Giám đốc thi công công trình có vai trò và vị trí gì?

H

Hoaly

Guest
Giám đốc thi công công trình là người chịu trách nhiệm toàn bộ việc quản lý các dự án thi công, là trung tâm quản lý các dự án thi công, chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động thi công. Xác lập vị trí của giám đốc thi công công trình là điều cần thiết tốt cho việc quản lý các dự án thi công.

1. Giám đốc thi công công trình là người đại diện ủy thác toàn quyền trong các dự án xây dựng của công ty xây dựng. Là người tổng phụ trách toàn bộ quá trình xây dựng, là người chịu trách nhiệm nhận khoán công trình và là người thể hiện mọi hoạt động của công trình. Giám đốc thi công công trình là người thực hiện toàn bộ các mục tiêu của công trình, vừa phải chịu trách nhiệm đối với kết quả của đơn vị xây dựng, vừa phải chịu trách nhiệm đối với kết quả của đơn vị xây dựng, lại vừa phải chịu trách nhiệm đối với kết quả của doanh nghiệp.

2.Giám đốc thi công công trình được coi là cầu nối và sợi dây điều phối các mối quan hệ để trở nên gắn bó và phối hợp chặt chẽ.
Giám đốc thi công công trình phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý công trình tức là phải đảm nhiệm trách nhiệm hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, chấp hành các điều khoản hợp đồng, xử lý tranh chấp hợp đồng, chịu các ràng buộc và bảo đảm của pháp luật.

3. Giám đốc thi công công trình tiến hành việc kiểm soát đối với hoạt động thi công, là trung tâm tập hợp thông tin để đạt được mục đích và thành công trong quản lý công trình.

4. Giám đốc thi công công trình là người chịu trách nhiệm đối với quyền lợi của công trình thi công. Là người chịu trách nhiệm cao nhất, hơn nữa việc thực hiện mục tiêu không nên vượt quá giới hạn về điều kiện tài nguyên. Trách nhiệm là điều kiện cốt lõi của chế độ chịu trách nhiệm đối với giám đốc thi công công trình, là căn cứ để xác định quyền lợi của giám đốc công trình.
Giám đốc công trình cần phải là chủ thể lợi ích của công trình, quyền lực là điều kiện và biện pháp bảo đảm để giám đốc công trình có thể gánh vác được trách nhiệm, bởi vậy phạm vi của quyền lực cần căn cứ vào yêu cầu trách nhiệm của giám đốc công tình mà quyết định.
Giám đốc công trình nhận được thù lao do đã đảm nhận trách nhiệm tương ứng do vậy hình thức lợi ích và mức độ it nhiều của lợi ích sẽ được quyết định căn cứ vào trách nhiệm của giám đốc công trình. Nếu không có một mức độ lợi ích nhất định, giám đốc công trình sẽ không muốn đảm nhận trách nhiệm tương ứng và không nhiệt tình thực hiện quyền lực tương ứng, giám đốc công trình cũng khó xử mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
 
K

kieuhunglc

Guest
Một số quy định về giám đốc thi công xây dựng công trình

Em cũng bon chen bổ xung thêm một số quy định pháp luật (em nghĩ những cái này là cơ bản nhât thui) đối với Giám đốc thi công công trình:D. Hơi dài một tý mong các bác chịu khó đọc :">.
Theo em hiểu thì Giám đốc thi công công trình là một thành viên của Ban quản lý Dự án., có thể là người đứng đầu của Ban hoặc một bộ phận của Ban (chắc cái này chỉ có ở những Dự án lớn, phức tạp còn thường Giám đốc thi công công trình đồng thời cũng là giám đốc ban quản lý dự án vì hiệu quả quả cùng với bộ máy gọn nhẹ). Như vậy, các quy định của pháp luật về Giám đốc Ban quản lý như sau:
NĐ12/2009/NĐ-CP:
Điều 33. Các hình thức quản lý dự án

1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.
2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
3. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án

1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án

1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2. Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân

1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Khảo sát xây dựng công trình;
e) Thi công xây dựng công trình;
g) Giám sát thi công xây dựng công trình;
h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể.
6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.
8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
[FONT=.VnTimeH] [/FONT]
 

Top