Công tác đất

trong cao

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/9/08
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
em đang làm đô án kỉ thuật thi công nhưng có một số thác mắc như âu:
+ trong tính toán khối lượng đất đào thủ công có kể đến hệ số rơi vải. vậy hệ số đó mình tra trong tài liệu nào vậy. có tiêu chuẩn nào hướng dẫn việc đó không?
+ khi tính toán khối lượng đất cho xe vận chuyển đổ đi ta có nhân thêm hệ số tơi xốp không? theo em nghỉ thì nên nhân vì khi đất chuyển đi là đất rời thể tích chác chắn là lơn hơn rồi. nhưng vẫn thấy không yên tâm
+ khi tính đất chôn móng có nên nhân với hệ số đầm chặt của đất không? hế số này tra ở đâu.
+ tính năng suất máy đào có kể đến hệ số tơi xốp. điều này có ý nghĩa gì?
+ nghịch đảo hệ số tơi xốp có bằng hệ số đầm chặt không.
mọi người chỉ dùm em với. chân thành cảm ơn
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
em đang làm đô án kỉ thuật thi công nhưng có một số thác mắc như âu:
+ trong tính toán khối lượng đất đào thủ công có kể đến hệ số rơi vải. vậy hệ số đó mình tra trong tài liệu nào vậy. có tiêu chuẩn nào hướng dẫn việc đó không?
+ khi tính toán khối lượng đất cho xe vận chuyển đổ đi ta có nhân thêm hệ số tơi xốp không? theo em nghỉ thì nên nhân vì khi đất chuyển đi là đất rời thể tích chác chắn là lơn hơn rồi. nhưng vẫn thấy không yên tâm
+ khi tính đất chôn móng có nên nhân với hệ số đầm chặt của đất không? hế số này tra ở đâu.
+ tính năng suất máy đào có kể đến hệ số tơi xốp. điều này có ý nghĩa gì?
+ nghịch đảo hệ số tơi xốp có bằng hệ số đầm chặt không.
mọi người chỉ dùm em với. chân thành cảm ơn
Các thắc mắc trên có tronng nội dung TCVN4447-87 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu em tải về theo đường link sau:
- Tải TCVN4447-87
 

trong cao

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/9/08
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
anh ơi em xem rồi nhưng vẫn không tìm được hệ số rơi vải, hệ số đầm chặt của đất đâu cả. nếu có thể anh cho em xin tài liệu được không. cảm ơn nhiều
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
em đang làm đô án kỉ thuật thi công nhưng có một số thác mắc như âu:
+ trong tính toán khối lượng đất đào thủ công có kể đến hệ số rơi vải. vậy hệ số đó mình tra trong tài liệu nào vậy. có tiêu chuẩn nào hướng dẫn việc đó không?
+ khi tính toán khối lượng đất cho xe vận chuyển đổ đi ta có nhân thêm hệ số tơi xốp không? theo em nghỉ thì nên nhân vì khi đất chuyển đi là đất rời thể tích chác chắn là lơn hơn rồi. nhưng vẫn thấy không yên tâm
+ khi tính đất chôn móng có nên nhân với hệ số đầm chặt của đất không? hế số này tra ở đâu.
+ tính năng suất máy đào có kể đến hệ số tơi xốp. điều này có ý nghĩa gì?
+ nghịch đảo hệ số tơi xốp có bằng hệ số đầm chặt không.
mọi người chỉ dùm em với. chân thành cảm ơn

- Khối lượng đào đắp chưa thấy ai đề cập đến hệ số hao hụt VL cả em ạ
Em đọc phụ lục của 4447 có bảng hệ số chuyển đổi từ đất nguyên thổ sang đất tơi, bảng này chính là hệ số tơi xốp (nở rời) của đất

- Em tra định mức 1176 sẽ có bảng hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp.

- Khi tính toán, chẳng hạn khối lượng đất đầm chặt K95 là 100m3, thì tính khối lượng đất nguyên thổ cần phải đào là 100*1,13 (m3) (1,13 tra 1776); khối lượng đất tơi xốp cần vận chuyển từ nơi đào đến nơi đắp là 1,13*100*1,32 (1,32 tra 4447, hệ số này tùy vào từng loại đất cụ thể để áp)

- Năng suát máy đào đã tính đến hệ số tơi xốp, có nghĩa là chỉ tính giá trị đào nguyên thổ

- Nghịch đảo hệ số tơi xốp khong bằng hệ số đầm chặt.
 
M

MrHienNo1

Guest
em đang làm đô án kỉ thuật thi công nhưng có một số thác mắc như sau:
+ trong tính toán khối lượng đất đào thủ công có kể đến hệ số rơi vải. vậy hệ số đó mình tra trong tài liệu nào vậy. có tiêu chuẩn nào hướng dẫn việc đó không?
Tôi chưa từng nghe thấy hệ số rơi vãi trong công tác đào đất bằng thủ công. Mà chỉ được nghe về Hệ số hao hụt vật liệu.
+ khi tính toán khối lượng đất cho xe vận chuyển đổ đi ta có nhân thêm hệ số tơi xốp không? theo em nghỉ thì nên nhân vì khi đất chuyển đi là đất rời thể tích chác chắn là lơn hơn rồi. nhưng vẫn thấy không yên tâm
Ta phải nhân thêm với hệ số tơi xốp( hệ số nở rời) vì một khối đất nguyên thổ khi đã đào lên thì sẽ chiếm thể tích lớn hơn. Và vận chuyển cũng sẽ nhiều hơn.
+ khi tính đất chôn móng có nên nhân với hệ số đầm chặt của đất không? hế số này tra ở đâu.
Khối lượng đắp trả móng chính là khối lượng mà người ta đã tính đến hệ số đầm chặt rồi, tức là trong khối lượng đắp đất đơn giá đã tính đến hệ số đầm lèn.
+ tính năng suất máy đào có kể đến hệ số tơi xốp. điều này có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa rất nhiều vì máy đào sẽ đánh giá chính xác được khối lượng thực tế cần phải đào / m3 đất nguyên thổ.
+ nghịch đảo hệ số tơi xốp có bằng hệ số đầm chặt không.
Không phải như vậy. Hệ số đầm chặt tùy thuộc vào từng loại đất và được xác định thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm.
Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi. Các bạn cho thêm ý kiến
 

trong cao

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/9/08
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
+ hệ số rơi vãi em đọc trong các đồ án tốt nghiệp có. nó dùng để tính khối lượng đất trong đào thủ công sau khi đào bằng cơ giới.khối lượng đất đào bằn thủ công bằng khôi lượng đất còn lại chưa đào nhân với hệ số rơi vãi một số đồ án lấy = 1,2. theo TCVN4447-87 thì lớp đất đào bằng thủ công là >= 0.2m thì ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng đất tính ra. vì vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả thue bao nhiêu nhân công để tiến hành đào thủ công. và nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công tác đất. còn bên dự toán thì em không biết( em chưa được học).
+ còn hệ số đầm chặt thì theo em nghĩ chắc nó <1 ( em chưa tìm ra). thể tích đất đầm đã đầm chặt( lấp đất và đầm bằng các phương pháp đầm) < thể tích đất nguyên thổ< thể tích đất tơi( đã đào lên). và như vậy sẽ ảnh hưởng đến số xe mình chọn để chuyên chở đất lấp mống.
em không biết mình tính như vậy có kĩ lắm không? hay ngoài thực tế và trong đồ án thì khôn cần nhân với các hệ số đó.
mong các anh giải quyết thắc mắc đó che em. không tìm ra vấn đề này em băn khoan lắm. cam ơn mọi người đã bớt chút thời gian
 
Last edited by a moderator:
L

La Cẩm Phong 1987

Guest
Hệ số rơi vãi .... là gì vậy bạn. Có thể đây là ngôn từ mình tự quy ước để áp dụng. Nhưng hệ số rơi vãi là hệ số để đào thủ công sau khi đào bằng máy là không đúng. Ví dụ: có 100m3 đất (cần phải thi công bằng công tác đào, được hiểu là khối ở trạng thái nguyên), đào bằng máy 95%, tức 95 m3, và đào bằng thủ công 5%, tức 5m3... Thế thôi. Còn rơi vãi hay hao hụt thì đã được tính và được các chuyên gia lập định mức nghiên cứu kỹ rồi. Chứ để nhân với hệ số 1,2 thì khủng quá. Không thể đúng được.
Còn hệ số đầm chặt >1, lại càng sai. Hệ số đầm chặt hiểu là hệ số đầm lèn của đất đó so với khả năng đầm chặt tốt nhất (khi thí nghiệm ở phòng Las, tìm ra độ ẩm tốt nhất Wo, đầm với công lu tốt nhất, sẽ có được độ chặt lớn nhất, ứng với dung trọng lớn nhất). Vậy K= gama đầm/ gama max (xin lỗi vì không viết được ký hiệu gama). Vậy, về thực chất, hệ số này không thể là >1, ngoại trừ một số thí nghiệm mà khi tính toán, dung trọng khô đầm lại lớn hơn dung trọng max (ví dụ có vật liệu ít thấm chẳng hạn .. sỏi, đá... lẫn trong đó).
Mình chỉ hiểu thế! Bạn nên nghiên cứu thêm.
 

trong cao

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/9/08
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
hệ số này kể đến máy không đào được ở những nơi khó đào, đât rơi khỏi gàu của máy đào.. đại loại như thế. 1,2 là tôi đọc trong các đồ án tốt nghiệp đó. hệ số này ảnh hưởng đến lượng nhân công mình thuê ma. bởi nó nhân trực tiếp với khối lượng đát cần đào bằng thủ công.
bạn nói đúng tôi sai hệ số đầm chặt rồi. nhưng khônng tra ra ở đâu cả. bạn có thể giúp tôi không?
 

Top