Em hỏi về dự toán móng cọc ép

azumi

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Khi ép cọc âm thì dùng biện pháp thi công là cọc phụ. Cọc này hàn vào cọc chính để ép âm. Theo quy trình thì cọc này cũng bị đập bỏ sau khi ép âm. Nhưng dự toán chỉ tính toán sản xuất, vận chuyển và đập đầu cọc đối với cọc chính. Còn cọc phụ này không tính dự toán sản xuất, vận chuyển và đập bỏ. Vậy chi phí này do nhà thầu thi công chịu phải không ạ?
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Theo như mình biết thì khi ép âm thì sẽ sử dụng cọc dẫn. Cọc dẫn này làm bằng kim loại hình trụ, đường kính thường từ 15-25cm, dài khoảng 1-2m. Sau khi ép cọc đạt cường độ thì sẽ rút cọc dẫn này lên.Việc có đổ bù bêtông đầu cọc hay không phụ thuộc vào việc khi ép âm thì cos đầu cọc có vượt quá so với cos đáy đài hay không. Thường thì cos mặt đất tự nhiên cao hơn so với cos đáy đài nhiều nên đa số các trường hợp ép âm đầu không phải đổ bù bêtông đầu cọc.Vì vậy trong dự toán không thể tính phần đổ bù này được (trong trường hợp này còn tiết kiệm được phần đập bêtông đầu cọc).Mình chưa gặp có trường hợp nào phải đổ bù bêtông đầu cọc cả.Nếu thực sự phải đổ bù bêtông đầu cọc thì chắc chắn sẽ có biên bản xác nhận tại hiện trường và mình được tính chi phi trong dự toán là điều đường nhiên.
 

azumi

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Em biết loại cọc dẫn đấy rồi. Nhưng có một phương pháp ép âm nữa là dùng cọc phụ BTCT hàn nối vào cọc chính rồi ép âm. Sau đó thì đập bỏ cả cọc phụ này và đầu cọc chính. Nhưng dự toán thiết kế chỉ tính đến công việc đập bỏ đầu cọc chính thôi. Chứ công tác sản xuất lắp đặt và đập bỏ cọc phụ BTCT không nói đến. Nên em muốn hỏi là công tác này sẽ do nhà thầu chịu (phụ thuộc biện pháp thi công) hay đưa vào dự toán từ đầu.
 

buithethoi

Thành viên năng động
Tham gia
30/6/08
Bài viết
79
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Em biết loại cọc dẫn đấy rồi. Nhưng có một phương pháp ép âm nữa là dùng cọc phụ BTCT hàn nối vào cọc chính rồi ép âm. Sau đó thì đập bỏ cả cọc phụ này và đầu cọc chính. Nhưng dự toán thiết kế chỉ tính đến công việc đập bỏ đầu cọc chính thôi. Chứ công tác sản xuất lắp đặt và đập bỏ cọc phụ BTCT không nói đến. Nên em muốn hỏi là công tác này sẽ do nhà thầu chịu (phụ thuộc biện pháp thi công) hay đưa vào dự toán từ đầu.
Như bạn nói là dự toán thiết kế chỉ tính đập bỏ cọc chính, k tính đến cọc phụ, vậy thì ngay từ đầu dự toán đã k đưa thành phần chi phí này vào rồi còn gì?
Theo mình nghĩ dự toán phải lập dựa trên BPTC, mà BPTC thì tính toán sao cho đơn giản, hiệu quả mà ít tốn kém. Vậy tại sao lại chọn phương án ép cọc âm lại dùng cọc phụ nhỉ, để rồi lại đập bỏ hểt cả đi, có phải là lãng phí nhiều thứ (vật liệu cọc, nhân công máy móc lắp đặt hàn nối cọc, đập bỏ cọc ...), thay vào đó nên dùng phương pháp cọc dẫn, tiện ích hơn nhiều.
Do đó bạn nên xem lại BPTC cho phù hợp.
 
Last edited by a moderator:

xuyen5789

Thành viên mới
Tham gia
14/11/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Bác nào có so sánh tỷ lệ về suất đầu tư giữa móng + tầng hầm của nhà 6 tầng ( 01 t. hầm, 5 t. nổi ) và 10 tầng ( 01 t. hầm , 9 tầng nổi ) không?
 

KHUENM

Thành viên mới
Tham gia
6/7/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Anh nao co du toan sx mong coc ep cho e voi
xin cam on ah!
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Hôm trước bên mình có lập 1 dự toán ép cọc BTCT, có 1 công tác ép cọc âm dùng cọc BTCT nối vào cọc chính rùi ép âm xuống, khi phân tích thì mình thấy bên tư vấn làm như sau, phần máy thi công và nhân công nhân thêm với hệ số 1,05 ; riêng phần vật tư họ phân tích thêm 1 đoạn cọc BTCT, đoạn cọc này được lấy bằng 3,5% chi phí cóc BTCT thông thường.....
Không biết các bậc tiền bối cách này có đảm bảo chính xác chưa, hệ số 3,5% mình hỏi thì bên tư vấn trả lời là họ tính toán căn cứ vào chiều sâu ép âm mà suy ra....
 

Top