Hỏi về điều 4 trong nghị định 205/2004/ND-CP

trinh1308

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Trích(Điều 4 nghị định 205/2004 ND-CP
Điều 4. Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm:
1. Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
Hỏi:"Vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu" được qui định bởi văn bản nào để căn cứ lấy mức phụ cấp 0,1;0,2;0,3;0,4;0,5;0,7 và 1 cho phù hợp?
2. Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
Hỏi: Phụ cấp gồm 4 mức thì căn cứ vào đâu để xác định là phụ cấp 0,1;0,2;0,3;0,4 ?
4. Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Hỏi: Căn cứ để xác định mức phụ cấp là 0,2;0,4;0,6?
5. Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
II.Hỏi về phụ cấp không ổn định sản xuất, phụ cấp lương phụ, chi phí khoán?
Phụ cấp không ổn định sản xuất=10%* LCB
Phụ cấp lương phụ =12%* LCB
Chi phí khoán =4% * LCB
Theo cách mình hiểu, thì ở mỗi tỉnh, thành khác nhau thì các hệ số phụ cấp(10%,12% và 4%) phải khác nhau??
Vậy: Căn cứ nào để xác định các hệ số phụ cấp này?
 

buithethoi

Thành viên năng động
Tham gia
30/6/08
Bài viết
79
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Bạn tìm hiểu TTLT số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005.
Mình cũng không có thời gian tìm hiểu lại nhưng mình nhớ không nhầm thì TT này có giải đáp một số thắc mắc của bạn.

[FONT=&quot][/FONT]
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Trích(Điều 4 nghị định 205/2004 ND-CP
Điều 4. Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm:
1. Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
Hỏi:"Vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu" được qui định bởi văn bản nào để căn cứ lấy mức phụ cấp 0,1;0,2;0,3;0,4;0,5;0,7 và 1 cho phù hợp?
Bạn xem Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005.
2. Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
Hỏi: Phụ cấp gồm 4 mức thì căn cứ vào đâu để xác định là phụ cấp 0,1;0,2;0,3;0,4 ?
Bạn xem Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005
4. Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Hỏi: Căn cứ để xác định mức phụ cấp là 0,2;0,4;0,6?
Bạn xem Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005
5. Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
II.Hỏi về phụ cấp không ổn định sản xuất, phụ cấp lương phụ, chi phí khoán?
Bạn xem thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC ngày 5/1/2005.
Phụ cấp không ổn định sản xuất=10%* LCB
Phụ cấp lương phụ =12%* LCB
Chi phí khoán =4% * LCB
Theo cách mình hiểu, thì ở mỗi tỉnh, thành khác nhau thì các hệ số phụ cấp(10%,12% và 4%) phải khác nhau??
Vậy: Căn cứ nào để xác định các hệ số phụ cấp này?
Bạn xem Thông tư số 03/2002/TT-BLDTBXH ngày 9/1/2002.
 

sennghe

Thành viên mới
Tham gia
25/5/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Mọi người cho mình hỏi lương chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dự án đầu tư công trình giao thông, dự án sử dụng vốn ADb thì hệ số là bao nhiêu?(Áp dụng tại Nghệ An)
 

tuvn254

Thành viên năng động
Tham gia
11/1/08
Bài viết
58
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Phụ cấp không ổn định sản xuất=10%* LCB
Phụ cấp lương phụ =12%* LCB
Chi phí khoán =4% * LCB
Bạn xem Thông tư số 03/2002/TT-BLDTBXH ngày 9/1/2002.
mình đã xem TT này nhưng không thấy giải thích thế nào là phụ cấp không ổn định sản xuất, lương phụ, chi phí khoán. Chỉ quy định Phụ cấp không ổn định sản xuất = 10%, 15%. Mình chưa hiểu ý nghĩ của các phụ cấp-chi phí này. Bạn giúp mình với. Thanks
 

tuvn254

Thành viên năng động
Tham gia
11/1/08
Bài viết
58
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Mong các bạn giải thích dùm mình câu hỏi trên nhé................
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
[FONT=&quot][/FONT]- Hệ số không ổn định ở đây có thể hiểu là mưa nắng thất thường, đang làm ca ngày nhảy sang ca đêm, đang làm phố núi nhảy lên đồng rừng, đang làm chợt ... nghỉ ...vì dân nó kéo mất máy đào ...
"Do điều kiện sản xuất trong xây dựng thường xuyên không ổn định, nên được tính vào đơn giá tiền lương hệ số không ổn định sản xuất với mức tối đa không quá 15% lương cấp bậc, chức vụ. Hiện nay Bộ Xây dựng đang tiếp tục hướng dẫn các Tỉnh, Thành phố tính phụ cấp này ở mức 10% trong việc tính toán các bộ đơn giá địa phương" (công văn thoả thuận số 4076/LĐTBXH-TL ngày 29/11/1993).

- Lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được hưởng chế độ quy định như ngày lễ, tết, hội họp, nghỉ phép, ngừng sản xuất do mất điện, do thiên tai địch họa...

- Lương khoán: Các khoản khoán một cục vào lương. Ví dụ ăn ca. (Cái lương khoán này không chắc lắm nhế, tại hạ đoán đoán vậy trúng thì trúng trượt thì thôi :D)
 

tuvn254

Thành viên năng động
Tham gia
11/1/08
Bài viết
58
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
[FONT=&quot][/FONT]- Hệ số không ổn định ở đây có thể hiểu là mưa nắng thất thường, đang làm ca ngày nhảy sang ca đêm, đang làm phố núi nhảy lên đồng rừng, đang làm chợt ... nghỉ ...vì dân nó kéo mất máy đào ...
"Do điều kiện sản xuất trong xây dựng thường xuyên không ổn định, nên được tính vào đơn giá tiền lương hệ số không ổn định sản xuất với mức tối đa không quá 15% lương cấp bậc, chức vụ. Hiện nay Bộ Xây dựng đang tiếp tục hướng dẫn các Tỉnh, Thành phố tính phụ cấp này ở mức 10% trong việc tính toán các bộ đơn giá địa phương" (công văn thoả thuận số 4076/LĐTBXH-TL ngày 29/11/1993).

- Lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được hưởng chế độ quy định như ngày lễ, tết, hội họp, nghỉ phép, ngừng sản xuất do mất điện, do thiên tai địch họa...

- Lương khoán: Các khoản khoán một cục vào lương. Ví dụ ăn ca. (Cái lương khoán này không chắc lắm nhế, tại hạ đoán đoán vậy trúng thì trúng trượt thì thôi :D)

thanks ban nhiu. Bai cua ban rat de hieu ahh. Bay gio thi minh da hieu (xin loi danh tieng viet khong dau, vi online bang di dong)
 

Top