Đầm nền cát

hoahuong

Thành viên mới
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Các bác cho em lời khuyên với :

Thực tế, các bác thi công đầm nền cát bằng cách nào để đạt yêu cầu kỹ thuật (chống lún, chống thấm, ...). Thằng thi công nhà em giám sát nó đầm nền cát như thế này : nó đổ tất cả cát đen lấp cả phòng rộng 15m2, sâu 80cm rồi nó chọc "xà cầy" xuống nền cát, dúi ống nước vào lỗ cho chảy rồi nó bảo cát tự lún không cần đầm nữa, và nó đảm bảo với em là nền nó làm không bị lún. Em yêu cầu nó đầm bằng máy đầm cóc hoặc ít ra nó phải có cái đầm tay, nó bảo là nhà dân không cần làm như thế...

Theo các bác, phương pháp nó làm có được không ? Nếu nó làm như vậy thì cát có đủ chặt theo yêu cầu k95 không ? Nền có hậu quả gì không ? Các bác thường đầm nền theo phương pháp như thế nào ?
 
K

khanhme01

Guest
@hoahuong

Làm như vậy,nếu lượng nước bơm vào nhiều sẽ làm đẩy nổi cả nền cát lên đó.
 
V

vinhDC

Guest
Đầm như thế không đảm bảo đâu. Bởi vài chọc bằng xà cầy thì độ chặt sẽ không đều. Do đó sau một thời gian sử dụng nền nhà bạn sẽ bị lún không đều, gây ra nứt . Bạn nên thuê một thợ chuyên đầm nền đến , họ sẽ tư vấn và thi công cho bạn đảm bảo chất lượng. Toi cho bạn 1 địa chỉ tin cậy, nếu cần cóthể phone cho họ tại khu vực Hà nội : 0987535887
 

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
Nền cát thì đầm cóc co tác dụng gì đâu. Giải pháp tưới nước để đầm là đảm bảo rồi. Sau khi bơm tưới nước, nước sẽ thấm xuống nền đất bên dưới và làm chặt nền cát.
Còn vấn đề có bạn nói là nước đẩy nổi nền cát chỉ đúng trong trường hợp nước không thể thể thoát đi đâu được. Còn nếu nước thoát được sẽ làm chặt nền cát .
 
Last edited by a moderator:

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Mấy bài trên post lâu rồi. Nhưng bàn lại cũng thấy hay hay!!!

Thực ra, ngày xưa tôi cũng bất ngờ khi chúng tôi thi công đắp cát bằng đầm cóc ở tứ nón cho 1 cây cầu. Rải từng lớp mỏng khoảng 15-20cm, đầm chặt. Thí nghiệm đạt K95. OK không vấn đề gì.

Do mưa lớn kéo dài, 1 tuần sau tôi nhận thấy lớp cát lún sâu thêm (và lún nhiều nhất ở chỗ có vũng nước). Thế mới thấy, bơm nước cũng là 1 biện pháp làm cát chặt mà độ chặt tôi nghĩ là tương đối cao.

Còn bác thienhaoPM bảo đầm cóc không có tác dụng trong đầm nền cát thì không đúng. Độ chặt của lớp đắp như các các biết thì liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó cơ bản nhất là thiết bị thi công, chiều dày lớp rải, vật liệu đắp và quan trọng nhất là độ ẩm của vật liệu đắp. Công thức có rồi, ai cũng biết. Đầm cóc sử dụng không hiệu quả là do độ ẩm cát quá cao và lớp rải quá dày mà thôi!!!


Vốn vốn vốn sắp hết rồi!
Tết tết tết sắp đến rồi!
:(( hu hu
 
M

minhtuong

Guest
Với nền nhà ở gia đình, nếu chiều cao đắp cát không nhiều, việc đầm bằng hình thức thọc và bơm nước cũng có tác dụng, nhưng cách làm này cần nhiều thời gian, công sức do việc thọc, bơm nước, lắng phải được tiến hành nhiều đợt cho đến khi nền không còn lún, đạt k yêu cầu và ổn định. Phương pháp này cũng đòi hỏi trước khi thực hiện thì chung quanh nền nhà phải có bó nền.

Việc đầm bằng đầm cóc thì tốt hơn, nhưng phải đảm bảo từng lớp đắp và độ ẩm của cát thích hợp.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Thế nền cát nếu chúng ta chỉ cần tưới nước cho ngập sau đo rút hết nước mà ko cần phải đầm nén thì liệu có đạt được k95 ko nhỉ?
 
M

minhtuong

Guest
Thế nền cát nếu chúng ta chỉ cần tưới nước cho ngập sau đo rút hết nước mà ko cần phải đầm nén thì liệu có đạt được k95 ko nhỉ?

Xin hỏi bạn rút nước bằng cách nào? Nếu việc rút nước không phù hợp, gây trôi cát thì sẽ dễ tạo ra các lỗ rỗng. Việc xác định có đạt được k95 hay không thì phải làm thí nghiệm, ngay cả đối với đầm nén bằng máy đầm.
Cách tốt nhất là tạo độ ẩm thích hợp cho từng lớp đắp và đầm bằng máy đầm, làm thí nghiệm độ chặt để xác định k.
 
Last edited by a moderator:

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Xin hỏi bạn rút nước bằng cách nào? Nếu việc rút nước không phù hợp, gây trôi cát thì sẽ dễ tạo ra các lỗ rỗng. Việc xác định có đạt được k95 hay không thì phải làm thí nghiệm, ngay cả đối với đầm nén bằng máy đầm.
Cách tốt nhất là tạo độ ẩm thích hợp cho từng lớp đắp và đầm bằng máy đầm, làm thí nghiệm độ chặt để xác định k.

Cụ thể là mình đang làm hố móng trường học thực hành 3 tầng. Có nền đắp cát 1m. Nếu mà mình chỉ cần cho ngập nước sau đó rút nước bằng cách đào các hố thu rồi bơm nước ra. Như vậy liệu có đảm bảo cát đạt đến đọ chặt K95 ko? (trường hợp này mình có thể đem máy ủi tới đầm đc ko?)
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Cụ thể là mình đang làm hố móng trường học thực hành 3 tầng. Có nền đắp cát 1m. Nếu mà mình chỉ cần cho ngập nước sau đó rút nước bằng cách đào các hố thu rồi bơm nước ra. Như vậy liệu có đảm bảo cát đạt đến đọ chặt K95 ko? (trường hợp này mình có thể đem máy ủi tới đầm đc ko?)
Bác sáng tạo quá!:D
Theo kinh nghiệm của em thì với công tác đắp cát, cho ngập nước sau đó đào hố thu để bơm nước ra thì thật là tốn công và lãng phí. Đồng thời hiệu quả lại không cao.

Còn đạt K95 hay không thì phải tiến hành thí nghiệm mà thôi. Nhưng với biện pháp đào hố và bơm nước ra thì hơi khó, bởi phương pháp bơm nước tốn rất nhiều thời gian. Chủ yếu là để nước làm ổn định các hạt cát và tự thấm để chảy ra ngoài. Như vậy, nhiều nước quá hay ít nước quá hoặc thời gian thi công gấp gáp đều không đạt được tác dụng.:p Trong TCVN 4447-1987 có nói đến phương pháp bồi đắp các công trình bằng đất. Trong đó cũng có nói đến tốc độ thi công của phương pháp này!

Khi thi công bằng phương pháp này phải xuất phát từ đặc điểm và điều kiện thi công cụ thể.

Còn bác đem máy ủi tới đầm được không? Thì thật là:confused:???? Máy ủi đâu có chức năng chính là đầm! Nhất là đầm khi độ ẩm của đất quá cao! Hix...:D

Tuy nhiên, phương án này hoàn toàn có thể đạt K95. Em đã thử (từ cách đây 3 năm) và có thể tạm kết luận như vậy! Nhưng để đắp nền trường cao 1,0m mà dùng phương pháp này (coi là phương pháp chủ đạo trong thi công) thì có khả năng là hiệu quả không cao!
 
K

khanhme01

Guest
Trong thi công các bác đã gặp trường hợp đắp cát nền nhà sau đó bơm nước vô và cát bị nước trong nền đẩy nổi lên, không biết đi vào có khi sụt lút chân.
Chuyện có thật đấy.
 

Thanh Nam

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/8/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
Bác sáng tạo quá!:D
Theo kinh nghiệm của em thì với công tác đắp cát, cho ngập nước sau đó đào hố thu để bơm nước ra thì thật là tốn công và lãng phí. Đồng thời hiệu quả lại không cao.

Không tốn công lãng phí đâu, hố móng cột hoặc móng băng nền đất cấp 3+4 ngập nước hỏi bác mặt khỉ làm như thế nào. Chỉ có làm như vậy thì mới đảm bảo và tiếp tục thi công. Phương pháp này là chỉ định của cơ quan thiết kế. Bác không mang máy đầm cóc, máy đầm lu máy ủi thi công được.
Hỏi bác mặt khỉ có kiểu thi công nào khác không chỉ giáo cho ?

Còn đạt K95 hay không thì phải tiến hành thí nghiệm mà thôi.
Phương pháp này không phải thí nghiệm ở các bãi bơm hút cát sau khi để nước róc khô các laọi oto đi lại không vấn đề gì



Tuy nhiên, phương án này hoàn toàn có thể đạt K95. Em đã thử (từ cách đây 3 năm) và có thể tạm kết luận như vậy! Nhưng để đắp nền trường cao 1,0m mà dùng phương pháp này (coi là phương pháp chủ đạo trong thi công) thì có khả năng là hiệu quả không cao!


Còn bác nào có nền đất cấp 1+2 rồi đổ cát vào không có thoát nước thì khác nào ngâm cát kết quả có nền đất yếu hơn.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Hic... Trưởng lão Thanh Nam này còn vui tính hơn. Mình tranh luận chút nhé! Có gì sai, mong cả nhà chỉ bảo. Tại hạ cảm ơn trước!

@ Thanh Nam: Không tốn công lãng phí đâu, hố móng cột hoặc móng băng nền đất cấp 3+4 ngập nước hỏi bác mặt khỉ làm như thế nào. Chỉ có làm như vậy thì mới đảm bảo và tiếp tục thi công. Phương pháp này là chỉ định của cơ quan thiết kế. Bác không mang máy đầm cóc, máy đầm lu máy ủi thi công được.

1. Nhờ bác chỉ đích danh cho em xem đơn vi vị thiết kế nào chỉ định thi công như vậy và ở công trình nào? Khi thiết kế tính toán và chỉ định như vậy thì công tác lập giá như thế nào? Dùng mã TT để tính công bơm nước hố móng à?? :))
2. Bác có biết sự khác biệt giữa đầm cóc (một số nơi gọi là đầm đất cầm tay) và máy đầm (như loại đầm đất 9T chẳng hạn) ? Ý em nói là tác dụng và trường hợp áp dụng chính của đầm cóc!
3. Bác cho biết: Công dụng chính của máy ủi có phải là đầm đất? :D

@ Thanh Nam: Phương pháp này không phải thí nghiệm K95 ở các bãi bơm hút cát sau khi để nước róc khô các laọi oto đi lại không vấn đề gì

1. Đang bàn về phương pháp thi công đắp cát móng nhà cao 1,0 m mà bác.
2. Các loại ô tô đi lại không vấn đề gì?? :confused: Ý bác là không bị hỏng xe phải không ạ?:D
3. Chắc tỉnh bác thí nghiệm và kiểm tra độ chặt của đất hoặc cát ở hiện trường bằng phương pháp dùng ô tô và quan sát bằng mắt phải không ạ? Tỉnh nào vậy?
@ Thanh Nam: Còn bác nào có nền đất cấp 1+2 rồi đổ cát vào không có thoát nước thì khác nào ngâm cát kết quả có nền đất yếu hơn.
1. Nhờ bác xem lại chỉ tiêu cơ lý của đất cấp 1+2 xem là loại đất gì ạ?
2. Sau đó, nhờ bác xem các công tác chuẩn bị trước khi đắp ạ? :D
Hình như bác thi công công tác đắp không bao giờ nạo vét hữu cơ, đánh cấp (nếu có) thì phải.

Có gì sai mong bác Thanh Nam chỉ giáo!
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Tình hình thực tế của em là đào hố móng sấu 3 m. Sau đó đệm cát dày 1m toàn bộ móng.
Móng bị ngập nước là do nước ngầm và 1 phần do thời tiết, vì vậy để rút hết nước thì hơi lâu và phải đợi trời nắng ạ, vì thế mới dùng máy bơm. Hic.
Tuy nhiên, phương án này hoàn toàn có thể đạt K95. Em đã thử (từ cách đây 3 năm) và có thể tạm kết luận như vậy! Nhưng để đắp nền trường cao 1,0m mà dùng phương pháp này (coi là phương pháp chủ đạo trong thi công) thì có khả năng là hiệu quả không cao!
Bác có thể nói rõ hơn "phương pháp này" là phương pháp nào đc ko? cho máy ủi đi lui đi lại hay là rút nước.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Trong thi công các bác đã gặp trường hợp đắp cát nền nhà sau đó bơm nước vô và cát bị nước trong nền đẩy nổi lên, không biết đi vào có khi sụt lút chân.
Chuyện có thật đấy.
Cái này bác nói đúng đó. Đi vào giống như đi trên đầm lầy ý :D
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Tình hình thực tế của em là đào hố móng sấu 3 m. Sau đó đệm cát dày 1m toàn bộ móng.
Móng bị ngập nước là do nước ngầm và 1 phần do thời tiết, vì vậy để rút hết nước thì hơi lâu và phải đợi trời nắng ạ, vì thế mới dùng máy bơm. Hic.
Bác có thể nói rõ hơn "phương pháp này" là phương pháp nào đc ko? cho máy ủi đi lui đi lại hay là rút nước.

Như em báo cáo ở trên: Khi thi công bằng phương pháp này phải xuất phát từ đặc điểm và điều kiện thi công cụ thể. Bởi độ chặt của công tác đắp cát này ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: Độ ẩm vật liệu, phương pháp đầm, chiều dày lớp đầm. Cát thông thường là sau khi khai thác được một thời gian, đổ đống ở bãi và vận chuyển về để đắp cũng có độ ẩm từ 20-27%. Trong khi độ ẩm tối ưu để đắp đối với cát thông thường cũng chỉ khoảng 12-17% mà thôi! Bác đề cập tới phương án sử dụng máy ủi :)confused:) thì chắc là mặt bằng thi công tương đối rộng! Nhưng máy ủi rất khó thi công đạt K95.
Rút nước để đảm bảo độ chặt cũng cần phải có thời gian và tốc độ thi công không quá nhanh. Nhất là đắp 1,0m thì cũng không thể tính toán là đổ cao lên 1,22m rồi bơm nước và dùng thủ công để thọc. Nước phải thoát và thoát từ từ. Như bác Minhtuong nói là Nếu việc rút nước không phù hợp, gây trôi cát thì sẽ dễ tạo ra các lỗ rỗng là cực kỳ chính xác!

Em khẳng định là phương pháp này có thể đạt K95 chính là phương pháp bơm nước. Khi em thi công Công trình: Cầu Tây Tiến - xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có phần việc đắp cát sau mố và tứ nón. Bọn em đã đắp bằng đầm cóc, kiểm tra K95 và kết luận là đạt. Sau đó trời mưa khoảng 1 tuần và em thấy phần cát đã thi công bị sụt khá nhiều. Thế mới thấy phương pháp bơm nước là rất hiệu quả! Nhưng cách thi công như thế nào mới là quan trọng. Còn đạt K95 hay không thì phải tiến hành thí nghiệm rồi!

Nguyên văn bởi khanhme01
Trong thi công các bác đã gặp trường hợp đắp cát nền nhà sau đó bơm nước vô và cát bị nước trong nền đẩy nổi lên, không biết đi vào có khi sụt lút chân.
Chuyện có thật đấy.

Bác không bị chìm tụt đầu là may lắm rồi đấy! Cát đang bão hòa nước, nước đã thoát hết đi đâu!
 
N

nguyency

Guest
Thực tế thi công đầm nền nhà dân, đầm nhiều nhất vẫn là đầm bằng xà ben xọc cát và tưới nước, phương pháp này thi công nhiều nên mình thấy trường hợp lún nền nhà rất ít, thi công đầm kiểu này rất mệt, tốn công. Với diện tích nhà dân nhỏ thì thi công theo phương pháp này hiệu quả hơn đầm bằng đầm cóc, lún ít xảy ra hơn so với đầm cóc.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Vậy theo bác nếu mình ko dùng biện pháp xã nước thì mình có thể đầm theo từng lớp với độ ẩm tối ưu khoảng 12-17%.
Giờ đối với công trình của mình cần làm 1 diện tích là 350m2. Giờ đã bị ngập nước. Giờ mình đợi trời nắng và rút cho hết nước (bằng cách đào nhiều hố có vách chặn để hút) sau đó lấy máy xúc tới dùng gàu để đầm. Vậy có lẽ là okie rồi nhỉ
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Báo cáo các bác là tình hình hiện nay do mực nước ngầm nên hố móng của em nước vào khá nhiều, cho hút 2 ngày rồi mà ko hết được. Đắp 1m mà giờ đào sâu xuống khoảng 0,5m là nước vẫn chảy ra.
Giờ có nước phía dưới thì việc đầm nén chỉ có tác dụng ở phần trên thôi nhỉ. Còn phần cát ngập nước phía dưới ko có tác dụng nhiều nhỉ.
Vậy bây giờ mình có thể cho làm móng được ko hay là phải hút cho mực nước xuống thấp hơn nữa. Vì trời sắp mưa lại nên mình cũng hơi lo :((
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Em hiểu công trình của bác rồi! Tức là phần móng nhà về sau xây trên nền cát đắp K95, và lượng cát đổ vào cũng không phải là ít, có diện tích 350m2 phải không ạ!

Lún thì sẽ vẫn lún, đào 0,5m thấy nước là phải, vì trường hợp này nước đâu có thoát được hết! Em đề nghị bác 2 phương án xử lý:

1. Tạo những con rạch nhỏ bốn phía (nhỏ thôi để cát không trôi nhiều) và cho thoát liên tục với lưu lượng nước chảy ra >> lưu lượng nước cấp vào, bơm nước, thọc bằng thủ công, liên tục trong một thời gian (tối thiểu là 1 tuần), Tiến hành từ giữa dần ra bốn phía! Kiểm tra K xem có ổn không? Trời, nhưng nước phải thoát được hết cơ! (vì thời gian quá gấp, lại có nước ngầm, cát không đủ độ chặt là phải) x(hic...:D

2. Xử lý bằng cọc tre, dài khoảng 1,5m, 24 cọc/m2 x 350m2 = ???:confused:
ái chà chà, hơn 50 triệu rồi!

Em chọn phương án 2. Bó tay phương án 1 vì có nước ngầm mà thời gian quá ngắn! Bác nào có cao kiến thì xin giúp!
 

Top