Chi phí máy thi công

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Khi mình đọc khá nhiều hồ sơ dự thầu, mà trong chi phí máy tại sao các nhà thầu không tính đến chi phí 1 lần và chi phí ngừng việc?mình có hỏi thì thực ra người làm giá họ không biết đến chi phí 1 lần, và họ đều trả lời là nếu đưa vào thì sẽ đội giá cao.mong các bạn giải đáp thắc mắc?
Mà mình được biết thì chi phí máy dự thầu: Mdt= chi phí sử dụng máy+Cp 1 lần+ CP phí ngừng việc.
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Khi mình đọc khá nhiều hồ sơ dự thầu, mà trong chi phí máy tại sao các nhà thầu không tính đến chi phí 1 lần và chi phí ngừng việc?mình có hỏi thì thực ra người làm giá họ không biết đến chi phí 1 lần, và họ đều trả lời là nếu đưa vào thì sẽ đội giá cao.mong các bạn giải đáp thắc mắc?
Mà mình được biết thì chi phí máy dự thầu: Mdt= chi phí sử dụng máy+Cp 1 lần+ CP phí ngừng việc.
Nếu mình không nhầm thì đây là lý thuyết tính giá ca máy trong giáo trình xây dựng hao phí định mức, mình không nhớ cách tính nhưng theo mình bạn có thể áp dụng nó để tính giá dự thầu, miễn sao cách tính của bạn thuyết phục được CĐT, tuy nhiên khi tham gia đấu thầu thì hầu hết các nhà thầu không tính theo cách này, họ hay áp dụng giá ca máy theo đơn giá XD hoặc áp dụng thông tư 06/BXD-2010.
Có thể cách tính trên của bạn nêu trên tính toán gặp khó khăn, mình cũng tham gia nhiều HS thầu và bên mình hay áp dụng tính lại giá ca máy theo TT06 mà thôi....
Có ai đã dùng công thức trên cho HS DT của mình chưa nhĩ, anh em đóng góp ý kiến ?
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
"Nếu mình không nhầm thì đây là lý thuyết tính giá ca máy trong giáo trình xây dựng hao phí định mức, mình không nhớ cách tính nhưng theo mình bạn có thể áp dụng nó để tính giá dự thầu, miễn sao cách tính của bạn thuyết phục được CĐT, tuy nhiên khi tham gia đấu thầu thì hầu hết các nhà thầu không tính theo cách này, họ hay áp dụng giá ca máy theo đơn giá XD hoặc áp dụng thông tư 06/BXD-2010.
Có thể cách tính trên của bạn nêu trên tính toán gặp khó khăn, mình cũng tham gia nhiều HS thầu và bên mình hay áp dụng tính lại giá ca máy theo TT06 mà thôi...."

Nếu mình không nhầm thì đơn gía ca máy theo TT06 là đơn giá khi tính chi phí sd máy. Mình ví dụ: Nếu công trình ở xa, hoặc ở khu vực khó khăn thì giá ca máy theo TT 06? Hoặc rất nhiềều công tác có tính đến CP ngừng việc, tất nhiên bạn làm vẫn thuyêt phục CĐT nhưng thiệt cho nhà thầu mà thôi.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Trong chi phí mày mình còn thắc mắc là tại sao chi phí nhân công có kể đến phụ cấấp khu vực, thì tại sao nhân công lái máy không được tính đến phụ cấp này?
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Trong chi phí mày mình còn thắc mắc là tại sao chi phí nhân công có kể đến phụ cấấp khu vực, thì tại sao nhân công lái máy không được tính đến phụ cấp này?

Bạn xem lại điều này nhé! Trong một công việc xây dựng thì nhân công lái máy và nhân công lao động trực tiếp bao giờ cũng được hưởng các chế độ phụ cấp như nhau.
- Tại sao không tính đến chi phí một lần trong đơn giá ca máy: Trước hết bạn cần liệt kê ra chi phí một lần trong đơn giá ca máy là những chi phí nào? Theo mình hiểu ý của bạn muốn hỏi có phải đó chính là chi phí di chuyển thiết bị đến công trường phải không?
- Nếu đúng là chi phí này thì không tính vào giá ca máy bạn ạ. Vì theo Thông tư 05/2007 hoặc 04/2010 thì chi phí này thuộc khoản mục chi phí khác. Bạn có thể lập dự toán riêng cho phần công việc này làm cơ sở thanh toán.
- Chi phí ngừng nghỉ việc đã được tính vào định mức ca máy bạn nhé.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Các khoản mục chi phí nào bạn?
- Chi phí chung: gồm chi phi chung cấp công trường và cấp doanh nghiệp, cấp công trường: - Chi phí trả lương cho cán bộ quản lý công trường, - Chi phí nộp BH, - Chi phí phân bổ dụng cụ công cụ,- Chi phí trã lải vay, - Chi phí điện nước, -Chi phí khác: đối ngoại, chè nước....
- Chi phí trực tiếp khác: gồm:- Chi phí chuyên chở máy móc trong nội bộ công trường, - Chi phí bơm nước, vét bùn, - Chi phí an toàn trong thi công, -Chi phí thí nghiệm Vl.
Thế chi phí đó đã gồm Chi phí 1 lần chưa bạn?mà chi phí 1 lần:- CP chuyên chở máy đến và đi khỏi công trường, -Chi phí nhà tạm cho máy, bệ bục cho máy...
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Thế chi phí đó đã gồm Chi phí 1 lần chưa bạn?mà chi phí 1 lần:- CP chuyên chở máy đến và đi khỏi công trường, -Chi phí nhà tạm cho máy, bệ bục cho máy...
Theo mình thì chi phí chuyên chở máy đến và đi khỏi công trường rất khó tính toán và giải trình trong lúc lập HS dự thầu, nguyên nhân muốn giải trình bạn phải có căn cứ, phải có hóa đơn của việc vận chuyển này nhưng đây là trong giai đoạn lập HSMT thì lấy đâu ra hóa đơn cho việc này....Do vậy chi phí này rất khó tính và giải thích với CĐT.
Theo TT04/ BXD thì "3.1.2. Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công truờng, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công truờng và một số chi phí khác."
Nếu nhà thầu muốn tính thêm chi phí 1 lần vào máy thi công thì phải có sự giải thích rõ ràng, còn nếu không có thể liệt kê các chi phí này vào chi phí khác của chi phí chung (nếu nhà thầu chấp nhận các chi phí này nằm trong chi phí khác).
Thông thường thì việc giải trình này rất phức tạp do vậy các nhà thầu đều lấy chi phí máy = chi phí trong đơn giá x hệ số điều chỉnh.
Có 1 topic để bạn tham khảo thêm tại đây .
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
"Theo mình thì chi phí chuyên chở máy đến và đi khỏi công trường rất khó tính toán và giải trình trong lúc lập HS dự thầu, nguyên nhân muốn giải trình bạn phải có căn cứ, phải có hóa đơn của việc vận chuyển này nhưng đây là trong giai đoạn lập HSMT thì lấy đâu ra hóa đơn cho việc này".
Theo mình nghĩ người lập dự toán nếu nắm đc bản chất sự việc thì có thể tính đc và khi làm hồ sơ thầu có thể phân bổ đc. Còn cách tính cũng không đến nỗi phức tạp, tại sao các bạn không giám làm?
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Theo Mal chi phí này dùng để chuyên chở các loại máy móc cồng kềnh, khó di chuyển hoặc chi phí rất cao, máy mọc mang tính đặc thù.
Để nhà thầu có được phần chi phí này thì ngay từ bước thiết kế nên có phần chi phí này trong dự toán ( tạm tính ) để chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình và khi thi công có cơ sở cũng như kinh phí để giải ngân cho nhà thầu.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
"Theo Mal chi phí này dùng để chuyên chở các loại máy móc cồng kềnh, khó di chuyển hoặc chi phí rất cao, máy mọc mang tính đặc thù"
Chi phí này là chi phí di chuyển máy đến và máy đi khỏi công trường chứ ko mang tính đặc thù, trong khi lập dự toán người lập dự toán ít ai để ý đến nó và có thể họ cảm thấy phức tạp hoặc sợ không bảo vệ đc, hay co 1 vài lý do khách quan nên họ không giám đưa vào.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
"Theo Mal chi phí này dùng để chuyên chở các loại máy móc cồng kềnh, khó di chuyển hoặc chi phí rất cao, máy mọc mang tính đặc thù"
Chi phí này là chi phí di chuyển máy đến và máy đi khỏi công trường chứ ko mang tính đặc thù, trong khi lập dự toán người lập dự toán ít ai để ý đến nó và có thể họ cảm thấy phức tạp hoặc sợ không bảo vệ đc, hay co 1 vài lý do khách quan nên họ không giám đưa vào.

Nếu chỉ là di chuyển những thiết bị máy móc thông thường thì sẽ không dễ để nhà thầu có được phần chi phí này. Ở đây Mal nhấn mạnh đến những loại thiết bị mà có kinh phí vận chuyển lớn, phức tạp. Ví dụ 1 công trình biển cần có xà lan hay tàu đóng cọc thì chi phí để di chuyển các thiết bị này rất lớn và đơn vị tư vấn thiết kế phải lường trước được những khoản kinh phí như thế này để đưa vào dự toán. Mình thường tính những chi phí như vậy vào dự toán và luôn giải trình được với thẩm tra cũng như chủ đầu tư.

Cái yếu của dự toán hiện nay là làm theo sách vở, làm theo khuôn mẫu, ngại phải giải trình mà không chịu khó suy nghĩ, bám sát với thực tế thi công để rồi sau này phải làm làm phát sinh hay điều chỉnh rất nhiều. Quan điểm của mình là thiết kế cũng như dự toán phải tính đúng, tính đủ và phải dựa trên biện pháp thi công.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
" Gửi bởi NNVP: Chi phí ngừng nghỉ việc đã được tính vào định mức ca máy bạn nhé."
Theo mình, thực ra chi phí ngừng việc chưa tính vào ĐM, vì chi phí này phải dựa vào tiến độ thi công hoặc theo tiêu chuẩn thi công mới tính đc mà bạn.
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
"Theo mình thì chi phí chuyên chở máy đến và đi khỏi công trường rất khó tính toán và giải trình trong lúc lập HS dự thầu, nguyên nhân muốn giải trình bạn phải có căn cứ, phải có hóa đơn của việc vận chuyển này nhưng đây là trong giai đoạn lập HSMT thì lấy đâu ra hóa đơn cho việc này".
Theo mình nghĩ người lập dự toán nếu nắm đc bản chất sự việc thì có thể tính đc và khi làm hồ sơ thầu có thể phân bổ đc. Còn cách tính cũng không đến nỗi phức tạp, tại sao các bạn không giám làm?
Như vậy mình xin đề xuất bác Cường đen đưa ra 1 cách tính cụ thể để anh em tham khảo, ở đây có rất nhiều các bác tư vấn và BQL sẽ "thẩm tra" cách tính của bạn....
" Gửi bởi NNVP: Chi phí ngừng nghỉ việc đã được tính vào định mức ca máy bạn nhé."
Theo mình, thực ra chi phí ngừng việc chưa tính vào ĐM, vì chi phí này phải dựa vào tiến độ thi công hoặc theo tiêu chuẩn thi công mới tính đc mà bạn.
Phần này theo mình không được tính đâu vì nó liên quan đến biện pháp thi công của nhà thầu, phần biện pháp thi công thì nhà thầu phải chịu thôi, ko thể lấy lý do chúng tôi bố trí máy nghĩ nhiều mà bắt CĐT phải trả thêm chi phí cho thời gian nhành rỗi này được...
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
"Phần này theo mình không được tính đâu vì nó liên quan đến biện pháp thi công của nhà thầu, phần biện pháp thi công thì nhà thầu phải chịu thôi, ko thể lấy lý do chúng tôi bố trí máy nghĩ nhiều mà bắt CĐT phải trả thêm chi phí cho thời gian nhành rỗi này được..."
Mình thử đưa ví dụ, các bạn góp ý xem thế nào, trong hạng mụ nén tĩnh cọc, sau khi hạ cọc thí nghiệm và nghỉ, thời gian nghỉ với nền cát =>1 tuần , nền đất sét=>2 tuần. thế mình tính chi phí ngừng việc cho máy cẩu và máy ép, đơn giá 30% đơn giá ca máy đó?
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
"Phần này theo mình không được tính đâu vì nó liên quan đến biện pháp thi công của nhà thầu, phần biện pháp thi công thì nhà thầu phải chịu thôi, ko thể lấy lý do chúng tôi bố trí máy nghĩ nhiều mà bắt CĐT phải trả thêm chi phí cho thời gian nhành rỗi này được..."
Mình thử đưa ví dụ, các bạn góp ý xem thế nào, trong hạng mụ nén tĩnh cọc, sau khi hạ cọc thí nghiệm và nghỉ, thời gian nghỉ với nền cát =>1 tuần , nền đất sét=>2 tuần. thế mình tính chi phí ngừng việc cho máy cẩu và máy ép, đơn giá 30% đơn giá ca máy đó?

Vậy thì bạn phải xác định xem thời gian nghỉ này là đo tính chất, đặc thù của công việc hay do việc bạn bố trí thi công không hợp lý mà dẫn đến thời gian nghĩ này...Nếu do đặc tính, đặc điểm của công việc phải chờ thì nó đã được tính vào trong đơn giá rùi....
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Thực ra, mình nghĩ đang có sự bức xúc trong cách bạn trả lời, bạn thử xem lại bạn làm dự toán phần này, và nghiên cứu kỹ xem đã tính chưa?
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Thực ra, mình nghĩ đang có sự bức xúc trong cách bạn trả lời, bạn thử xem lại bạn làm dự toán phần này, và nghiên cứu kỹ xem đã tính chưa?

Bác nói vậy có hơi quá không? Em cũng là dân KTXD, mà đã là dân kinh tế xây dựng thì tất nhiên có học qua các môn "Định giá SP XD", "Kinh tễ xây dựng 1 và 2"....Trong đó lý thuyết về cách tính các chi phí, đơn giá và quản lý thời gian nhàn rỗi thi công đều đã tính qua, có thể bây giờ mình đi làm và không áp dụng hết công thức này nên quên ( sự thật là vậy). Lúc xưa làm đồ án, GVHD có bắt tính hết lại toàn bộ từ nhân công , giá ca máy , tt phí khác, chi phí chung....không cho lấy theo quy định nhà nước. Không biết bạn có công thức của vấn đề này không, mình nhớ là có công thức cho việc tính toán cụ thể vấn đề này và quan trọng là mỗi công trình có 1 cách tính khác nhau....Tuy nhiên việc tính toán lại các chi phí này thông thường sẽ nhỏ hơn việc lấy theo đơn giá của nhà nước (Lúc xưa mình học vậy, không biết bạn nghĩ sao...?)>>>Vì đặc trưng của ngành KTXD phải là kiểm soát được hao phí và đơn giá mà....
Tuy nhiên khi đi làm thì mình thấy các doanh nghiệp không tính toán cụ thể chi tiết ra, vì giá dự thầu không quan trọng việc so sánh 1 đơn giá này thấp hay cao hay so sánh công việc này lỗ hay lời so với 1 công việc khác mà nhà thầu chỉ quan tâm là giá cuối cùng mình đưa ra có mang tính cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không thôi...?
(Trong quá trình thảo luận, có vấn đề nào nóng nảy hay câu văn chưa hợp lý mong các member bỏ qua...)
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Thực ra mình thích trao đổi, góp ý là để anh em KTXD phát triển chung.chứ ko có ý chi, mong anh em thông cảm.:D
 
L

levinhxd

Guest
Khi mình đọc khá nhiều hồ sơ dự thầu, mà trong chi phí máy tại sao các nhà thầu không tính đến chi phí 1 lần và chi phí ngừng việc?mình có hỏi thì thực ra người làm giá họ không biết đến chi phí 1 lần, và họ đều trả lời là nếu đưa vào thì sẽ đội giá cao.mong các bạn giải đáp thắc mắc?
Mà mình được biết thì chi phí máy dự thầu: Mdt= chi phí sử dụng máy+Cp 1 lần+ CP phí ngừng việc.

Mình có vài ý kiến thế này
1, Về việc tại sao không có đầu việc “chi phí vận chuyển máy hay lắp đặt máy vào chi phí XD công trình” (ví dụ vận chuyển cần trục tháp đến, lắp cần trục tháp, tạo bệ đỡ vv…), vì nó đã được tính vào CP ca máy. Cụ thể tính vào đâu?
Tại Thông tư 06/2010 của BXD hay các TT hướng dẫn tính GCM trước đây có định nghĩa “
Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đến thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy, thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy.
Nguyên giá để tính giá ca máy công trình được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, theo hợp đồng mua bán máy hoặc nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy.”

Như vậy khoản chi phí mà bạn nói được tính vào nguyên giá, tức là nó đã phân bổ vào CP khấu hao, CP sửa chữa và CP khác trong ca máy. Tuy nhiên hiện nay không mấy nhà thầu chứng minh được nguyên giá trước khi đưa máy vào thi công là bao nhiêu (rất khó xác định), vì vậy cứ lấy đúng bằng bảng giá ca máy là dễ nhất, lành nhất!

2, Trường hợp CP vận chuyển hay lắp đặt vào nơi thi công quá cao thì xử lý thế nào? Ví dụ: Phải ép cọc làm móng cẩu tháp chẳng hạn? Trường hợp này Nhà thầu sẽ lập thêm dự toán biện pháp thi công đề xuất chủ đầu tư phê duyệt và ký PLHĐ bổ sung, ví dụ trong phần ngầm rất nhiều công tác phải lập Dự toán BP như: “Thuê cừ, ép cừ, chống cừ, thang lên xuống vv…”

3, Có được tính các Chi phí như bạn nói vào HSDT
XIn thưa là với HSDT, nhà thầu chào giá thế nào là quyền của nhà thầu, nhưng nhớ là nếu đưa vào giá gói thầu thì phải điều chỉnh vào công việc có trong bảng tiên tượng đấy nhé, còn nếu chào thêm 1 đầu việc mới thì phải đưa ra KL thừa thiếu. Với hợp đồng đơn giá trọn gói hay ĐG cố định, bạn chào giá nếu phù hợp và trúng thầu thì về sau sẽ được CĐT thanh toán với đơn giá đó. Vậy thì nhân hệ số gì tùy bạn, nhớ là phải giải thích nếu CĐT có văn bản yêu cầu làm rõ HSDT
Với ĐƠn giá điều chỉnh, việc điều chỉnh các hệ số hay đc định mức của bạn CĐT sẽ phải xem xét lại và có quyết định đồng ý hay không đồng ý phương pháp điều chỉnh đó. Thường là rất khó!

4, Về việc máy ngừng việc: Không được tính bởi Định mức ca năm (dùng để tính cKH, cSC, cK trong giá ca máy) đã được tính trung bình và công bố theo Thông tư 06/2010 BXD. Ví dụ máy ép cọc sau có số ca làm việc là 160 ca/năm. Mà một năm có 365*3 = 1095 ca cơ mà? nếu bạn thấy ĐM chưa hợp lý thì xin lập ĐM mới và điều chỉnh, việc này khó!

Vài ý kiến như vậy, mong các bạn trao đổi thêm!
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Cảm ơn bác Levinh nhiều, nhưng theo mình đc bk, Nguyên giá máy hay nguyên giá TSCĐ gồm: chi phí vận chuyển,... Nhưng chi phí vận chuyển này là chi phí vận chuyển máy từ nơi sản xuất đến nơi đặt máy, ví dụ: bãi tập kết máy công ty. còn vận chuyển mỗi công trình 1 khác làm sao phân bổ hết. vả lại, nếu như bạn nói thì cũng phải điều chỉnh nguyên giá phù hợp với thời điểm thi công.
 

Top