Áp dụng định mức đắp cát nền đường bằng thủ công, bằng đầm cóc

LVViet

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/7/09
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tôi xin đưa ra một vài vấn đề rất thường gặp trong thực tế (xin các bác tham gia thảo luận):
Khi áp dụng định mức đắp cát nền đường (K=95; K=90) có rất nhiều người lập đưa ra các biện pháp thi công: 70% máy, 30% thủ công; 90% máy, 10% thủ công. Việc đưa ra tỷ lệ này có cơ sở, quy định không??? Theo tôi thấy chưa có quy định mà chỉ căn cứ vào điều kiện thi công và ý kiến chủ quan của người lập. Khi tính đắp cát nền đường phần thi công bằng thủ công (máy không thể làm được) có hệ số đầm chặt vận dụng định mức nào là hợp lý nhất: AB.13411 đắp nền móng công trình (không quy định độ đầm chặt), hay AB.66141; AB.66142; AB.66143; AB.66144 Đắp cát công trình bằng máy đầm cóc (có quy định hệ số đầm chặt), hay VD định mức nào khác.
Bác LEVINHXD, bác NGUYENTHEANH và các bác cho ý kiến với!
Xin chân thành cảm ơn!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Mình có ý kiến thế này:
Việc có tính ra khối lượng thi công bằng máy và thủ công chính xác và có căn cứ là không hề đơn giản, tuỳ thuộc vào điều kiện, năng lực thi công của Nhà thầu và chưa có quy định nào về vấn đề tính toán này cả. Trong dự toán thiết kế thì việc này có thể được ước lượng tương đối, tuy nhiên trong quá trình thanh quyết toán, nếu cứ ước lượng tương đối không có căn cứ cụ thể rất dễ bị kiểm toán “soi” và “cắt”. Vậy để tránh trường hợp này thì nên có giải pháp như thế nào?
Hiện nay một số Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu cần phải lập Biện pháp kỹ thuật thi công cụ thể phù hợp với năng lực thiết bị thi công của mình, trong đó minh hoạ cụ thể khối lượng thi công bằng máy và thủ công trên từng trắc ngang (đối với đường). Việc làm này yêu cầu phải có một kỹ sư đã có kinh nghiệm trong thi công.

Về vấn đề áp dụng mã hiệu định mức: Ta phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế và điều kiện thi công thực tế để chọn mã hiệu cho phù hợp.
-Trong mã hiệu AB.13411 - Đắp cát công trình như bạn nói chỉ áp dụng cho việc lấp cát nền móng công trình không yêu cầu độ chặt, và thi công bằng thủ công, khối lượng nhỏ có thể là lấp đường ống, nền đường vỉa hè, các nền móng khôgn chịu lực tác động gì mạnh trong quá trình sử dụng
-Các mã hiệu đầm cóc: Sử dụng với công trình yêu cầu phải đắp bằng máy để đảm bảo độ chặt nhưng phạm vi thi công hẹp, không thể dùng máy đầm lu hoặc mặt bằng bị vướng bởi những kết cấu khác.
Ví dụ: Đắp nền móng nhà dân dụng, công nghiệp sau khi đã thi công xong móng
-Các mã hiệu đắp nền bằng máy đầm: Thường dùng cho san nền, khối lượng đắp cát lớn.
Ví dụ: San nền hạ tầng kỹ thuật, đắp nền đường vv…

Mong mọi người có thêm ý kiến!
 

longlanhdongsong

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Em có 1 vướng mắc lớn trong quá trình lập dự toán phát sinh do thay đổi thiết kế mong các bác giúp đỡ. Công trình là nhà ăn, kết cấu móng cọc, khung BTCT chịu lực nay thay đổi thiết kế là: kết cấu móng băng BTCT kết hợp móng đơn, xử lý nền bằng đệm cát vàng hạt trung dày 2m. Kích thước công trình 26mx10m, phải đào sâu 3,2m tính từ mặt đất thiên nhiên, như vậy là khối lượng đào đẩt và đắp đất tôn nền rất lớn. Khi lập dự toán phát sinh em băn khoăn không biết tính phần đất tôn nền như thế nào. Vì dự toán chỉ có mã dùng đầm cóc trong khi thực tế thi công là dùng máy đào xúc đất trả vào móng (sau khi đã thi công xong phần móng băng kết hợp móng đơn). Theo các bác thì công việc đắp đất tôn nền em phải làm như thế nào cho đúng?
 
L

levinhxd

Guest
Em có 1 vướng mắc lớn trong quá trình lập dự toán phát sinh do thay đổi thiết kế mong các bác giúp đỡ. Công trình là nhà ăn, kết cấu móng cọc, khung BTCT chịu lực nay thay đổi thiết kế là: kết cấu móng băng BTCT kết hợp móng đơn, xử lý nền bằng đệm cát vàng hạt trung dày 2m. Kích thước công trình 26mx10m, phải đào sâu 3,2m tính từ mặt đất thiên nhiên, như vậy là khối lượng đào đẩt và đắp đất tôn nền rất lớn. Khi lập dự toán phát sinh em băn khoăn không biết tính phần đất tôn nền như thế nào. Vì dự toán chỉ có mã dùng đầm cóc trong khi thực tế thi công là dùng máy đào xúc đất trả vào móng (sau khi đã thi công xong phần móng băng kết hợp móng đơn). Theo các bác thì công việc đắp đất tôn nền em phải làm như thế nào cho đúng?

Công việc đắp cát tôn nền sẽ gồm các công tác sau:
- Đào xúc cát để đắp bằng máy đạo (sử dụng mã hiệu AB.24xxxx) - coi cát là đất cấp 1
- Đắp cát công trình bằng đầm cóc (như đã nói ở trên) , nếu không nói rõ đắp K=? thì coi như đắp K=0,8
- Có thể xin CĐT thanh toán thêm phần tưới nước (nếu đắp K>=0.9). Cụ thể sẽ xin duyệt thanh toán theo ca bơm dựa trên KL nước cần tưới!
 

trieudoanh

Thành viên mới
Tham gia
23/10/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Sửa Chữa Nhà .

Chúc các bạn buổi chiều thành công !

Nhà em ở TP.HCM xây dựng năm 2002 ,diện tích nhà 4,4m*14m nhà 2 lầu 1 trệt 1 lửng .hiện nó đang bị lún về phía trục B ( 1 tấc ),đất nhà em là loại cấp 2 ,trước nhà em có đóng cọc cừ ,móng băng , bây giờ nhà em tính gia cố móng và nâng móng nhà cho ngang bằng nhau. em mong các bác,chú,anh chỉ giúp gia đình em cách sửa chũa nhà . Cám ơn nhiều ! =D>
 
L

levinhxd

Guest
Nhà em ở TP.HCM xây dựng năm 2002 ,diện tích nhà 4,4m*14m nhà 2 lầu 1 trệt 1 lửng .hiện nó đang bị lún về phía trục B ( 1 tấc ),đất nhà em là loại cấp 2 ,trước nhà em có đóng cọc cừ ,móng băng , bây giờ nhà em tính gia cố móng và nâng móng nhà cho ngang bằng nhau. em mong các bác,chú,anh chỉ giúp gia đình em cách sửa chũa nhà . Cám ơn nhiều ! =D>

Mình nghĩ ý định nâng móng lên cho nó bằng nhau là hơi khó, nếu có làm được thì cũng cực kỳ tốn kém. Vậy sao ko thử cách ngược lại theo giải pháp sau:
1, Gia cố để móng không lún lệch nữa
2, Cố gắng tạo cho bên còn lại hạ xuống, giảm độ chênh lún
Thường người ta gia cố móng, chống lún = cọc ép sau 220x220 hoặc 200x200, sau đó tạo các dầm kiểu đòn gánh, gánh toàn bộ nhà!
 

qmcuong

Thành viên mới
Tham gia
17/2/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Xin bac giup e vấn đề sau:
Gia đình e đang xây nhà ở quê. Trước khi đào móng thì gd e có thỏa thuận với ông cả giá xây dựng là 360k/m2 bao gồm đào và thi công 1m chiều sâu móng. Hiện tại phần móng đã làm xong. Nhưng móng nhà e theo thiết kế phải đào khá sâu(chỗ sâu nhất là 2m, nông nhất là 1,3m) so với cốt nền nhà cũ. Riêng tiền công phần đào thì đã ró ràng (thợ cả chịu 1m sâu, còn lại sâu hơn bao nhiêu gd e chịu) nhưng phần thi công thì nhà e đổ đầm 1m đệm cát sau đó mới xây móng. Thợ chỉ chịu chi phí thi công 1m móng xây còn móng cát nhà e phải trả tiền công riêng cho thợ. Vậy e xin hỏi giá thi công 1m3 đệm cát nhà dân được tính như thế nào, bao nhiêu?
Xin các bác chỉ giáo. Chân thành cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Xin bac giup e vấn đề sau:
Gia đình e đang xây nhà ở quê. Trước khi đào móng thì gd e có thỏa thuận với ông cả giá xây dựng là 360k/m2 bao gồm đào và thi công 1m chiều sâu móng. Hiện tại phần móng đã làm xong. Nhưng móng nhà e theo thiết kế phải đào khá sâu(chỗ sâu nhất là 2m, nông nhất là 1,3m) so với cốt nền nhà cũ. Riêng tiền công phần đào thì đã ró ràng (thợ cả chịu 1m sâu, còn lại sâu hơn bao nhiêu gd e chịu) nhưng phần thi công thì nhà e đổ đầm 1m đệm cát sau đó mới xây móng. Thợ chỉ chịu chi phí thi công 1m móng xây còn móng cát nhà e phải trả tiền công riêng cho thợ. Vậy e xin hỏi giá thi công 1m3 đệm cát nhà dân được tính như thế nào, bao nhiêu?
Xin các bác chỉ giáo. Chân thành cảm ơn!

Giá như thế nào thì bạn phải tham khảo thị trường chứ!
Còn mình hướng dẫn cách tính theo "sách vở" nhé:
- ĐỊnh mức 1776 có phần đắp cát nền móng thủ công, đắp 1m3 hết 0,45 công
- Nhân công này thì chỉ cần lao động phổ thông thôi, 1 ngày công giả sử là 80-100k. Thì suy ra 1m3 hết tầm 36-45k!
 

congtruong

Thành viên mới
Tham gia
11/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Giúp mình với

Mình cũng đang có vướng mắc về phương pháp thi công có đơn vị thi công đưa ra phương pháp thi công bằng thủ công 45% bằng máy 55 % làm tăng giá trị công trình lên rất nhiều. các bác ơi đơn vị lập dự toán như thế có căn cư nào nói về điều này không nhỉ ?????????????
em mắc quá không biết làm sao. giúp em với.:(:)(:)D:D
 

hnga

Thành viên mới
Tham gia
30/11/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Hỏi về mã hiệu công tác xây gạch block

Xin chào các bạn!
Mình đang lập dự toán cho 1 công trình, có công tác xây gạch block dày 30cm, nhưng mình kiếm hoài ko biết công tác xây gạch block là mã số bao nhiêu? Mong các bạn vui lòng chỉ giúp mình với, mình rất cám ơn.
 
L

levinhxd

Guest
Mình cũng đang có vướng mắc về phương pháp thi công có đơn vị thi công đưa ra phương pháp thi công bằng thủ công 45% bằng máy 55 % làm tăng giá trị công trình lên rất nhiều. các bác ơi đơn vị lập dự toán như thế có căn cư nào nói về điều này không nhỉ ?????????????
em mắc quá không biết làm sao. giúp em với.:(:)(:)D:D

Dự toán thường được lập dựa trên thuyết minh và những gì thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Thông thường những công tác như đào, đắp đất, đắp cát có thể họ tạm thời để tỷ lệ NC-MTC là 90%-10%.
TUy nhiên khi thanh toán, phải theo biên bản nghiệm thu và khối lượng thực tế hoàn công. Thông thường, tuỳ theo thực tế thi công, Các bên sẽ thoả thuận 1 tỷ lệ % tương đối phù hợp! Cũng có trường hợp, sẽ tính toán chi tiết, cụ thể theo bản vẽ hoàn công!
 

sencan

Thành viên mới
Tham gia
18/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Xin chào các bạn!
Mình đang lập dự toán cho 1 công trình, có công tác xây gạch block dày 30cm, nhưng mình kiếm hoài ko biết công tác xây gạch block là mã số bao nhiêu? Mong các bạn vui lòng chỉ giúp mình với, mình rất cám ơn.

Mã xây gạch block là AE.81000 bạn xem thử có đúng ko. :D
 

lehobac

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
26/1/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Website
lehobac.tk
Tôi xin đưa ra một vài vấn đề rất thường gặp trong thực tế (xin các bác tham gia thảo luận):
Khi áp dụng định mức đắp cát nền đường (K=95; K=90) có rất nhiều người lập đưa ra các biện pháp thi công: 70% máy, 30% thủ công; 90% máy, 10% thủ công. Việc đưa ra tỷ lệ này có cơ sở, quy định không??? Theo tôi thấy chưa có quy định mà chỉ căn cứ vào điều kiện thi công và ý kiến chủ quan của người lập. Khi tính đắp cát nền đường phần thi công bằng thủ công (máy không thể làm được) có hệ số đầm chặt vận dụng định mức nào là hợp lý nhất: AB.13411 đắp nền móng công trình (không quy định độ đầm chặt), hay AB.66141; AB.66142; AB.66143; AB.66144 Đắp cát công trình bằng máy đầm cóc (có quy định hệ số đầm chặt), hay VD định mức nào khác.
Bác LEVINHXD, bác NGUYENTHEANH và các bác cho ý kiến với!
Xin chân thành cảm ơn!!!!!!!!!
Mình cũng vướng chỗ này, theo mình tùy tư vấn thiết kế, giải trình nhưng mà áp đặt 10% hay 30% có phần cảm tính quá. Mình thì làm 10-20cm cuối cùng làm thủ công, còn lại đào máy, tùy theo tính chất công việc, mà có thể giải thích được với thẩm tra chú không cảm tính quá. Nếu lấy theo tỷ lệ %, VD đào sâu 10m mà đào thủ công 10-30% tức là 1-3m à, vô lý
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top