orders and how to get paid.
On a school project several years ago, an asphalt paving subcontractor got a call from the project superintendent that the locker room floor was ready to pave. Unfortunately for the paver, the asphalt flooring was called out in the finish schedule section of the specifications, and not shown on the civil or site plans! A complete set of plans, specifications and the finish schedule would have eliminated this problem. NEVER - NEVER - NEVER signs a contract without reviewing the complete specifications.
4. VISIT THE JOBSITE
Always send your field superintendent to the jobsite to look for any unforeseen conditions, conflicts with the project plans and logistic concerns that can cause you grief later. Every job looks different in person than they do on paper.
5. REVIEW THE JOB SCHEDULE
Before committing to any project, make sure you completely understand and agree with the project schedule. Lost job profits generally can be attributed to improper scheduling of crews, poor supervision and lack of field coordination. And a schedule that's too optimistic will result in a crunch at the end of the project which costs everyone money.
6. COMPLETE A PROJECT CHECKLIST
When reviewing contracts, use this simple project checklist so you and your project team won't overlook any important items. On the list be sure to include:
* Scope of work, inclusions & exclusions
* Insurance requirements
* Bonding requirements
* Payment procedures & cash flow requirements
* Person(s) authorized to approve field changes, etc.
* Project schedule & long lead items
* Shop drawings & submittals
* Meetings required attending
* Permit requirements
* Site access, logistics & parking
* Special tools & equipment requirements
* Contract close-out procedures
7. VERIFY PROJECT FUNDING
Every general contractor and subcontractor has the right to know that a project has adequate funds. So, ALWAYS ASK FOR PROOF OF FUNDING. It can be awkward to ask, so I often tell customers that my banker or bonding company won't let us sign a contract without assurance there is money set aside to complete the project. Doing jobs without getting paid isn't any fun.
8. READ COMPLETE CONTRACT
Signing a contract prepared by someone else can be scary. The days of a handshake contract are long gone. Today, CONTRACTING Is About CONTRACTS! If you don't understand what you are signing, you won't stay in business very long. Many contacts contain clauses that are one-sided and unfair.
Carefully look over contract clauses dealing with such issues as:
* Payment, retention & pay when paid
* Indemnification
* Authorizations, notices, approvals & administration
* Conflict resolution and disputes
* Arbitration vs. court
* Schedule issues:
- Failure to perform
- Delays and weather
- Acceleration & termination
- Liquidated damages
* Change orders & back-charges
* Cleanup & supervision
Every construction company must have a good construction attorney. Meet with your attorney at least twice a year. List out the most important "red-flag" clauses to look for and decide what you will and will not sign. Remember, you have the right to sign only what you agree with. Never sign an unfair contract. Cross out and change what you don't agree with, initial the changes & then sign the contract.
9. EXECUTE CONTRACT
The construction business is risky enough without unfair contracts. So, before you execute the contract, follow the 9 Steps to Signing a Successful Contract and start out every project on a fair and level playing field.
 
H

Hugolina

Guest
Đây là một bài rất hay đối với các nhà thầu. Sau đây là bài dịch của mình. Các bạn cho ý kiến nhé:


9 bước để ký kết một hợp đồng xây lắp thành công


Chưa kể đến các bất trắc không lường trước về hợp đồng thì việc kinh doanh xây dựng cũng đã có rất nhiều rủi ro
Hãy giảm bớt các rủi ro của bạn bằng cách sử dụng bảng kiểm tra cơ bản này để xem xét lại mỗi hợp đồng

Thông thường, các tổng thầu và nhà thầu phụ rất phấn khởi khi kiếm được hợp đồng và sẽ ký bất kỳ hợp đồng nào được đặt ra trước mặt. Tôi đã từng thấy các nhà thầu ký kết các hợp đồng rất dài bao gồm các điều khoản mà sau này sẽ khiến nhà thầu không thể hoàn thành đúng thời hạn, có lãi hay thậm chí thắng kiện nếu có tranh chấp.

Có lần chúng tôi được yêu cầu ký một hợp đồng tổng thầu trong đó có một điều khoản nhỏ được viết bằng chữ thường : “ Chủ đầu tư không có nghĩa vụ phải thanh toán trừ khi Ngân hàng cấp vốn để thanh toán”. May sao, trước khi ký hợp đồng, chúng tôi làm theo “ 9 bước để ký kết một hợp đồng xây dựng thành công” Chúng tôi đã buộc đối tác phải đổi điều khoản về không chấp nhận thanh toán thành “ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thanh toán khối lượng cho dù Ngân hàng có cấp vốn thanh toán hay không”

Phần lớn các hợp đồng đến phút cuối mới trao thầu. Có nghĩa là ngày hôm sau bạn phải ra khỏi văn phòng để đến công trường. Sức ép công việc ở đây là bạn phải khởi công và ký hợp đồng càng nhanh càng tốt trước khi bạn có đủ thời gian để đọc kỹ hợp đồng. Tuy nhiên các nhà thầu cần thu xếp để nghiên cứu kỹ mỗi hợp đồng trước khi ký.

Dù cho dự án lớn hay nhỏ, bạn cũng nên theo từng bước trong danh mục kiểm tra này trước khi đặt bút ký hợp đồng và ăn mừng cho công việc mới.
DANH MỤC CAC VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT KHI KÝ KẾT MỘT HỢP ĐỒNG


1. XEM LẠI HỒ SƠ DỰ THẦU


Khi được báo đã trúng thầu, bạn đừng quá phấn khởi rồi cầm đèn chạy trước ô tô. Trước khi lấy đà để khởi động cho công việc, hãy xem xét lại hồ sơ dự thầu của mình một cách cẩn thận. Hãy yêu cầu nhân viên kế toán kiểm tra lại các tính toán. Hãy yêu cầu các đội trưởng, tổ trưởng kiểm tra các số liệu về nhân lực và thiết bị. Hãy gọi cho các nhà cung cấp chính và các nhà thầu phụ để khẳng định lại các hợp đồng phụ với họ. Nếu tất cả đều tốt thì hãy tiếp tục bước tiếp theo.


2. XEM XÉT LẠI CÁC BẢN VẼ

Khi được yêu cầu nộp Hồ sơ thầu phụ, các nhà thầu phụ thường không được nghiên cứu bộ bản vẽ thiết kế đầy đủ . Trước khi ký hợp đồng, bạn hãy xem xét lại TẤT CẢ các bản vẽ và tài liệu dự án bao gồm : bản vẽ kiến trúc, dân dụng, nước , cơ điện, báo cáo khảo sát, các biểu khối lượng phụ lục và hoàn thiện.
Trong một dự án xây cao ốc văn phòng, nhà thầu phụ phần bê tông tại chỗ đã đổ các bờ vỉa, rãnh và lối đi theo đúng bản vẽ xây dựng cho cấp phối. Ngày hôm sau, kiến trúc sư hỏi đốc công là phần cốt thép quy định theo bản vẽ kiến trúc có được đặt trong phần bê tông đổ tại chỗ hay không. Tổng thầu đã không bao giờ đối chiếu các bản vẽ xây dựng với bản vẽ kiến trúc, và cũng không cấp bản vẽ kiến trúc cho nhà thầu phụ đúc bê tông tại chỗ. Phải mất thêm 3 tuần và 40.000 USD, sai sót này mới được sửa chữa. ĐỪNG BAO GIỜ ký hợp đồng khi chưa xem xét đối chiếu lại toàn bộ các bản vẽ.

3. XEM XÉT LẠI TẤT CẢ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT
Vì các tài liệu yêu cầu kỹ thuật thường dày cả gang tay nên nhiều nhà thầu chỉ đọc phần liên quan đến công việc của mình. Tuy nhiên, việc xem lại toàn bộ các phần yêu cầu kỹ thuật trước khi ký hợp đồng là điều bạn cần làm. Ví dụ như phần các điều kiện chung, gồm có các yêu cầu của hợp đồng đối với công tác an toàn tại công trường, các tài liệu cần đệ trình phê duyệt, công tác vệ sinh, yêu cầu thực hiện công việc phát sinh của Chủ đầu tư và cách thức thanh toán phát sinh.
Cách đây nhiều năm, trong một dự án xây dựng trường học, nhà thầu phụ rải asphalt nhận được điện thoại từ giám đốc dự án là đã đủ điều kiện để rải sàn phòng kho. Không may cho nhà thầu, trong phần khối lượng công việc hoàn thiện nêu trong Yêu cầu kỹ thuật thì có phần rải asphalt, nhưng trong các bản vẽ xây dựng và bản vẽ mặt bằng thì không có. Vấn đề này đã không xảy ra nếu có đủ một bộ hoàn chỉnh các bản vẽ, yêu cầu kỹ thuật và biểu công việc hoàn thiện. ĐỪNG BAO GIỜ ký hợp đồng khi chưa xem lại toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật.


4. ĐI THỰC ĐỊA
Phải cử cán bộ kỹ thuật đi thực địa để kiểm tra xem có điều kiện nào khó lường trước, có gì mâu thuẫn giữa các bản vẽ dự án và thực tế có thể gây rắc rối cho nhà thầu sau này. Tất cả các công việc trên thực tế đều khác so với trên giấy tờ.

5. XEM XÉT LẠI LỊCH TIẾN ĐỘ

Trước khi giao kết hợp đồng cho một dự án, cần chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ và đồng ý với lịch tiến độ dự án. Lợi nhuận từ thi công nói chung có thể bị mất do sắp xếp lịch cho các đội thi công không hợp lý, giám sát cẩu thả hoặc thiếu sự phối hợp giữa các mảng công việc . Nếu lịch tiến độ quá “lạc quan” sẽ khiến cho công việc bị chồng chéo vào cuối dự án và gây tốn chi phí cho tất cả các bên.

6. HOÀN THÀNH MỘT BẢN DANH MỤC KIỂM TRA CÁC THÔNG TIN DỰ ÁN

Khi xem xét các hợp đồng, hãy sử dụng bản danh mục kiểm tra rất đơn giản này để bạn và nhóm dự án không bỏ sót vấn đề quan trọng nào. Trong bản danh mục cần đảm bảo có các phần sau:
- Phạm vi công việc, những nội dung nằm trong và ngoài dự án.
- Các yêu cầu về bảo hiểm
- Các yêu cầu về bảo đảm
- Quy trình thanh toán và các yêu cầu về thu chi tiền mặt
- Nhân sự được ủy quyền phê duyệt các thay đổi công việc..vv
- Tiến độ dự án và các hạng mục có thời gian thi công dài
- Các bản vẽ thi công và các đề xuất của Nhà thầu
- Các cuộc họp được yêu cầu tham gia
- Các yêu cầu về cấp phép
- Ra vào công trường, công tác hậu cần và các điểm để xe máy
- Các yêu cầu về dụng cụ, thiết bị chuyên dụng
- Các quy trình khi hoàn thành dự án

7. LÀM RÕ VỀ CÁC NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN

Mỗi tổng thầu và nhà thầu phụ đều có quyền biết rõ là dự án có đủ vốn cấp hay không. Vì thế , CẦN PHẢI HỎI RÕ RÀNG VỀ VIỆC CẤP VỐN. Nếu hỏi trực tiếp như vậy thì không hay, nên tôi trường bảo với Chủ đầu tư của tôi rằng Ngân hàng hoặc Công ty bảo lãnh không cho phép chúng tôi ký hợp đồng nếu chưa rõ nguồn vốn được bố trí cho toàn dự án. Làm mà không được thanh toán tiền thì chẳng khoái chút nào.


8. ĐỌC TOÀN BỘ HỢP ĐỒNG

Ký hợp đồng do một người khác lập có thể là điều đáng sợ. Thời của hợp đồng chỉ cần cái bắt tay nhau là xong đã qua rồi. Ngày nay, HỢP ĐỒNG LÀ CAM KẾT. Nếu anh không hiểu rõ về những gì anh cam kết khi ký , anh sẽ không trụ được lâu trong làm ăn. Nhiều hợp đồng có những điều khoản chỉ có lợi cho một bên và không công bằng.
Bạn cần xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng liên quan đến các nội dung sau :
- Vấn đề thanh toán, tiền giữ lại và tiền thực chi khi thanh toán
- Tiền bồi thường
- Vấn đề ủy quyền, thông báo, phê duyệt và quản lý hành chính
- Giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp
- Trọng tài xử lý tranh chấp
- Các vấn đề liên quan đến tiến độ:
+ Không hoàn thành công việc
+ Chậm tiến độ và vấn đề thời tiết
+ Đẩy nhanh tiến độ và dừng hợp đồng
+ Đền bù thiệt hại
- Yêu cầu thay đổi (phát sinh ) và hoàn chi phí
- Vệ sinh dọn dẹp và giám sát
Mỗi công ty xây lắp phải có một cố vấn luật xây dựng tốt. Mỗi năm cần gặp cố vấn luật của bạn ít nhất hai lần. Hãy ghi ra những điều khoản được - cắm - cờ - đỏ ( nguy hiểm, cần lưu ý ) quan trọng nhất để xem xét và quyết định xem những gì bạn sẽ ký và sẽ không ký. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền chỉ ký cam kết những gì bạn chấp thuận. Đừng bao giờ ký kết một hợp đồng không công bằng. Hãy gạch bỏ và sửa đổi những phần bạn không nhất trí , ký tắt vào những chỗ chỉnh sửa và sau đó ký hợp đồng.

9. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Chưa tính đến những hợp đồng không có tính công bằng, thì kinh doanh xây lắp đã là một công việc đầy rủi ro . Vì thế, trước khi thực hiện hợp đồng, hãy theo “ 9 bước để ký một hợp đồng thành công” và bắt đầu mỗi dự án của bạn trên một sân chơi công bằng và bình đẳng.
__________________
Người dịch: Hugolina -Giaxaydung.vn
 

File đính kèm

  • 9steps.doc
    40 KB · Đọc: 384
Last edited by a moderator:
Top