Đúng - Sai khi Xuất toán khối lượng đào đất hố móng khi kiểm toán!

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Chào các bạn,
Hôm vừa rồi có anh bạn mình bên quản lý một khu công nghiệp có trao đổi về một vấn đề vướng mắc khi kiểm toán công trình xây dựng. Bên anh bạn mình là bên A, gói thầu xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có bao gồm san nền và thi công một số hạng mục khác. Vấn đề là: Trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có nêu rõ trình tự thi công san nền toàn bộ đến cốt hoàn thiện (cốt mặt bằng thiết kế của toàn khu), sau đó mới thi công các hạng mục khác. Khối lượng dự toán tính đủ san nền, và tính thêm phần phải đào bỏ khi thi công móng, phần ngầm của các hạng mục khác. Nhưng khi kiểm toán vào cuộc họ nhất nhất yêu cầu phải trừ khối lượng đào đất hố móng ra khỏi khối lượng san nền, với lý do: chẳng lẽ nào các anh lấp lại rồi lại đào lên, chắc các anh san đến cao độ đáy móng rồi dừng lại chờ thi công móng, cuối cùng mới lấp đất hố móng.

Kiểm toán làm thế đúng hay sai?
Anh bạn mình rất đau đầu với tình huống này, nhờ các bạn tư vấn giúp để bên A và nhà thầu dễ thở, vì khối lượng thanh toán phần này gần như đã xong.
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Chào các bạn,
Hôm vừa rồi có anh bạn mình bên quản lý một khu công nghiệp có trao đổi về một vấn đề vướng mắc khi kiểm toán công trình xây dựng. Bên anh bạn mình là bên A, gói thầu xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có bao gồm san nền và thi công một số hạng mục khác. Vấn đề là: Trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có nêu rõ trình tự thi công san nền toàn bộ đến cốt hoàn thiện (cốt mặt bằng thiết kế của toàn khu), sau đó mới thi công các hạng mục khác. Khối lượng dự toán tính đủ san nền, và tính thêm phần phải đào bỏ khi thi công móng, phần ngầm của các hạng mục khác. Nhưng khi kiểm toán vào cuộc họ nhất nhất yêu cầu phải trừ khối lượng đào đất hố móng ra khỏi khối lượng san nền, với lý do: chẳng lẽ nào các anh lấp lại rồi lại đào lên, chắc các anh san đến cao độ đáy móng rồi dừng lại chờ thi công móng, cuối cùng mới lấp đất hố móng.

Kiểm toán làm thế đúng hay sai?
Anh bạn mình rất đau đầu với tình huống này, nhờ các bạn tư vấn giúp để bên A và nhà thầu dễ thở, vì khối lượng thanh toán phần này gần như đã xong.

Tôi có ý kiến căn cứ trên bài viết của bạn, nếu người trong cuộc sẽ hiểu rõ hơn:

- Khi tính toán san nền thì sẽ lấy phần đất chỗ thừa để đắp vào chỗ thiếu. Nếu khối lượng đào = Khối lượng đắp thì quá tốt, chỉ cân bằng đào đắp. Không phải bổ sung thêm KL đấp từ mỏ.
- Như vậy kiểm toán họ kiểm tra KL đào, KL đắp để cân đối, thấy đất đắp bổ sung từ mỏ quá dư thì họ sẽ có ý kiến. Các nhà thầu khôn chỗ này, Dự toán ban đầu nếu làm kỹ phải trừ phần đất đào móng/ công trình ngầm so với khối lượng đất đắp san nền.
- Đất đào thừa nếu không bổ sung vào chỗ thiếu sẽ bị tính dư, nếu nó vẫn dùng để đắp được. Ngoài ra còn liên quan đến vận chuyển cũng chiếm khá tiền.

Mấy lời cùng bạn
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chào các bạn,
Hôm vừa rồi có anh bạn mình bên quản lý một khu công nghiệp có trao đổi về một vấn đề vướng mắc khi kiểm toán công trình xây dựng. Bên anh bạn mình là bên A, gói thầu xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có bao gồm san nền và thi công một số hạng mục khác. Vấn đề là: Trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có nêu rõ trình tự thi công san nền toàn bộ đến cốt hoàn thiện (cốt mặt bằng thiết kế của toàn khu), sau đó mới thi công các hạng mục khác. Khối lượng dự toán tính đủ san nền, và tính thêm phần phải đào bỏ khi thi công móng, phần ngầm của các hạng mục khác. Nhưng khi kiểm toán vào cuộc họ nhất nhất yêu cầu phải trừ khối lượng đào đất hố móng ra khỏi khối lượng san nền, với lý do: chẳng lẽ nào các anh lấp lại rồi lại đào lên, chắc các anh san đến cao độ đáy móng rồi dừng lại chờ thi công móng, cuối cùng mới lấp đất hố móng.

Kiểm toán làm thế đúng hay sai?
Anh bạn mình rất đau đầu với tình huống này, nhờ các bạn tư vấn giúp để bên A và nhà thầu dễ thở, vì khối lượng thanh toán phần này gần như đã xong.
Việc nói là đúng hay sai thì bạn phải chứng minh từ biện pháp thi công đã phê duyệt.
San nền chỉ đến cốt đáy móng thì dừng lại thì không phù hợp giải pháp thiết kế cũng như thi công: nếu đổ móng rồi thì phần nền bên trong công trình làm sao đắp tiếp được? chẳng lẽ cho ô tô với xe lu đi qua móng để vào lu lèn phần nền bên trong công trình? về thiết kế: nền đất dưới đáy móng cũng phải đạt yêu cầu về cường độ cũng như các yêu cầu khác về nền móng, nếu chỉ san đến đáy móng thì có thể không đạt yêu cầu này (đất nếu san đến cốt thiết kế sẽ cố kết hơn). Do vậy nhiều khi phải san nền toàn bộ xong lại đào bỏ đi.
Như hiện nay tôi có biết 1 dự án khu đô thị, nếu san nền toàn bộ, sau đó sẽ phải đào bỏ như bạn nói khi làm công trình. Tuy nhiên,không thể dừng san nền vì phải đầu tư HTKT của cả dự án, thì mới được kinh doanh.

Tôi có ý kiến căn cứ trên bài viết của bạn, nếu người trong cuộc sẽ hiểu rõ hơn:

- Khi tính toán san nền thì sẽ lấy phần đất chỗ thừa để đắp vào chỗ thiếu. Nếu khối lượng đào = Khối lượng đắp thì quá tốt, chỉ cân bằng đào đắp. Không phải bổ sung thêm KL đấp từ mỏ.
- Như vậy kiểm toán họ kiểm tra KL đào, KL đắp để cân đối, thấy đất đắp bổ sung từ mỏ quá dư thì họ sẽ có ý kiến. Các nhà thầu khôn chỗ này, Dự toán ban đầu nếu làm kỹ phải trừ phần đất đào móng/ công trình ngầm so với khối lượng đất đắp san nền.
- Đất đào thừa nếu không bổ sung vào chỗ thiếu sẽ bị tính dư, nếu nó vẫn dùng để đắp được. Ngoài ra còn liên quan đến vận chuyển cũng chiếm khá tiền.

Mấy lời cùng bạn
Tôi nghĩ chủ topic hỏi về vấn đề khác chứ không phải vấn đề khối lượng dư do đào đắp.
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Khối lượng dự toán tính đủ san nền, và tính thêm phần phải đào bỏ khi thi công móng, phần ngầm của các hạng mục khác. Nhưng khi kiểm toán vào cuộc họ nhất nhất yêu cầu phải trừ khối lượng đào đất hố móng ra khỏi khối lượng san nền

Bác naat à, tôi trích lại phần bài viết của chủ topic đây. Bác xem tôi có nói lạc đề không nhé!
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Việc nói là đúng hay sai thì bạn phải chứng minh từ biện pháp thi công đã phê duyệt.
San nền chỉ đến cốt đáy móng thì dừng lại thì không phù hợp giải pháp thiết kế cũng như thi công: nếu đổ móng rồi thì phần nền bên trong công trình làm sao đắp tiếp được? chẳng lẽ cho ô tô với xe lu đi qua móng để vào lu lèn phần nền bên trong công trình? về thiết kế: nền đất dưới đáy móng cũng phải đạt yêu cầu về cường độ cũng như các yêu cầu khác về nền móng, nếu chỉ san đến đáy móng thì có thể không đạt yêu cầu này (đất nếu san đến cốt thiết kế sẽ cố kết hơn). Do vậy nhiều khi phải san nền toàn bộ xong lại đào bỏ đi.
Như hiện nay tôi có biết 1 dự án khu đô thị, nếu san nền toàn bộ, sau đó sẽ phải đào bỏ như bạn nói khi làm công trình. Tuy nhiên,không thể dừng san nền vì phải đầu tư HTKT của cả dự án, thì mới được kinh doanh.


Tôi nghĩ chủ topic hỏi về vấn đề khác chứ không phải vấn đề khối lượng dư do đào đắp.

Hoàn toàn tán thành ý của Naat

Căn cứ để giải trình:
- hồ sơ thiết kế: bản vẽ thuyết minh giải pháp thi công, dự toán thiết kế nếu có đầy đủ các bước thi công như vậy
- biện pháp thi công của nhà thầu được chủ đầu tư duyệt.
Ở đây anh nhà thầu toàn quyền được phản bác rằng:
Tôi làm đúng yêu cầu kỹ thuật do thiết kế đưa ra, quy trình thi công trong biện pháp của tôi đã được chủ đầu tư duyệt và chúng tôi đã làm đúng như thế trên thực tế. Vậy không thể cắt bỏ khối lượng thực tế mà tôi đã làm. Có truy cứu trách nhiệm thì phải hỏi anh chủ đầu tư và anh thiết kế, 2 anh này phải giải trình: anh thiết kế giải trình vì sao lại đưa ra biện pháp thi công yêu cầu như thế, anh chủ đầu tư phải giải trình vì sao anh chấp thuận biện pháp thi công
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Hoàn toàn tán thành ý của Naat

Căn cứ để giải trình:
- hồ sơ thiết kế: bản vẽ thuyết minh giải pháp thi công, dự toán thiết kế nếu có đầy đủ các bước thi công như vậy
- biện pháp thi công của nhà thầu được chủ đầu tư duyệt.
Ở đây anh nhà thầu toàn quyền được phản bác rằng:
Tôi làm đúng yêu cầu kỹ thuật do thiết kế đưa ra, quy trình thi công trong biện pháp của tôi đã được chủ đầu tư duyệt và chúng tôi đã làm đúng như thế trên thực tế. Vậy không thể cắt bỏ khối lượng thực tế mà tôi đã làm. Có truy cứu trách nhiệm thì phải hỏi anh chủ đầu tư và anh thiết kế, 2 anh này phải giải trình: anh thiết kế giải trình vì sao lại đưa ra biện pháp thi công yêu cầu như thế, anh chủ đầu tư phải giải trình vì sao anh chấp thuận biện pháp thi công

Chính xác, bạn dựa theo quy trình thi công được duyệt và các biên bản nghiệm thu sao cho khớp thôi, san nền còn bàn giao lại mặt bằng cho CĐT chứ ai san sẵn cả hố móng nữa...
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Thank all!

Cảm ơn các bạn đã cho ý kiến đóng góp. Nhất là bạn deming đã từng làm kiểm toán. Mấy hôm trước, mình cũng đã tư vấn với anh bạn mình như thế. Nhưng nghe nói là vẫn còn loanh quanh luẩn quẩn mãi chưa thống nhất được. Để ít hôm nữa gặp lại mình hỏi anh ấy xem thế nào. Nhiều khả năng hồ sơ của các bác ấy làm không chuẩn.
Thank all.
 
S

son_vq121

Guest
Chào cả nhà, anh em đã kết thúc câu chuyện rồi nhưng mình tham gia một tí.

Theo mình, thì về cả phương diện lý thuyết cũng như thực tế thi công vấn đề đã nêu không có gì quá phức tạp, nếu không muốn nói là đơn giản.

Gói thầu san nền thường được thi công đầu tiên, sau khi kết thúc bàn giao cho chủ đầu tư mặt bằng (chẳng ai trừ đi mấy cái hố móng không san cả). Sau đó các anh thi công xây lắp phải đào hố móng.

Đồng chí kiểm toán kia cũng cần phải xem lại mình: cả về trình độ lý luận cũng như hiểu biết về thực tế thi công, về thực tế thi công thì mình dám chắc nhiều đồng chí làm kiểm toán độc lập vẫn còn yếu.

Theo suy nghĩ của mình (là một người làm kiểm toán độc lập, có gần 15 năm làm nhà thầu xây lắp): anh em kiểm toán độc lập cũng phải nên cầu thị, cái gì chưa biết thì học hỏi thêm và điều quan trọng là phải biết mình là ai: kiểm toán độc lập nói cho cùng thì cũng chỉ là một đơn vị tư vấn, một B thuần túy, có hay chăng là nó đặc biệt hơn một chút thôi, chứ cũng chẳng có gì ghê gớm cả, nhiều lúc làm mình, làm mẩy chủ đầu tư đâm mất uy tín, mất cả các hợp đồng tiếp theo.

Thân!
 

romance85

Thành viên năng động
Tham gia
10/8/08
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Mình đang làm ở Ban DA, cũng xin tham gia một số ý kiến.
Trước hết mình cũng đề nghị các anh em kiểm toán nhà mình nên xem lại, đừng cứ nghĩ làm kiểm toán thì muốn làm sao cũng đc. Mình đồng ý như bac son_vp121 đã nói ở trên.
- Khi thiết kế san nền, đường nhiên TVTK sẽ thiết kế đến cốt san nền và biện pháp thi công thì sẽ thi công toàn diện trên tất cả mặt bằng san nền (không ai đi chừa lại các vị trí hố móng). Mình giả thiết như thế này nhé,nếu dự án đồng thời vừa san nền vừa đầu tư HTKT ở trên, nhưng do 2 Nhà thầu độc lập thi công. Nếu vậy thì biện pháp thi công và nghiệm thu bàn giao sẽ có các trường hợp sau:
+ Thứ 1: Nhà thầu thi công san nền phải kiểm tra các vị trí hố móng (kích thước, cao độ) để chừa lại không thi công. Sau này nghiệm thu trừ lại KL (vấn đề an toàn lao động sau khi bàn giao do các vị trí này và ảnh hưởng BPTC móng sau này chưa xét đến).
+ Thứ 2: NT thi công cứ san nền đến cao độ móng rồi đợi Nhà thầu thứ 2 (thi công móng) thi công xong móng rối tiếp tục đến hoàn thiện phần mặt bằng (tình huống xảy ra là thi công đến cao độ móng phải có NT thứ 2 cùng tham gia nghiệm thu, và chắc chắn NT thứ 2 sẽ không để NT thứ 1 thi công hoàn thiện san nền sau khi họ đã thi công móng vì sẽ hư hỏng...).Và chắc chắn ko 1 NT nào thi công nếu phần trước đó chưa đc kiểm tra, nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.
Trên đây là giả thiết của mình, mong các anh em trao đổi thêm. Theo mình thì các a e kiểm toán nên nhìn nhận sự việc theo nhiều khía cận, xét hết các vấn đề đừng cứ lý thuyết mà áp dụng thực hành.
 

nguyentiendunghk2010

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/9/10
Bài viết
47
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Mình cũng làm Kiểm toán QTV, theo mình trong trường hợp này chưa kết luận được bên nào đúng bên nào sai. Mà cũng chỉ nên dừng lại ở mức độ phân tích như các bạn ở phía trên để tư vấn cho chủ topic (vì nó còn tùy thuộc vào hồ sơ thực tế, nhật ký thi công...)
Thanks all
 

brokerhaiduong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/4/11
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Trừ là đúng rồi.

Nếu hồ sơ nghiệm thu đầy đủ biên bản nghiệm thu cao độ san nền, bản vẽ hoàn công san nền, nhật ký san nền ... thì nó đã không trừ khối lượng này. Ông bạn của tớ kiểm toán gói này mà!
 

iron_heart

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Chào cả nhà, anh em đã kết thúc câu chuyện rồi nhưng mình tham gia một tí.

Theo mình, thì về cả phương diện lý thuyết cũng như thực tế thi công vấn đề đã nêu không có gì quá phức tạp, nếu không muốn nói là đơn giản.

Gói thầu san nền thường được thi công đầu tiên, sau khi kết thúc bàn giao cho chủ đầu tư mặt bằng (chẳng ai trừ đi mấy cái hố móng không san cả). Sau đó các anh thi công xây lắp phải đào hố móng.

Đồng chí kiểm toán kia cũng cần phải xem lại mình: cả về trình độ lý luận cũng như hiểu biết về thực tế thi công, về thực tế thi công thì mình dám chắc nhiều đồng chí làm kiểm toán độc lập vẫn còn yếu.

Theo suy nghĩ của mình (là một người làm kiểm toán độc lập, có gần 15 năm làm nhà thầu xây lắp): anh em kiểm toán độc lập cũng phải nên cầu thị, cái gì chưa biết thì học hỏi thêm và điều quan trọng là phải biết mình là ai: kiểm toán độc lập nói cho cùng thì cũng chỉ là một đơn vị tư vấn, một B thuần túy, có hay chăng là nó đặc biệt hơn một chút thôi, chứ cũng chẳng có gì ghê gớm cả, nhiều lúc làm mình, làm mẩy chủ đầu tư đâm mất uy tín, mất cả các hợp đồng tiếp theo.

Thân!

Bác Son nối rất sâu sắc, bản thân em là dân xây dựng: học xong bằng KTXD ra trường đi làm một thời gian và học tiếp bằng XDDD.
Khi vào kiểm toán em luôn nhắc a e làm kiểm toán nên coi mình là những người đã thi công và thiết kế trước đầy để mình luôn học hỏi và trau dồi kiến thức khi mình ko còn trực tiếp làm xây dựng nữa. Đừng nghĩ kiểm toán là j mà oai với các bác bên B làm j, hãy cùng làm việc và xử lý tốt các vẫn đề trong hồ sơ để có thể ra 1 BCKT hợp lý, hợp lệ, trọng yếu và ko bao giờ để ai mắc phốt: "Án tại hồ sơ"
 

Top