Bồi thường - giải phóng mặt bằng

Thanh_PMC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/9/07
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Tổng mức đầu tư (có kể cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) có thể hiện được độ lớn và tính phức tạp của dự án?
Phương án khắc phục việc này?
Tại sao "Bồi thường - giải phóng mặt bằng" không lập thành dư án riêng?
Tại sao khi phân loại dự án thì không cần tính đến chi phí bồi thường?
 
Last edited by a moderator:

huongtl

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
11/10/07
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Tuổi
43
Tổng mức đầu tư (có kể cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) có thể hiện được độ lớn và tính phức tạp của dự án?
Phương án khắc phục việc này?
Tại sao "Bồi thường - giải phóng mặt bằng" không lập thành dư án riêng?
Tại sao khi phân loại dự án thì không cần tính đến chi phí bồi thường?

Từ thắc mắc của bạn, mình cũng đặt ra một số câu hỏi như thế này:
Giả dụ GPMB là một dự án riêng:
- Bạn sẽ quy nó về dự án loại như thế nào?
- Chi phí đó sẽ được tính vào đâu? (Vì thường khi bỏ chi phí ra bạn phải có mục đích chứ. Và việc GPMB đó phục vụ cho mục đích j)
Nói chung ý tưởng đó không khả thi chút nào cả :D
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Thông thường cứ giá trị Tổng mức đầu tư lớn là người ta nghĩ ngay đến một dự án lớn, mà lớn thì cũng thường phức tạp. Tuy nhiên, có nhiều dự án có thể có giá trị TMĐT lớn mà chưa chắc đã lớn (về khối lượng công việc; về giá trị trực tiếp phí...) nhưng lại phức tạp, hay TMĐT không lớn nhưng dự án lại phức tạp. Xét các VD sau:
+ Đoạn đường chưa đầy 1km nối từ Đào Duy Anh sang Ô Chợ Dừa tại Hà Nội. So với các dự án khác thì đây rõ ràng là dự án nhỏ, nhưng nó được coi là đắt nhất thế giới, giá trị TMĐT lớn, đền bù giải phóng mặt bằng phức tạp -> dự án phức tạp.
+ Dự án đường Láng Hòa Lạc hiện có giá trị TMĐT khoảng 7.000tỷ chỉ dài khoảng 30km. Trong khi Dự án đường Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam dài hàng nghìn km, vô số điểm giao cắt, cầu vượt, suối, đèo... thì TMĐT điều chỉnh là 15.000tỷ.
+ Có nhiều dự án khối lượng thi công xây dựng, diện tích xây dựng nhỏ. Nhưng giá thị mua sắm thiết bị, tiện nghi bên trong lại lớn -> TMĐT lớn nhưng dự án không phức tạp.
Phương án khắc phục (chắc bạn này làm luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ ?). Giảm thủ tục hành chính, nâng cao trình độ người làm dự án. Nếu từ tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu... đều có trình độ làm dự án chuyên nghiệp thì mọi vấn đề dù lớn đến mấy cũng trở thành ít phức tạp. Tất nhiên, điều kiện thiên tai, địch họa, bất khả kháng cũng phải không được phức tạp:D.

2. Khi lập một dự án đầu tư, người ta bỏ tiền ra nên phải tính đến hiệu quả đạt được. Các hướng dẫn của Nhà nước đều tập trung vào vấn đề khi bỏ vốn đầu tư (đặc biệt vốn ngân sách - tiền thuế của dân) phải đạt được hiệu quả kinh tế hoặc ít ra là lợi ích kinh tế xã hội, không có chuyện bỏ vốn cầu may. Một dự án đầu tư chỉ có bồi thường - giải phóng mặt bằng thì bạn tính hiệu quả thế nào (vì rõ ràng không có thu). Cũng có khá nhiều tỉnh có dự án kiểu này gọi là tạo mặt bằng chờ đầu tư, kêu gọi vào đầu tư xây dựng công trình -> làm dự án kiểu cầu may, đặc biệt trong điều kiện nước ta còn nghèo, còn nhiều vấn đề phải đầu tư cấp thiết không thể bỏ vốn kiểu này.

3.Tiêu chí chi phí bồi thường dùng đề phân loại dự án sẽ có ý nghĩa gì nhỉ (!?), tôi chưa hiểu câu hỏi này lắm.
 

Thanh_PMC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/9/07
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
2. Khi lập một dự án đầu tư, người ta bỏ tiền ra nên phải tính đến hiệu quả đạt được. Các hướng dẫn của Nhà nước đều tập trung vào vấn đề khi bỏ vốn đầu tư (đặc biệt vốn ngân sách - tiền thuế của dân) phải đạt được hiệu quả kinh tế hoặc ít ra là lợi ích kinh tế xã hội, không có chuyện bỏ vốn cầu may. Một dự án đầu tư chỉ có bồi thường - giải phóng mặt bằng thì bạn tính hiệu quả thế nào (vì rõ ràng không có thu). Cũng có khá nhiều tỉnh có dự án kiểu này gọi là tạo mặt bằng chờ đầu tư, kêu gọi vào đầu tư xây dựng công trình -> làm dự án kiểu cầu may, đặc biệt trong điều kiện nước ta còn nghèo, còn nhiều vấn đề phải đầu tư cấp thiết không thể bỏ vốn kiểu này.

3.Tiêu chí chi phí bồi thường dùng đề phân loại dự án sẽ có ý nghĩa gì nhỉ (!?), tôi chưa hiểu câu hỏi này lắm.

Qua các dẫn chứng trên chắc nguyentheanh đã hiểu những khó khăn của dự án có chi phí bồi thường làm vượt cấp trình duyệt dự án (từ nhóm C -> B; hoặc từ B -> A), thường gặp ở những công trình giao thông, nhất là ctr di ngang qua trung tâm các thành phố lớn. Trong những dự án đó thì chi phí BTGPMB hay đội nhóm dự án lên 1 cấp.
Vì sao dự án xây dựng, có nhiều bước thiết kế phải trình duyệt, lại phải bao gồm chi phí BTGPMB. Việc trình duyệt, ở mỗi cấp thì càng cao (Bộ, CP, UBND tỉnh thành) thì thời gian và thủ tục càng nhiêu khê!!!! Cho nên có những con đường nội thàh phải chờ trên 2 năm mới duyệt được DA, và vài năm chờ thực hiện dự án!
Còn về "dự án đầu tư chỉ có bồi thường - giải phóng mặt bằng thì bạn tính hiệu quả thế nào?" thì xin hỏi trong hàng ngàn báo cáo nghiên cứu khả thi (PS) trước đây, có BCNCKT nào lại đánh giá ko đạt! (có nghĩa là trước đây, DA ko có quan tâm đến tính hiệu quả của DA, mà là những nhu cầu cấp thiết cần đầu tư). Cho nên mới đây, CP mới chuyển BCNCKT thành báo cáo KTKTXD và bỏ BCNCKT!
Thử nhìn lại, có biết bao nhiêu ctr giao thông chậm tiến độ vài năm chờ BTGPMB?
Còn nhiều bất cấp khác nữa ....!!!!
 
A

anhnhan96

Guest
Về vấn đề này mình xin đóng góp vài ý kiến như sau:

1. Để khắc phục sự chưa phù hợp như 02 ví dụ mà Thế Anh đã nêu, hiện nay trong ND99 và Thông tư 05 đã thể hiện Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng không bao gồm chi phí bồi thườg về đất nữa, như vậy tổng mức đầu tư sẽ sát thực tế hơn và phản ánh đúng giá trị đầu tư của công trình. Chi phí bồi thường về đất sẽ tính riêng theo các quy định về đất đai (Luật đất đai, NĐ84...). Như vậy là có thể giải quyết được vướng mắc của Thanh PMC về vấn đề chi phí BT-GPMB làm thay đổi phân loại dự án rồi nhé.
2. Theo quy định của pháp luật đất đai thì không có chuyện lập dự án BT-GPMB và trong các văn bản khác không điều chỉnh việc thẩm định, phê duyệt dự án như thế này.
Nếu có gì chưa đúng xin ý kiến phản hồi nhé. Thân chào.
 
T

tatylic

Guest
Những bất cập mà các anh đã đưa ra, và ý tưởng tách Chi phí ĐBGPMB của anhnhan96 Em rất lấy làm hứng thú, Em nghĩ đây cũng là một ý tưởng hay !

Bàn về câu hỏi "Tại sao Bồi thường-giải phóng mặt bằng không lập thành một dự án riêng ?".
- Nếu xét nguyên văn câu hỏi với đầy đủ ý nghĩa của các từ ngữ trong đó thì theo Em câu trả lời là : Tại sao lại không?hoàn toàn có thể ! Vì sao ư ? Vì :“Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”.
- Còn nếu suy nghĩ theo lối chủ quan của cá nhân Em, trong trường hợp này chúng ta đang nói tới "Dự án đầu tư xây dựng". Và cũng vẫn là suy nghĩ chủ quan của cá nhân, câu trả lời là : Không thể coi "Bồi thuờng, giải phóng mặt bằng" là một dự án đầu tư xây dựng riêng được, bởi vì "Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.".

Mong được trao đổi thêm với các anh chị !:)
 
Last edited by a moderator:

Thanh_PMC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/9/07
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Những bất cập mà các anh đã đưa ra, và ý tưởng tách Chi phí ĐBGPMB của anhnhan96 Em rất lấy làm hứng thú, Em nghĩ đây cũng là một ý tưởng hay !

Bàn về câu hỏi "Tại sao Bồi thường-giải phóng mặt bằng không lập thành một dự án riêng ?".
- Nếu xét nguyên văn câu hỏi với đầy đủ ý nghĩa của các từ ngữ trong đó thì theo Em câu trả lời là : Tại sao lại không?hoàn toàn có thể ! Vì sao ư ? Vì :“Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”.
- Còn nếu suy nghĩ theo lối chủ quan của cá nhân Em, trong trường hợp này chúng ta đang nói tới "Dự án đầu tư xây dựng". Và cũng vẫn là suy nghĩ chủ quan của cá nhân, câu trả lời là : Không thể coi "Bồi thuờng, giải phóng mặt bằng" là một dự án đầu tư xây dựng riêng được, bởi vì "Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.".

Mong được trao đổi thêm với các anh chị !:)

MÌNH THẤY BẠN SUY NGHĨ RẤT THOÁNG VÀ HAY NỮA! KO BIẾT CÁC VỊ C/PHU CÓ ĐƯỢC SUY NGHĨ NHƯ BAN KO NỮA!
THANKS!
 

Thanh_PMC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/9/07
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh dang triển khai các dự án đầu tư Bồi thường GPMB & tái định cư tách riêng hẳn với dự án đầu tư xây dựng se được triển khai sau khi thự hiện dự án bồi thường. Một vài Ví dụ dự án tư Bồi thường GPMB & tái định cư đã được UBND TpHCM đồng ý tách riêng và cho triển khai trước như: Khu y viện của huyện Củ Chi, dự án Vành đai Bình Lợi - TSN, các trụ sở phường mới tách của quận Gò Vấp!
Mọi người có suy nghĩ j về sự chỉ đạo này của UBND TpHCM? Đúng hay sai với quy phạm pháp luật? Tốt hay xấu đ/v XH, NN, vốn???
Các bác cùng thử tài lý luận xem!
:beat:
 

khungkhung_79

Thành viên mới
Tham gia
24/12/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Thật ra với ý tưởng tách bồi thường giải phóng mặt bằng ra thành một dự án riêng thì không đúng nhưng nếu tách ra như là một hạng mục của dự án thì có thể xem xét được. Thông thường thì trong tổng mức đầu tư ghi chung chung là chi phí bồi thường và chi phí này sẽ chuyển trực tiếp cho hội đồng bồi thường để chi trả theo quyết định đã công bố.
Trước khi thực hiện bồi thường thì CĐT phải thuê đơn vị đo đạc, đo vẽ lập bản đồ thu hồi đất, nhưng chi phí này không được tính trong tổng dự toán....vậy híc! lấy gì để chi trả cho đơn vị đo đạc bản đồ mà CĐT đã thuê????.
Theo NĐ 99 thì trong tổng dự toán cũng không hề có nói đến chuyện này (Không có trong thành phần của Chi phí tư vấn) - Nan giải đấy!:((
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Bồi thường-GPMB

Hôm nay tôi quá bận,ngày mai tôi sẽ thảo luận về đề tài này!
 
Q

quyetxd

Guest
Tại sao Bồi thường-giải phóng mặt bằng không lập thành một dự án riêng?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều Dự án đã gặp phải và hiệu quả của Dự án bị ảnh hưởng khá nhiều về vấn đề ''giải phóng mặt bằng''.
Khi tôi tham gia lớp phổ biến nghị định 99 Thầy có dẫn chứng '' Một số dự án bây giờ (không phải nguồn vốn nhà nước) họ tách riêng chi phí giải phóng mặt bằng ra là một hoạt động độc lập và hiệu quả rõ rệt.
Và theo tôi thì câu hỏi trên bạn tatylic đã lập luận rất hay rồi. Nếu tách riêng bạn làm sao mà thuyết phục được khi phê duyệt "dự án" trên với cấp có thẩm quyền ( vì đơn giản Hiệu quả của dự án đâu?)
Rất mong được tiếp tục trao đổi với mọi người.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Hôm nay tôi quá bận,ngày mai tôi sẽ thảo luận về đề tài này!
Một câu hỏi từ năm 2007 mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng! Một vấn đề mà tôi tạm gọi là nan giải đối với tất cả các dự án!
Luật XD thì đã ra đời từ cách đây 5-6 năm rồi. Trong đó Điều 72 có nói đến việc khi khởi công phải có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hay từng phần gì đó cho việc thi công.

Còn tôi thấy, công tác đền bù - giải phóng mặt bằng luôn là công tác muôn thuở. Có dự án (hiện tôi đang thi công), khi bàn giao từng phần để nhà thầu thì công, rồi những phần còn lại để bàn giao thì chưa thấy đâu do phương án đền bù GPMB chưa được phê duyệt! Tiến độ theo hợp đồng thì đã hết từ lâu trong khi khối lượng công việc còn lại là rất lớn. Chúng tôi muốn đẩy nhanh thi công để đỡ mệt mỏi và tập trung sang những dự án lớn khác nhưng không thể nổi do quá khó khăn trong công tác GPMB.

Tách công tác GPMB ra dự án riêng thì chắc là không thể vì nó còn liên quan đến khá nhiều công tác khác. Và chỉ tiêu hiệu quả dự án đầu tư có liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Nhưng, cái mà các nhà thầu quan tâm, ngoài kế hoạch vốn cho dự án (chỉ tiêu quan trọng nhất:D), thì mặt bằng thi công là một vấn đề hết sức... nóng!

Nếu bài của bác thanh-PMC là nghiêm túc thì đó là điều mà thành phố HCM đã đi trước một bước so với các tỉnh trong toàn nước!

Tại sao không? Chúng ta nên bàn biện pháp, đề xuất để đi theo hướng cải cách có lợi cho sự phát triển toàn diện và bền vững. Mong các bác thảo luận thêm!
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Bồi thường,GPMB hay Bồi thường hỗ trợ,tái định cư(viêt tắt:BTGPMB hay BTHTTĐC)

Thật ra với ý tưởng tách bồi thường giải phóng mặt bằng ra thành một dự án riêng thì không đúng nhưng nếu tách ra như là một hạng mục của dự án thì có thể xem xét được. Thông thường thì trong tổng mức đầu tư ghi chung chung là chi phí bồi thường và chi phí này sẽ chuyển trực tiếp cho hội đồng bồi thường để chi trả theo quyết định đã công bố.
Trước khi thực hiện bồi thường thì CĐT phải thuê đơn vị đo đạc, đo vẽ lập bản đồ thu hồi đất, nhưng chi phí này không được tính trong tổng dự toán....vậy híc! lấy gì để chi trả cho đơn vị đo đạc bản đồ mà CĐT đã thuê????.
Theo NĐ 99 thì trong tổng dự toán cũng không hề có nói đến chuyện này (Không có trong thành phần của Chi phí tư vấn) - Nan giải đấy!:((


1.Theo quy định từ điều 49 đến 62 của NĐ 84 và NĐ 197 không có quy định lập DA BTGPMB mà chỉ có quy định lập PA tổng thể và PA chi tiết nhưng theo theo chỉ thị số 836 ngày 2/7/2007 của Thủ tướng CP thì Bộ Tài chính có thông tu 107/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 quy định có DA GPMB với DA sử dụng NSNN;đông thời đề nghị Bộ KH-ĐT hướng dẫn lập,thẩm định và phê duyệt DA GPMB TĐCnhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn về nội dung,định mức lập loại DA này.Do vậy công tác GPMB găp rất nhiều ách tắc trong khâu bố trí vốn và giải ngân vốn.Ngày 28/8/2008(01 năm sau) Bộ TC có văn bản 10050/BTC-ĐT đề nghị Bộ Kh-ĐT sớm ban hành văn bản này và đề nghị
:
Đối với DA chỉ có công tác GPMB không có hoạt động XD(tạo quỹ đât"sạch" kêu gọi đâu tư của Tổ chức Phát triển quỹ đất hoặc các đon vị được giao BTHTTĐC) chỉ cần gửi đến Kho bạc NN các văn bản sau:Cho phép tiến hành GPMB của cấp có thẩm quyền;PA BTHTTĐC được duyệt;dự toán chi phí tổ chức thực hiện BTHTTĐC.

2.Việc chuẩn bị hồ sơ địa chính theo diều 50 NĐ 84 để đo dacdac lập hồ sơ kĩ thuật thửa đất phục vụ cho thu hồi đất,lập PA BTHTTĐC đượ lập dự toán riêng để tring cấp thẩm quyền phê duyêt không nằm trong TDT nhưng nằm trong TMĐT.Theo văn bản só 12241/BTC-QLCS ngày 12/9/2007 của Bộ Tài chính gửi Sở Tài chính Tây ninh thì chi phí này không lấy trong khoản kinh phí 2% chi cho công tác tỏ chức thực hiện BTHTTĐC.
 
Last edited by a moderator:

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
thảo luận về bồi thường,hỗ trợ và tái đinh cư(viêt tắt:BTHTTĐC)

Vấn đề nan giải nhất của đầu tư và xây dựng hiện nay của đất nước ta -đó là BTHTTĐC(cụm từ chính xác nhất trong Luật Đất đai) mà điều này từ Chính phủ đén người dân đều biết.Nhưng để giải quyết vấn đề này thì rất khó khăn và phức tạp.Tôi chỉ xin nêu một số lí do:
1-Về các cơ sở pháp lí còn chưa tổng quát , còn nhiều bất cập và thay đổi liên tục chưa phù hơp.thực tế.
-Các Luật chưa thống nhất và chưa hoàn chỉnh để đi vào cuộc sống.Ví dụ về từ ngữ trong Luật thì Luật Đất đai nói BTHTTĐC nhưng Luật XD lại gọi là GPMB;NĐ 197 quy định chỉ có 2 tổ chức thực hiện BTHTTĐClà Hội đồng BTHTTĐC cấp huyện(DA có CĐT và có hoạt động XD)và tổ chức Phat triển quỹ đất(không có CĐT hoạt động XD,chỉ tạo quỹ đất sạch kêu gọi nhà ĐT thực hiện DA);tuy nhiên từ 2003 đến nay chưa có cơ chế hoạt đông,cơ chế vốn,cơ chế phối hợp để BTHTTĐC.Trên thực tế khi thực hiện lại phải "ghép" 2 tổ chức này làm một.6 năm qua định vị hoạt đông này vẫn là í tưởng trên giấy.Tôi là giam đốc tổ chức này hoàn toàn bị làm khó.Tỉnh giao rât nhiều khu vực BTHTTĐC nhưng không giao vốn(bị hạn chế bởi Luật NS không được lập quỹ;không thông qua Hội đồng ND được vì không có danh mục...);khi tổ chức thực hiện phải kinh thưa 5 ông:sở TC,sở TN và MT,sở XD,Sở KH-ĐT,UBND cấp huyện,không dám làm "mất lòng"ông nào...
-Chính sách BTHTTĐC chưa hài hoà Lợi ích Nhà nước(trong đó có nhà ĐT) và lợi ích của người dân.Giá đất công bố hàng năm của các địa phương được BTHTTĐC chỉ bằng 40-60% giá thị trường(chưa kể giá đất nông nghiệp trong hoặc kề khu dân cư rất thấp) trong khi quy định BTHTTĐC sát giá thị trường trong điều kiện bình thường.Điều này ông Trần Du Lịch-Viện trưởng Viện KT TP Hồ Chí Minh nói là đi tìm "lá diêu bông".Vì vậy,người dân đa số không chấp nhận giá BT này,việc GPMB kéo dài,chi phí thực hiên DA tăng cao,nhà ĐT mất cơ hội,khiếu nại diễn ra phức tạp và kéo dài.
2-Vấn đề TĐC:Hiện nay cac CĐT chưa quan tâm nhiều tới việc XD các khu TĐC không phải chỉ để ở mà cả vấn đề giải quyết vấn đề việc làm cho người bị giải toả để duy trì cuộc sống vật chất cho gia đình,chưa nói đến vấn đề tinh thần.Vì vậy,í tưởng nơi TĐC tốt hơn hoặc bằng vẫn chỉ là lí thuyết dẫn đến rất nhiều gia đình bị giải toả gặp rât nhiều khó khăn;các hộ giải toả khác nhìn vào việc này không hợp tác.Thứ 2 là giá đât TĐC sau khi nhận tiền BT,đa số(nhất là các hộ bị GT đất nông nghiệp có nhà ở) không đủ tiền nộp tiền SDĐ,chưa nói là xây nhà.Vì vậy việc GPMB rất khó khăn vì đa số các đối tượng giải toả rất nghèo.
3-Vấn đề BT vô hình không được xem xét ở mức độ tương đối liên quan tới họ hàng,lang xóm và các quan hệ xã hội khác đối với các hộ giải toả trắng đến nơi định cư mới.
Mời thảo luận thêm.
 

tranngochien

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/10/07
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Bỏ hết Luật nghị định đi. Chỉ xét trên quan điểm kinh tế - tài chính thì không thể tách ra làm DA được. Lý do chi phí BTGPMB là một bộ phận cấu thành TMĐT khi xác định hiệu quả đầu tư dự án.
 
N

nguyenthaibinhdhtn

Guest
chào

cho hỏi về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Các bác lại hiểu sai lệch lạc quan điểm của Nhà nước rồi. Nghị định 69 có ghi rõ: "Căn cứ quy mô thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư có thể quyết định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập" Như vậy đã tạo cơ hội cho các chủ dự án rút ngắn thời gian các quy trình thủ tục đầu tư. Việc tách hạng mục BTGPMB thành tiểu dự án riêng sẽ giúp chủ đầu tư chủ động ngay ở bước ban đầu là thỏa thuận địa điểm sau đó tiến hành các thủ tục về bồi thường GPMB, còn tính toán hiệu quả kinh tế của dự án tất nhiên là có chi phí BTGPMB rồi. Còn nếu áp dụng các trình tự thủ tục trước kia là dự án được phê duyệt mới tiến hành các công tác như lập phương án tổng thể, thu hồi đất, kiểm kê đền bù, giao đất,...sẽ mất rất nhiều thời gian do phải thực hiện trình tự từng giai đoạn thực hiện dự án. Ở đây tách riêng hạng mục GPMB sẽ tiến hành song song với các bước thực hiện dự án sẽ giảm thời gian đi rất nhiều.
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Một câu hỏi từ năm 2007 mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng! Một vấn đề mà tôi tạm gọi là nan giải đối với tất cả các dự án!
Luật XD thì đã ra đời từ cách đây 5-6 năm rồi. Trong đó Điều 72 có nói đến việc khi khởi công phải có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hay từng phần gì đó cho việc thi công.

Còn tôi thấy, công tác đền bù - giải phóng mặt bằng luôn là công tác muôn thuở. Có dự án (hiện tôi đang thi công), khi bàn giao từng phần để nhà thầu thì công, rồi những phần còn lại để bàn giao thì chưa thấy đâu do phương án đền bù GPMB chưa được phê duyệt! Tiến độ theo hợp đồng thì đã hết từ lâu trong khi khối lượng công việc còn lại là rất lớn. Chúng tôi muốn đẩy nhanh thi công để đỡ mệt mỏi và tập trung sang những dự án lớn khác nhưng không thể nổi do quá khó khăn trong công tác GPMB.

Tách công tác GPMB ra dự án riêng thì chắc là không thể vì nó còn liên quan đến khá nhiều công tác khác. Và chỉ tiêu hiệu quả dự án đầu tư có liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Nhưng, cái mà các nhà thầu quan tâm, ngoài kế hoạch vốn cho dự án (chỉ tiêu quan trọng nhất:D), thì mặt bằng thi công là một vấn đề hết sức... nóng!

Nếu bài của bác thanh-PMC là nghiêm túc thì đó là điều mà thành phố HCM đã đi trước một bước so với các tỉnh trong toàn nước!

Tại sao không? Chúng ta nên bàn biện pháp, đề xuất để đi theo hướng cải cách có lợi cho sự phát triển toàn diện và bền vững. Mong các bác thảo luận thêm!
Cụm từ mà bạn đưa ra "Tách công tác GPMB ra dự án riêng" mà chính xác là "Tách công tác GPMB ra thành tiểu dự án riêng" Theo tôi có thể bạn đã hiểu vấn đề hơi sai lệch một chút.
 

laylovi

Thành viên mới
Tham gia
8/4/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Theo như trên Sơn La chúng tôi có rất nhiều thủy điện việc GPĐB la rất nhiều chúng tôi tách riêng phần GPMB thành tiểu dự án và và giải quyết song song bước thực hiện dự án (giống như ý kiến tham gia của bạn nguyenduong171).
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Theo như trên Sơn La chúng tôi có rất nhiều thủy điện việc GPĐB la rất nhiều chúng tôi tách riêng phần GPMB thành tiểu dự án và và giải quyết song song bước thực hiện dự án (giống như ý kiến tham gia của bạn nguyenduong171).
Vấn đề này thực hiện được, bạn có thể tham khảo nội dung Điều 33 ND69, và điều 21 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 hướng dẫn ND69
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top