Các vấn đề liên quan đến khảo sát

  • Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi
H

Hugolina

Guest
Về việc thông báo Khảo sát để lập Dự án đầu tư xây dựng công trình


Câu hỏi:


Hiện nay ở tỉnh chúng tôi phải thực hiện một thủ tục xin văn bản "Thông báo khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn để lập dự án đầu tư xây dựng công trình" do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp trên cơ sở văn bản đề nghị của Sở Xây dựng. Trước đó, để có văn bản đề nghị của Sở Xây dựng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh thì chủ đầu tư phải làm các thủ tục tại Sở Xây dựng. Vậy đề nghị Bộ Xây dựng cho biết thủ tục nói trên có quy định ở các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành hay không? Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng sử dụng vốn ngân sách đã có trong quy hoạch xây dựng thì có phải thực hiện thủ tục xin Thông báo khảo sát lập dự án như trên hay không?

Trả lời:
Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định phải xin văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh về "Thông báo khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn". Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì nội dung dự án cũng không yêu cầu có văn bản "Thông báo khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn". Việc Sở Xây dựng yêu cầu bạn phải xin văn bản đó là không đúng với các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng công trình.
Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng mọi nguồn vốn và có trong quy hoạch xây dựng hay không có trong quy hoạch xây dựng thì không phải làm thủ tục xin văn bản "Thông báo khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn".

Việc khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn để phục vụ công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình là do yêu cầu của chủ đầu tư hoặc tư vấn lập dự án nếu thấy cần thiết.
 
H

Hugolina

Guest
Về việc cấp chứng chỉ hành nghề

Hỏi :
Tôi tốt nghiệp Trường TH Đo đạc & bản đồ 2 năm 1989 với chuyền ngành đo đạc địa hình, hiện công tác trong đơn vị tư vấn thiết kế từ năm 1990 đến nay thuộc bộ phận khảo sát. Nay tôi xin cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình nhưng theo quy đinh thì chỉ cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình cho kỹ sư trắc địa. Vậy thì những người có hoàn cảnh như tôi có bị thiệt thòi không khi chúng tôi được đào tạo nghề thì lại không được cấp chứng chỉ hành nghề
Trả lời:
Khoản 3, Điều 48 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định: “...Cá nhân đảm nhận các chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành ngề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định...”.
Điều 51, Nghị định 16/2005/NĐ-CP quy định: “...Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành ngề xin đăng ký...”.
Như vậy, ông đã tốt nghiệp Trường Trung học Đo đạc và bản đồ 2 và đã liên tục công tác tại bộ phận khảo sát xây dựng của một tổ chức tư vấn thiết kế nên ông được hành nghề khảo sát xây dựng nhưng không được đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng.

 
L

lestrong

Guest
1.Về việc đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng và thuê tư vấn thẩm tra

Hỏi:
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng không có pháp nhân khảo sát địa chất công trình, vậy trong báo cáo khảo sát địa chất công trình có yêu cầu nhà thầu phụ ký đóng dấu?
2. Dự toán khảo sát xây dựng có nhất thiết phải thuê tư vấn thẩm tra?

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Khảo sát, Thiết kế XD có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Tiết a Khoản 1 Điều 49 Luật Xây dựng, tổ chức (nhà thầu) khảo sát xây dựng phải đáp ứng điều kiện: “Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng”. Như vậy, nếu nhà thầu khảo sát không đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng sẽ không có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực khảo sát xây dựng theo qui định của pháp luật và không được ký, đóng dấu trong hồ sơ khảo sát.
Trường hợp, nhà thầu phụ có tư cách pháp nhân về khảo sát xây dựng và thực hiện công việc khảo sát địa chất công trình theo hợp đồng với nhà thầu chính thì được quyền ký và đóng dấu vào hồ sơ khảo sát.
2. Theo quy định tại Khoản 7 Mục I, Tiết 1.1 Khoản 1 Mục III và Tiết 2.1 Khoản 2 Mục III Thông tư 06/2006/tt-bxd của Bộ Xây dựng ngày 10/11/ 2006 về việc hướng dẫn khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình: “Dự toán chi phí khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát lập trong phương án kỹ thuật khảo sátvà trình chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không có chuyên môn để thực hiện các công việc trên thì thuê tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn phù hợp để thực hiện“.
Như vậy, nếu chủ đầu tư có chuyên môn để thẩm tra dự toán chi phí khảo sát do nhà thầu khảo sát lập thì không nhất thiết phải thuê tư vấn thẩm tra. Trường hợp, không có đủ chuyên môn để thẩm tra, chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giúp thẩm tra trước khi phê duyệt.



2. Một số vấn đề liên quan đến hồ sơ khảo sát

Hỏi:
Trong hồ sơ thiết kế cơ sở có cần hồ sơ khảo sát (địa chất, địa hình) không?

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Khảo sát, Thiết kế XD có ý kiến như sau:
1. Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về xây dựng không quy định trong hồ sơ thiết kế cơ sở phải có hồ sơ khảo sát (địa chất, địa hình). Vì vậy, đối với hồ sơ trình thẩm định thiết kế cơ sở không yêu cầu phải có hồ sơ khảo sát.
2. Trường hợp, nếu trong hồ sơ trình thẩm định có gửi kèm theo hồ sơ khảo sát và nội dung thiết kế cơ sở có sử dụng các số liệu trong hồ sơ khảo sát để đề xuất các giải pháp thiết kế nền móng công trình xây dựng thì cần phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu khảo sát và chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm khảo sát thực hiện lập hồ sơ đó theo các quy định của Luật Xây dựng (Điều 49 Luật Xây dựng quy định về điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng) và Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 48 quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng và Điều 57 quy định về năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng).
 
L

lestrong

Guest
1. Về việc cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình

Hỏi:
Tôi được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình Giao thông cách đây hơn 05 năm và đã được đổi chứng chỉ này lần 2 cách đây vài tháng. Vừa rồi tôi làm hồ sơ để xin được cấp chứng chỉ khảo sát Địa hình, nhưng sở Xây Dựng của tỉnh tôi không chịu nhận hồ sơ, với lý do là tôi vừa đuợc cấp lại chứng chỉ hành nghề thiết kế nên tạm thời chưa nhận hồ sơ cấp chứng chỉ khảo sát cho tôi. Qua nghiên cứu các văn bản quy định về cấp chứng chỉ hành nghề của Bộ Xây Dựng ban hành, tôi chưa thấy có quy định như trên. Vậy trường hợp tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát Địa hình không?

Trả lời:
Nếu bạn có trình độ đại học thuộc chuyên ngành khảo sát và có đủ các điều kiện để xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 7 Quy chế cấp chứng chỉ hành kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng ban hành theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây dựng thì bạn nộp hồ sơ tới Sở Xây dựng địa phương để được cấp chứng chỉ. Sở Xây dựng từ chối không nhận hồ sơ với lý do là mới cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình giao thông cũng có thể đúng, nếu bạn không đáp ứng điều kiện nêu trên.

2. Bộ Xây dựng trả lời về điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng

Hỏi:
“Theo Luật Xây dựng năm 2003 (Chương IV, Mục 1, Điều 49) quy định điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng:

a) Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng;

b) Có đủ năng lực khảo sát xây dựng;

..................................................

Vậy xin hỏi Bộ Xây Dựng thì mục (b) được hiểu như thế nào? Một doanh nghiệp có đăng ký hoạt động nhưng chưa có phòng thí nghiệm hợp chuẩn thì có được tham gia khảo sát xây dựng hay không? Người chủ nhiệm khảo sát cần phải có hợp đồng lao động dài hạn đối với tổ chức thực hiện khảo sát hay không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động XD có ý kiến như sau:
Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 58 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Do đó, khi tham gia hoạt động khảo sát xây dựng, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định nêu trên.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì trong cùng một thời gian cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn (có thời hạn) với một tổ chức tư vấn.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo mức lương tối thiểu và lập, quản lý chi phí khảo sát xây dựng

Hỏi:
“Sau khi lương tối thiểu tăng lên 540.000đ/tháng chúng tôi có được điều chỉnh đơn giá khi thanh quyết toán hay không? Theo Thông tư 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 thì đối với công tác khảo sát các công trình thủy điện, hệ số phụ cấp là 0.6. Vậy trong giá thanh quyết toán chúng tôi có được hiểu chỉnh phụ cấp lưu động từ 0.2 lên 0.6 hay không (ghi chú: Hợp đồng ký kết là tháng 11/2007, giá hợp đồng là giá kết hợp)”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Việc điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo mức lương tối thiểu mới (Nghị định số 166/2007/NĐ-CP, Nghị định 167/2007/NĐ-CP của Chính phủ) theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng và Bảng số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư; Việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng thực hiện theo Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/5/2008 của Bộ Xây dựng;
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về nhiệm vụ, phương án và dự toán khảo sát xây dựng

Hỏi:

“Xin Bộ Xây dựng cho biết, nhiệm vụ, phương án và dự toán khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2 bước có phải tách riêng ra không? Được quy định trong tài liệu nào?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động XD có ý kiến như sau:

Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng không có quy định về việc Nhiệm vụ, Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (trong đó bao gồm cả Dự toán chi phí cho công tác khảo sát) phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2 bước phải được lập chung hay tách riêng ra.

Theo Quy định tại Điều 6, Điều 7, Chương III, Nghị định số 209/2004/ND-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với từng loại công việc khảo sát và từng bước thiết kế; Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (trong đó bao gồm cả Dự toán chi phí cho công tác khảo sát) phải phù hợp với Nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt.

Theo hướng dẫn tại Mục 13, Phần I, Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình, “Công tác khảo sát phải có nội dung phù hợp với bước thiết kế... Trường hợp điều kiện địa chất công trình tại khu vực khảo sát và công trình có yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, công tác khảo sát có thể thực hiện một lần để phục vụ cho nhiều bước thiết kế nhưng nhưng nội dung khảo sát phải được thể hiện trong phương án kỹ thuật khảo sát được chủ đầu tư phê duyệt”.

Trả lời cụ thể câu hỏi của bạn: Đối với công trình yêu cầu phải thiết kế 2 bước, nếu việc khảo sát xây dựng được thực hiện làm 2 giai đoạn tương ứng với từng bước thiết kế (bước thiết kế giai đoạn lập dự án đầu tư và bước thiết kế thiết kế bản vẽ thi công) thì Nhiệm vụ, Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (trong đó bao gồm cả Dự toán chi phí cho công tác khảo sát) phải được lập riêng cho từng bước thiết kế; nếu việc khảo sát xây dựng được thực hiện một lần để cung cấp đủ thông tin phục vụ luôn cả bước thiết kế bản vẽ thi công thì Nhiệm vụ, Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (trong đó bao gồm cả Dự toán chi phí cho công tác khảo sát) sẽ được lập một lần.

 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về việc thực hiện khảo sát địa chất phục vụ giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Bùi Văn Sự, địa chỉ Email (taichinh_kt@dic.vn) hỏi: “Hiện tại Công ty chúng tôi đang triển khai đầu tư xây dựng một số khu đô thị, trong quá trình thực hiện Công ty đã thực hiện xong công việc Khảo sát địa chất phục vụ cho giai đoạn thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật (bước 1). Nay ban quản lý dự án của Công ty lại tiếp tục đề xuất công tác Khảo sát địa chất phục vụ cho giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật (bước 2). Vậy có nhất thiết phải thực hiện đủ các bước 1 và buớc 2 nêu trên hay không? Nếu có thì dựa trên cơ sở pháp lý hay tiêu chuẩn xây dựng nào?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng có ý kiến như sau:

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã quy định: Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung: mục đích khảo sát; khối lượng các công việc khảo sát dự kiến; tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;...

Như vậy, sau khi thực hiện xong công việc khảo sát địa chất phục vụ giai đoạn thiết kế cơ sở hệ thống hạ tâng kỹ thuật bước 1, căn cứ theo tiêu chuẩn khảo sát đã được áp dụng cần xem xét các yêu cầu khảo sát địa chất cho các giai đoạn thiết kế để quyết định tiến hành lập nhiệm vụ và thực hiện khảo sát cho bước thiết kế tiếp theo./.

Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng
 

ployal

Thành viên mới
Tham gia
16/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Chào tất cả mọi người
Minh đang làm dự toán
mình đang cần tra hệ số lưu động.
Ai có file Thông tư 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 cho mình xin nhé
Cảm ơn rất nhiều
 

Top