Đơn giá ca máy nhỏ hơn lương của thợ điều khiển máy?

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Em đang làm đồ án tốt nghiệp, đề tài Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp, có tham khảo Bảng điều chỉnh giá ca máy theo thông tư TT06/TT-BXD và thông tư 03/TT-BXD bổ sung TT06 do admin Thế Anh lập, trong đó dữ liệu đầu vào (một cách tương đối) ở thời điểm hiện tại em tham khảo trên dân trí được như sau (các tỷ lệ % về phụ cấp em giữ nguyên như bản gốc):

- Lương tối thiểu: 830.000 đ/ tháng
- Xăng: 22.900 đồng/ lít
- Diezel: 21.400 đồng/ lít
- Điện: 890 đồng/ kWh
- Mazut: 18.800 đồng/ lít

Khi chọn máy, thì thấy có khá nhiều loại máy như máy trộn vữa (em lấy ví dụ) dung tích 80 lít, thì đơn giá là 138.960 đồng/ ca máy, trong khi điều khiển máy là một thợ bậc 3/7, tương ứng với với đơn giá tầm 160.000 đồng/ công?

Đơn giá ca máy còn nhỏ hơn đơn giá nhân công điều khiển máy? Có gì sai ở đây, các bác chỉ cho em với. Em đang rất cần ạ. Cảm ơn các bác rất nhiều.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Em đang làm đồ án tốt nghiệp, đề tài Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp, có tham khảo Bảng điều chỉnh giá ca máy theo thông tư TT06/TT-BXD và thông tư 03/TT-BXD bổ sung TT06 do admin Thế Anh lập, trong đó dữ liệu đầu vào (một cách tương đối) ở thời điểm hiện tại em tham khảo trên dân trí được như sau (các tỷ lệ % về phụ cấp em giữ nguyên như bản gốc):

- Lương tối thiểu: 830.000 đ/ tháng
- Xăng: 22.900 đồng/ lít
- Diezel: 21.400 đồng/ lít
- Điện: 890 đồng/ kWh
- Mazut: 18.800 đồng/ lít

Khi chọn máy, thì thấy có khá nhiều loại máy như máy trộn vữa (em lấy ví dụ) dung tích 80 lít, thì đơn giá là 138.960 đồng/ ca máy, trong khi điều khiển máy là một thợ bậc 3/7, tương ứng với với đơn giá tầm 160.000 đồng/ công?

Đơn giá ca máy còn nhỏ hơn đơn giá nhân công điều khiển máy? Có gì sai ở đây, các bác chỉ cho em với. Em đang rất cần ạ. Cảm ơn các bác rất nhiều.
Có thể là: Bạn so sánh chưa cùng 1 mặt bằng.

Bảng giá ca máy do tôi lập khi đó là năm 2005, 2006. Mức lương tối thiểu (LTT) lúc đó chỉ 350.000đ/tháng hoặc 450.000đ/tháng. Khi đó chưa phân ra làm LTTV (Nghị định 70/2011/NĐ-CP) và LTTC (Nghị định 22/2011/NĐ-CP) như bây giờ.
- Nếu tính với các mức phụ cấp PCLĐ=20%, LP=12%, K=4%
+ Nếu LTT là 350k/th thì N2307 = 38.764 đ/công, thêm 10% PC không ổn định sản xuất thì N2307 = 41873 đ/công.
+ Nếu LTT là 450k/th thì N2307 = 39.533 đ/công, thêm 10% PC không ổn định sản xuất thì N2307 = 42.643 đ/công.
Hiện tại mức LTTV = 2.000.000 đ/tháng (theo NĐ 70/2011, Hà Nội và tp HCM), LTTC = 830.000 đ/tháng.
- Nếu tính với các mức phụ cấp PCLĐ=20%, LP=12%, K=4% và bỏ 10% PC không ổn định sản xuất đi
+ Nếu tính LTT = 2.000.000 đ/tháng (không dùng LTTC tính lương, tất cả tính theo LTTV hết) thì N2307 = 221.508 đ/công.
+ Nếu tính LTTC = 830.000 đ/tháng (PCLĐ tính trên LTTC), LTTV = 2.000.000 đ/tháng (LCB, LP, K) thì N2307 = 212.508 đ/công.

Ở đây có 1 điều hơi bất cập chút :), theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay nhân lực của Việt Nam được đào tạo tốt hơn, nhiều hơn (95% biết chữ so trước có lúc chỉ khoảng 2-5%). Ít ra từ năm 2006 đến giờ (khoảng 5 năm) thì trình độ con người cũng phát triển hơn chút (nếu không nói là nhanh) nhưng chi phí cho nhân lực không giảm đi do năng suất lao động tăng lên, trình độ tốt hơn mà lại lớn hơn tất cả các chi phí của máy của máy 5 năm trước.

P/s: Nếu bạn ở Hà Nội và học khoa KTXD - ĐHXD, tôi muốn hướng dẫn thêm bạn làm tốt đồ án này bằng phần mềm Dự thầu GXD, chịu không?
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Em đang làm đồ án tốt nghiệp, đề tài Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp, có tham khảo Bảng điều chỉnh giá ca máy theo thông tư TT06/TT-BXD và thông tư 03/TT-BXD bổ sung TT06 do admin Thế Anh lập, trong đó dữ liệu đầu vào (một cách tương đối) ở thời điểm hiện tại em tham khảo trên dân trí được như sau (các tỷ lệ % về phụ cấp em giữ nguyên như bản gốc):

- Lương tối thiểu: 830.000 đ/ tháng
- Xăng: 22.900 đồng/ lít
- Diezel: 21.400 đồng/ lít
- Điện: 890 đồng/ kWh
- Mazut: 18.800 đồng/ lít

Khi chọn máy, thì thấy có khá nhiều loại máy như máy trộn vữa (em lấy ví dụ) dung tích 80 lít, thì đơn giá là 138.960 đồng/ ca máy, trong khi điều khiển máy là một thợ bậc 3/7, tương ứng với với đơn giá tầm 160.000 đồng/ công?

Đơn giá ca máy còn nhỏ hơn đơn giá nhân công điều khiển máy? Có gì sai ở đây, các bác chỉ cho em với. Em đang rất cần ạ. Cảm ơn các bác rất nhiều.


Đơn giá ca máy = CP khấu hao + CP sửa chữa + CP nhiên liệu + CP khác + Lương lái máy

Như vậy nếu bạn tính ra giá ca máy nhỏ hơn lương thợ lái máy thì chắc chắn bạn tính sai.

Có thể bạn sai khi chọn lương tối thiểu, các phụ cấp theo lương trong bảng tính giá ca máy thấp hơn LTTV tính trong bảng A1.8
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Về đơn giá nhân công, em có tham khảo bảng lương nhân công cũng do chính admin lập (Bảng lương này được tích hợp vào phần mềm dự toán GXD), với các dữ liệu đầu vào như sau:

- Mức lương tối thiểu chung: 830.000 đồng/ tháng
- Mức lương tối thiểu vùng: 2.000.000 đồng/ tháng
- Các khoản phụ cấp: Phụ cấp lưu động bằng 20% LTTC, phụ cấp khu vực bằng 20% LTTV, phụ cấp độc hại 10% LTTV.

Thì thấy:

- Đơn giá nhân công 3/7 nhóm 1 N1307 bằng 171.056 đồng/ công, trong khi ở Bảng tính giá ca máy thì đơn giá máy trộn vữa là 138.960 đồng/ ca máy, chi phí cho 1 ca máy này đã bao gồm lương thợ điều khiển máy là 112.069 đồng, chênh lệch so với N1307 là 59.000 đồng/ ngày công, tại sao tiền lương cho cùng 1 bậc thợ cùng nhóm lại chênh lệch như thế?

- Có sự không đồng nhất ở dữ liệu đầu vào trong hai bảng tính đó là: Ở bảng tính giá ca máy thì phụ cấp khu vực bằng 40% LTTC = 830.000 x 40% = 320.000 đồng, còn ở bảng lương nhân công thì phụ cấp khu vực bằng 20% LTTV = 2.000.000 x 20% = 400.000 đồng, chênh lệch 80.000 đồng cho 1 tháng lương, nên đơn giá ngày công cùng lắm cũng chỉ chênh 80.000 đồng/ 26 ngày = 3.076 đồng/ ngày công, không đáng kể.

Về dữ liệu đầu vào gần như là thống nhất như nhau, có nghĩa là cùng so sánh cùng một mặt bằng rồi đấy ạ.

----

Tuy nhiên trong khuôn khổ đồ án thì em có thể tự bịa ra một đơn giá hợp lý cho ca máy, vì đây là giá của nhà thầu, thầy cô cũng không bắt bẻ đâu nếu mình hiểu được bản chất, nhưng nếu làm dự toán gặp trường hợp này thì em xử lý thế nào ạ?

Nếu bạn ở Hà Nội và học khoa KTXD - ĐHXD, tôi muốn hướng dẫn thêm bạn làm tốt đồ án này bằng phần mềm Dự thầu GXD, chịu không?
Em học khoa Kinh tế & QLXD, ĐHXD ạ, cho nên, hihi, chả có lý do gì để em từ chối được cả :x, chỉ sợ mình dốt quá không xứng đáng với sự nhiệt tình và tâm huyết của admin thôi :(:(:((
    

[TD="align: left"][/TD]

  

[TD="colspan: 3"][/TD]

    
 

[TD="colspan: 4"][/TD]

 

[TD="align: left"][/TD]

 

[TD="colspan: 4"][/TD]

 

[TD="align: left"][/TD]

 

[TD="colspan: 4"][/TD]

 

[TD="align: left"][/TD]

 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bạn gửi bảng tính của bạn lên đi, tôi sẽ xem và tìm ra tại sao lại mâu thuẫn?

Bạn lưu ý là ở trên tôi dùng N2307 còn bạn dùng N1307 cho thợ điều khiển máy là chưa đúng. Tôi sẽ xin với các thầy ở hội đồng bảo vệ để hỏi bạn câu hỏi về vấn đề này hôm bạn bảo vệ đồ án tốt nghiệp :D.

Bạn add nick YH ng.theanh nhé. Tuy nhiên, tôi muốn biết bạn còn thời gian bao lâu nữa để làm đồ án tốt nghiệp? Có thể chúng ta sẽ bổ sung thêm vào đồ án tốt nghiệp của bạn 1 phụ lục về sử dụng phần mềm Dự thầu GXD để lập giá dự thầu và tăng khả năng thắng thầu của nhà thầu. Hy vọng các thầy sẽ đánh giá cao phần bổ sung thêm này. Nhưng quan trọng là bạn sẽ làm việc cùng tôi và sẽ có thêm hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ lập hồ sơ thầu:).
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Đây là 2 file em dùng làm tài liệu để chọn giá ca máy và nhân công. Ở bảng tính giá ca máy không đề cập đến vấn đề lương tối thiểu vùng, không biết có phải đấy là nguyên nhân dẫn đến sai lệch không? Trước em học môn định giá sản phẩm XD theo giáo trình của thầy Bùi Văn Yêm, thì chỉ tính đơn giá theo lương tối thiểu chung thôi.
 

File đính kèm

  • Bang luong nhan cong va gia ca may.rar
    442 KB · Đọc: 344

tranggb

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/5/11
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Bạn gửi bảng tính của bạn lên đi, tôi sẽ xem và tìm ra tại sao lại mâu thuẫn?

Bạn lưu ý là ở trên tôi dùng N2307 còn bạn dùng N1307 cho thợ điều khiển máy là chưa đúng. Tôi sẽ xin với các thầy ở hội đồng bảo vệ để hỏi bạn câu hỏi về vấn đề này hôm bạn bảo vệ đồ án tốt nghiệp :D.

Bạn add nick YH ng.theanh nhé. Tuy nhiên, tôi muốn biết bạn còn thời gian bao lâu nữa để làm đồ án tốt nghiệp? Có thể chúng ta sẽ bổ sung thêm vào đồ án tốt nghiệp của bạn 1 phụ lục về sử dụng phần mềm Dự thầu GXD để lập giá dự thầu và tăng khả năng thắng thầu của nhà thầu. Hy vọng các thầy sẽ đánh giá cao phần bổ sung thêm này. Nhưng quan trọng là bạn sẽ làm việc cùng tôi và sẽ có thêm hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ lập hồ sơ thầu:).

Thầy ơi! em bon chen xin học với được không ạ, thầy cho e xin nick yahoo của thầy với ạ :x
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Bạn add nick YH ng.theanh nhé. Tuy nhiên, tôi muốn biết bạn còn thời gian bao lâu nữa để làm đồ án tốt nghiệp? Có thể chúng ta sẽ bổ sung thêm vào đồ án tốt nghiệp của bạn 1 phụ lục về sử dụng phần mềm Dự thầu GXD để lập giá dự thầu và tăng khả năng thắng thầu của nhà thầu. Hy vọng các thầy sẽ đánh giá cao phần bổ sung thêm này. Nhưng quan trọng là bạn sẽ làm việc cùng tôi và sẽ có thêm hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ lập hồ sơ thầu:).

Em cảm ơn thầy. Em vừa add nick thầy xong.

Thời gian làm đồ án của em từ giờ đến lúc bảo vệ còn 2 tháng nữa, và nội dung đồ án các thầy yêu cầu là trong vòng 1 tuần nữa phải xong tổng tiến độ thi công toàn công trình, và em đang gần hoàn thành đúng với tiến độ được giao, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm thực tế và làm theo đồ án mẫu nên nhiều chỗ còn làm rất máy móc, và chưa hiểu lắm.

Em chưa tiếp xúc với phần mềm dự thầu GXD nên chưa biết là sẽ ứng dụng phần mềm vào giai đoạn nào của đồ án, và nếu ứng dụng phần mềm để làm phần sau nối tiếp với phần thủ công em làm từ trước thì có gì khập khiễng không? Em thắc mắc thế vì trong quá trình làm đồ án em làm đến đâu thì cố gắng hiểu đến đấy chứ chưa có cái nhìn tổng quát về hồ sơ dự thầu cũng như nghiệp vụ đấu thầu.

P/S: Em chân thành cảm ơn và rất mong được sự giúp đỡ của thầy. Hy vọng là với sự trợ giúp của thầy và sự cố gắng của em đồ án sẽ được đánh giá cao. Em xin hứa sẽ cực kỳ cố gắng, và không giấu dốt (mặc dù rất dốt :() để học hỏi được nhiều điều từ thầy.

À quên em cũng đã là học trò của thầy qua mấy khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ở GXD ạ :).
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Hiện tại em đang gián đoạn ở khâu tính giá ca máy cho các loại máy đã chọn. Mong thầy Thế Anh sớm chỉ dẫn giùm em sự sai lệch ở hai bảng tính ấy ở đâu để em tiếp tục ạ. Em cảm ơn :x
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Công thức tính lương trong bảng đơn giá ca máy:

L = Lương CB + P lưu động + P khu vực + P độc hại + Lương phụ + khoán + P không ổn định + P thu hút
L = 2,31*830k + 166k + 332k + 0 + 230k + 76K + 191k + 0 = 2913k
L ngày = L/26 = 112k (1)

(Trong đó 2,31 là hệ số lương của nhân công nhóm 2)

Công thức tính lương trong bảng tính lương:

L = Lương CB + P lưu động + P khu vực + P độc hại + Lương phụ + khoán + P không ổn định + P thu hút + P đặc biệt
L = 2,16*830k + 166k + 400k + 200k + 215k + 71k + 179k + 1254k + 179k = 4.459k
L ngày = L/26 = 171k

Như vậy chênh lệch là do:

- Hệ số lương của thợ lái máy là NC bậc 3 nhóm II, trong khi Huyết hoa chọn NC bậc 3 nhóm 1 để so sánh (N2307 và N1307).
- Trong đơn giá ca máy chưa tính đến P độc hại, P thu hút và P đặc biệt
- Công thức tính lương trong bảng lương đã áp dụng Lương tối thiểu vùng để tính phụ cấp, trong khi cách tính lương trong đơn giá ca máy chưa áp dụng LTTV.

Như vậy Huyết hoa áp dụng không cùng một công thức tính, phụ cấp và hệ số lương cũng không thống nhất, nên cho ra 2 kết quả khác nhau.
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Cảm ơn anh lieu_xieu nha :x
- Hệ số lương của thợ lái máy là NC bậc 3 nhóm II, trong khi Huyết hoa chọn NC bậc 3 nhóm 1 để so sánh (N2307 và N1307).
Cái này sai là do em nhầm lẫn, nhưng dù sao thì N2307 vẫn lớn hơn N1307, thì vẫn cứ chênh lệch so với lương thợ điều khiển máy tính trong bảng giá ca máy mà.
- Trong đơn giá ca máy chưa tính đến P độc hại, P thu hút và P đặc biệt
Có thể đây là nguyên nhân đấy ạ, em thử thay phụ cấp thu hút là 70% LTTV bằng 165% LTTC (=1.400.000 đồng) và phụ cấp độc hại là 10% LTTV tương ứng với 24% LTTC (= 200.000 đồng) thì thấy giá ca máy trộn vữa (dung tích 80 lít) là 268.297 đồng, trong đó lương thợ điều khiển là 241.406 đồng, lại lớn hơn N2307 = 181.371 đồng, vẫn có chênh lệch đáng kể, vậy phải tính theo cách nào để chi phí cho thợ điều khiển máy trong bảng giá ca máy với lương nhân công cùng nhóm cùng bậc ở bảng lương là bằng nhau? Em thay một cách máy móc thế này thử xem thế nào thôi nhé bởi vì cách tính lương thợ điều khiển ở bảng giá ca máy không đề cập đến LTTV.

- Công thức tính lương trong bảng lương đã áp dụng Lương tối thiểu vùng để tính phụ cấp, trong khi cách tính lương trong đơn giá ca máy chưa áp dụng LTTV.
Vậy thì giữa hai bảng tính chi phí này chưa có sự đồng nhất về cách tính rồi, nếu dùng cùng lúc hai bảng tính này để tính giá ca máy và giá nhân công thì sẽ không đúng, em phải dùng thế nào thì đúng? Hay là cộng thêm phần chênh lệch tiền lương giữa hai bảng giá ấy vào đơn giá ca máy?
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Hân hạnh :)

Tôi sẽ xin với các thầy ở hội đồng bảo vệ để hỏi bạn câu hỏi về vấn đề này hôm bạn bảo vệ đồ án tốt nghiệp :D.
Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng trường Đại học Xây Dựng đang tổ chức lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp cho sinh viên K52, thời gian bắt đầu vào 7h00' và 12h30' sáng và chiều vào các ngày 12/6 và 13/6, địa điểm: phòng 605, 606, 607, 608 tầng 6 nhà H1.

Em được bảo vệ ở hội đồng 4, chủ tịch hội đồng là PGS. TS Phạm Hồng Thái. Do thời lượng bảo vệ đồ án của từng sinh viên không cố định nên nhà trường không sắp xếp thời điểm cụ thể cho các sinh viên. Dự kiến em sẽ bảo vệ vào cuối buổi sáng, hoặc đầu buổi chiều ngày 13/6/2012, tức là ngày mai.

Rất hân hạnh khi có được sự góp mặt của thầy Thế Anh. Kính chúc thầy sức khỏe và công tác tốt.
 

Top