Các bài học đo bóc tiên lượng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mở đầu. Các kiến thức toán học cần thiết khi hành nghề kỹ sư định giá

Khi tìm tài liệu tham khảo để soạn thảo bài giảng cho lớp học Kỹ sư định giá về: Định mức, đơn giá, dự toán, đo bóc tiên lượng, lập dự toán... TA đã đọc và tham khảo các tài liệu đào tạo trực tuyến của hai tổ chức:

- The association for the advancement of cost engineering (AACE) - Hiệp hội phát triển kỹ sư định giá (tạm dịch)
- American Society of Professional Estimators (ASPE) - Hội dự toán nhà nghề Hoa Kỳ

Khoá học trực tuyến của các tổ chức này cung cấp cho các học viên luôn bắt đầu bằng khoá học bổ sung kỹ năng toán học. Suy ngẫm, TA thấy rằng công tác đo bóc tiên lượng, lập dự toán, tính toán đơn giá, xác định hệ số điều chỉnh có sự liên quan mật thiết đến toán học. Các tổ chức chuyên nghiệp củng cố kiến thức toán học ngay đầu khoá cho học viên là hoàn toàn hợp lý. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để vận dụng tư duy kỹ sư định giá của Hoa Kỳ phù hợp với điều kiện Việt Nam trên Giaxaydung.vn.

Các đặc trưng hình học cơ bản

Các hình và công thức sau đây chúng ta rất hay gặp trong công tác đo bóc tiên lượng. Chắc chắn khi nói ra nhiều người sẽ than "biết rồi, khổ lắm nói mãi", ấy vậy mà người bạn của TA là một chuyên gia rất giỏi về dự toán đã phải mất khá nhiều tiền điện thoại và thời gian gọi đi các nơi để hỏi công thức tính thể tính hình đống cát khi tranh luận với Chủ đầu tư về tính khối lượng một khối hình tương tự.

Chúng ta cùng ôn lại cách tính diện tích và thể tích một số hình. Nếu nắm vững và biết cách ứng dụng cho tốt, chúng ta có thể đọc bản vẽ và tính toán khối lượng thuận lợi hơn rất nhiều:

hinhcb1.jpg


hinhcb2.jpg


Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ cụ thể, đo bóc tiên lượng một hình phức tạp bằng cách tách ra thành các hình cơ bản bên trên để tính khối lượng:

Chúng ta có một móng đơn như sau:

mong.jpg


Chúng ta sẽ tách hình vẽ đó ra để tính khối lượng đào đất, khối lượng bê tông như sau:

Đây chính là hình đống cát lật ngược, chúng ta tính được khối lượng đào đất:

homongdongcat.jpg


Tách ra thành 3 hình thuộc vào 2 loại hình cơ bản (hình hộp và hình đống cát) chúng ta tính được khối lượng bê tông:

tachhinh.jpg


Rõ ràng đọc bản vẽ và tính toán khối lượng chẳng có gì là cao siêu cả, bạn chắc chắn đã học toán học thời phổ thông rồi. Hãy bình tĩnh áp dụng kiến thức của chính bạn và nói rằng I CAN DO IT.

Trong các bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách tính toán từng kết cấu cụ thể của công trình Dân dụng, từ móng đến mái... và nếu điều kiện cho phép chúng ta sẽ nghiên cứu việc đo bóc khối lượng một số kết cấu của công trình cầu đường và đo bóc khối lượng công trình điện, nước...
 

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Theo em thì V1=0.3*0.3*(5+0.35)=0.4815.Mong cả nhà góp ý thêm.:">
 
Last edited by a moderator:

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Hì hì, đây chỉ là ví dụ thôi mà bạn.

V1 = 0,48 mình nghĩ là đúng.

Vhm = 0,7/6[1,8*1,4 + (1,2+1,8)*(1,0+1,4) + 1,0*1,2]

V2 = 0,15/6[1,2*1,0 + (1,2+0,5)*(1,0+0,5) + 0,5*0,5]

Ngoài ra nếu V3 = 1,0*1,2*0,15 thì có thể hố móng bạn vẽ chưa chính xác
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Một số kiến thức toán học, đại số

Trong bài trên, TA đã giới thiệu với các bạn một số kiến thức về hình học phẳng, hình học không gian. Ở bài này TA xin giới thiệu một vài kiến thức số học, đại số cần thiết trong quá trình tác nghiệp đo bóc tiên lượng lập dự toán.

Mặc dù có máy tính với (Excel, Calculator, các chương trình dự toán…), nhưng khi đưa dữ liệu đo bóc tiên lượng vào bảng tính nếu bạn thực hiện kỹ năng tính nhẩm, tính tay nhanh và chính xác sẽ giúp tốc độ đo bóc tiên lượng của bạn trở thành siêu tốc, hiệu suất công việc sẽ cao hơn, rút ngắn thời gian làm việc.

1. Phép nhân

- Nhân với 0,25 là chia số đó cho 4.
VD: 328 x 0,25 = 328/4 = 82

- Nhân với 0,5 là chia số đó cho 2
VD: 926 x 0,5 = 926/2 = 463

- Nhân với 2,5 bằng cách thêm số 0 rồi chia 4
VD: 44 x 2,5 = 440/4 = 110

- Nhân với 5 là thêm số 0 rồi chia 2.
VD: 64 x 5 = 640/2 = 320

- Nhân với 9 là nhân 10 rồi trừ đi số đó
VD: 23 x 9 = 230 – 23 = 207

- Nhân với 11 có hai cách:
+ C1: Nhân 10 rồi cộng thêm số đó.
VD: 53 x 11 = 530 + 53 = 583

+ C2: Khi số nhân có 2 con số thì chỉ cần cộng 2 số đó lại và đặt vào giữa:
VD: 53 x 11 = 5 |5+3|3 = 583

- Nhân hai số từ 10 đến 20: ta cộng số thứ nhất với số hàng đơn vị của số thứ hai rồi đặt trước tích của 2 số hàng đơn vị.
VD: 12 x 13 = |12+3| |2x3| = 156

Khi hai số đơn vị nhân nhau vượt mười thì ta cộng hàng chục (của tích nhận được) vào số trước, cộng phần đơn vị vào số sau.
VD: 17 x 13 = |17 + 3 + 2| |7x3+1| = 221

-Bình phương của một số tận cùng là 5:
25^2 = 2 x (2+1) | 25 = 625
85^2 = 8 x (8+1) | 25 = 7225

- Nhân hai số liên hiệp (x+y)(x-y) = x^2 – y^2
42 x 38 = (40+2)(40-2) = 40^2 – 2^2 = 1600 – 4 = 1596

-Thu gọn số khi nhân
7,5 x 24 = 15 x 12 = 180

2. Phép chia:

Cần nhớ rằng khi chia cho một số là nhân nghịch đảo của số đó, để biến phép chia thành phép nhân.

-Chia cho 0,5 là nhân số đó với 2
18 / 0,5 = 18 x 2 = 36

-Chia cho 0,25 là nhân số đó với 4
3 / 0,25 = 3 x 4 = 12

-Chia cho 2,5 là nhân 4 chia 10
5 / 2,5 = 5 x 4 /10 = 2

Cần tận dụng kết quả nhân nhẩm trong chia nhẩm.

Còn một số kiến thức nữa về đại số (TA sẽ trình bày khi chuyển sang phần lập dự toán):
- Phân tích đa thức thành nhân tử - phục vụ tính toán hệ số điều chỉnh nhân công, giá ca máy...
- Cấp số cộng, cấp số nhân, công bội, công sai - phục vụ thiết lập bảng tính Excel khi lập dự toán
...

1. Kết luận: Mặc dù có máy tính tính toán hết giúp bạn, nhưng kỹ năng tính nhẩm điêu luyện sẽ giúp bạn tăng năng suất và hiệu quả làm việc.
2. Yêu cầu: bạn phải luyện tính cho quen.
3. Ý nghĩa: IQ của bạn sẽ tăng đều, công việc của bạn không quá phụ thuộc vào máy tính. Khi Chủ đầu tư giục gấp, điện lại mất - PC không làm việc được, Laptop hết pin bạn sẽ thấy giá trị của khả năng tính nhẩm...

Tài liệu tham khảo: Cẩm nang kết cấu xây dựng, Ths. Bùi Đức Tiển
 

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Nhân chia

Tôi hoàn toàn đồng ý cách nhân chia nhanh như trên. Tuy nhiên không phải lúc nào vận dụng cũng tốt. Ta biết khi bóc khối lượng xong, chạy dự toán chúng ta còn kiểm tra lại nữa. Nếu biến đổi các con số chúng ta sẽ vô cùng khó khăn vì chúng rối lên. Thông thường nhìn 1 phép tính chúng ta hình dung ngay hình dạng kết cấu ấy, nay thay đổi con số sẽ khó kiểm soát hơn.

VD: có 44 dầm loại rộng 0,2 ; cao 0,3 dài 2,5.

Tôi tính bê tông là: V=44*(0,2*0,3*2,5)= 6,6 m3
Nếu bạn tính là : 440/4*0,2*0,3 = 6,6 m3
Vậy nhìn phép tính nào dễ dàng hơn khi kiểm tra? Đó là quan điểm của tôi, còn các bạn thì sao? Xin cùng thảo luận.:-?
 
K

kysuviet

Guest
cách tính khối lượng thép tròn trơn và có gân nhanh : m (kg/md)= r2/40.5
chia sẻ chút kinh nghiệm nhỏ.
 

hongson1234

Thành viên mới
Tham gia
14/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Bác TA kiểm tra lại phép tính này nhé:
Khi hai số đơn vị nhân nhau vượt mười thì ta cộng hàng chục (của tích nhận được) vào số trước, cộng phần đơn vị vào số sau.
VD: 17 x 13 = |17 + 3 + 2| |7x3+1| = 221
l 17 + 3 + 2 l = 22 ok.
l 7x3+1 l = 22 => kq 221 là sao? Bác giải thích giùm em nhé, cảm ơn bác nhiều..
 
L

Lan CT21

Guest
Tôi hoàn toàn đồng ý cách nhân chia nhanh như trên. Tuy nhiên không phải lúc nào vận dụng cũng tốt. Ta biết khi bóc khối lượng xong, chạy dự toán chúng ta còn kiểm tra lại nữa. Nếu biến đổi các con số chúng ta sẽ vô cùng khó khăn vì chúng rối lên. Thông thường nhìn 1 phép tính chúng ta hình dung ngay hình dạng kết cấu ấy, nay thay đổi con số sẽ khó kiểm soát hơn.

VD: có 44 dầm loại rộng 0,2 ; cao 0,3 dài 2,5.

Tôi tính bê tông là: V=44*(0,2*0,3*2,5)= 6,6 m3
Nếu bạn tính là : 440/4*0,2*0,3 = 6,6 m3
Vậy nhìn phép tính nào dễ dàng hơn khi kiểm tra? Đó là quan điểm của tôi, còn các bạn thì sao? Xin cùng thảo luận.:-?

Theo em thì anh TA chỉ đưa ra cách tính nhẩm chứ đâu có phải là để diễn giải phép tính. Em cảm ơn anh TA rất nhiều!
 
I

itasco

Guest
Các bác ơi cho tui hỏi?

Trong phần tính khối lượng đào đất hố móng ở ví dụ bác TA đưa ra. Kích thước 1800 và 1400 tính như thế nào vậy? có bác nào biết xin chỉ giúp. Xin cảm ơn bác
 
N

ntcnvc

Guest
nếu các bạn muốn tham khảo thêm thì đọc thêm ở cuốn kỹ thuật thi công 1 của trường đại học xây dựng. viêt về công thức tính toán hố móng có vát thành Taluy. vì mình ko nhớ lắm nên ko dám viết ra :( nói chung nó giống công thức ma TA đưa ra đươc cái nó tổng quát và diến giải khá cụ thể.

Trong phần tính khối lượng đào đất hố móng ở ví dụ bác TA đưa ra. Kích thước 1800 và 1400 tính như thế nào vậy? có bác nào biết xin chỉ giúp. Xin cảm ơn bác

bạn coi các cạnh trên là cạnh lớn có kích thước A.B. các cạnh nhỏ ở dưới có kích thước tương ứng la a, b. ta có công thức
A = a + 2*m*h
a, b là cạnh dưới của hố móng bạn tính được từ kích thước móng bạn cần thiết kế.
m la hế số mái dốc
h là chiều cao của cái hố móng đấy.

a, b được tính từ kích thước móng mà bạn cần thiết kế, thường thì người ta lấy kích thươc đáy móng + 30cm (cũng có thể lấy 20cm)
khoảng 30cm này là chỗ để công nhân thao tác khi thi công.
lâu quá ko học toàn chơi game nên kiến thức mình chỉ còn có vậy mong các bác sửa lỗi nếu thấy sai sót.
 
Last edited by a moderator:

haicuadat

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Phiền các cao thủ giúp mình với, mình là dân thi công đang tập làm dự toán , có một đầu mục như sau otô 27 tấn vận chuyển đá hỗn hợp cự ly 1,6km teo đúng định mức bóc tách bao gồm 1km đầu mã AB.56421 và 0,6km tiếp theo mã 57121 nhưng trong này phải nội suy . Vậy công thức nội suy ở 0,6km tiếp ở đây là gì ? mình có tham khảo một công thức sau của một bạn trong diễn đàn:
Biết x1-----y1,x2------y2.
x là giá trị trong khoảng (x1,x2), tương ứng với giá trị y được tính như sau:

y= y1+ (y2-y1)*(x-x1)/(x2-x1)
hoặc:
y = y2 - (y2 -y1)* (x2-x)/(x2-x1)

tuy nhiên kiểm tra với thiết kế thì không đúng mong các pro hướng dẫn thêm .Mình cảm ơn rất nhiều !
 
L

levinhxd

Guest
1 km đầu tiên ----------- x1 (đồng)
1km tiếp theo ---------- x2 (đồng)
=> 2 km hết: ------------x1+x2 (đồng)

................................ (x1+x2) - x1
........ .1,6km = x1+_______________ x0,6
.......................... .................. 1
Hay là:
1,6km = x1 + x2*0,6

Mình nghĩ chỉ cần suy luận đơn giản như thế! không biết có đúng ý bạn ko nữa!
 
Last edited by a moderator:
N

NG.PHUONG

Guest
em cũng thấy trong phép tính nhẩm của anh có nhiều chỗ chưa ổn
 

Top