Điều chỉnh nhân công theo văn bản số 551/BXD-KTXD

tancauduong

Thành viên năng động
Tham gia
24/11/07
Bài viết
66
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Ngày 02/4/2013 Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2013. Tuy nhiên trong hướng dẫn của Bộ Xây dựng lại tách ra 2 ý riêng biệt mà em đọc cảm thấy nó vô lý làm sao.
1. Nếu điều chỉnh theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP đã phù hợp thì không điều chỉnh chi phí nhân công theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP.
2. Nếu điều chỉnh theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP chưa phù hợp thì không điều chỉnh chi phí nhân công theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP.
Vậy xin hỏi các anh như thế nào là đã phù hơp, chưa phù hợp. Trong khi mức lương nhân công điều chỉnh năm 2011 đến hết năm 2012 không có thêm đợt điều chỉnh nào nữa. Đồng thời hiện nay chỉ số CPI cũng khá cao không kiểm soát được dẫn đến chi phí tiêu dùng cũng tăng cao. Với mức lương không đổi mà chi phí tăng có phải chăng đang ép các nhân công vào ngõ cụt. Ngoài ra Bộ Xây dựng và các Bộ ngành khác cũng đã thông qua lộ trình tăng lương đến năm 2014, thế nhưng hiện nay chúng ta mới đi chưa hết 2/3 đường thì lại tính cách khác rồi. Bộ Xây dựng phải chăng ra các trường hợp như thế này buộc các Sở ban ngành phải cân nhắc chăng.
 

File đính kèm

  • BXD_551-BXD-KTXD_02042013.doc
    57 KB · Đọc: 3.171

mothinhdung1982

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/10
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
- Các thông tư, văn bản trước nay của BXD vẫn khá thống nhất và phù hợp. 551 ra đời do văn bản 449 của Bộ LĐTBXH và một số tỉnh thành có ý kiến về lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng.
- Theo Nghị định 12 và 112 thì XDCB đang theo cơ chế thị trường, đơn giá nhân công được gọi là phù hợp khi nó phản ánh đúng đơn giá nhân công theo thực tế. Theo tinh thần của 112 thì SXD các tỉnh cần khảo sát, điều tra đơn giá nhân công (cả giá VL, MTC) trên thị trường xây dựng và công bố để áp dụng (không phải là ngồi trong phòng tính toán này nọ). Nhưng việc này có mấy nơi làm được, ai cũng sợ trách nhiệm.
- 551 thực ra không vô lý đâu, nó cũng phù hợp với các quy định, chỉ là nó hơi nửa vời thôi (lẽ ra không có van bản này nếu các bộ, ngành, tỉnh thành không hỏi lung tung). Theo thông tư 04/2010/TT-BXD có nói là có thể áp dụng mức lương tối thiểu vúng để tính đơn giá nhân công (thực ra càn tính theo giá nhân công trên thị trường XD tại từng dịa phương mà SXD điều tra và công bố), vậy mà các tỉnh, thành, các SXD làm loạn hết cả lên. bạn lập dự toán thì cứ theo TT 04 và các quy định liên quan. BXD không phải có ý định bắt buộc các sở ban ngành cân nhắc mà lẽ ra các việc này các SXD địa phương phải làm đúng luật từ lâu rồi, họ không điều tra mà chỉ ngồi tính toán giá NC, MTC trong phòng lạnh.
Đôi đièu chia sẻ với bạn, mong đóng góp ý kiến.
 
  • Like
Các tương tác: vna

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Quyền đã được giao từ lâu, và văn bản 551 chỉ nhắc lại cho nhớ và tùy cơ ứng biến thôi. Nói tăng lương là đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhưng tôi thấy hầu như chỉ làm lợi cho các nhà thầu thi công. Vì có công trình đã hoàn thành xong rồi mới làm thủ tục xin điều chỉnh hợp đồng, vậy khi dược điều chỉnh, lấy một cục tiền có trả thêm cho người lao động không? Để áp dụng theo như 551 đề nghị Bộ XD sớm ban hành Thông tư hướng dẫn xác định giá nhân công là ok.
 

JAYCHOU

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/4/11
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Tuổi
40
Theo tôi hiểu thì ý của TT này là :
- các Tỉnh tiến hành khảo sát mặt bằng lương nhân công: nếu thấy không còn phù hợp nữa ( tức là hệ số cũ đã quá thấp) thì tiến hành xây dựng hệ số điều chỉnh mới; nếu mặt bằng lương nhân công vẫn còn phù hợp với hệ số cũ thì không điều chỉnh nữa.
- Ở đây có lẽ việc xác định mặt bằng lương là phức tạp nhất, vì cùng 1 mức lương như vậy nhưng sống ở hai địa bàn khác nhau thì giá trị thực đã khác xa nhau, nên sẽ có những địa bàn cần điều chỉnh hệ số và cũng có những địa bàn không cần điều chỉnh hệ số
- Việc điều chỉnh hệ số theo vùng còn có ý nghĩa trong việc phân bổ, dàn trải đều nguồn lao động, có tác dụng kích thích lao động về với các địa bàn khó khăn
 

dacota0102

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/12/11
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Hà Nội
Quyền đã được giao từ lâu, và văn bản 551 chỉ nhắc lại cho nhớ và tùy cơ ứng biến thôi. Nói tăng lương là đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhưng tôi thấy hầu như chỉ làm lợi cho các nhà thầu thi công. Vì có công trình đã hoàn thành xong rồi mới làm thủ tục xin điều chỉnh hợp đồng, vậy khi dược điều chỉnh, lấy một cục tiền có trả thêm cho người lao động không? Để áp dụng theo như 551 đề nghị Bộ XD sớm ban hành Thông tư hướng dẫn xác định giá nhân công là ok.
Bạn có đi thi công hay ngồi phòng lạnh mà phán như thánh như tướng thế
 

haip20

Thành viên năng động
Tham gia
10/5/08
Bài viết
69
Điểm thành tích
18
Đúng là luật VN, mới ra nghị định được vài tháng giờ ra tiếp cái văn bản chả rõ ràng gì, chắc ra cho nó có. Ai sẽ là ng quyết định mức lương đấy có phù hợp hay ko phù hợp với NĐ 103? Ra quyết định không phù hợp xong hóa ra Nghị định của CP sai à ? Chưa kể NĐ 103 đã thay thế cho NĐ 70 rồi, giờ thấy không phù hợp lại đem NĐ 70 ra làm cơ sở pháp lý. Hay thật !
 

mothinhdung1982

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/10
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Ở VN cơ chế thị trường trong xây dựng (tinh thần Nghị định 12, 112) chỉ là nửa vời. Vì các CĐT, các địa phương chưa có cái nhìn đầy đủ về cơ chế thị trường, lại sợ trách nhiệm này nọ. Ở VN quy định thì hay nhưng thực hiện thì nhiều điều cần xem lại. Nhà thầu thi nhiều khi cũng chưa hiểu hết luật, và thiệt hại vẫn là nhà thầu.
 

tarzanloc

Thành viên mới
Tham gia
2/4/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Ngày 02/4/2013 Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2013. Tuy nhiên trong hướng dẫn của Bộ Xây dựng lại tách ra 2 ý riêng biệt mà em đọc cảm thấy nó vô lý làm sao.
1. Nếu điều chỉnh theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP đã phù hợp thì không điều chỉnh chi phí nhân công theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP.
2. Nếu điều chỉnh theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP chưa phù hợp thì không điều chỉnh chi phí nhân công theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP.
Vậy xin hỏi các anh như thế nào là đã phù hơp, chưa phù hợp. Trong khi mức lương nhân công điều chỉnh năm 2011 đến hết năm 2012 không có thêm đợt điều chỉnh nào nữa. Đồng thời hiện nay chỉ số CPI cũng khá cao không kiểm soát được dẫn đến chi phí tiêu dùng cũng tăng cao. Với mức lương không đổi mà chi phí tăng có phải chăng đang ép các nhân công vào ngõ cụt. Ngoài ra Bộ Xây dựng và các Bộ ngành khác cũng đã thông qua lộ trình tăng lương đến năm 2014, thế nhưng hiện nay chúng ta mới đi chưa hết 2/3 đường thì lại tính cách khác rồi. Bộ Xây dựng phải chăng ra các trường hợp như thế này buộc các Sở ban ngành phải cân nhắc chăng.
Thật vô lý, trong khi các doanh nghiệp thì nhà nước bắt phải áp dụng lương mới để tính bảo hiểm, còn bản thân các doanh nghiệp nhà nước thì được phép nghiên cứu lại xem có áp dụng được không thì mới áp dụng. như vậy gọi là cạnh tranh không công bằng rồi! www.navitech.vn
 

tarzanloc

Thành viên mới
Tham gia
2/4/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Thật vô lý, trong khi các doanh nghiệp thì nhà nước bắt phải áp dụng lương mới để tính bảo hiểm, còn bản thân các doanh nghiệp nhà nước thì được phép nghiên cứu lại xem có áp dụng được không thì mới áp dụng. như vậy gọi là cạnh tranh không công bằng rồi! www.navitech.vn
 
  • Like
Các tương tác: vna

huki184259

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/9/10
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Thay thế Nghị định 70 là khi Sở Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định 104, đã được giao quyền rồi mà, khi nào điều chỉnh thì căn cứ vào Khảo sát của Sở Xây dựng, chứ giờ mình thấy mức lượng theo 70 vẫn phù hợp, nâng lên nữa thất nghiệp hàng loạt cho xem
 

van nho

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/5/10
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Liên quan với văn bản này, tôi còn gặp trường hợp khó xử (không biết BXD, BCT trả lời ra sao ?) như sau:
- Tôi có thực hiện một công trình điện (có 02 phần: ĐZ & TBA ngoài công trình thực hiện lập DT theo quy định đơn giá, ĐM của BCT ăn theo hệ số của NĐ-70 và phần đường dây 0,4-chiếu sáng ngầm ăn theo các VB của địa phương mức lương cho phép là NĐ-103). Vậy cũng trong một công trình (cũng một lượng nhân công đó thực hiện) lúc thì được hưởng theo mức lương 1.800.000đ-ứng với VB tỉnh cho phép, lúc thì hưởng theo mức 1.550.000đ - ứng với VB thời điểm này của BCT. Tại sao có sự không thống nhất cùng theo mức lương của NĐ-103 hoặc theo NĐ-97 ? để tạo nên cảnh không bất công chứ ?
- Cái trớ trêu là cũng tại VB 551/BXD-KTXD: Nói theo kiểu sao cũng được ? theo đơn giá của địa phương thì cho phép nâng lương theo NĐ-103. Nhưng với bộ đơn giá của BCT (đã chuẩn bị thay thế: khi có hướng dẫn của Bộ XD) thì nay theo kiểu hướng dẫn này có thể họ không điều chỉnh nữa và tạm thời họ cũng có trả lời "tạm tính theo VB củ đã có"
- Cái khó coi là ở chỗ theo tính pháp lý của NĐ-103 đã tạo nên sự bải bỏ NĐ-70, thì VB của BXD lại thừa nhận sự vận hành song song của 02 NĐ-70 và NĐ-103. Nếu là tôi xử lý theo sự hướng dẫn trên thì tôi cũng không dại gì hiệu chỉnh các hệ số hiện có cho phiền phứt. Thế này, đã tạo nên một lỗ hổng cho mọi người vận dụng và đổ thừa cho nhau (BCT cũng đã trả lời như vậy: Chưa có hướng dẫn của BXD thì BCT cũng không có cơ sở để thay đổi hệ số lương theo đơn giá mà mình ban hành)
 

duongkhanhz

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/5/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Theo luật pháp Việt Nam, cứ Văn bản luật nào cao nhất mà áp dụng, nhưng cái văn bản Số : 551/BXD-KTXD, ngày 02 tháng 4 năm 2013 của BXD thì chẳng ăn nhập gì với Nghị định 103, lại còn quay lại với nghị định 70 thì đúng là nực cười ra nước mắt cho các đồng chí làm công tác xây dựng nước ta quá.
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Bạn có đi thi công hay ngồi phòng lạnh mà phán như thánh như tướng thế

Cái này bạn dacota0102 nói chưa chức đúng à nha. Vì khi công trình đang thi công trong giai đoạn được bù lương thi giá nhân công mà nhà thầu phải trả để thuê được nhân công là cao hơn giá nhân công được duyệt rồi. Có nhiều nơi nhiều khi không tìm ra nhân công nữa kìa vì họ đòi giá quá cao.
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Mình có ý kiến như sau:
- Theo khoản 2 điều 5 của Nghị định 103/2013/NĐ-CP thì Nghị định 70/2011/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 103/2013/NĐ-CP. Như vậy, tại thời điểm hiện tại nếu áp dụng Nghị định 70/2011/NĐ-CP sẽ không hợp lý và trái với Nghị định 103/2013/NĐ-CP.
- Việc nâng lương tối thiểu vùng theo NĐ 103/2013/NĐ-CP ngày 04/12/2012 để đảm bảo mức sống và quyền lợi của người lao động, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng Nhà nước.
Mọi người cùng thảo luận thêm.
 

mothinhdung1982

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/10
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Mình nghĩ, các văn bản về lương tối thiểu áp dụng trong dự toán tính từ thời điểm VB 551 đến giờ hầu như là thừa, vì theo quy định (NĐ 12, NĐ 112, thông tư 04/2010/TT-BXD) là đã đủ cơ sở thực hiện rồi.
Có chăng thì SXD địa phương cần khảo sát, tính toán và công bố giá vật liệu, nhân công, máy thi công trên địa bàn tỉnh để các đơn vị tham khảo áp dụng là phù hợp nhất. Số liệu công bố SXD công bố phải khoa học, khách quan, chính xác.
Nhưng SXD các tỉnh chắc khó mà kàm được điều này. So sad.
 

nguyenhuyhieu

Thành viên mới
Tham gia
14/11/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Sau khi nghiên cứu nội dung Công văn số 551/BXD-KTXD ngày 2/4/2013 của Bộ Xây dựng, mình có một số ý kiến như sau:
1. Nội dung Công văn không trái Luật
Theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng (Thông tư này hướng dẫn Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng) thì Chi phí nhân công được tính như sau:
NC = B x gNC
Trong đó:
- B: lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự toán xây dựng công trình;
- gNC: đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh, thành phố.

2. Một số vấn đề mình thắc mắc:
- (các thành phần cấu thành nên chi phí máy trong đó có tiền lương thợ điều khiển máy - theo Thông tư số 06/2010/TT-BXD). Nếu chi phí tiền lương của thợ điều khiển máy theo đơn giá của tỉnh đã lập trên mức lương tối thiểu tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP thấp hơn so với mức lương thực tế trên địa bàn, nhưng chi phí nhân công lại phù hợp với mức lương trên địa bàn thì trong đơn giá phải sử dụng hai loại lương tối thiểu vùng cho một vùng (1 cho chi phí máy, 1 cho chi phí nhân công)?
- Việc khảo sát mức giá thực tế trên địa bàn: Việc này triển khai thế nào? Nếu o áp dụng chung một mức lương tối thiểu thì mỗi tháng hay mỗi quý đi khảo sát một lần? UBND tỉnh thực hiện theo nội dung Công văn số 551/BXD-KTXD để tính dự toán công trình sẽ phải ban hành 3 thông báo hàng tháng, bao gồm: Thông báo giá vật liệu xây dựng, Thông báo giá nhân công, Thông báo giá ca máy. (Khi xây dựng Thông báo phải cho từng huyện, từng vùng trong huyện)
- Bộ Xây dựng không hề hướng dẫn về các nội dung như: Tại một số địa phương chi phí nhân công được xây dựng trong đơn giá (Ngay cả khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP) vẫn thấp hơn mức giá nhân công thực tế trên thị trường khi đấy lấy mức giá thực tế để tính toán hay điều chỉnh chi phí nhân công trên cơ sở Nghị định số 103/2012/NĐ-CP như mục 2 của Công văn? Chi phí nhân công (tính théo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP) vẫn cao hơn mức giá nhân công thự tế (mặc dù điều này khó có thể xẩy ra) thì áp dụng thế nào?
- Một số địa phương đã ban hành hướng dẫn điều chỉnh dự toán xdct theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP, thì có phải khảo sát lại mức giá nhân công thực tế để hướng dẫn lại không? Nếu khảo sát mức giá thực tế đã phù hợp với chi phí nhân công (xây dựng theo NĐ số 70/2012/NĐ-CP) thì điều chỉnh thế nào đôí với các hợp đồng xây lắp trọn gói và đơn giá cố định? (công trình sử dụng vốn Ngân sách)? Việc tính toán chi phí xây dựng, giá gói thầu xây lắp đã áp dụng hướng dẫn điều chỉnh theo Nghị định 103 là sai à? Bây giờ lại đi điều chỉnh lại giá trị trúng thầu hay xử lý thế nào đối với các loại hợp đồng trên? Các gói thầu xây lắp, tư vấn đã quyết toán xử lý thế nào?

3. Theo ý kiến chủ quan của mình: nội dung văn bản còn một số vấn đề thiếu sót:
- Việc sử dụng đơn giá xdct trên cơ sở căn cứ pháp lý là Nghị định số 70/2011/NĐ-CP mà không điều chỉnh trong khi đó Nghị định này không còn hiệu lực là không đúng. Đơn giá tại các địa phương chưa ban hành theo NĐ 70 mà theo mục 1 của Công văn 551 là nếu tính với NĐ 70 đã phù hợp với thực tế thì bây giờ lại ban hành hướng dẫn điều chỉnh dự toán theo Nghị định 70 là không đúng.
- Công văn số 551/BXD-KTXD thừa nhận tại một số địa phương chi phí nhân công (nếu tính theo mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định số 103/NĐ-CP) là cao hơn mức giá nhân công thực tế (vì thực tế lại phù hợp với chi phí tính theo Nghị định 70), nghĩa là:
Chi phí nhân công được tính như sau:
+ Chi phí nhân công trong đơn giá các tỉnh tính toán = lượng hao phí lao động x tiền lương ngày
+ Tiền lương ngày = lương tháng/số ngày lao động (lương tháng = lương cơ bản + phụ cấp)
+ Lương cơ bản = lương tối thiểu x hệ số lương (phụ cấp = lương tối thiểu vùng x hệ số phụ cấp a + lương tối thiểu chung x hệ số phụ cấp b)
Nếu mức giá nhân công tại địa phương đó thấp hơn chi phí nhân công (tính theo NĐ 103) (người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật lao động vẫn phải hưởng đủ các chế độ theo pháp luật hiện hành) thì mặc nhiên coi lương tối thiểu tại địa phương đó thấp hơn lương tối thiểu vùng quy định theo NĐ 103. Trong khi đó: "Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng phải bảo đảm mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định." Vậy điều này là không phù hợp.

Đây là một vài ý kiến cá nhân. Nếu có gì không đúng và thiếu sót (do kiến thức còn hạn hẹp) mong các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến.
 
Last edited by a moderator:

la_dai

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
3/8/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Theo nội dung 551 thì không phải ban hành văn bản nữa làm gì! tốn giấy mực! nhưng thật chớ trêu, những người sản xuất ra văn bản này đang ngày đêm tham mưu cho LĐ nhà nước bàn kể phát triển kinh tế xã hội đó bạn ah,
 
T

tuanvec

Guest
Ông chuyên viên nào của Bộ XD tham mưu văn bản này thật vô trách nhiệm. Chỉ vì văn bản của Boộ XD phủ cả nghị quyết của Chính phủ.
 

feiyuling

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/10/10
Bài viết
28
Điểm thành tích
3
Bạn ơi: Quan điểm tăng thu, giảm chi… Tui gởi bạn mấy ý cải biên này:

Làm dân khó lắm, phải đâu chuyện đùa
Chính quyền quyên góp, dân giảm ăn trưa
Xăng dầu tăng giá, dân vẫn phải mua
Khi bị cắt điện, dân đành chịu thua
Lương không tăng nữa, dân phải chắt chiu
Khi tăng thuế suất, dân ngồi buồn thiu
Làm dân thật khó, hưng mà thật vui
Nhiếu no, ít đủ, dân làm được thôi
 

Top