Đơn giá 462-2014: Giá nhân công Hà Nội thấp hơn cả Hà Giang

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi
L

levinhxd

Guest
Vừa qua Hà Nội đã ban hành đơn giá 462 năm 2014 (bổ sung, điều chỉnh một số nội dung trong bộ đơn giá 5481/2011). Việc bổ sung các mã hiệu đơn giá mới là bình thường, tuy nhiên đã có một hướng dẫn gây “sốc” cho các Nhà thầu cũng như Chủ đầu tư, đó là việc đơn giá nhân công rất thấp, chỉ tương đương với khoảng thời kỳ năm 2009.
Tải đơn giá 462-2014 của TP Hà Nội

DgNC2014_zps78b73b2f.png

Lý do của việc điều chỉnh giá nhân công này là do hiện nay Thành phố Hà Nội hướng dẫn lại cách tính lương theo lương cơ sở (ban hành tại Nghị định 66/2013), trên cơ sở vẫn vận dụng các hệ số cấp bậc lương được ban hành tại Nghị định 205/2004 của Chính phủ (Đã được bãi bỏ bởi Nghị định 49/2013). Vấn đề là lương cơ sở thì rất thấp (chỉ 1.150.000 đồng/ tháng), còn trước đây tính theo lương tối thiểu vùng (Năm 2011 là 1.350.000 đồng, năm 2012 là 2.000.000 đồng, năm 2013 là 2.350.000 đồng và năm 2014 là 2.700.000 đồng – tính cho vùng 1). Như vậy có thể thấy, với cách tính mới của Hà Nội, lương chỉ tương đương thời điểm khoảng năm 2010.
LV tự cảm nhận rằng, lý do chính Hà Nội giảm giá nhân công một cách đột ngột chính là định hướng thị trường về phù hợp với mặt bằng chung đơn giá Nhân công thời điểm hiện tại. Khi mà thị trường xây dựng, bất động sản đang rơi vào trầm lắng thì việc điều chỉnh nhân công giảm là điều cần thiết. LV dùng từ định hướng bởi việc đấu thầu – ký hợp đồng với đơn giá nhân công như thế nào hoàn toàn do Chủ đầu tư và Nhà thầu quyết định, chỉ có công trình 30% vốn ngân sách trở lên tại địa bàn Hà Nội mới phải bắt buộc áp dụng bảng giá nhân công ở trên. Có điều quyết định công bố đơn giá mới này sẽ kéo mặt bằng giá nhân công xuống, điều đó có lợi cho các Chủ đầu tư là điều chắc chắn.
Có một bạn bên Nhà thầu nhắn tin cho LV hỏi: “Anh ơi, bọn em mà áp dụng Quyết định 462 của Hà Nội thì “chết” đến nơi rồi, lấy gì mà ăn, bên em chuyên làm công trình vốn ngân sách”. LV chỉ cười mà nói “Nhà nước giảm bớt đơn giá nhân công thì Nhà thầu phải giảm bớt phần chi A đi thôi”. Cậu ấy buồn bã trả lời “Thành luật rồi mà anh, sao giảm được”….
Đánh giá chủ quan của LV:
+ Đơn giá nhân công không nên tính theo công thức mà các địa phương nên dựa trên yếu tố thị trường chung, đưa ra một bảng công bố đơn giá nhân công kiểu như công bố giá vật liệu hiện trường hiện nay vẫn làm.
+ Hà Nội đưa ra cách tính đơn giá nhân công dựa trên lương cơ sở, vậy nếu cách tỉnh cũng áp dụng cách này thì rõ ràng những tỉnh như Hà Giang chẳng hạn, sẽ có đơn giá nhân công cao hơn nhiều so với Hà Nội. Điều này là không phù hợp với các vùng lương mà Chính phủ ban hành trong Nghị định về lương tối thiểu vùng
Nhancong2_zps8486a3fa.png

Lưu ý: Hà Giang phụ cấp lưu động 40% LTT, Phụ cấp khu vực 40% Lương TT, Phụ cấp không ổn định SX 10%, Lương phụ và CP khoán trực tiếp = 16% Lương cấp bậc (Đơn giá Hà Giang 1728 năm 2006)

P/s: Gửi các bạn một file dự toán phần ngầm mình vừa chạy thử lại bằng phần mềm Dự toán GXD (Riêng phần thông số chi phí tiền lương có cải biên đi một chút)
 

File đính kèm

  • Vi du du toan phan ngam -levinhxd.rar
    246,4 KB · Đọc: 765

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Về vấn đề tiền lương, tôi đã hỏi đại sư phụ trong ngành LĐTBXH, cụ giải thích thế này
Để thu hút lao động về làm việc tại các địa phương còn khó khăn, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện trong đó có chính sách tiền lương. Có rất nhiều phụ cấp thu hút cho khu vực này. Nếu cứ để nhân công ở thành thị cao thì bao giờ cho nông thôn, miền núi mới phát triển. Thế nên theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tiền lương phải tính bằng lương tối thiểu chung. Lương tối thiểu vùng chỉ mang ý nghĩa mức lương sàn thôi. Và quy định trên chỉ áp dụng cho việc chi trả bằng ngân sách NN.
 
L

levinhxd

Guest
Về vấn đề tiền lương, tôi đã hỏi đại sư phụ trong ngành LĐTBXH, cụ giải thích thế này
Để thu hút lao động về làm việc tại các địa phương còn khó khăn, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện trong đó có chính sách tiền lương. Có rất nhiều phụ cấp thu hút cho khu vực này. Nếu cứ để nhân công ở thành thị cao thì bao giờ cho nông thôn, miền núi mới phát triển. .
Em chỉ bàn vấn đề "phù hợp hay không phù hợp" mà thôi, còn cơ chế chính sách "thị trường định hướng XHCN" lúc nào cũng có lý thuyết đúng mà anh. Vấn đề ở đây chính là thị trường, không bao giờ có chuyện Hà Giang có lương nhân công cao hơn ở Hà Nội cả, hơn nữa mức tiêu dùng ở Hà Nội cũng đắt đỏ hơn, do vậy lương ở Hà Nội dù có được định hướng thì vẫn phải cao hơn Hà Giang mới đúng với quy luật chung.
Mời mọi người tranh luận một chút, có lẽ đến lúc ngành XD, diễn đàn giá xây dựng cần sôi động lại một chút :)
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Em chỉ bàn vấn đề "phù hợp hay không phù hợp" mà thôi, còn cơ chế chính sách "thị trường định hướng XHCN" lúc nào cũng có lý thuyết đúng mà anh. Vấn đề ở đây chính là thị trường, không bao giờ có chuyện Hà Giang có lương nhân công cao hơn ở Hà Nội cả, hơn nữa mức tiêu dùng ở Hà Nội cũng đắt đỏ hơn, do vậy lương ở Hà Nội dù có được định hướng thì vẫn phải cao hơn Hà Giang mới đúng với quy luật chung.
Mời mọi người tranh luận một chút, có lẽ đến lúc ngành XD, diễn đàn giá xây dựng cần sôi động lại một chút :)
Thế chú giải thích xem tại sao lương giáo viên ở miền núi cao gấp 2 lần lương ở Hà Nội? ở đây là câu chuyện cái sai đã tồn tại không ít năm, nó dẫn đến tư duy dùng lương tối thiểu vùng để tính đơn giá nhân công. Điều này làm cho mức độ tăng giá nhân công của các vùng gia tăng chóng mặt.
Xét cho cùng lương là phản ánh nền kinh tế vĩ mô. Kinh tế tốt thì có điều kiện trả lương cao, kinh tế đi xuống thì đơn giá tiền lương cũng phải đi xuống.
Levinh nghiên cứu thêm NĐ 50, NĐ 51 quản lý tiền lương trong DNNN. DNNN làm ăn tốt, có lãi, năm sau cao hơn năm trước thì được trả tiền lương năm sau hơn năm trước. Nếu năm sau làm kém năm trước thì tiền lương giảm theo tỷ lệ sụt giảm tương ứng, lỗ thì ăn lương cơ bản.
Không thể có chuyện DN làm ăn thua lỗ mà vẫn trả lương cao, cũng không có chuyện nhà nước đang khó khăn mà lại chi tiêu vô tội vạ.
Hãy nhìn tỷ lệ thất nghiệp cao khủng khiếp của Ucraina, của Mỹ, lương cao đến mức không có tiền trả thì cũng không có ý nghĩa gì.
Tôi cũng đã có bài viết về việc đơn giá nhân công Hà Nội còn nhiều bất cập, tuy nhiên, Levinh cũng cần đọc kỹ ĐG 462, nó chỉ thay thế 1 số đơn giá 5481 chứ không thay thế toàn bộ. Có nghĩa là công việc nào bị điều chỉnh thì mới áp dụng ĐG 462 thôi
xem thêm tại các chủ đề này
http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=130995
http://www.giaxaydung.vn/diendan/sho...d.php?t=151092
 
L

levinhxd

Guest
Về phần vĩ mô, em sẽ đọc kỹ lại một chút những gì bác viết, vì nó vĩ mô quá :D
Tôi cũng đã có bài viết về việc đơn giá nhân công Hà Nội còn nhiều bất cập, tuy nhiên, Levinh cũng cần đọc kỹ ĐG 462, nó chỉ thay thế 1 số đơn giá 5481 chứ không thay thế toàn bộ. Có nghĩa là công việc nào bị điều chỉnh thì mới áp dụng ĐG 462 thôi
xem thêm tại các chủ đề này
Em chưa đọc các chủ đề kia, tuy nhiên nếu nói Đơn giá nhân công được ban hành trong QD462 áp cho các đơn giá trong 462 là không phù hợp. Những đơn giá được ban hành trong 462 bao gồm 2 loại: Bổ sung và Điều chỉnh cho ĐG 5481-2011. Tuy nhiên khi áp dụng đơn giá địa phương để lập dự toán, mọi đơn giá đều phải được điều chỉnh về thời điểm hiện tại (VL, NC, MTC), và đương nhiên điều chỉnh về hiện tại thì phải theo cách tính tiền lương hiện tại. Và cách tính nhân công hiện tại đó có trong phần đầu của QD 462.
Kết luận: Không thể trong 1 bảng dự toán lại có công việc áp giá nhân công 119k, có công việc đơn giá 200k (cùng bậc 3/7)
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Về phần vĩ mô, em sẽ đọc kỹ lại một chút những gì bác viết, vì nó vĩ mô quá :D

Em chưa đọc các chủ đề kia, tuy nhiên nếu nói Đơn giá nhân công được ban hành trong QD462 áp cho các đơn giá trong 462 là không phù hợp. Những đơn giá được ban hành trong 462 bao gồm 2 loại: Bổ sung và Điều chỉnh cho ĐG 5481-2011. Tuy nhiên khi áp dụng đơn giá địa phương để lập dự toán, mọi đơn giá đều phải được điều chỉnh về thời điểm hiện tại (VL, NC, MTC), và đương nhiên điều chỉnh về hiện tại thì phải theo cách tính tiền lương hiện tại. Và cách tính nhân công hiện tại đó có trong phần đầu của QD 462.
Kết luận: Không thể trong 1 bảng dự toán lại có công việc áp giá nhân công 119k, có công việc đơn giá 200k (cùng bậc 3/7)
Levinh đọc phần chuyển tiếp đi
1. Không có quy định thay thế cách tính nhân công trong ĐG 5481
2. Các mã ĐG phụ lục II là ĐG mới, phụ lục 3 là sửa đổi bổ sung 1 số mã ĐG của 5481
Kết Luận: phần nào sửa đổi bổ sung hoặc chưa có ĐG trong 5481, được bổ sung trong 462 thì áp dụng 462
Phần nào dùng ĐG 5418 thì giữ nguyên
 
L

levinhxd

Guest
Levinh đọc phần chuyển tiếp đi
1. Không có quy định thay thế cách tính nhân công trong ĐG 5481
2. Các mã ĐG phụ lục II là ĐG mới, phụ lục 3 là sửa đổi bổ sung 1 số mã ĐG của 5481
Kết Luận: phần nào sửa đổi bổ sung hoặc chưa có ĐG trong 5481, được bổ sung trong 462 thì áp dụng 462
Phần nào dùng ĐG 5418 thì giữ nguyên

Em đọc kỹ hết rồi, chỉ đang thắc mắc là bây giờ bác điều chỉnh Đơn giá 5481 -2011 về thời điểm tháng 3-2014 thì làm như thế nào. Chả nhẽ cứ giữ nguyên như 5481 để lập dự toán, để quyết toán? Thế thì rõ ràng có sự đá nhau quá cơ bản:
Ví dụ: Trong một hạng mục có hai công tác
Công tác 1: Trát lên tường gạch đặc bình thường (AK.21114)
Công tác 2: Trát lên tường gạch xây bê tông khí chưng áp (AK.21320)
Cả hai công tác này đều dùng nhân công bậc 4/7, tuy nhiên theo như bác nói, ta sẽ có
Công tác 1: Nhân công 4/7 đơn giá 233.923 nghìn (Theo đơn giá 5481)
Công tác 2: Nhân công 4/7 đơn giá 139.681 nghìn (Theo đơn giá 462)
Hai ông công nhân này chắc chắn sẽ tranh nhau để giành trát tường gạch đặc bình thường chứ không chịu trách tường gạch BT khí.
 
L

levinhxd

Guest
Thực ra mà nói, từ trước đến nay, khi tính đơn giá nhân công, người ta vẫn đang bị nhầm lẫn về lương tối thiểu vùng, tối thiểu chung (Do Cp, Bộ Lao động chưa có HD cụ thể với ngành XD) và nay phải thay bằng lương cơ sở
“Tối thiểu” ở đây có nghĩa là mức thấp nhất phải trả cho người lao động. Ví dụ, vùng 1 có mức 2.700.000 đồng, có nghĩa là doanh nghiệp không được trả cho người lao động mức thấp hơn mức đó, như vậy họ mới đủ điều kiện để sống.
Nhưng người lập dự toán, dựa trên hướng dẫn của Nghị định 205/2004 và các văn bản của địa phương, tính lương cơ bản bằng cách lấy lương Tối thiểu nhân với Hệ số cấp bậc, cộng thêm một mớ phụ cấp nữa dẫn đến Đơn giá nhân công XD cao ngất trời.
Có lẽ đến lúc này, người ta (cơ quan quản lý nhà nước) bắt đầu thấy sai, thấy đơn giá nhân công “lạm phát” quá mới nghĩ ra cách tạm điều chỉnh như QĐ 462-2014 vừa rồi.
 

hienthuygtvt47

Thành viên năng động
Tham gia
5/6/11
Bài viết
74
Điểm thành tích
18
một bài viết quá hay, và khách hàng của mình hiện tại đang thi công ( Công trình kéo dài từ năm 2012 đến năm 2014 do Vigalacera làm CĐT) cũng đang điên đầu vì vấn đề điều chỉnh lương. vì có những hạng mục thuộc công trình giờ mới bắt đầu triển khai phê duyệt dự toán nên khi làm chắc chắn phải áp dụng 462. còn những hạng mục đã phê duyệt và thi công trước thời điểm 462 thì lại theo 5481. và cùng 1 công tác lát gạch mà đơn giá 2014 thấp hơn đơn giá 2013? quá ảo!
dù sao theo nhận xét chủ quan của mình thì đơn giá theo 462 là quá thấp so với mặt bằng tại thời điểm hiện tại.
Nhà thầu đã ký nhân công với thầu phụ rồi. giờ k biết xử lý ra sao.
 

hienthuygtvt47

Thành viên năng động
Tham gia
5/6/11
Bài viết
74
Điểm thành tích
18
Vấn đề là liệu có phù hợp hay k. còn nói về chính sách thì còn có nhiều thứ để nói hơn.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
một bài viết quá hay, và khách hàng của mình hiện tại đang thi công ( Công trình kéo dài từ năm 2012 đến năm 2014 do Vigalacera làm CĐT) cũng đang điên đầu vì vấn đề điều chỉnh lương. vì có những hạng mục thuộc công trình giờ mới bắt đầu triển khai phê duyệt dự toán nên khi làm chắc chắn phải áp dụng 462. còn những hạng mục đã phê duyệt và thi công trước thời điểm 462 thì lại theo 5481. và cùng 1 công tác lát gạch mà đơn giá 2014 thấp hơn đơn giá 2013? quá ảo!
dù sao theo nhận xét chủ quan của mình thì đơn giá theo 462 là quá thấp so với mặt bằng tại thời điểm hiện tại.
Nhà thầu đã ký nhân công với thầu phụ rồi. giờ k biết xử lý ra sao.
Tôi có 1 thắc mắc là khi suy thoái kinh tế, các DN chết đứ đừ, các ngành khác sống lay lắt, giảm lương, giảm lao động để tồn tại thì mọi người thấy hợp lý. Như ngành ngân hàng chẳng hạn, hoặc chính kĩ sư XD cũng còn bị giảm lương, mất việc. THế thì lí do gì mà đơn giá công nhân không thể giảm?
Liệu có ai quan tâm đến bội chi ngân sách, có ai quan tâm đến nợ công ngày 1 tăng cao?
Lương phản ánh thị trường và phản ánh kinh tế vĩ mô, chưa có dấu hiệu hồi phục của thị trường XD, của cả nền kinh tế thì lấy đâu tiền để trả lương? việc suy thoái kinh tế dẫn đến giảm thu nhập chung xã hội tôi nghĩ đó là điều hiển nhiên chứ nhỉ.
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Biết nói thế nào bây giờ cả nhà nhỉ, tôi cũng là một doanh nghiệp đầu tư về BĐS...Trong một cơ cấu sản phẩm có sản phẩm thấp cấp và cao cấp...Vấn đề là cào bằng bảng giá lương cho bậc thợ cùng một sản phẩm rất bất cấp...Tôi chỉ ví dụ về dự án chúng tôi làm:
- Dự án nhà ở thu nhập thấp, tỷ suất lợi nhuận thấp không trong khi đó chi phí vận hành cảnh quan môi trường cao...Cả dự án theo tỷ suất lợi nhuận lãi được khoảng 25 tỷ, trong khí đó chi phí vận hành cả khu ( không tính khu thu nhập thấp ) mỗi năm theo đơn giá thành phố lỗ khoảng 4 tỷ...=> Cả dự án lại được bao nhiêu bù lỗ hết cho cả dự án tổng thể... Quay về vấn đề đơn giá tiền lương, theo tôi cả xã hội phải nảy vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp...Khi thị trường hướng đến phân khúc nào thi đơn giá nhân công tiếp cận tới phân khúc đấy... vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa giúp cho người có thu nhập thấp tiếp cận sản phẩm giá thấp nhưng chất lượng không thấp...
 

sergecrono

Thành viên mới
Tham gia
15/4/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
32
Về vấn đề tiền lương, tôi đã hỏi đại sư phụ trong ngành LĐTBXH, cụ giải thích thế này
Để thu hút lao động về làm việc tại các địa phương còn khó khăn, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện trong đó có chính sách tiền lương. Có rất nhiều phụ cấp thu hút cho khu vực này. Nếu cứ để nhân công ở thành thị cao thì bao giờ cho nông thôn, miền núi mới phát triển. Thế nên theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tiền lương phải tính bằng lương tối thiểu chung. Lương tối thiểu vùng chỉ mang ý nghĩa mức lương sàn thôi. Và quy định trên chỉ áp dụng cho việc chi trả bằng ngân sách NN.

Theo mình lương tối thiểu chung là mức lương áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước, trả lương bằng ngân sách. Còn đối với các doanh nghiệp xây thì vẫn phải dựa trên cả mức lương tối thiểu vùng (với Hà Nội là vùng 1: 2.700.000đ) nên khi lập dự toán xây dựng chủ yếu là cho các doanh nghiệp việc áp dụng theo đơn giá 462 là không hợp lý trừ khi chính cơ quan nhà trước tự thi công luôn.

Thêm 1 điều nữa là như bạn levinhxd đã nói, nếu áp dụng các mã công tác của các đơn giá tại thời điểm khác nhau thì đến thời điểm tháng 3/2014 thì phải điều chỉnh như thế nào, chẳng lẽ để cùng bậc nhân công mà có 2 đơn giá khác nhau

Ví dụ: Trong một hạng mục có hai công tác
Công tác 1: Trát lên tường gạch đặc bình thường (AK.21114)
Công tác 2: Trát lên tường gạch xây bê tông khí chưng áp (AK.21320)
Cả hai công tác này đều dùng nhân công bậc 4/7, tuy nhiên theo như bác nói, ta sẽ có
Công tác 1: Nhân công 4/7 đơn giá 233.923 nghìn (Theo đơn giá 5481)
Công tác 2: Nhân công 4/7 đơn giá 139.681 nghìn (Theo đơn giá 462)
Hai ông công nhân này chắc chắn sẽ tranh nhau để giành trát tường gạch đặc bình thường chứ không chịu trách tường gạch BT khí.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Theo mình lương tối thiểu chung là mức lương áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước, trả lương bằng ngân sách. Còn đối với các doanh nghiệp xây thì vẫn phải dựa trên cả mức lương tối thiểu vùng (với Hà Nội là vùng 1: 2.700.000đ) nên khi lập dự toán xây dựng chủ yếu là cho các doanh nghiệp việc áp dụng theo đơn giá 462 là không hợp lý trừ khi chính cơ quan nhà trước tự thi công luôn.

Thêm 1 điều nữa là như bạn levinhxd đã nói, nếu áp dụng các mã công tác của các đơn giá tại thời điểm khác nhau thì đến thời điểm tháng 3/2014 thì phải điều chỉnh như thế nào, chẳng lẽ để cùng bậc nhân công mà có 2 đơn giá khác nhau
Theo bạn thì là như vậy, nhưng Chính phủ và các bộ ngành thì không nghĩ như vậy. Nghị định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng luôn ghi là: là mức lương tối thiểu trả cho người lao động. Việc DN áp dụng lương tối thiểu vùng để làm cơ sở trả lương là quyền DN. Còn Đơn giá XD công trình cũng không bắt buộc DN phải theo, đây là vấn đề của việc chi tiêu ngân sách. Và như tôi đã nói, DN không làm thì thôi.
Tôi cũng đã có bài viết về việc ĐG 462 của Hà Nội là bất hợp lý. Công văn 551 của BXD chỉ nói là Địa phương rà soát nếu giá nhân công thực tế cao hơn mức lương đang áp dụng thì điều chỉnh chứ không nói là phải điều chỉnh theo lương tối thiểu chung
 

ledungbuild

Thành viên mới
Tham gia
5/6/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Các bài viết mình thấy rất hay, qua đây mới thấy quản lý nhà nước rất thiếu chặt chẽ, ở đây cả hai bác naat và levinhxd đều có những quan điểm đúng riêng, nhưng theo mình nói riêng về phần đơn giá lập dự toán cùng với thực tế kỹ thuật thi công thì bác levinhxd sát hơn. Tuy nhiên theo bác naat khi hạ lương nhân công mình mới thấy lương anh em kỹ sư mình "xứng đáng" hơn chút. Qua đây cho mình hỏi bác levinhxd, trong file đính kèm phần tính giá ca máy điều chỉnh có phải bác tính thiếu (hoặc bỏ qua) khi tính điều chỉnh các chi phí (Ckh+Csc+Ccpk) mà không nhân với hệ số k1=nguyên giá điều chỉnh/nguyên giá gốc?
 

yenvcc

Thành viên mới
Tham gia
14/7/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Em đọc kỹ hết rồi, chỉ đang thắc mắc là bây giờ bác điều chỉnh Đơn giá 5481 -2011 về thời điểm tháng 3-2014 thì làm như thế nào. Chả nhẽ cứ giữ nguyên như 5481 để lập dự toán, để quyết toán? Thế thì rõ ràng có sự đá nhau quá cơ bản:
Ví dụ: Trong một hạng mục có hai công tác
Công tác 1: Trát lên tường gạch đặc bình thường (AK.21114)
Công tác 2: Trát lên tường gạch xây bê tông khí chưng áp (AK.21320)
Cả hai công tác này đều dùng nhân công bậc 4/7, tuy nhiên theo như bác nói, ta sẽ có
Công tác 1: Nhân công 4/7 đơn giá 233.923 nghìn (Theo đơn giá 5481)
Công tác 2: Nhân công 4/7 đơn giá 139.681 nghìn (Theo đơn giá 462)
Hai ông công nhân này chắc chắn sẽ tranh nhau để giành trát tường gạch đặc bình thường chứ không chịu trách tường gạch BT khí.

Vậy theo bác tính như thế nào là đúng. Sở xây dựng họ yêu cầu như thế nào. em đang làm công trình vốn ngân sách tại Hà Nội mà không biết áp dụng như thế nào. điều chỉnh thì sợ gây thất thoát vốn, không điều chỉnh thì sợ khi đấu thầu vượt giá gói thầu
 

thin-housing

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/4/13
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
57
Thế chú giải thích xem tại sao lương giáo viên ở miền núi cao gấp 2 lần lương ở Hà Nội? ở đây là câu chuyện cái sai đã tồn tại không ít năm, nó dẫn đến tư duy dùng lương tối thiểu vùng để tính đơn giá nhân công. Điều này làm cho mức độ tăng giá nhân công của các vùng gia tăng chóng mặt.
Xét cho cùng lương là phản ánh nền kinh tế vĩ mô. Kinh tế tốt thì có điều kiện trả lương cao, kinh tế đi xuống thì đơn giá tiền lương cũng phải đi xuống.
Levinh nghiên cứu thêm NĐ 50, NĐ 51 quản lý tiền lương trong DNNN. DNNN làm ăn tốt, có lãi, năm sau cao hơn năm trước thì được trả tiền lương năm sau hơn năm trước. Nếu năm sau làm kém năm trước thì tiền lương giảm theo tỷ lệ sụt giảm tương ứng, lỗ thì ăn lương cơ bản.
Không thể có chuyện DN làm ăn thua lỗ mà vẫn trả lương cao, cũng không có chuyện nhà nước đang khó khăn mà lại chi tiêu vô tội vạ.
Hãy nhìn tỷ lệ thất nghiệp cao khủng khiếp của Ucraina, của Mỹ, lương cao đến mức không có tiền trả thì cũng không có ý nghĩa gì.
Tôi cũng đã có bài viết về việc đơn giá nhân công Hà Nội còn nhiều bất cập, tuy nhiên, Levinh cũng cần đọc kỹ ĐG 462, nó chỉ thay thế 1 số đơn giá 5481 chứ không thay thế toàn bộ. Có nghĩa là công việc nào bị điều chỉnh thì mới áp dụng ĐG 462 thôi
xem thêm tại các chủ đề này
http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=130995
http://www.giaxaydung.vn/diendan/sho...d.php?t=151092

Lõi hệ thống là đúng, nhưng em không ủng hộ sử dụng mức lượng tối thiểu vùng để tính lương cho nhân công. Quá sai và viễn vông khi lương nhân công xây dựng được tính thành gần 300 nghìn đồng một ngày. Vì vậy dù sao đi nữa, để không còn chi A, để không còn bớt xén trong xây dựng thì việc áp dụng đồng loạt cách tính lương nhân công, ca máy bằng lương cơ sở là hoàn toàn đúng (và đủ cho lương nhân công thực hiện công việc đó). Hi vọng sẽ có được sự thống nhất lại về đơn giá xây dựng khi đồng loạt các tỉnh cải cách, có cách tính đúng về luwong để ngân sách đừng thêm cạn kiệt và A thì bớt "béo"
 
N

neukoyeuem

Guest
Hiện tại tôi đang đc chuyên viên SXD hướng dẫn là mã công việc nào có trong 462 thì áp theo 462 còn mã nào không có trong đó thì vẫn lấy theo 5481 ....:confused: thật buồn cười vì một dự toán có 2 mức lương cho cùng 1 bậc thợ @_@
 

tvcong1981

Thành viên mới
Tham gia
13/4/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Lương 300k đối với thợ có tay nghề là bình thường. bạn thử tính xem lương thợ tay nghể trung bình khoán bây giớ khoảng 150-200k/c chưa tính ăn ở, nếu có hợp đồng còn bảo hiểm ...
 

tangxthuc

Thành viên mới
Tham gia
22/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Đồng ý với quan điểm của Levinhxd. Trong QĐ 462, phần tiêu đề của QĐ là Ban hành một số đơn giá XD công trình trên địa bàn TP Hà Nội và bảng nhân công cũng được ghi là "Bảng đơn giá giá nhân công". Hơn nữa nhân công được tách riêng thành Phần V với tiêu đề: Giá nhân công được sử dụng để xây dựng đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn TP Hà Nội (Phần II, Phần III là phần đơn giá công bố mới và bổ sung). Như vậy không có lý do gì để hiểu nhân công trong QĐ 462 chỉ là nhân công cho các mã công việc bổ sung mới và thay thế.
 

Top