Hợp đồng theo tỷ lệ % có thể xem là hợp đồng trọn gói không?

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của bạn về hợp đồng tỷ lệ %.Chắc chắn 1 điều là rất ít người ở Việt Nam suy diễn về hợp đồng tỷ lệ % như bạn, cái này gọi thằng luôn là sai về bản chất. Định nghĩa thế nào là tỷ lệ % đã có trong Luật. Cái 95% như banói chỉ có thể do nhà thầu tự giảm giá dự thầu của mình để định ra tỷ lệ.
Thứ 2, hợp đồng tỷ lệ % dành cho công việc tư vấn nên không có kiểu tra tỷ lệ giống như bạn. Mong bạn nghiên cứu kỹ hơn lại quy định
Vậy thì mong anh nói rõ hơn về cái tỉ lệ % này cụ thể là cái gì? Có phải là tỉ lệ lấy (hoặc tham khảo) trong 957 hay không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Vậy thì mong anh nói rõ hơn về cái tỉ lệ % này cụ thể là cái gì? Có phải là tỉ lệ lấy (hoặc tham khảo) trong 957 hay không?
QĐ 957 chỉ là 1 văn bản hướng dẫn có tính chất tham khảo để các bên có thể căn cứ lập dự toán, tham khảo khi thương thảo giá hợp đồng.
Còn khi ký kết hợp đồng, tỷ lệ % đó do các bên đàm phán, thống nhất và ghi trong hợp đồng làm cơ sở xác định giá hợp đồng, giá thanh toán hợp đồng. giá hợp đồng này không đổi trong quá trình thực hiện, khi nhà thầu hoàn thành công việc đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì CĐT thanh toán theo đúng giá trị đó. Các trường hợp thay đổi giá hợp đồng phải ghi trong hợp đồng về: trường hợp được thay đổi, cách xác định lại giá hợp đồng và phải phù hợp quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng.
VD: các bên xác định giá trị công trình là 100 tỷ. tỷ lệ % là 1%
Khi bên nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng (giả sử là TVTK), thiết kế công trình xong thì nhận số tiền là 1% x 100 tỷ.
Ở đây xảy ra các trường hợp:
1. Giá trị dự toán công trình do thiết kế lập được phê duyệt <100 tỷ
2. Giá trị dự toán công trình do thiết kế lập được phê duyệt >100 tỷ
3. Giá trị dự toán công trình do thiết kế lập được phê duyệt = 100 tỷ
Trường hợp 3 ít xảy ra, nếu có chỉ có thể là xấp xỉ bằng và cũng dễ giải quyết nhất, tạm thời không bàn.
Đối với trường hợp 1 và 3, có người nói phải nội suy lại tỷ lệ %. Tôi cho là điều này không có cơ sở, không đúng quy định.
Trước hết phải căn cứ hợp đồng, giá trị công trình để xác định nên giá hợp đồng đó có được các bên đồng ý điều chỉnh không hay là không điều chỉnh lại.
Thứ 2, nếu điều chỉnh giá trị công trình thì cũng không được điều chỉnh tỷ lệ % vì không có cơ sở để thực hiện.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
QĐ 957 chỉ là 1 văn bản hướng dẫn có tính chất tham khảo để các bên có thể căn cứ lập dự toán, tham khảo khi thương thảo giá hợp đồng.
Còn khi ký kết hợp đồng, tỷ lệ % đó do các bên đàm phán, thống nhất và ghi trong hợp đồng làm cơ sở xác định giá hợp đồng, giá thanh toán hợp đồng. giá hợp đồng này không đổi trong quá trình thực hiện, khi nhà thầu hoàn thành công việc đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì CĐT thanh toán theo đúng giá trị đó. Các trường hợp thay đổi giá hợp đồng phải ghi trong hợp đồng về: trường hợp được thay đổi, cách xác định lại giá hợp đồng và phải phù hợp quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng.
Ví dụ nếu 957 là cái QĐ bắt buộc áp dụng (thực tế là ở địa phương em hầu hết các chủ đầu tư vốn ngân sách đều căn cứ theo 957 vì khỏi giải trình sau này, không biết địa phương khác như thế nào), thì cái tỉ lệ % trong 957 có phải là tỉ lệ mà Nghị định 48/2010 nói đến? Thật sự hơi lùng bùng chỗ này.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Ví dụ nếu 957 là cái QĐ bắt buộc áp dụng (thực tế là ở địa phương em hầu hết các chủ đầu tư vốn ngân sách đều căn cứ theo 957 vì khỏi giải trình sau này, không biết địa phương khác như thế nào), thì cái tỉ lệ % trong 957 có phải là tỉ lệ mà Nghị định 48/2010 nói đến? Thật sự hơi lùng bùng chỗ này.
Nó áp dụng từng giai đoạn chứ không phải áp dụng trong hợp đồng. thường khi lập dự toán công tác tư vấn hoặc xác định giá trị gói thầu thì có thể sử dụng QĐ 957 để làm căn cứ. Khi đàm phán ký kết hợp đồng thì phải ghi tỷ lệ % đàm phán vào hợp đồng. Giả sử theo 957 là 1% nhưng nhà thầu chào giá là 0,95% thì chẳng nhẽ ghi theo 957 hay sao?
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Nó áp dụng từng giai đoạn chứ không phải áp dụng trong hợp đồng. thường khi lập dự toán công tác tư vấn hoặc xác định giá trị gói thầu thì có thể sử dụng QĐ 957 để làm căn cứ. Khi đàm phán ký kết hợp đồng thì phải ghi tỷ lệ % đàm phán vào hợp đồng. Giả sử theo 957 là 1% nhưng nhà thầu chào giá là 0,95% thì chẳng nhẽ ghi theo 957 hay sao?
Cảm ơn anh naat đã dành thời gian thảo luận. Vậy là căn cứ theo 957, như thế nó có khác gì so với các loại hợp đồng khác? Vì các loại hợp đồng khác giá HĐ vẫn tính trên cơ sở tỉ lệ % trong 957.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cảm ơn anh naat đã dành thời gian thảo luận. Vậy là căn cứ theo 957, như thế nó có khác gì so với các loại hợp đồng khác? Vì các loại hợp đồng khác giá HĐ vẫn tính trên cơ sở tỉ lệ % trong 957.
Bạn đừng quá quan tâm đến 957, nó là cơ sở để xác định chi phí, và có thể dùng làm cơ sở xác định giá hợp đồng. Nhưng hợp đồng tỷ lệ % nó có quy định từ trước khi có QĐ 957 (công văn 1751), và sau này cũng có thể sẽ có quyết định khác thay thế. Bản chất QĐ 957 nó là định mức, còn tỷ lệ % bản chất nó là cái đơn giá hợp đồng.
Ứng xử như thế nào với hợp đồng tỷ lệ % đã có từ Luật đến Nghị định, thông tư để thực thi. Giá hợp đồng tỷ lệ % tính trên cơ sở QĐ 957 hay bất cứ văn bản nào cũng phải theo các quy định trên, thế thôi.
Tôi xin nói thêm: hợp đồng tỷ lệ % nó chỉ khác nhau với hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá, hợp đồng theo thời gian. Chứ còn việc bạn xác định tỷ lệ % theo QĐ 957 hay bất cứ cái gì cũng không thay đổi bản chất của nó
 

cetuananh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/2/09
Bài viết
24
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Trường hợp của mình thì Anh chị xem xét dùm với ạ. Cty mình có một hợp đồng TVTK . Hình thức hợp đồng là theo tỷ lệ phần trăm. Giá trúng thầu cho TVTK kênh cấp 1 và 2 là 700 triệu đồng. Trong quá trình thiết kế thì phát hiện ra TK cho kênh cấp 1 đã vượt quá 700 triệu ( gần 1 tỷ đồng), nếu bọn mình thiết kế tiếp kênh cấp 2 thì tiền TVTK sẽ lên khoảng 2 tỷ đồng. Có trao đổi với chủ đầu tư thì họ nói chỉ có 700 triệu đó thôi. Chứ chắc chắn là không có tiền nữa. Vậy có cách nào để bon mình chỉ TK kênh cấp 1 không mà không phải tiếp tục TK kênh cấp 2? Có luật nghị định nào để làm việc chỗ này không anh chị?? cảm ơn các bạn.
 

haiconthanlancon

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
8/9/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
Tuổi
35
Theo mình thì trường hợp của bạn thì đã có luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 tại điều 62 chương 3. Quy định về các hình thức hợp đồng thì không còn hợp đồng gọi là tỷ lệ % nữa, mà các hợp đồng tư vấn phải là hợp đồng trọn gói, vì vậy không rõ thời điểm bạn ký hợp đồng là thời điểm nào nếu sau ngày 1/7/2014 ngày luật có hiệu lực thì hợp đồng của bạn ký là không đúng luật rồi bạn ạ. Mà ở đây bạn phải ký hợp đồng trọn gói, và giá trị hợp đồng nếu là 700 triệu thì nó là cố định trọn gói, trừ khi thay đổi, phát sinh nhiệm vụ thiết kế khác ngoài hợp đồng ban đầu đã ký mới được điều chỉnh giá hợp đồng.
 

cetuananh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/2/09
Bài viết
24
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Theo mình thì trường hợp của bạn thì đã có luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 tại điều 62 chương 3. Quy định về các hình thức hợp đồng thì không còn hợp đồng gọi là tỷ lệ % nữa, mà các hợp đồng tư vấn phải là hợp đồng trọn gói, vì vậy không rõ thời điểm bạn ký hợp đồng là thời điểm nào nếu sau ngày 1/7/2014 ngày luật có hiệu lực thì hợp đồng của bạn ký là không đúng luật rồi bạn ạ. Mà ở đây bạn phải ký hợp đồng trọn gói, và giá trị hợp đồng nếu là 700 triệu thì nó là cố định trọn gói, trừ khi thay đổi, phát sinh nhiệm vụ thiết kế khác ngoài hợp đồng ban đầu đã ký mới được điều chỉnh giá hợp đồng.
Cảm ơn bạn. Hợp đồng mình ký cuối năm 2013 ạ. Vậy giờ bạn có cách gì hiến kế giúp mình được không?
 

Top