Bộ Xây dựng giải đáp các vấn đề về hợp đồng

  • Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi
H

Hugolina

Guest
Thay đổi chiều cao nội bộ các tầng

Hỏi :

Tôi xin phép xây dựng, bản vẽ cấp phép cho như sau:

1. Từ tầng trệt lên đến tầng lửng cao 2,5 m.
2. Từ tầng lửng đến lầu 1 cao 2,5 m.
3. Từ lầu 1 lên đến sân thượng cao 3,4 m.
4. Từ sân thượng lên đến mái che thẳng 2,8 m.
Tổng cộng chiều cao nhà là 11,2 m.
Vậy Khi thuê/mướn đơn vị thiết kế tôi có được phép thay đổi chiều cao nội bộ các tầng không? Tổng chiều cao (cao độ 11,2 m) sẽ không thay đổi...


Trả lời:


Nội dung giấy phép xây dựng mà cơ quan cấp giấy phép cấp cho bạn là căn cứ vào quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc… để cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp nếu thay đổi nội dung đã ghi trong giấy phép xây dựng, bạn phải đề nghị cơ quan cấp phép xem xét điều chỉnh.
 
H

Hugolina

Guest
Về điều kiện bảo hành căn hộ

Hỏi:
Tôi có mua một căn hộ tại nhà N9, khu đô thị mới Pháp Vân-Tứ Hiệp của HUD. Trong hợp đồng ghi thời hạn bảo hành là 1 năm. Nhưng theo Quyết định số 10 của Bộ Xây dựng, toà nhà quá 9 tầng thì thời hạn bảo hành là 5 năm. Nếu đúng là có QĐ như vậy thì:
- HUD đã không đúng khi làm hợp đồng như vậy đối với chúng tôi là những người mua căn hộ?
- Chúng tôi có quyền yêu cầu có giấy bảo hành trong thời hạn 5 năm khi nhận căn hộ?

Trả lời:

- Trong Quy chế Quản lý sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Quyết định số 10/2003/QĐ-BXD ngày 03/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng không có quy định cụ thể về thời hạn bảo hành nhà chung cư, mà chỉ quy định về nội dung công tác bảo trì và nguồn vốn phục vụ bảo trì phần sở hữu chung.
- Thời gian bảo hành nhà chung cư được quy định tại Khoản 4 Điều 74 của Luật Nhà ở, cụ thể như sau:
“Thời gian bảo hành nhà ở được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà ở để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
a. Không ít hơn sáu mươi tháng đối với nhà chung cư từ chín tầng trở lên và các loại nhà ở khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước;
b. Không ít hơn ba mươi sáu tháng đối với nhà chung cư từ bốn đến tám tầng;
c. Không ít hơn hai mươi bốn tháng đối với nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này”.

Luật Nhà ở (Luật số 56/2006/QH 11 ngày 29/11/2005) có hiệu lực từ 01/7/2006, do đó thời hạn bảo hành nhà chung cư theo quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với các trường hợp ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư sau ngày 01/7/2006.
 
H

Hugolina

Guest
Về trình tự giải quyết và cơ quan thực hiện đối với việc hộ liền kề bị hư hỏng khi thi công xây dựng

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng thì tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải “bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản”; theo Điều 72 thì điều kiện để khởi công xây dựng công trình phải “có biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng”; Điều 73 quy định “cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn”; và theo khoản 1, khoản 3 của Điều 78 Luật Xây dựng thì trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm “thực hiện các biện pháp an toàn tính mạng con người, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng”. Luật Xây dựng quy định như vậy, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật về Xây dựng lại chưa có quy định cụ thể về trình tự giải quyết, cơ quan thực hiện và chế tài áp dụng đối với việc hộ liền kề bị hư hỏng khi thi công xây dựng.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, đối với trường hợp này có thể áp dụng theo các quy định của Bộ luật Dân sự. Theo quy định của Điều 268 Bộ luật Dân sự quy định về nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề thì “Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định. Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường”.
Bộ luật Dân sự tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, vì vậy, trong trường hợp này, hai bên nên thoả thuận với nhau phương pháp khắc phục thiệt hại. Hai bên có thể thuê công ty tư vấn xây dựng độc lập để giám định những thiệt hại, biện pháp khắc phục, và dự toán để khắc phục, sửa chữa… Trường hợp không thoả thuận được thì hai bên có quyền khởi kiện ra Toà án để giải quyết. Toà án cũng sẽ sử dụng kết quả giám định của công ty tư vấn xây dựng hoặc trưng cầu giám định bằng một công ty tư vấn xây dựng độc lập khác để xác định thiệt hại. Trên cơ sở kết quả giám định, Toà án sẽ ra phán quyết theo quy định của pháp luật. Chi phí giám định sẽ do bên gây ra thiệt hại trả.
 
L

lestrong

Guest
1. Bộ Xây dựng trả lời về việc mua nhà trong dự án chỉ được cho thuê và thuê dài hạn

Hỏi:
“Tôi hiện đang muốn mua 1 căn hộ do một Công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư. Tuy nhiên theo giấy phép đầu tư trước đây của công ty này thì dự án căn hộ này chỉ được cho thuê hoặc cho thuê dài hạn. Nay theo quy định mới của Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản thì tôi có được mua và chủ đầu tư này có được phép bán căn hộ trong dự án này không? Và tôi có được cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ không? Theo tôi hiểu thì nếu đuợc mua căn hộ này tôi phải nộp tiền sử dụng đất theo diện tích đất đối hệ số tầng cao phải không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý nhà có ý kiến như sau:
Theo giấy phép đầu tư, dự án căn hộ chỉ được cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn. Vì vậy, chủ đầu tư dự án không được phép bán, ông không được mua và không được cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ trong dự án này. Theo quy định của Luật nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, chủ đầu tư dự án nhà ở cho thuê là các tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Quyền lợi của người thuê nhà thuộc các dự án này sẽ được đảm bảo trên cơ sở hợp đồng thuê nhà giữa chủ đầu tư và người thuê, thời hạn thuê căn hộ do hai bên thỏa thuận, nhưng ông không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ mà ông được thuê.



2. Bộ Xây dựng trả lời về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ

Hỏi:
”Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (Giấy CN SHCT XD) cho tổ chức (theo Nghị định 95/2005/NĐ-CP). Trong qúa trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận, Sở Xây dựng có nhận hồ sơ xin cấp giấy CN SHCT XD của các loại hình doanh nghiệp:

- Công ty nhà nước.

- Doanh nghiệp nhà nước.

- Công ty TNHH 1 thành viên nhà nước (100% vốn nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ sở hữu).

- Công ty TNHH 1 thành viên nhà nước (100% vốn nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ sở hữu), hoạt động trong lĩnh vực công ích.

Sở Xây dựng Đồng Nai đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến: Các loại hình doanh nghiệp trên có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình theo quy định của Nghị định 95/2005/NĐ-CP”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý nhà có ý kiến như sau:
Theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì các công trình xây dựng thuộc sở hữu toàn dân do các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý đều không thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trường hợp công trình xây dựng đã được nhà nước giao vốn cho các doanh nghiệp để quản lý hoặc các công trình được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng không phải bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của Nghị định này.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng họp báo công bố các chương trình nhà ở

Chiều 21-5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã họp báo công bố 7 chương trình lớn về nhà ở. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam chủ trì Họp báo.

Đến dự Họp báo có đại diện của Văn phòng Bộ, Cục Quản lý Nhà và đông đảo các phóng viên của các cơ quan thông tin đại chúng.

Thời gian qua, bên cạnh việc hoàn tất các chính sách nhà ở dành cho việt kiều và người nước ngoài, Bộ Xây dựng đang xúc tiến 7 chương trình lớn, cấp quốc gia về nhà ở cho người nghèo, dân vùng lũ, vùng sâu và công nhân các khu công nghiệp trong nước...

Trong 7 chương trình hỗ trợ nhà ở cho người dân mà Bộ Xây dựng công bố đã có một số chương trình đang thực hiện thí điểm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ. Toàn bộ 7 chương trình này sẽ được triển khai đồng loạt trong 3 năm tới.

7 chương trình lớn này bao gồm:

1. Chương trình đầu tư xây dựng quỹ nhà ở bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho mọi đối tượng có nhu cầu thuê, mua, nhiều người có thu nhập trung bình sẽ có cơ hội mua, thuê nhà. Trên nguyên tắc đảm bảo thu hồi bảo toàn vốn, nhà nước sẽ sử dụng quỹ ngân sách xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang thuê, mua với chi phí bằng 10% thu nhập hàng tháng tính theo lương.

2. Chương trình nhà ở cho những người nghèo (khu dân cư nằm ngoài đô thị), đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa sẽ được hỗ trợ xây dựng nhà ở tối thiểu 24m², đảm bảo các sinh hoạt cơ bản. Theo danh sách địa phương xét duyệt và trình (trên cơ sở các chuẩn nghèo), mỗi ngôi nhà được hỗ trợ 7 triệu đồng, được vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng, riêng vùng sâu vùng xa được cấp thêm 1 triệu đồng tiền vận chuyển vật liệu. Tổng kinh phí cho dự án này ước khoảng 10.000 tỷ đồng.

3. Trên cơ sở tổng kết giai đoạn 1 chương trình hỗ trợ xây dựng nền nhà cho dân cư vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 dự án này tại những vùng sụt lở bên bờ sông, các vùng bị ngập sâu.

4. Chương trình xây dựng hạ tầng xã hội cho khu vực ngoài công lập thuê:

Đối với chương trình xây dựng hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học) cho các đơn vị ngoài công lập thuê sử dụng, sẽ áp dụng các chính sách hỗ trợ khuyến khích những doanh nghiệp tham gia dự án này như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thuê và phí quyền sử dụng đất, cho vay ưu đãi tín dụng.

5. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa,

6. Chương trình chung sống an toàn với lũ ở miền Trung: Đề ra các giải pháp cơ bản lâu dài và trước mắt cho miền Trung trong việc giảm nhẹ thiệt hại do lũ cho dân.

7. Chương trình Phát triển nhà ở quốc gia

Ngoài 7 chương trình lớn nêu trên, trong thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ lập đề án xây dựng nhà chung cư cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cũng tại cuộc Họp báo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo liên quan đến tình hình thị trường bất động sản và giá xi măng trong những ngày vừa qua.


(H. Phước - Web Bộ Xây dựng)
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP

Hỏi:
“Tôi có mua lô đất số R4-21, Khu phố Hưng Phước 3, đường Nguyển Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7 và giao cho Cô Cao thị Hoàng Oanh đứng tên trên Hợp Đồng chuyển quyền sử dụng đất. Do cô Oanh muốn chiếm đoạt nên tôi đã khởi kiện để đòi lại tài sản hợp pháp của tôi. Nếu bản án của Tòa được tuyên rằng buộc Cô Oanh chuyển trả lại quyền sử dụng lô đất trên cho tôi. Trường hợp tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đủ điều kiện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Vậy tôi có được làm thủ tục nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng hợp đồng từ Cô Oanh sang tên tôi hay không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý nhà có ý kiến như sau:
Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở chỉ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với những trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp của ông chỉ có quyền sử dụng đất, không có nhà ở nên không thuộc diện điều chỉnh của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và Luật Nhà ở. Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở theo pháp luật nhà ở, ông phải thực hiện xây dựng nhà ở tại lô đất của mình trước khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan tới kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập

Hỏi:
“Tôi muốn kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập, thì tôi phải đăng ký kinh doanh ở cấp nào? (tôi đang ở quận Cái Răng, thành phố cần Thơ). Tôi có thể đăng ký kinh doanh theo loại hình kinh doanh hộ cá thể được không? Hay phải thành lập doanh nghiệp? (tôi đã có chứng chỉ môi giới bất động sản và có chứng nhận đã học lớp quản lý sàn giao dịch bất động sản)”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý nhà & Thị trường BĐS có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm 1.12 phần IV Thông tư 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản quy định “Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập phải có chứng chỉ môi giới bất động sản và phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh”. Như vậy, đối với trường hợp của bạn đọc đã có chứng chỉ môi giới bất động sản muốn kinh doanh dịch vụ bất động sản độc lập thì không cần thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (theo Điều 38 khoản 1 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đăng ký kinh doanh) để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ bất động sản.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc áp dụng quy chuẩn quy hoạch xây dựng

Hỏi:

“Nhà đối diện nhà tôi hiện đang xây nhà, họ đang xin cấp giấy phép xây dựng bổ sung, theo bản vẽ thiết kế mới, họ sẽ mở cửa sổ nhìn thẳng vào cửa sổ buồng tắm nhà tôi và cửa ra vào của một người hàng xóm khác. Hiện gia đình tôi và gia đình người hàng xóm đã nộp đơn đề nghị UBND quận không cấp giấy phép với nội dung mở cửa sổ như vậy với lý do việc mở cửa sổ này sẽ xâm phạm vào đời sống sinh hoạt riêng của gia đình tôi và gia đình người hàng xóm. Gia đình tôi cũng đã có đơn đề nghị UBND Quận Hoàn Kiếm không cấp giấy phép với lý do việc mở cửa sổ của họ như vậy sẽ xâm phạm vào đời sống sinh hoạt của gia đình tôi và hộ bên cạnh. Theo tôi được biết, Quy chuẩn xây dựng có quy định: "khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà)". Thực tế tôi cũng tham khảo được một số nội dung trả lời của Quý Cơ quan về nội dung tương tự nêu trên. Tuy nhiên, mỗi trường hợp có những điểm khác nhau nhất định. Việc mở cửa sổ của nhà đối diện nhìn thẳng vào cửa sổ buồng tắm nhà tôi có đúng quy chuẩn xây dựng không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường có ý kiến như sau:

Trong QCXDVN 01:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy định về quan hệ với công trình bên cạnh và các yêu cầu kỹ thuật đối với công trình xây được quy định tại điều 2.8.12 và điều 2.8.13 của Quy chuẩn. Quy chuẩn không quy định việc mở cửa sổ của nhà đối diện như trường hợp hỏi của Ông.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời một số nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng

Hỏi:
Qua Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Cục Quản lý nhà & Thị trường BĐS đã nhận được câu hỏi của công dân Lê Văn Nam hỏi một số nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý nhà & Thị trường BĐS có ý kiến như sau:

1. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhằm ghi nhận công lao đóng góp và thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua, căn cứ vào điều kiện kinh tế của đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định chính sách ưu đãi người có công với cách mạng phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Trong đó, chính sách hỗ trợ về nhà ở (tại các Quyết định 118/TTg ngày 27/2/1996, Quyết định 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000, Quyết định 117/2007/QĐ-TTg...) được quy định thực hiện dựa trên nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng.

2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc hỗ trợ cho thấy, thực tế còn nảy sinh một số vấn đề bất cập liên quan như đối tượng hưởng chính sách, mức ưu đãi, chế độ ưu đãi..., do đó, Nhà nước tiếp tục từng bước nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đã ban hành nhằm kịp thời điều chỉnh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người có công cho phù hợp.

Cụ thể là đối với việc hỗ trợ cải thiện nhà ở, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 118/TTg và Quyết định 20/2000/QĐ-TTg, theo đó, tại Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg đã kịp thời bổ sung thêm một số đối tượng được hưởng mức hỗ trợ về miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cũng như mức hỗ trợ bằng tiền cho đối tượng là cán bộ Tiền khởi nghĩa.

Đối với việc hỗ trợ thân nhân của người có công với cách mạng, ngày 21/6/2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã quy định việc hỗ trợ một lần cho thân nhân của các đối tượng là cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa đã mất mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước.

Chính sách hỗ trợ nhà ở tại Quyết định 117/2007/QĐ-TTg và chính sách hỗ trợ một lần tại Pháp lệnh 35/2007/PL-UBTVQH11 là hai chính sách khác nhau và cho các đối tượng khác nhau, chứ không phải cùng một đối tượng mà được hưởng chính sách 2 lần. Hiện nay, Chính phủ đang xem xét để ban hành trong thời gian tới Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11, trong đó có quy định hỗ trợ chung một lần cho thân nhân của cán bộ Tiền khởi nghĩa đã mất mà chưa được hưởng các chế độ ưu đãi.
 
H

Hugolina

Guest
Thủ tục thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp nhà và đất?

Hỏi:

Hiện nay tôi đang sống tại Mỹ và có nhờ em trai ở Việt Nam đứng tên để mua giùm một căn nhà ở Cần Thơ và một miếng đất ở TP.HCM. Miếng đất tại TP.HCM đã được em tôi xây tạm một căn nhà đơn sơ vì mục đích xin cấp số để hợp thức hóa sở hữu miếng đất (vì khi mua em tôi chỉ có giấy tay). Vây tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình tránh khỏi sự tranh chấp về sau mà mất đi tình nghĩa anh em. Số tiền mà tôi gửi về để mua căn nhà cách đây 4 năm và miếng đất 6 năm về trước, tôi đều không lưu lại giấy tờ hay biên nhận gì để chứng minh. Tôi định về Việt Nam để cùng người em viết một giấy tay và đem công chứng để thừa nhận căn nhà và miếng đất mà em tôi hiện đang đứng tên là của tôi nhưng không biết làm như vậy có hợp pháp không?

Trả lời:


Theo qui định của pháp luật Việt Nam về đất đai hiện hành, ngoài những đối tượng như: người có công với đất nước, nhà văn hoá, người Việt Nam hồi hương..., thì người Việt Nam ở nước ngoài chưa được quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam như người Việt trong nước. Do đó, nếu như không thuộc đối tượng theo qui định của luật, anh không được công nhận là chủ sở hữu của bất động sản tại Việt Nam.

Việc nhờ đứng tên mua đất đai tại Việt Nam sẽ không được công nhận hợp pháp. Vì thế, nếu như anh muốn người em xác nhận rồi ra công chứng không thực hiện được do không hợp pháp. Tuy nhiên, để có chứng cứ chứng minh rằng anh đã bỏ tiền ra mua và bảo vệ quyền lợi của mình, ngoài các biên nhận chuyển tiền, anh có thể yêu cầu người em xác nhận bằng giấy tay về việc nhờ đứng tên mua, thu thập thêm các chứng cứ khác của những người biết rõ sự việc nhờ mua nhà, đất này như: người bán, chuyển nhượng nhà, đất, người chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền...
[FONT=&quot]

[/FONT]
 
H

Hugolina

Guest
Vấn đề liên quan đến chính sách cải tạo nhà đất trước đây

Hỏi:


Ba Mẹ tôi được thừa kế một ngôi nhà hai tầng có diện tích đất là: 320m2. Năm 1960 nhà nước thực hiện quản lý theo quy định của chính sách cải tạo nhà đất cho thuê, tiền thuế thổ trạch của gia đình tôi từ đó tới nay nộp với diện tích là 58m2. Đây có phải là diện tích nhà đất được để lại cho gia đình tôi không? Ba Mẹ tôi đã mất, tôi có hai chi em, Chị tôi đã hy sinh (liệt sỹ). Tôi muốn xin quyền chủ sở hữu nhà đất này. Tôi cần phải có các giấy tờ gì và nộp đơn xin quyền chủ sở hữu lên cơ quan cấp có thẩm quyền nào?


Trả lời:


Vấn đề ông (bà) nêu trong thư cần có đủ hồ sơ mới có thể trả lời cụ thể. Tuy nhiên, về nguyên tắc chúng tôi trả lời ông (bà) như sau:


Theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết 755/20051NQ-UBTVQHI 1 và Điều 8 của Nghị định 127120051NĐ-CP thì người đang trực tiếp sử dụng diện tích .nhà đất được để lại để ở khi Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo nhà đất trước đây không phân biệt người đó là ai (chủ sở hữu; người thừa kế hoặc một người nào khác...)nếu cố giấy tờ chứng minh được để lại diện tích nhà đất để ở thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với diện tích nhà đất đó.


Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà đất được để lại có thể là quyết định hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước, trong đó có ghi rõ việc để lại diện tích nhà đất để ở.


Như vậy nếu ông (bà) có giấy tờ chứng minh nhà đất đang trực tiếp sử dụng thuộc diện để lại theo chính sách trước đây thì đề nghị liên hệ trực tiếp đến Sở Xây dựng tỉnh, thành phố nơi có nhà đất đó để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định.


(Cục Quản lý nhà & Thị trường BĐS)
 
H

Hugolina

Guest
Xây tường rào ranh giới bịt cửa sổ của gia đình khác

Hỏi:
Gia đình tôi xây nhà có mở cửa sổ 4 cánh, cao 2m, rộng 1,6m sang mảnh đất liền kề của 1 HTX. Việc này đã làm cách đây hơn 20 năm và chỉ thỏa thuận bằng miệng với chủ nhiệm cũ chứ không có giáy tờ văn bản giao kèo, hiện tại chủ sở hữu mới của khu đất này (đã có sổ đỏ) có nhu cầu xây tường rào ranh giới của họ cao 2,5m. Việc đó làm cửa sổ của gia đình tôi bị bịt lại. Vậy họ làm đúng hay sai? Chúng tôicó quyền không cho phép họ làm không?


Trả lời:


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD (được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) không quy định về việc mở cửa sổ giữa các nhà.

Tường rào của nhà bên cạnh không được vượt ra khỏi ranh giới đất. Việc mở cửa sang khu đất nhà bên cạnh được thực hiện theo thoả thuận giữa các chủ lô đất có liên quan.


(Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường)
 

pharc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
11/5/09
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Tiền % chủ đầu tư giữ lại về việc giám sát quyền tác giả công trình nhà dân.

Sau khi công ty tôi thiết kế nhà dân xong. Trong hợp đồng có điều khoản về giám sát quyền tác giả. Chủ nhà đòi giữ lại >30% tiền thiết kế phí cho đến khi xây dựng xong công trình. Tôi có tham khảo qua các đơn vị chuyên làm tư vấn trong các công trình nhà nước thì chỉ là 5%. Vậy cho tôi hỏi 5% tiền thiết kế phí bớt lại đó thì áp dụng theo quy định nào của pháp luật?Để tôi có thể in ra còn đi làm việc với chủ đầu tư. Xin trân thành cảm ơn.
 

Top