Chỉ định nhà thầu là Liên danh

  • Khởi xướng Gazza
  • Ngày gửi
G

Gazza

Guest
Nhờ các bác giúp em tình huống này:
Bên em có 1 gói thầu đã được phê duyệt cơ chế chỉ định thầu và phê duyệt KHĐT. HSYC đã được lập. Khi sắp phát hành HSYC thì nhận được công văn quan tâm của Liên danh gồm 2 nhà thầu bên em dự kiến để chỉ định sau khi đã làm việc trước đó để giới thiệu qua về quy mô của gói thầu), Hiện tại, Liên danh này đáp ứng đầy đủ năng lực thực hiện.
Trong quy định về đấu thầu không có hướng dẫn về chỉ định Liên danh.
Cho em hỏi trường hợp nào có tính pháp lý cao hơn:
1. Bên em sẽ lập lại hồ sơ yêu cầu cho liên danh và các bước tiếp theo làm như quy định đối với nhà thầu độc lập. HSYC ghi rõ căn cứ công văn quan tâm của Liên danh. (em dự kiến làm theo p/a này nhưng đang e ngại về tính Pháp lý khi lập HSYC cho Liên danh)
2. HSYC không chỉnh sửa, nhưng khi làm HSĐX, một trong hai nhà thầu (hoặc cả hai) sẽ đề xuất phương án Liên danh với nhau để thực hiện gói thầu. Sau đó mới làm lại HSYC cho Liên danh này.(P/án này có sơ hở vì: 1.khi 2 nhà thầu không đáp ứng được HSYC thì phải mời đơn vị khác; 2.Khi cả 2 HSĐX đều đạt yêu cầu thì cần gì phải Liên danh.
Các bác cho ý kiến giúp em nhé. Trường hợp này e chưa gặp, vì vậy không hiểu căn cứ Pháp lý để thực hiện ntn. Thanks!
 
M

minhtuong

Guest
Nhờ các bác giúp em tình huống này:
Bên em có 1 gói thầu đã được phê duyệt cơ chế chỉ định thầu và phê duyệt KHĐT. HSYC đã được lập. Khi sắp phát hành HSYC thì nhận được công văn quan tâm của Liên danh gồm 2 nhà thầu bên em dự kiến để chỉ định sau khi đã làm việc trước đó để giới thiệu qua về quy mô của gói thầu), Hiện tại, Liên danh này đáp ứng đầy đủ năng lực thực hiện.
Trong quy định về đấu thầu không có hướng dẫn về chỉ định Liên danh.
Cho em hỏi trường hợp nào có tính pháp lý cao hơn:
1. Bên em sẽ lập lại hồ sơ yêu cầu cho liên danh và các bước tiếp theo làm như quy định đối với nhà thầu độc lập. HSYC ghi rõ căn cứ công văn quan tâm của Liên danh. (em dự kiến làm theo p/a này nhưng đang e ngại về tính Pháp lý khi lập HSYC cho Liên danh)
2. HSYC không chỉnh sửa, nhưng khi làm HSĐX, một trong hai nhà thầu (hoặc cả hai) sẽ đề xuất phương án Liên danh với nhau để thực hiện gói thầu. Sau đó mới làm lại HSYC cho Liên danh này.(P/án này có sơ hở vì: 1.khi 2 nhà thầu không đáp ứng được HSYC thì phải mời đơn vị khác; 2.Khi cả 2 HSĐX đều đạt yêu cầu thì cần gì phải Liên danh.
Các bác cho ý kiến giúp em nhé. Trường hợp này e chưa gặp, vì vậy không hiểu căn cứ Pháp lý để thực hiện ntn. Thanks!

Trong qui trình chỉ định thầu của văn bản pháp luật về đấu thầu không có điều nào cấm liên danh trong chỉ định thầu.
-Nếu HSYC (khi chưa phát hành) có nhiều điểm cần điều chỉnh cho phù hợp về việc cho phép liên danh nhà thầu tham dự thì bạn nên điều chỉnh.
-Nếu HSYC đã lập đã có điều kiện về liên danh (tư cách hợp lệ của nhà thầu) thì bạn không cần thiết phải lập lại.
 
L

lestrong

Guest
Nhờ các bác giúp em tình huống này:
Bên em có 1 gói thầu đã được phê duyệt cơ chế chỉ định thầu và phê duyệt KHĐT. HSYC đã được lập. Khi sắp phát hành HSYC thì nhận được công văn quan tâm của Liên danh gồm 2 nhà thầu bên em dự kiến để chỉ định sau khi đã làm việc trước đó để giới thiệu qua về quy mô của gói thầu), Hiện tại, Liên danh này đáp ứng đầy đủ năng lực thực hiện.
Trong quy định về đấu thầu không có hướng dẫn về chỉ định Liên danh.
Cho em hỏi trường hợp nào có tính pháp lý cao hơn:
1. Bên em sẽ lập lại hồ sơ yêu cầu cho liên danh và các bước tiếp theo làm như quy định đối với nhà thầu độc lập. HSYC ghi rõ căn cứ công văn quan tâm của Liên danh. (em dự kiến làm theo p/a này nhưng đang e ngại về tính Pháp lý khi lập HSYC cho Liên danh)
2. HSYC không chỉnh sửa, nhưng khi làm HSĐX, một trong hai nhà thầu (hoặc cả hai) sẽ đề xuất phương án Liên danh với nhau để thực hiện gói thầu. Sau đó mới làm lại HSYC cho Liên danh này.(P/án này có sơ hở vì: 1.khi 2 nhà thầu không đáp ứng được HSYC thì phải mời đơn vị khác; 2.Khi cả 2 HSĐX đều đạt yêu cầu thì cần gì phải Liên danh.
Các bác cho ý kiến giúp em nhé. Trường hợp này e chưa gặp, vì vậy không hiểu căn cứ Pháp lý để thực hiện ntn. Thanks!

Mình xin bổ sung thêm:
Bạn đã làm việc trước vời 2 nhà thầu, qua đó 2 nhà thầu này khi hình thành liên danh sẽ đủ năng lực thực hiện gói thầu của bạn. Như vậy:
- Theo PA1: Căn cứ lập HSYC không phải do Văn bản quan tâm của 2 nhà thầu. HSYC được lập trên cơ sở KHĐT đã được phê duyệt, bạn cứ lập bình thường như bao HSYC khác, trong đó phần quy định tư cách tham gia của nhà thầu bạn nên đề cập đến vấn đề nhà thầu liên danh. Như vậy, bạn chỉ cần phát hành HSYC cho 1 trong 2 nhà thầu, nhà thầu được chỉ định sẽ có văn bản xin liên danh với nhà thầu còn lại, vấn đề tiếp theo là bạn chấp nhận liên danh này và xét HSĐX của liên danh như bình thường.
- Theo PA2: Cái này không ổn rồi, khi HSYC đã được cấp phát (phê duyệt) việc bạn thay đổi lại cho phù hợp với liên danh là không hợp lý.
Đôi dòng tra đổi cùng bạn, các bạn cho thêm ý kiến!
 

DauThauPro

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
10/8/08
Bài viết
94
Điểm thành tích
18
thực tế thì các sếp phải xác định giao cho anh nào làm rồi mới lập HSYC với tiêu chuẩn vừa phải để chỉ định. đó là lý do người ta hạn chế việc chỉ định thầu
 

KHANHHY1981

Thành viên mới
Tham gia
29/5/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Mình xin hỏi:
Khi chỉ định thầu liên danh thì thỏa thuận liên danh lập trước hay sau khi nhận HSYC, nếu thỏa thuận trước thì không đảm bảo tỉnh hợp lệ của thỏa thuận Liên danh vì chưa có HSYC, còn nếu thỏa thuận sau khi có HSYC thì chủ đầu tư không thể gửi thư mời cho nhà thầu liện danh đến nhận HSYC được vì khi đó chưa hình thành liên danh.
Trường hợp chủ đầu tư gửi thư mời chỉ thầu đến một nhà thầu mà nhà thầu đó có văn bản gửi lại chủ đầu tư xin liên danh để tham gia gói thầu thì có hợp lệ không.
Xin chỉ giúp.
 

Nguyen Thai Giang

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/5/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Trong qui trình chỉ định thầu của văn bản pháp luật về đấu thầu không có điều nào cấm liên danh trong chỉ định thầu.
-Nếu HSYC (khi chưa phát hành) có nhiều điểm cần điều chỉnh cho phù hợp về việc cho phép liên danh nhà thầu tham dự thì bạn nên điều chỉnh.
-Nếu HSYC đã lập đã có điều kiện về liên danh (tư cách hợp lệ của nhà thầu) thì bạn không cần thiết phải lập lại.
- Đồng ý với ý kiến của đồng chí "Trong qui trình chỉ định thầu của văn bản pháp luật về đấu thầu không có điều nào cấm liên danh trong chỉ định thầu"
- Theo Tôi hiểu, trong trường hợp HSYC không quy định thì mặc nhiên áp dụng theo hệ thống Luật hiện hành. Do vậy, theo Tôi thì không phải sửa lại HSYC.
- Trên đây là một vài ý kiến của Tôi, mong các bác chỉ dạy thêm! 9 day!
 

tran dinh giang

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
13/4/09
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Nhờ các bác giúp em tình huống này:
Bên em có 1 gói thầu đã được phê duyệt cơ chế chỉ định thầu và phê duyệt KHĐT. HSYC đã được lập. Khi sắp phát hành HSYC thì nhận được công văn quan tâm của Liên danh gồm 2 nhà thầu bên em dự kiến để chỉ định sau khi đã làm việc trước đó để giới thiệu qua về quy mô của gói thầu), Hiện tại, Liên danh này đáp ứng đầy đủ năng lực thực hiện.
Trong quy định về đấu thầu không có hướng dẫn về chỉ định Liên danh.
Cho em hỏi trường hợp nào có tính pháp lý cao hơn:
1. Bên em sẽ lập lại hồ sơ yêu cầu cho liên danh và các bước tiếp theo làm như quy định đối với nhà thầu độc lập. HSYC ghi rõ căn cứ công văn quan tâm của Liên danh. (em dự kiến làm theo p/a này nhưng đang e ngại về tính Pháp lý khi lập HSYC cho Liên danh)
2. HSYC không chỉnh sửa, nhưng khi làm HSĐX, một trong hai nhà thầu (hoặc cả hai) sẽ đề xuất phương án Liên danh với nhau để thực hiện gói thầu. Sau đó mới làm lại HSYC cho Liên danh này.(P/án này có sơ hở vì: 1.khi 2 nhà thầu không đáp ứng được HSYC thì phải mời đơn vị khác; 2.Khi cả 2 HSĐX đều đạt yêu cầu thì cần gì phải Liên danh.
Các bác cho ý kiến giúp em nhé. Trường hợp này e chưa gặp, vì vậy không hiểu căn cứ Pháp lý để thực hiện ntn. Thanks!
Nói tóm gọn lại là bạn nên gọi nhà thầu khác. Chứ làm như vậy là sai luật rồi. Bạn cũng phải bảo toàn mình chứ.
Mà chỉ định thầu thì mình sửa lại bảng dữ liệu cho đơn giản hơn. Rồi chỉ cho 1 trong 2 đơn vị đó làm.
Còn họ thỏa thuận với nhau làm sao thì kệ họ.
Đứng về phía pháp lý mình khuyên bạn nên làm như vậy.
 
T

toanthang747

Guest
Chỉ định thầu là phải xác định nhà thầu đó có đầy đủ năng lực theo quy định để đảm bảo thực hiện gói thầu một cách tốt nhất, nhanh nhấy. Chỉ định thầu cho nhà thầu mà còn chưa đảm bảo năng lực phải liên danh với nhà thầu khác thì tiêu rồi. Vi phạm luật rồi, cẩn thận nhé (trừ khi thi tuyển kiến trúc thôi)
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
HSYC trong chỉ định thầu

Nhờ các bác giúp em tình huống này:
Bên em có 1 gói thầu đã được phê duyệt cơ chế chỉ định thầu và phê duyệt KHĐT. HSYC đã được lập. Khi sắp phát hành HSYC thì nhận được công văn quan tâm của Liên danh gồm 2 nhà thầu bên em dự kiến để chỉ định sau khi đã làm việc trước đó để giới thiệu qua về quy mô của gói thầu), Hiện tại, Liên danh này đáp ứng đầy đủ năng lực thực hiện.
Trong quy định về đấu thầu không có hướng dẫn về chỉ định Liên danh.
Cho em hỏi trường hợp nào có tính pháp lý cao hơn:
1. Bên em sẽ lập lại hồ sơ yêu cầu cho liên danh và các bước tiếp theo làm như quy định đối với nhà thầu độc lập. HSYC ghi rõ căn cứ công văn quan tâm của Liên danh. (em dự kiến làm theo p/a này nhưng đang e ngại về tính Pháp lý khi lập HSYC cho Liên danh)
2. HSYC không chỉnh sửa, nhưng khi làm HSĐX, một trong hai nhà thầu (hoặc cả hai) sẽ đề xuất phương án Liên danh với nhau để thực hiện gói thầu. Sau đó mới làm lại HSYC cho Liên danh này.(P/án này có sơ hở vì: 1.khi 2 nhà thầu không đáp ứng được HSYC thì phải mời đơn vị khác; 2.Khi cả 2 HSĐX đều đạt yêu cầu thì cần gì phải Liên danh.
Các bác cho ý kiến giúp em nhé. Trường hợp này e chưa gặp, vì vậy không hiểu căn cứ Pháp lý để thực hiện ntn. Thanks!

Theo tôi, việc lập HSYC trong chỉ định thầu không cần phân biệt nhà thầu độc lập hay nhà thầu liên danh, chỉ có điều chủ đầu tư có chấp thuận chỉ định thầu cho nhà thầu liên danh đó không. Nếu chủ đầu tư ko chấp thuận thì không được mời nhà thầu liên danh đó nhận HSYC để lập HSĐX.
 

huanqlda

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
14/6/08
Bài viết
48
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
Chỉ định thầu là phải xác định nhà thầu đó có đầy đủ năng lực theo quy định để đảm bảo thực hiện gói thầu một cách tốt nhất, nhanh nhấy. Chỉ định thầu cho nhà thầu mà còn chưa đảm bảo năng lực phải liên danh với nhà thầu khác thì tiêu rồi. Vi phạm luật rồi, cẩn thận nhé (trừ khi thi tuyển kiến trúc thôi)

Tôi hoàn toàn nhất trí quan điểm của bạn!
Khi chỉ định thầu Chủ đầu tư phải lựa chọn nhà đủ năng lực để thực hiện vì vậy không thể chỉ định cho nhà thầu liên danh được - hiện rất nhiều chủ đầu tư thực hiện sai điều này vì đọc chưa kỹ.

Cụ thể hơn trong mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp quy mô nhỏ tại Quyết định số [FONT=&quot]1744 /2008/QĐ-BKH[/FONT] ngày 29/12/2008 của Bộ Kế hoạch với mục đích đơn giản hóa một số thủ tục so với đấu thầu rộng rãi phần quy định điều kiện tham gia đấu thầu cũng chỉ cho phép nhà thầu độc lập tham dự:

[FONT=&quot]Mục 2. Điều kiện tham gia đấu thầu[/FONT]
[FONT=&quot]1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu; [/FONT]
[FONT=&quot]2. Chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là nhà thầu độc lập;[/FONT]
......
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi hoàn toàn nhất trí quan điểm của bạn!
Khi chỉ định thầu Chủ đầu tư phải lựa chọn nhà đủ năng lực để thực hiện vì vậy không thể chỉ định cho nhà thầu liên danh được - hiện rất nhiều chủ đầu tư thực hiện sai điều này vì đọc chưa kỹ.

Cụ thể hơn trong mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp quy mô nhỏ tại Quyết định số [FONT=&quot]1744 /2008/QĐ-BKH[/FONT] ngày 29/12/2008 của Bộ Kế hoạch với mục đích đơn giản hóa một số thủ tục so với đấu thầu rộng rãi phần quy định điều kiện tham gia đấu thầu cũng chỉ cho phép nhà thầu độc lập tham dự:

[FONT=&quot]Mục 2. Điều kiện tham gia đấu thầu[/FONT]
[FONT=&quot]1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu; [/FONT]
[FONT=&quot]2. Chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là nhà thầu độc lập;[/FONT]
......
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]


Chỉ định thầu là phải xác định nhà thầu đó có đầy đủ năng lực theo quy định để đảm bảo thực hiện gói thầu một cách tốt nhất, nhanh nhấy. Chỉ định thầu cho nhà thầu mà còn chưa đảm bảo năng lực phải liên danh với nhà thầu khác thì tiêu rồi. Vi phạm luật rồi, cẩn thận nhé (trừ khi thi tuyển kiến trúc thôi)
luật và Nghị định không cấm việc liên danh nên không thể nói là vi phạm được. Tôi VD cho bạn 1 trường hợp nhé: có 1 gói thầu xây dựng một dàn thép trong đó phần móng phải khoan cọc nhồi (giá trị ít thôi), bên mình lựa chọn 1 ông chuyên kết cấu thép chỉ định ông ấy làm. ông này bảo em chỉ cung cấp và lắp đặt, hoàn thiện phần dàn thép cho anh được, phần móng BTCT em chịu ko đủ năng lực, vậy anh cho em liên danh với ông khác nhé (ông này chuyên làm cọc, đài), năng lực ok. bên mình cũng đồng ý thôi. bây giờ trên thị trường việc chuyên môn hóa là hoàn toàn có, nhiều ông chuyên làm kết cấu thép, nhiều ông lại chỉ thi công BTCT, chẳng lẽ cứ phải chọn ông nào làm đủ cả 2? bác sỹ chuyên khoa còn giỏi hơn bác sĩ đa khoa về chuyên môn riêng đấy.
 

tantv

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/12/07
Bài viết
48
Điểm thành tích
8
Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn không cấm Liên danh trong chỉ định thầu. Nguyên tắc Luật không cấm thì làm được thôi trên cơ sở chọn được nhà thầu (đôc lập hoặc liên danh) đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
 
N

naut_

Guest
Phân tích câu : "chọn 1 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu"

Vậy "1 nhà thầu " là như thế nào? .

Theo luật, "[FONT=&quot]Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này"

[/FONT]
Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
2. Hạch toán kinh tế độc lập;
3. Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.

Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
2. Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Tiếp đến điều 10

Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu
Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này;
2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;
3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu;
4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật này.





Như vậy có thể rút ra kết luận gì ? :cool:
 

vinhnd83

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
22/10/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Phân tích câu : "chọn 1 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu"

Vậy "1 nhà thầu " là như thế nào? .

Theo luật, "[FONT=&quot]Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này"

[/FONT]
Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
2. Hạch toán kinh tế độc lập;
3. Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.

Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
2. Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Tiếp đến điều 10

Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu
Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này;
2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;
3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu;
4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật này.





Như vậy có thể rút ra kết luận gì ? :cool:
Mình không hiểu bạn có thể rút ra được kết luận gì ở đây. Như một số bạn đã nói, Cái gì Luật không cấm thì ta được làm nênn chỉ định thầu không cấm trường hợp cho nhà thầu là liên danh. Còn những điều bạn dẫn ra ở trên chỉ quy định tư cách của một nhà thầu tham gia đấu thầu (Mà nhà thầu thầu tham gia đấu thầu có thể hiểu là một nhà thầu độc lập hoặc một nhà thầu thành viên trong liên danh).
 

doicat1983

Thành viên mới
Tham gia
9/10/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Không ổn đâu bạn ơi.
Chỉ định thầu là tạo điều kiện rút ngắn về thủ tục thực hiện các gói thầu của bên đầu tư mà vẫn đảm bảo chất lượng đề ra của gói thầu. Để đủ điều kiện thực hiện gói thầu chỉ định chắc chắn nhà thầu phải đủ năng lực, việc xác định năng lực của nhà thầu là nhiệm vụ của chủ đầu tư, phải chắc rằng (nhà thầu) đủ năng lực thì hãy gửi thư mời nhận hồ sơ yêu cầu, không thì không mời. Chứ mời nhà thầu không đủ năng lực để họ gửi lại đề xuất liên danh thì quá tự nhận mình cố tình làm sai luật. trích dẫn đoạn sau trong điều 41. chỉ định thầu:
" Điều 41. Quy trình chỉ định thầu (Nđ 85/2009/NĐ-CP)
1. Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với một gói thầu (trừ gói thầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này), bao gồm:
a) Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
..- "Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu."
Bạn thử ngẫm xem?=D>
 

nguyenxuandoi

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/8/08
Bài viết
199
Điểm thành tích
28
Không ổn đâu bạn ơi.
Chỉ định thầu là tạo điều kiện rút ngắn về thủ tục thực hiện các gói thầu của bên đầu tư mà vẫn đảm bảo chất lượng đề ra của gói thầu. Để đủ điều kiện thực hiện gói thầu chỉ định chắc chắn nhà thầu phải đủ năng lực, việc xác định năng lực của nhà thầu là nhiệm vụ của chủ đầu tư, phải chắc rằng (nhà thầu) đủ năng lực thì hãy gửi thư mời nhận hồ sơ yêu cầu, không thì không mời. Chứ mời nhà thầu không đủ năng lực để họ gửi lại đề xuất liên danh thì quá tự nhận mình cố tình làm sai luật. trích dẫn đoạn sau trong điều 41. chỉ định thầu:
" Điều 41. Quy trình chỉ định thầu (Nđ 85/2009/NĐ-CP)
1. Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với một gói thầu (trừ gói thầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này), bao gồm:
a) Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
..- "Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu."
Bạn thử ngẫm xem?=D>

Một nhà thầu: nhà thầu liên danh hay nhà thầu độc lập thì cũng là một nhà thầu?
Trong TT 04/2010 - Bộ KH cũng có phần nói đến nhà thầu liên danh mà.
 

sonhaepu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Chỉ định thầu đối với Nhà thầu là liên danh hoàn toàn hợp pháp

theo Thông tư 04/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 01/02/2010 QUY ĐỊNH CHI TIẾT LẬP HỒ SƠ YÊU CẦU CHỈ ĐỊNH THẦU XÂY LẮP
có hẳn cả biểu mẫu thoả thuận liên danh trong chỉ định thầu tại mẫu số 3 chương III
 

m0ngc0emkeben

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
234
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
MÌnh thấy trường hợp này vẫn làm HSYC bình thường (theo mẫu của Bộ kế hoạch - đầu tư). Trong các Thông tư hướng dẫn lập HSYC chỉ định thầu đều thấy rằng: Có quy định về Tư cách hợp lệ của nhà thầu khi tham dự gói thầu và quan trọng hơn là đều chia làm 2 trường hợp:
a. Đối với nhà thầu độc lập
b. Đối với nhà thầu liên danh
Như vậy thì trường hợp Chỉ định thầu trên hoàn toàn có thể thực hiện bình thường, không sai luật.
Bạn cứ lập HSYC Chỉ định thầu, gửi Thông báo (công văn) mời thầu đến nhà thầu bạn đã chọn. Sau đó nhà thầu này phải có văn bản (công văn) xin Liên danh và Chủ đầu tư xác nhận, đồng ý là được.
 
3

3077

Guest
MÌnh thấy trường hợp này vẫn làm HSYC bình thường (theo mẫu của Bộ kế hoạch - đầu tư). Trong các Thông tư hướng dẫn lập HSYC chỉ định thầu đều thấy rằng: Có quy định về Tư cách hợp lệ của nhà thầu khi tham dự gói thầu và quan trọng hơn là đều chia làm 2 trường hợp:
a. Đối với nhà thầu độc lập
b. Đối với nhà thầu liên danh
Như vậy thì trường hợp Chỉ định thầu trên hoàn toàn có thể thực hiện bình thường, không sai luật.
Bạn cứ lập HSYC Chỉ định thầu, gửi Thông báo (công văn) mời thầu đến nhà thầu bạn đã chọn. Sau đó nhà thầu này phải có văn bản (công văn) xin Liên danh và Chủ đầu tư xác nhận, đồng ý là được.

Mình thấy không ổn, sau khi lập HSYC thì CĐT xác định 1 nhà thầu đủ năng lực để gửi cho họ, ví dụ nhà thầu A.

- Nếu ông A đủ năng lực thực hiện nhưng không thích làm 1 mình mà liên danh với ông B và được CĐT đồng ý thì ok.
- Nếu ông A không đủ năng lực thực hiện rồi xin liên danh với ông B cho đủ thì CĐT làm sai, vì rõ ràng ông A không đủ năng lực mà vẫn muốn chỉ định.
- Nếu trước khi CĐT phát hành hồ sơ yêu cầu mà ông A, B gửi thư mời quan tâm rằng nếu được chỉ định thì sẽ liên danh, tên liên danh thế này, tỷ lệ dự kiến phân chia thế này và lúc phát hành HSYC Chủ đầu tư gửi đích danh 2 ông liên danh theo thư mời quan tâm kia thì mới ok.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
- Nếu ông A không đủ năng lực thực hiện rồi xin liên danh với ông B cho đủ thì CĐT làm sai, vì rõ ràng ông A không đủ năng lực mà vẫn muốn chỉ định.
Không nên rắn quá thế đâu anh ạ. Ông A tiếp cận được với người quyết định đầu tư, bên mời thầu, vậy là đủ năng lực rồi đấy.

Trường hợp này cứ coi như đẩy về trường hợp thứ 3 của anh đi. Làm thêm cái thư quan tâm của liên danh trước thời điểm phát hành HSYC. Vậy là xong.
 

Chủ đề tương tự


Top