Điều chỉnh giá gói thầu

gunner2801

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/12/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Bên cty e có chào hàng cạnh tranh 1 gói thầu gtrị k lớn lắm nhg do tình hình giá cả thị trường nên giá các nhà thầu sau khi hiệu chỉnh và sửa lỗi đưa ra đều cao hơn giá gói thầu được duyệt.:( Trường hợp này giải quyết ntn? nếu bên e chỉ điều chỉnh lại giá gói thầu mà k cho phép nhà thầu chào lại giá thì có hợp pháp k?:-ss
E xem trong Nghị định 85 có điều 70, khoản 6, nhưng chưa hiểu lắm ở mục b):confused:
 
Last edited by a moderator:

visionfield

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
18/8/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Bên cty e có chào hàng cạnh tranh 1 gói thầu gtrị k lớn lắm nhg do tình hình giá cả thị trường nên giá các nhà thầu sau khi hiệu chỉnh và sửa lỗi đưa ra đều cao hơn giá gói thầu được duyệt.:( Trường hợp này giải quyết ntn? nếu bên e chỉ điều chỉnh lại giá gói thầu mà k cho phép nhà thầu chào lại giá thì có hợp pháp k?:-ss
E xem trong Nghị định 85 có điều 70, khoản 6, nhưng chưa hiểu lắm ở mục b):confused:
NĐ85, điều 70, khoản 6, mục b chỉ ra rằng về nguyên tắc trường hợp gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn tổng thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì:
- Thứ nhất: Phải để các nhà thầu chào lại giá
- Thứ hai: Song song với việc các nhà thầu chào lại giá thì chủ đầu tư tính toán lại giá gói thầu được duyệt và người có thẩm quyền sẽ quyết định xem có cần điều chỉnh lại giá gói thầu hay không.
Như vậy theo mình thì nếu bên bạn điều chỉnh lại giá gói thầu (đảm bảo giá gói thầu mới phải được duyệt trước thời điểm nộp hồ sơ chào lại giá) thì bên các nhà thầu họ vẫn được chào lại giá (giá chào lại có thể giống hoặc ko giống giá cũ).
Mọi người cho ý kiến thêm.
 
S

son_vq121

Guest
Bên cty e có chào hàng cạnh tranh 1 gói thầu gtrị k lớn lắm nhg do tình hình giá cả thị trường nên giá các nhà thầu sau khi hiệu chỉnh và sửa lỗi đưa ra đều cao hơn giá gói thầu được duyệt.:( Trường hợp này giải quyết ntn? nếu bên e chỉ điều chỉnh lại giá gói thầu mà k cho phép nhà thầu chào lại giá thì có hợp pháp k?:-ss
E xem trong Nghị định 85 có điều 70, khoản 6, nhưng chưa hiểu lắm ở mục b):confused:

Về nguyên tắc trước khi tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh phải phê duyệt lại dự toán tại thời điểm gần nhất, nhà thầu làm như vậy là không sai, Công ty bạn chỉ cần điều chỉnh lại giá gói thầu là được.

Thân!
 

gunner2801

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/12/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Cám ơn các bác! :x
Nhưng có điều này e chưa hiểu lắm là ở Mục a) Khoản 6 Điều 70 này là cho phép nhà thầu chào lại giá trong khi vẫn giữ nguyên giá gói thầu để làm gì vì HSYC như cũ thì nhà thầu thay đổi HS đề xuất làm j?:-<
Ngoài ra nếu bây h chào lại thì sẽ phải làm lại từ đầu hay chỉ gửi yêu cầu đến các nhà thầu đã mua hồ sơ thôi (và nếu thế thì nhà thầu đã bj loại do k đáp ứng y/c kỹ thuật có đc chào lại k?):confused:
Nếu bên cty e chỉ điều chỉnh lại giá mà k cho các nhà thầu chào lại (để t kiệm tgian và công sức vì cho rằng nhà thầu khó đưa được giá thấp hơn) thì có phạm luật k, điều này quy định ở đâu?
Cám ơn các bác trước! >:D<
 

visionfield

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
18/8/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Nhưng có điều này e chưa hiểu lắm là ở Mục a) Khoản 6 Điều 70 này là cho phép nhà thầu chào lại giá trong khi vẫn giữ nguyên giá gói thầu để làm gì vì HSYC như cũ thì nhà thầu thay đổi HS đề xuất làm j?:-<
Theo mình hiểu thì đây là cách đầu tiên để xử lý khi xảy ra trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt. Cách này chỉ là để đỡ phải làm cách phức tạp như đã nêu ở mục b phía sau, dùng khi CĐT đánh giá giá gói thầu đã được duyệt là vẫn hợp lý tại thời điểm đấu thầu (nhưng mình nghĩ cách này là không thực tế nhất là với hình thức chào hàng cạnh tranh, có tính đến giá nguyên nhiên vật liệu biến động tại thời điểm đó) (Cái này là ý mình hiểu)
Ngoài ra nếu bây h chào lại thì sẽ phải làm lại từ đầu hay chỉ gửi yêu cầu đến các nhà thầu đã mua hồ sơ thôi (và nếu thế thì nhà thầu đã bj loại do k đáp ứng y/c kỹ thuật có đc chào lại k?):confused:
Việc chào lại giá dựa trên cơ sở các nhà thầu đó đã đạt điểm về mặt kỹ thuật nên không có trường hợp nhà thầu đã trượt về kỹ thuật mà lại được mời chào lại giá.
Nếu bên cty e chỉ điều chỉnh lại giá mà k cho các nhà thầu chào lại (để t kiệm tgian và công sức vì cho rằng nhà thầu khó đưa được giá thấp hơn) thì có phạm luật k, điều này quy định ở đâu?
Theo mình nghĩ đó là quy trình cho việc chào lại giá dự thầu khi mà giá gói thầu được duyệt đã thay đổi. Bạn không cho họ chào lại liệu có phạm luật hay không thì có lẽ nhờ tiếp các bậc lão trong đấu thầu trả lời hộ!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vài điều trao đổi

Cám ơn các bác! :x
Nhưng có điều này e chưa hiểu lắm là ở Mục a) Khoản 6 Điều 70 này là cho phép nhà thầu chào lại giá trong khi vẫn giữ nguyên giá gói thầu để làm gì vì HSYC như cũ thì nhà thầu thay đổi HS đề xuất làm j?:-<
Ngoài ra nếu bây h chào lại thì sẽ phải làm lại từ đầu hay chỉ gửi yêu cầu đến các nhà thầu đã mua hồ sơ thôi (và nếu thế thì nhà thầu đã bj loại do k đáp ứng y/c kỹ thuật có đc chào lại k?):confused:
Nếu bên cty e chỉ điều chỉnh lại giá mà k cho các nhà thầu chào lại (để t kiệm tgian và công sức vì cho rằng nhà thầu khó đưa được giá thấp hơn) thì có phạm luật k, điều này quy định ở đâu?
Cám ơn các bác trước! >:D<

Theo tôi, bạn cần xem lại một số vấn đề sau:
1. Khoản 6 điều 70 hướng dẫn xử lý tình huống khi giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch đều vượt giá gói thầu được duyệt. Mà đấu thầu thì không có HSYC và HSĐX như bạn nêu.
2. Mục a khoản 6 là hướng dẫn cách thứ nhất cho chủ đầu tư đối với tình huống này. Cách này muốn cho các nhà thầu biết là giá của họ đã vượt qua giá gói thầu nên cần nghiên cứu để giảm giá xuống nếu không thì tất cả đều bị loại.
3. Khi cho phép các nhà thầu chào lại giá thì chỉ áp dụng đối với những nhà thầu đã vượt qua vòng xét kỹ thuật.
4. Nếu chỉ điều chỉnh giá gói thầu mà không yêu cầu các nhà thầu chào lại giá là không đúng quy định pháp luật. Mục b hướng dẫn là cho phép các nhà thầu chào lại giá đồng thời bên mời thầu xem xét điều chỉnh giá gói thầu.
 
M

minhtuong

Guest
Theo tôi, bạn cần xem lại một số vấn đề sau:
1. Khoản 6 điều 70 hướng dẫn xử lý tình huống khi giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch đều vượt giá gói thầu được duyệt. Mà đấu thầu thì không có HSYC và HSĐX như bạn nêu.

Theo mình thì Điều 70 hướng dẫn xử lý tình huống cho cả hình thức chào hàng cạnh tranh (sử dụng HSYC và HSĐX).
 
M

minhtuong

Guest
Nếu bên cty e chỉ điều chỉnh lại giá mà k cho các nhà thầu chào lại (để t kiệm tgian và công sức vì cho rằng nhà thầu khó đưa được giá thấp hơn) thì có phạm luật k, điều này quy định ở đâu?
Cám ơn các bác trước! >:D<

Theo khoản 6 Điều 70 thì cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết. Do vậy, chỉ xem xét lại giá gói thầu mà không cho các nhà thầu chào lại giá là không phù hợp.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Nói rõ thêm ý của mình

Theo mình thì Điều 70 hướng dẫn xử lý tình huống cho cả hình thức chào hàng cạnh tranh (sử dụng HSYC và HSĐX).

Tôi nhất trí với bạn là điều 70 có khoản hướng dẫn cho cả hình thức chào hàng cạnh tranh như đến thời điểm hết hạn nộp HSĐX có ít hơn 3 hồ sơ nộp ... nhưng khoản 6 điều 70 chỉ hướng dẫn đối với đấu thầu gói thầu xây lắp, MSHH và tổng thầu mà không hướng đẫn đối với tình huống chào hàng cạnh tranh.
Thanks!
 
M

minhtuong

Guest
Tôi nhất trí với bạn là điều 70 có khoản hướng dẫn cho cả hình thức chào hàng cạnh tranh như đến thời điểm hết hạn nộp HSĐX có ít hơn 3 hồ sơ nộp ... nhưng khoản 6 điều 70 chỉ hướng dẫn đối với đấu thầu gói thầu xây lắp, MSHH và tổng thầu mà không hướng đẫn đối với tình huống chào hàng cạnh tranh.
Thanks!

Khoản 6 Điều 70 không có điều khoản nào nói rằng không áp dụng cho hình thức mua sắm hàng hóa thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh.

Cần lưu ý từ ngữ "gói thầu mua sắm hàng hóa" tại khoản 6 điều 70 bao hàm cả mua sắm hàng hóa thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh.

Cũng cần phân biệt từ ngữ "gói thầu mua sắm" và hình thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm hàng hóa cho gói thầu đó, hình thức mua sắm có thể là đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh. Chẳng hạn gói thầu mua sắm hàng hóa ABC có hình thức lựa chọn nhà thầu là "chào hàng cạnh tranh".

Theo định nghĩa của Luật đấu thầu:
20. Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.

Như vậy, không thể hiểu rằng từ "gói thầu mua sắm" chỉ sử dụng cho đấu thầu mua sắm. :D
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Mong đồng nghiệp trao đổi thêm để mọi người cùng hiểu đúng

Khoản 6 Điều 70 không có điều khoản nào nói rằng không áp dụng cho hình thức mua sắm hàng hóa thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh.

Cần lưu ý từ ngữ "gói thầu mua sắm hàng hóa" tại khoản 6 điều 70 bao hàm cả mua sắm hàng hóa thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh.

Cũng cần phân biệt từ ngữ "gói thầu mua sắm" và hình thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm hàng hóa cho gói thầu đó, hình thức mua sắm có thể là đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh. Chẳng hạn gói thầu mua sắm hàng hóa ABC có hình thức lựa chọn nhà thầu là "chào hàng cạnh tranh".

Theo định nghĩa của Luật đấu thầu:


Như vậy, không thể hiểu rằng từ "gói thầu mua sắm" chỉ sử dụng cho đấu thầu mua sắm. :D

Cám ơn bạn, bạn nói rất đúng về khái niệm nhưng nếu đọc kỹ khoản 6 điều 70 thì không thể hiểu là hướng dẫn tình huống cho hình thức mua sắm là chào thầu cạnh tranh. Tôi trích một đoạn của khoản 6 điều 70 để cùng đọc lại nhé:
"6. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp sau đây: a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;
b) Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết..."
Tôi hiểu rằng:
1. Giá chào trong hồ sơ đề xuất của nhà thầu tham dự chào hàng cạnh tranh không gọi là "giá dự thầu" mà gọi là "giá chào".
2. Khi đánh giá HSĐX trong chào hàng cạnh tranh không gọi là "giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch" mà xem xét "giá chào sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch".
3. Trong chào hàng cạnh tranh có HSYC mà không có "hồ sơ mời thầu".

Ba điều trên cho thấy khoản 6 điều 70 không áp dụng đối với chào hàng cạnh tranh trong MSHH. Hơn nữa, nếu áp dụng cho cả chào hàng cạnh tranh thì làm sao có thể áp dụng được mục c của khoản này.

Mong các đồng nghiệp trao đổi thêm về khoản 6 điều 70.
 
Last edited by a moderator:
Q

quyetxd

Guest
Em xin có ý kiến trao đổi về vấn đề này.
1. Tại mục b Khoản 3 Điều 43 của Nghị định 85 trích:'' b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn."
2. Theo Luật Đấu thầu thì chào hàng cạnh tranh là một hình thức lựa chọn nhà thầu (Điêu22 của Luật)
Và cũng ngay tại nội dung tóm lược của điều 22: Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa.
Như vậy theo em thì hình thức mua sắm hàng hóa thông qua chào hàng cạnh tranh là thuộc xử lý tình huống trong đấu thầu rồi chứ (ở đây là khoản 6 Điều 70)
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Tôi hiểu rằng:
1. Giá chào trong hồ sơ đề xuất của nhà thầu tham dự chào hàng cạnh tranh không gọi là "giá dự thầu" mà gọi là "giá chào".
2. Khi đánh giá HSĐX trong chào hàng cạnh tranh không sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệc như đấu thầu mà xem xét "giá chào".
3. Trong chào hàng cạnh tranh có HSYC mà không có "hồ sơ mời thầu".
Mong các đồng nghiệp trao đổi thêm về khoản 6 điều 70.

Theo em, trong khoản 6 này nói chung cho việc đấu thầu mua sắm hàng hóa chứ không riêng hình thức chào hàng cạnh tranh.
Như thế, em có 1 số điểm thảo luận như sau:
1. Giá chào lại trong hồ sơ dự thầu vẫn có thể gọi là chào lại giá dự thầu. Theo em phần thầy nói chỉ đúng với chào hàng cạnh tranh.
2. Phần khoản 2, 3 của thầy đề cập đến thì em hoàn toàn thống nhất với ý kiến của thầy.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Xin lỗi vì viết không rõ ý ở điểm 2

Theo em, trong khoản 6 này nói chung cho việc đấu thầu mua sắm hàng hóa chứ không riêng hình thức chào hàng cạnh tranh.
Như thế, em có 1 số điểm thảo luận như sau:
1. Giá chào lại trong hồ sơ dự thầu vẫn có thể gọi là chào lại giá dự thầu. Theo em phần thầy nói chỉ đúng với chào hàng cạnh tranh.
2. Phần khoản 2, 3 của thầy đề cập đến thì em hoàn toàn thống nhất với ý kiến của thầy.

Cám ơn em đã nhiệt tình thảo luận. Trước hết phải xin lỗi ở điểm 2 bài viết của tôi mà em đã trích dẫn tôi nói không rõ và tôi đã sửa lại ở bài viết của mình và đã bổ sung thêm một câu nữa cho rõ hơn.
Về khoản 6 điều 70 nếu mà áp dụng cả cho chào hàng cạnh tranh thì theo tôi văn bản hành văn không chuẩn xác gây hiểu theo nhiều cách khác nhau. Vấn đề này thôi cứ gác lại để ngẫm nghĩ và trao đổi với mấy anh Vụ đấu thầu xem sao nhé.
Thanks!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Quan điểm cá nhân

theo em thì hình thức mua sắm hàng hóa thông qua chào hàng cạnh tranh là thuộc xử lý tình huống trong đấu thầu rồi chứ (ở đây là khoản 6 Điều 70)

Tôi vẫn cho rằng:
1. Chào hàng cạnh tranh đồng ý là một hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng không phải là đấu thầu.
2. Khoản 6 điều 70 nếu hướng dẫn cho cả hình thức chào hàng cạnh tranh thì câu chữ viết như thế không chuẩn vì sẽ gây hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi. Có thể không chuẩn xác.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Tôi vẫn cho rằng:
1. Chào hàng cạnh tranh đồng ý là một hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng không phải là đấu thầu.
2. Khoản 6 điều 70 nếu hướng dẫn cho cả hình thức chào hàng cạnh tranh thì câu chữ viết như thế không chuẩn vì sẽ gây hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi. Có thể không chuẩn xác.

1. Hoàn toàn thống nhất với ý kiến thứ 1 của thầy.
Chào hàng cạnh tranh đồng ý là một hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng không phải là đấu thầu.
Tại mục giải thích từ ngữ của nghị định 85 có nêu rõ như sau:
2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu.
Mặt khác tại điều 43 cũng đã quy định Về việc Chào hàng cạnh tranh. Đấy là một trong những hình thức Lựa chọn nhà thầu khác quy định tại Chương 7.

2. Theo quan điểm của em, tại điều 70 quy định việc xử lý tình huống trong đấu thầu (quả thực khi đấu thầu không có bên mời thầu nào "mong muốn" phải sử dụng đến các quy định tại điều này :D)
Trong thực tế thường thấy các các gói chào hàng cạnh tranh thường ít khi vượt giá mà BMT đưa ra. Lý do: Các loại hàng hóa đơn giản, có giá trị cả gói nhỏ, mặt hàng thường có giá cả thông dụng....
Nếu trong mục 6 Điều 70, các nhà làm luật nói rõ hơn cho việc xử lý trong chào hàng cạnh tranh thì những người thực thi luật có thể dễ dàng hơn đôi chút trong việc áp dụng.
 
M

minhtuong

Guest
Cám ơn bạn, bạn nói rất đúng về khái niệm nhưng nếu đọc kỹ khoản 6 điều 70 thì không thể hiểu là hướng dẫn tình huống cho hình thức mua sắm là chào thầu cạnh tranh. Tôi trích một đoạn của khoản 6 điều 70 để cùng đọc lại nhé:
"6. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp sau đây: a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;
b) Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết..."
Tôi hiểu rằng:
1. Giá chào trong hồ sơ đề xuất của nhà thầu tham dự chào hàng cạnh tranh không gọi là "giá dự thầu" mà gọi là "giá chào".
2. Khi đánh giá HSĐX trong chào hàng cạnh tranh không gọi là "giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch" mà xem xét "giá chào sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch".
3. Trong chào hàng cạnh tranh có HSYC mà không có "hồ sơ mời thầu".

Ba điều trên cho thấy khoản 6 điều 70 không áp dụng đối với chào hàng cạnh tranh trong MSHH. Hơn nữa, nếu áp dụng cho cả chào hàng cạnh tranh thì làm sao có thể áp dụng được mục c của khoản này.

Mong các đồng nghiệp trao đổi thêm về khoản 6 điều 70.

Riêng tôi thì hiểu rằng, từ "giá dự thầu" trong ngữ cảnh khoản 6 điều 70 để dùng cho cả hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu và chào hàng cạnh tranh.

Trên tinh thần như vậy, Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, bao gồm nhiều hình thức lựa chọn NT, chứ không hẳn đấu thầu chỉ là quá trình đấu thầu. Luật Đấu thầu được sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau, cả chào hàng cạnh tranh lẫn chỉ định thầu và các hình thức khác... Nếu không thì phải có thêm luật chỉ định thầu, luật chào hàng cạnh tranh. :D
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vài điều trao đổi cùng các đồng nghiệp

Riêng tôi thì hiểu rằng, từ "giá dự thầu" trong ngữ cảnh khoản 6 điều 70 để dùng cho cả hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu và chào hàng cạnh tranh.

Trên tinh thần như vậy, Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, bao gồm nhiều hình thức lựa chọn NT, chứ không hẳn đấu thầu chỉ là quá trình đấu thầu. Luật Đấu thầu được sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau, cả chào hàng cạnh tranh lẫn chỉ định thầu và các hình thức khác... Nếu không thì phải có thêm luật chỉ định thầu, luật chào hàng cạnh tranh. :D
Theo tôi:
1. Không thể đồng nhất các thuật ngữ sau đây:
- Hồ sơ mời thầu và Hồ sơ yêu cầu
- Giá dự thầu và giá chào hàng (trong chào hàng cạnh tranh MSHH)
2. Lý do của quan điểm nêu ở điểm 1 là xuất phát việc giải thích các từ ngữ trên trong Luật Đấu thầu và NĐ85 như sau:
+ Luật Đấu thầu, điều 4:
"24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu".
> Như vậy, thuật ngữ HSMT chỉ sử dụng trong đấu thầu, HSDT cũng chỉ sử dụng trong đấu thầu. 2 thuật ngữ này không sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

"27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá."
> Như vây, giá dự thầu chỉ sử dụng trong đấu thầu mà không sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

+ NĐ85, điều 2:
"2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu;
3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu chuẩn bị và nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; đối với hình thức chào hàng cạnh tranh thì hồ sơ đề xuất còn được gọi là báo giá;"
> Như vậy, HSYC và HSĐX không sử dụng trong đấu thầu.
Từ những lập luận trên đây cho thấy một vấn đề có tính nguyên tắc (theo tôi) là: Quy định nào nói đến HSMT, HSDT, giá dự thầu cần được hiểu là quy định đối với hình thức đấu thầu (rộng rãi hoặc hạn chế);quy định nào nói đến HSYC, HSĐX là quy định đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác (không qua đấu thầu).
Theo quan điểm này, tôi cho rằng khoản 6 điều 70 NĐ85 hướng dẫn tình huống đối với đấu thầu chứ không hướng dẫn cho hình thức chào hàng cạnh tranh trong MSHH.
Tôi cũng trao đổi thêm về tên Luật Đấu thầu của ta: Hầu hết các nước khác không sử dụng tên này mà sử dụng tên "Luật Mua sắm chính phủ" hoặc "Luật Mua sắm công" vì trong đó quy định nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau (không riêng đấu thầu). Điều này cho thấy trong Luật Đấu thầu của ta đã quy định 2 hình thức đấu thầu và 5 hình thức lựa chọn nhà thầu khác (cũng giống các nước). Vì vậy khi áp dụng Luật Đấu thầu không nên hiểu các quy định đều áp dụng cho tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Vài điều trao đổi cùng các đồng nghiệp. Mong các đồng nghiệp tham luận thêm.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Người cùng họ Đinh

1. Hoàn toàn thống nhất với ý kiến thứ 1 của thầy.
Tại mục giải thích từ ngữ của nghị định 85 có nêu rõ như sau:

Mặt khác tại điều 43 cũng đã quy định Về việc Chào hàng cạnh tranh. Đấy là một trong những hình thức Lựa chọn nhà thầu khác quy định tại Chương 7.

2. Theo quan điểm của em, tại điều 70 quy định việc xử lý tình huống trong đấu thầu (quả thực khi đấu thầu không có bên mời thầu nào "mong muốn" phải sử dụng đến các quy định tại điều này :D)
Trong thực tế thường thấy các các gói chào hàng cạnh tranh thường ít khi vượt giá mà BMT đưa ra. Lý do: Các loại hàng hóa đơn giản, có giá trị cả gói nhỏ, mặt hàng thường có giá cả thông dụng....
Nếu trong mục 6 Điều 70, các nhà làm luật nói rõ hơn cho việc xử lý trong chào hàng cạnh tranh thì những người thực thi luật có thể dễ dàng hơn đôi chút trong việc áp dụng.

Người cùng họ Đinh xem bài "Vài điều trao đổi cùng các đồng nghiệp" và cho ý kiến tham luận nhé. Thanks!
 
M

minhtuong

Guest
Theo tôi:
1. Không thể đồng nhất các thuật ngữ sau đây:
- Hồ sơ mời thầu và Hồ sơ yêu cầu
- Giá dự thầu và giá chào hàng (trong chào hàng cạnh tranh MSHH)
2. Lý do của quan điểm nêu ở điểm 1 là xuất phát việc giải thích các từ ngữ trên trong Luật Đấu thầu và NĐ85 như sau:
+ Luật Đấu thầu, điều 4:
"24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu".
> Như vậy, thuật ngữ HSMT chỉ sử dụng trong đấu thầu, HSDT cũng chỉ sử dụng trong đấu thầu. 2 thuật ngữ này không sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

"27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá."
> Như vây, giá dự thầu chỉ sử dụng trong đấu thầu mà không sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

+ NĐ85, điều 2:
"2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu;
3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu chuẩn bị và nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; đối với hình thức chào hàng cạnh tranh thì hồ sơ đề xuất còn được gọi là báo giá;"
> Như vậy, HSYC và HSĐX không sử dụng trong đấu thầu.
Từ những lập luận trên đây cho thấy một vấn đề có tính nguyên tắc (theo tôi) là: Quy định nào nói đến HSMT, HSDT, giá dự thầu cần được hiểu là quy định đối với hình thức đấu thầu (rộng rãi hoặc hạn chế);quy định nào nói đến HSYC, HSĐX là quy định đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác (không qua đấu thầu).
Theo quan điểm này, tôi cho rằng khoản 6 điều 70 NĐ85 hướng dẫn tình huống đối với đấu thầu chứ không hướng dẫn cho hình thức chào hàng cạnh tranh trong MSHH.
Tôi cũng trao đổi thêm về tên Luật Đấu thầu của ta: Hầu hết các nước khác không sử dụng tên này mà sử dụng tên "Luật Mua sắm chính phủ" hoặc "Luật Mua sắm công" vì trong đó quy định nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau (không riêng đấu thầu). Điều này cho thấy trong Luật Đấu thầu của ta đã quy định 2 hình thức đấu thầu và 5 hình thức lựa chọn nhà thầu khác (cũng giống các nước). Vì vậy khi áp dụng Luật Đấu thầu không nên hiểu các quy định đều áp dụng cho tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Vài điều trao đổi cùng các đồng nghiệp. Mong các đồng nghiệp tham luận thêm.
Nếu sử dụng từ ngữ về giá để suy ra hình thức lựa chọn nhà thầu và cho rằng từ ngữ ''giá dự thầu" chỉ được áp dụng "độc quyền" cho hình thức đấu thầu thì xin hỏi bạn từ gì (chỉ về giá) để sử dụng cho hình thức chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa? Từ "giá chào" chăng?
Lưu ý từ ngữ "giá chào" được sử dụng trong cả hình thức đấu thầu và cả chào hàng cạnh tranh (Xem điều 32 Luật đấu thầu và điều 42 Nghị định 85)
 

Top