Hợp đồng thi công xây dựng

  • Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi
H

Hugolina

Guest
Về hướng dẫn một số nội dung khi lập hợp đồng thi công xây dựng

Hỏi:


Công ty tôi tổ chức đấu thầu, đánh giá kết quả Hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng gói thầu “thi công xây dựng khu Hành chính”.
Việc đánh giá và lựa chọn nhà thầu đã chọn được nhà thầu là một liên danh (gồm hai thành viên) gói thầu trên thì: Theo khoản 3 Điều 46 - Đàm phán ký kết hợp đồng - Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì tất cả các nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào Hợp đồng. Tuy nhiên việc tạm ứng và thanh toán Hợp đồng thì không được Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Luật đấu thầu hướng dẫn.
Khi lập Hợp đồng, phần Tạm ứng và thanh toán; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng chúng tôi lập tạm ứng và thanh toán; Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng riêng cho từng nhà thầu thì có hợp luật không? cógì vướng mắc trong quá trình thanh toán cho nhà thầu không?”

Trả lời :


- Khi lập và ký kết hợp đồng xây dựng với một nhà thầu liên danh, việc quy định và tạm ứng, thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng riêng cho từng nhà thầu là không trái với các quy định hiện hành của pháp luật.
- Trong quá trình chuẩn bị hợp đồng, chủ đầu tư cần xem xét nội dung của Thoả thuận liên danh giữa các nhà thầu tham gia để xác định mức tạm ứng, thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với từng nhà thầu cho phù hợp với phạm vi, khối lượng công việc và tiến độ thực hiện mà nhà thầu đã cam kết trong Thoả thuận liên danh.

 
H

Hugolina

Guest
Về một số vấn đề liên quan đến khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng thi công xây lắp

Hỏi:

Đơn vị chúng tôi đã ký hợp đồng thi công xây lắp (loại hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá và khối lượng có thể thay đổi nếu chủ đầu tư thấy xuất hiện yếu tố có lợi hơn).
Khi thi công xuất hiện các hạng mục phát sinh ngoài hợp đồng thi công xây lắp. Theo yêu cầu của chủ đầu tư và tư vấn thiết kế (đã xác nhận vào nhật ký thi công) yêu cầu nhà thầu thi công các hạng mục phát sinh đó. Trong quá trình thi công đều có mặt tư vấn giám sát theo dõi, xác nhận. Tuy nhiên khi lập biên bản nghiệm thu các hạng mục phát sinh đó thì tư vấn giám sát từ chối ký biên bản nghiệm thu vì lý do chưa có văn bản phê duyệt bổ sung của chủ đầu tư và người quyết định đầu tư.

Vậy xin hỏi quý Bộ các nội dung sau:


1. ý kiến của chủ đầu tư và tư vấn thiết kế xác nhận vào nhật ký thi công có đủ cơ sở để nghiệm thu, thanh toán hay không? (cũng xin nói rõ thêm trong quá trình thi công do yêu cầu tiến độ của công trình và chủ đầu tư nên chúng tôi chỉ ghi nhật ký thi công các hạng mục phát sinh, có xác nhận của chủ đầu tư và tư vấn thiết kế).


2. Nếu không thì vì sao và chúng tôi cần phải có các thủ tục gì để được nghiệm thu và xác nhận khối lượng công việc là đúng hay sai?

3. Tư vấn giám sát chỉ xác nhận đầu mục công việc chứ không ký biên bản nghiệm thu và xác nhận khối lượng công việc là đúng hay sai?

Trả lời
1. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tạiĐiều 26 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
“1. Các tài liệu, chứng nhận cần thiết trong hồ sơ thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng. Hồ sơ thanh toán do Bên nhận thầu lập bao gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát, nếu có;
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát, nếu có;
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của Bên nhận thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn.
2. Đối với trường hợp thanh toán hợp đồng theo giá hợp đồng trọn gói: biên bản xác nhận khối lượng tại điểm a khoản 1 Điều này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế (không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết).”
2. Việc chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xác nhận vào nhật ký thi công xây dựng những thay đổi thiết kế là theo đúng hướng dẫn tại điểm 3.5 khoản 3 Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng” nhưng đủ cơ sở để nghiệm thu, thanh toán là vì những lý do sau đây:
a) Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên vào bản vẽ thiết kế, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình ( khoản 2 Điều 17 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng)
b) Nhà thầu thiết kế phải tập hợp các chỉnh sửa thiết kế làm phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng trình chủ đầu tư phê duyệt.
c) Khối lượng phát sinh phải được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt (Khoản 3 Điều 32 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng)
Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình
d) Khối lượng phát sinh phải có văn bản phê duyệt hoặc dự toán bổ sung được duyệt (Điểm 1.2. khoản 1 mục IV Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính)

Trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu thì khối lượng phát sinh tăng giảm phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.
Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng, ngoài phạm vi của hồ sơ mời thầu phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền cả về khối lượng và đơn giá ”.
đ) Phải có đủ hồ sơ thanh toán đối với giá hợp đồng trọn gói được quy định tại điểm 2.8.7 khoản 2 phần II của Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng “ Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng”, trong đó yêu cầu:
- Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (theo phụ lục số 4 của Thông tư 06/2007/TT-BXD);

- Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (theo phụ lục số 1 của Thông tư 06/2007/TT-BXD) cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có), chiết khấu tiền tạm ứng, giá trị thanh toán sau khi đã bù trừ các khoản trên.
3. Trong các Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng (mẫu phụ lục 4A), nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng (mẫu phụ lục 5A) và nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng (mẫu Phụ lục 7) không yêu cầu phải có khối lượng cụ thể của các công việc thực hiện. Việc không nêu cụ thể khối lượng công việc thực hiện không có nghĩa là không nghiệm thu khối lượng đối tượng được nghiệm thu. Việc tính toán cụ thể khối lượng các công việc thực hiện không thể tính ngay được tại thời điểm nghiệm thu. Nếu yêu cầu phải tính toán tại chỗ thì rất khó chính xác và sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng trong việc thanh toán. Trong các mẫu Biên bản nêu trên luôn luôn yêu cầu ghi rõ tên công việc, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu và vị trí xây dựng trên công trình.
Bởi vậy, nếu chỉ cần dựa trên bản vẽ hoàn công công việc, bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng là tính toán được khối lượng cụ thể để thanh toán. Làm được như vậy thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có thời gian tính toán , kiểm tra và đối chiếu với khối lượng tính toán theo bản vẽ thiết kế và dự toán đã được phê duyệt được chính xác hơn.
Với lý do trên, việc nhà thầu giám sát thi công xây dựng không phải xác nhận khối lượng thi công xây dựng trong các biên bản nghiệm thu mẫu phụ lục 4A, mẫu phụ lục 5A và mẫu phụ lục 7 là đúng.
Tuy nhiên, theo các quy định nêu tại mục 1 và mục 2 thì Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán, Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng phải có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có). RiêngBảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.
 
H

Hugolina

Guest
Một số vấn đề liên quan đến Thông tư 06/2007/BXD ngày 25/7/2007

Hỏi:

Tại điểm 2.6.1 của phần II (hồ sơ và nội dung của hợp đồng xây dựng) của Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 có nêu: "Giá hợp đồng theo đơn giá cố định (hình thức theo đơn giá và hình thức theo thời gian quy định trong Luật Đấu thầu): là giá hợp đồng xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh qui định trong hợp đồng (nếu có)".
Trên thực tế, khi thi công không thể không tránh khỏi việc phát sinh tăng giảm so với thiết kế được duyệt . Vì vậy các điều khoản trong hợp đồng đối với Hợp đồng theo hình thức trọn gói, cần nêu cụ thể:
- Loại hợp đồng: Hợp đồng theo hình thức trọn gói, giá hợp đồng là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu.
+ Thanh toán theo Khối lượng xây lắp theo nghiệm thu thực tế của gói thầu (giảm hoặc bằng khối lượng theo thiết kế-dự toán trúng thầu).
+ Giá trị hợp đồng theo hình thức trọn gói có thể được điều chỉnh trong các trường hợp:
a. Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng mang lại hiệu quả của công trình sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng và cách tính toán như sau:
- Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần khối lượng phát sinh được tính theo đơn giá đó;
- Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được tính theo đơn giá tại địa phương nơi xây dựng công trình, nếu không có đơn giá tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng;
- Nếu khối lượng công việc thay đổi (tăng hoặc giảm) so với hợp đồng lớn hơn 20% thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới.
b. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; các sự kiện bất khả kháng khác. Khi đó các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật.
Như vậy phần nêu cụ thể trong hợp đồng theo hình thức trọn gói được nêu trên có sai phạm hay không? Xin ý kiến của Bộ Xây dựng

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại điểm 2.6 (giá hợp đồng) mục 2 phần II của Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các khối lượng công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi quy định trong hợp đồng đã ký kết;
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của công trình xây dựng, các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận giá hợp đồng xây dựng theo hình thức phù hợp. Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo Điều 23 của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, việc điều chỉnh này các bên phải thống nhất và ghi trong hợp đồng xây dựng.
 
H

Hugolina

Guest
Về một số vướng mắc trong việc ký, thực hiện và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng công trình

Hỏi:

Khi Công ty A trúng thầu xây dựng công trình mà lại giao cho Xí nghiệp B (là đơn vị trực thuộc công ty A) thực hiện và thanh quyết toán thì thủ tục như thế nào?
Tôi xin đưa ra 3 phương án để xin ý kiến:

1. Công ty A ký hợp đồng với Chủ đầu tư và trong hợp đồng có điều khoản giao cho Xí nghiệp B thực hiện và thanh quyết toán hợp đồng.


2. Công ty A uỷ quyền cho Xí nghiệp B bằng văn bản, sau đó Xí nghiệp B ký hợp đồng với Chủ đầu tư.


3. Công ty A ký hợp đồng với Chủ đầu tư, sau đó Công ty A có văn bản uỷ quyền cho xí nghiệp B thực hiện và được chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản.


Xin Quý Vụ cho biết trong 3 phương án trên đây, phương án nào đúng và nếu đúng thì nó được quy định tại phần nào của Thông tư 06/2007/TT-BXD về hướng dẫn hợp đồng xây dựng.Các phương án sai thì xin Quý Vụ vui lòng cho biết lý do?


Trả lời:

- Phương án 1: “Công ty A ký hợp đồng với Chủ đầu tư và trong hợp đồng có điều khoản giao cho Xí nghiệp B thực hiện và thanh quyết toán hợp đồng”. Phương án này có thể thực hiện được (điểm 2.12, mục 2, khoản 1, phần II Thông tư số 06/2007/TT-BXD đã quy định cụ thể).

- Phương án 2: “Công ty A uỷ quyền cho Xí nghiệp B bằng văn bản, sau đó Xí nghiệp B ký hợp đồng với Chủ đầu tư “. Phương án này có thể thực hiện được trên cơ sở Chủ đầu tư xem xét và đồng ý ký hợp đồng với Xí nghiệp B.


- Phương án 3: “Công ty A ký hợp đồng với Chủ đầu tư , sau đó Công ty A có văn bản uỷ quyền cho Xí nghiệp B thực hiện và được Chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản”. Trước khi trả lời câu hỏi này cần làm rõ: Xí nghiệp B là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Công ty A, hay Xí nghiệp B là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty A.


* Trường hợp Xí nghiệp B là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Công ty A: Công ty A phải ký hợp đồng với Xí nghiệp B (nhà thầu phụ) trên cơ sở Chủ đầu tư chấp thuận.


* Trường hợp Xí nghiệp B là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty A: Việc Công ty A uỷ quyền cho Xí nghiệp B thực hiện (được sự thống nhất của Chủ đầu tư), đó là việc của nội bộ Công ty A, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với Chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.


Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã quy định rõ các nội dung bạn hỏi trên, đề nghị bạn nghiên cứu thêm, có gì thắc mắc xin gửi về Sở Xây dựng để được giải đáp.


Bất kể giải quyết theo phương án nào ở trên thì Xí nghiệp B vẫn phải có đủ các điều kiện theo quy định, và Công ty A vẫn phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về việc giao, uỷ quyền cho Xí nghiệp B thực hiện và thanh quyết toán hợp đồng.
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
1.Về việc thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng, việc chuyển tiếp thực hiện lập và quản lý chi phí công trình

Hỏi:
“- Công trình được triển khai từ năm 2004 theo hình thức chỉ định thầu. Hợp đồng xây lắp là hợp đồng điều chỉnh giá (điều khoản hợp đồng không nêu cụ thể các trường hợp được điều chỉnh giá). Đề nghị cho biết với hình thức hợp đồng như trên thì trong những trường hợp nào đuợc điều chỉnh giá, những loại vật liệu nào được điều chỉnh giá và được điều chỉnh tại thời điểm nào (được quy định trong văn bản PL nào?). - Kết cấu dự toán bước thiết kế kỹ thuật lập theo Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng, vậy khi lập dự toán khoán thầu xây lắp (hợp đồng xây lắp ký năm 2004, đơn giá theo dự toán thiết kế kỹ thuật) những hạng mục thi công sau khi có hiệu lực của Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng có phải lập lại theo kết cấu dự toán mới không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
- Theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì những công trình xây dựng thực hiện từ năm 2004 theo hình thức chỉ định thầu, hợp đồng theo giá điều chỉnh được điều chỉnh giá hợp đồng; Việc thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng nêu trên khi có sự thay đổi về giá cả vật tư, vật liệu xây dựng, tiền lương và các chế độ chính sách khác có liên quan do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành (như: Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 4/3/2005; Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005; Thông tư số 02/2004/TT-BXD ngày 22/4/2004… của Bộ Xây dựng). - Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng công trình; Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Vì vậy, việc chuyển tiếp thực hiện lập và quản lý chi phí công trình theo Thông tư số 04/2005/TT-BXD (theo NĐ 16/CP) do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

2.Về việc thanh toán chi chí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, việc ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng

Hỏi:
“- Tại bảng III.1 của quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 quy định chi phí thẩm tra TKKT,TKBVTC. Một công trình chỉ thuê thẩm tra 1 lần thì áp dụng định mức chi phí theo bảng trên. Nếu công trình vừa phải thuê thẩm tra TKKT, vừa thuê thẩm tra thiết kế BVTC chi phí thẩm tra được tính như thế nào? - Khi ký hợp đồng tư vấn tại mục giá trị hợp đồng có ghi "Giá trị hợp đồng là tạm tính, giá trị quyết toán A-B là giá trị chính thức của hợp đồng". Khi quyết toán, giá trị quyết toán vượt giá trị hợp đồng tạm tính, vậy A-B có cần ký phụ lục hợp đồng để bổ sung giá trị cho hợp đồng ban đầu hay không?“.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
- Theo Bảng III.1 phần III của Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì định mức chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật được áp dụng đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước, định mức chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình có yêu cầu thiết kế 1 bước và 2 bước; Trường hợp thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước thì chi phí thẩm tra xác định bằng dự toán lập trên cơ sở nội dung công việc cần thẩm tra và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành; - Giá trị hợp đồng chỉ là một trong những nội dung của hợp đồng kinh tế được các bên ký kết; Trường hợp tại thời điểm ký hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc, về các yếu tố chi phí để xác định đơn gía và được các bên ghi rõ trong hợp đồng (giá trị hợp đồng tạm tính) thì việc thanh toán giá trị hợp đồng căn cứ khối lượng thực hiện được nghiệm thu và đơn giá xác định theo nội dung hợp đồng kinh tế được các bên ký kết; Trong quá trình thực hiện có những phát sinh thay đổi làm tăng giá trị hợp đồng đã được các bên ký kết dẫn đến vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng
 
L

lestrong

Guest
1. Về việc ký hợp đồng lao động dài hạn với một tổ chức

Hỏi:
Khi kiểm tra năng lực nhà thầu tư vấn thiết kế, thi công; nhân sự Kiến trúc sư, Kỹ sư thuộc các đơn vị này (đảm nhận các chức danh thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế; giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trình) có yêu cầu phải là người ký hợp đồng dài hạn với Đơn vị nhận thầu thiết kế, thi công hay không? Và những người này có được phép đồng thời cộng tác với nhiều Đơn vị trong cùng thời gian hay không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì cá nhân đảm nhận chức danh sau: Chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng; giám đốc tư vấn quản lý dự án, chỉ huy trưởng công trường, giám sát thi công xây dựng chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn với một tổ chức. Còn các cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng nhưng không đảm nhận các chức danh trên thì không có quy định bắt buộc phải ký hợp đồng với một tổ chức.

2. Về quy định các chức danh được ký hợp đồng lao động dài hạn

Hỏi:
Hiện nay tôi đang công tác tại một công ty cổ phần thiết kế xây dựng của tỉnh Bình Định. Chức danh của tôi là kỹ sư hành nghề khảo sát địa chất công trình và đang có hợp đồng dài hạn với công ty này. Vì mục đích phát triển về nghiệp vụ và sản xuất, tôi muốn đăng ký kinh doanh với lọai hình kinh doanh hộ gia đình. Vậy tôi xin hỏi với chứng chỉ hành nghề kỹ sư khảo sát địa chất công trình, tôi có được phép vừa hợp đồng dài hạn với công ty cổ phần nói trên vừa thực hiện kinh doanh hộ gia đình trong cùng một lĩnh vực hành nghề hay không?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì các chức danh sau chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn với một tổ chức là: Chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng; giám đốc tư vấn quản lý dự án; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng
 
L

lestrong

Guest
1. Về việc gia hạn hợp đồng do thay đổi thiết kế

Hỏi:
Công ty chúng tôi đã thi công xong toàn bộ công trình và đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng từ lâu (gần 2 năm). Nhưng do trong quá trình thi công có nhiều thay đổi thiết kế nên đã có khối lượng phát sinh. Hiện nay khối lượng phát sinh đó chưa được chủ đầu tư phê duyệt. Vậy: Khi được duyệt khối lượng phát sinh và ký phụ lục hợp đồng để làm thủ tục thanh toán, chúng tôi có phải gia hạn bảo đảm thực hiện hợp đồng không? Bảo đảm này có giá trị đối với toàn bộ khối lượng trúng thầu + khối lượng phát sinh hay chỉ với khối lượng phát sinh? (Khối lượng trúng thầu 14 tỷ).

Trả lời:
Việc thanh toán, quyết toán xây dựng công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công thực hiện theo hợp đồng các bên ký kết; Trong quá trình thực hiện có những phát sinh thay đổi khác với nội dung hợp đồng kinh tế đã được các bên ký kết và các bên cũng đã thống nhất ký phụ lục hợp đồng cho những nội dung phát sinh, thay đổi này thì khi thanh toán các bên thực hiện theo phụ lục hợp đồng đã được ký kết đối với khối lượng phát sinh thay đổi.

2. Về việc điều chỉnh giá trị hợp đồng phần chênh lệch do thay đổi vật tư

Hỏi:
Cơ quan tôi đang quản lý thi công công trình thuộc nguồn vốn ADB3. Hiện công trình đang thi công vào giai đoạn gấp rút đảm bảo tiến độ chống lũ để không ảnh hưởng đến an toàn đê điều và khu dân cư khu vực xây dựng công trình. Nhưng chúng tôi đang gặp khó khăn:
- Hiện trên thị trường không có chủng loại vật tư (Cừ chống thấm nằm vĩnh viễn trong công trình là loại cừ lassen II trọng lượng 48 kg/m mà hồ sơ thiết kế đã yêu cầu, nhà thầu xây lắp có công văn đề nghị thay đổi chủng loại cừ khác là loại cừ Lassen IV trọng lượng riêng 76,1 Kg/m đắt hơn và cũng đề nghị Chủ đầu tư điều chỉnh giá trị hợp đồng phần chênh lệch giá trị cừ thép nói trên. Nếu không phê duyệt nhà thầu sẽ dừng thi công và không chịu trách nhiệm về tiến độ thi công công trình.
- Để đảm bảo tiến độ thi công, Chủ đầu tư đã đồng ý chỉ đạo TV thiết kế lập hồ sơ điều chỉnh, dự toán bổ sung trình duyệt điều chỉnh giá trị hợp đồng và đề nghị nhà thầu triển khai theo phương án thay thế (Đã có biên bản giữa Chủ đầu tư, TV TK; TV Giám sát, Nhà thầu đi tham khảo thị trường điều tra khẳng định là đúng không có loại cừ như TK đã yêu cầu). Vậy tôi muốn hỏi xử lý tình huống này như thế nào? Có được điều chỉnh giá trị hợp đồng phần chênh lệch do thay đổi vật tư hay không? Nhà thầu dừng thi công có chịu trách nhiệm gì không? Nếu được điều chỉnh hợp đồng thì cần những thủ tục, văn bản pháp lý gì để vận dụng?

Trả lời:
Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng phải căn cứ trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đã ký giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu.
- Không điều chỉnh giá trị hợp đồng đối với trường hợp đấu thầu mà trong hồ sơ trúng thầu Nhà thầu đã ghi rõ chủng loại cừ Lassen II trọng lượng 48 kg/m theo yêu cầu của thiết kế.
- Được điều chỉnh giá trị hợp đồng đối với trường hợp loại cừ Lassen II trọng lượng 48 kg/m không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật phục vụ thi công, được Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế cho phép thay đổi loại cừ thi công, đồng thời Chủ đầu tư chấp thuận cho điều chỉnh giá trị hợp đồng do chênh lệch giá cừ Lassen.
 
L

lestrong

Guest
1. Bộ Xây dựng trả lời về việc thực hiện Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng

Hỏi:
“1. Mục 3.4 hướng dẫn: Chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư trên cơ sở dự toán xây dựng bổ sung. Vậy:

- Dự toán xây dựng bổ sung sẽ do chủ đầu tư hay cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
- Có phải thực hiện điều chỉnh kết quả trúng thầu (không phải là giá gói thầu) trước khi điều chỉnh hợp đồng (theo mục 7) hay không?

2. Đối với những công việc thi công bằng cơ giới, dự toán trúng thầu nhà thầ̀u lập theo bảng giá ca máy của Bộ Xây dựng trước đây hoặc của địa phương thì việc tính toán lượng nhiên liệu (xăng dầu) tiêu hao cụ thể để lập Dự toán xây dựng bổ sung như thế nào?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Dự toán xây dựng bổ sung được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, là do Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn trong quyết định phê duyệt của mình. Trình tự điều chỉnh giá trị hợp đồng phải được thực hiện theo đúng quy định.

Căn cứ trên cơ sở định mức tiêu hao của từng loại máy cụ thể và giá nhiên liệu khi xây dựng bảng giá ca máy để tính toán bổ sung dự toán chi phí tiêu hao nhiên liệu.



2. Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh chi phí nhân công và giá hợp đồng xây dựng

Hỏi:
“1. Công ty chúng tôi đăng ký kinh doanh (địa điểm) tại Hải Phòng (Lương tối thiểu: 580.000đ), hiện nay chúng tôi đang thi công một số công trình tại các tỉnh khác (có mức Lương tối thiểu 540.000 đ) thì khi điều chỉnh giá công trình chúng tôi được tính với mức Lương tối thiểu loại nào? (Thực tế nếu lấy mức Lương tối thiểu tại địa điểm công trình thi công thì: Cán bộ công nhân đi làm xa Lương lại thấp hơn làm ở gần nhà; Lương của người lao động phải nuôi cả gia đình nữa đâu phải nuôi chính bản thân - gia đình lại ở trên địa bàn có mức Lương tối thiểu cao hơn; Ngoài ra Doanh nghiệp phải còn chi phí xe đưa đón công nhân, huy động thiết bị,…).

2. Khi tính vận chuyển vật tư: tại địa bàn xây dựng, cước vận chuyển hàng hóa (VLXD) do UBND tỉnh từ năm trước (2007), thực tế giá xăng dầu, Nhân công làm giá cước vận chuyển (giá ca máy) tăng lên rất nhiều. Vậy giá cước vận chuyển có được điều chỉnh như giá ca máy của các thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán của Bộ Xây dựng.

3. Hiện nay chúng tôi đang lập hồ sơ điều chỉnh giá của công trình, chủ đầu tư yêu cầu tính như sau: A - Đơn giá mới đối với các khối lượng được điều chỉnh, B - Đơn giá thiết kế; C - Đơn giá trúng thầu.

Đơn giá điều chỉnh (chênh lệch) = Min ((A-B), (A-C))

Ví dụ:

A = 100; B = 50; C = 60 => Giá điều chỉnh = 40;

A = 100; B = 55; C = 40 => Giá điều chỉnh = 45; (thực tế điều chỉnh phải là 100 - 40 = 60). Xin hỏi CĐT yêu cầu làm như thế có đúng không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Điều chỉnh chi phí nhân công căn cứ trên mức lương tối thiểu tính trong dự toán công trình được duyệt. Dự toán công trình sẽ tính chi phí tiền lương tương ứng với khu vực nơi xây dựng công trình.

Trường hợp cước vận chuyển hàng hoá (VLXD) do UBND tỉnh ban hành thì khi giá xăng, dầu tăng lên, thì thực hiện theo hướng dẫn của UBND tỉnh.

Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải căn cứ các điều khoản mà Chủ đầu tư và nhà thầu đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. Việc điều chỉnh dự toán công trình của Chủ đầu tư thực hiện theo các quy định hiện hành.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc Điều chỉnh giá và hợp đồng theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD

Hỏi:
"Hiện nay tôi đang lập thủ tục để điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD. Cụ thể là theo hướng dẫn tại Điểm 8.6 thông tư này. Tuy nhiên, ở đây có vướng mắc là việc chậm tiến độ thi công có phần do lỗi của Nhà thầu.
Vậy trường hợp chậm tiến độ do lỗi của Nhà thầu thì có được điều chỉnh hay không?
Việc giá vật liệu, nhiên liệu biến động lớn có được xem là một lý do khách quan làm chậm tiến độ không? (Do giá tăng cao làm cho nhà thầu khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện công trình)".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Việc điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD và việc phạt chậm tiến độ do Nhà thầu gây nên là 02 việc hoàn toàn khác nhau.

Điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD là điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của Chủ đầu tư và nhà thầu đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định. Việc phạt chậm tiến độ do lỗi của Nhà thầu gây ra thực hiện theo các nội dung qui định trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
 
L

lestrong

Guest
Hot: Bộ Xây dựng trả lời về việc thực hiện 02 hợp đồng trên một công trình xây dựng

Hỏi:
“Công ty chúng tôi đã ký hợp đồng tư vấn thiết kế công trình với chủ đầu tư để thực hiện thiết kế, lập hồ sơ mời thầu cho 01 công trình. Nay theo đề nghị của chủ đầu tư Cty có thể ký tiếp hợp đồng thứ hai làm tư vấn quản lý dự án cho Chủ đầu tư được không? (trên cùng 01 công trình). Nếu được thì qui định này thể hiện tại hướng dẫn nào của Bộ Xây dựng. Theo ý kiến của đơn vị tư vấn giám sát, nếu làm tư vấn 02 việc trong 01 dự án thì khi phát hiện và xử lý những sai xót trong khâu thiết kế thì giải quyết thế nào? Còn nếu không được thì phải giải quyết cách nào? Trường hợp đã ký và thực hiện hợp đồng thứ hai chúng tôi có được thanh toán chi phí tư vấn quản lý dự án không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động XD có ý kiến như sau:

1. Khoản 6, Điều 48 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2006 của Chính phủ quy định: "Một tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này..."

Mặt khác, để bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ quy định như sau: "Nhà thầu tham gia đấu thầu và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu thực hiện hợp đồng và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu..."

Đề nghị chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế, lập hồ sơ mời thầu áp dụng những quy định trên vào trường hợp cụ thể của dự án để quyết định việc ký kết và thực hiện hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án.

2. Trong trường hợp đơn vị tư vấn thiết kế, lập hồ sơ mời thầu có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

3. Trường hợp đã ký và thực hiện hợp đồng thứ hai, việc thanh toán trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn phải được thực hiện theo các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng./.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề trong việc thực hiện Hợp đồng thi công xây dựng

Hỏi:
1. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng là liên danh giữa hai hay nhiều nhà thầu, thì trong hợp đồng thi công xây dựng (và các Phụ lục hợp đồng) có bắt buộc các nhà thầu trong liên danh đều phải ký tên trong hợp đồng thi công xây dựng hay không? Nếu có thì quy định tại Văn bản nào?

2. Trường hợp trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu và trong Hợp đồng thi công xây dựng, nhà thầu đều có cam kết tự bỏ 100% vốn thi công công trình và chấp nhận thanh toán theo kế hoạch vốn được bố trí hàng năm (không tính lãi suất). Nhưng sau khi ký Hợp đồng thi công xây dựng, nhà thầu đề nghị được tạm ứng vốn và không được chủ đầu tư chấp nhận. Việc không giải quyết cho tạm ứng vốn của chủ đầu tư có vi phạm Điều 24 - Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Điểm 2.7 - Phần II - Thông tư 06/2007/TT-BXD không? Cách giải quyết trong trường hợp này như thế nào?

3. Căn cứ Khoản 2 - Điều 29 - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ, về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; điểm 2.24 - Phần II - Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng, về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng: “…mức phạt không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm…”. Đề nghị hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hợp đồng xây dựng: Cơ quan nào lập biên bản vi phạm hợp đồng xây dựng?; Thẩm quyền ra Quyết định xử phạt vi phạm hợp đồng xây dựng?; Việc quản lý, sử dụng tiền phạt như thế nào?

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

a. Việc ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình giữa bên giao thầu với nhà thầu liên danh theo hướng dẫn tại mục 3.7, phần I Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

b. Việc nhà thầu đã cam kết tự bỏ vốn (100%) thi công công trình và chấp thuận thanh toán theo kế hoạch vốn được bố trí hàng năm (không tính lãi) và nội dung này đã được các bên ký kết ghi trong hợp đồng thì quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký; Việc thoả thuận này không trái với quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

c. Tuỳ quy mô, tính chất công việc mà trong hợp đồng các bên phải quy định cụ thể về trách nhiệm của mỗi bên; trên cơ sở trách nhiệm này để các bên ký kết hợp đồng thoả thuận về mức thưởng, phạt vi phạm hợp đồng cho phù hợp nhưng mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi hoặc mức phạt không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm; Việc xử lý thưởng, phạt vi phạm hợp đồng, các bên phải quy định rõ trong hợp đồng để làm căn cứ tổ chức thực hiện;
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh giá hợp đồng

Hỏi:
"Công ty chúng tôi có ký hợp đồng thi công xây lắp theo đơn giá cố định. Công ty chúng tôi đã trao đổi với bên A để được điều chỉnh hợp đồng thì được bên A trả lời:

- Giá hợp đồng chỉ được điều chỉnh bổ sung chênh lệch giá Vật liệu.

- Việc bổ sung Chi phí nhân công, Máy thi công theo chế độ tiền lương mới thì không được tính điều chính giá hợp đồng với lý do là không có ghi trong hợp đồng. Như vậy quan điểm điều chỉnh giá hợp đồng của bên A có thực sự phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành?".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng; Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán những khối lượng xây dựng thực hiện từ ngày 01/01/2008 do chế độ chính sách của Nhà nước thay đổi. Vì vậy, khi thực hiện điều chỉnh dự toán theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD đối với hợp đồng theo đơn giá cố định thì chủ đầu tư, nhà thầu tiến hành thương thảo để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo chế độ chính sách của Nhà nước;
 
H

Hugolina

Guest
Cơ sở pháp lý cho phép việc nhà thầu ký hợp đồng giao thầu lại cho nhà thầu khác

Hỏi :

Chúng tôi là Ban quản lý dự án công trình Doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi đã ký hợp đồng thi công xây dựng phần ngầm, hợp đồng có điều chỉnh giá với một nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trong HSDT của nhà thầu và hợp đồng thi công ký với chủ đầu tư đã không đăng ký liên danh hoặc giao thầu lại cho nhà thầu phụ nào khác. Sau khi thực hiện 1/2 gói thầu là phần cọc khoan nhồi và tường vây. Nhà thầu giao phần tầng hầm còn lại cho nhà thầu khác. Vậy cơ sở pháp lý nào cho phép việc nhà thầu đã ký hợp đồng giao thầu lại cho nhà thầu khác. Về thủ tục Nhà thầu có cần phải ký phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư để giao lại phần việc đó cho nhà thầu phụ hay không? Hay là chỉ cần làm công văn đề nghị chủ đầu tư cho phép nhà thầu phụ vào thi công phần việc còn lại và Chủ đầu tư chỉ cần có công văn chấp thuận là đủ?
Trả lời:
Theo quy định trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải đăng ký nhà thầu phụ tham gia thi công gói thầu Trường hợp, nhà thầu thi công phần ngầm công trình không đăng ký nhà thầu phụ tham gia thi công gói thầu, nhưng sau khi thi công xong móng cọc nhồi và tường vây, lại giao cho nhà thầu khác thi công phần tầng hầm còn lại là trái với quy định.
Trong trường hợp này, nhà thầu thi công phần ngầm công trình phải giải trình với chủ đầu tư lý do mời nhà thầu phụ tham gia thi công phần tầng hầm còn lại và cam kết chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công toàn bộ gói thầu. Chủ đầu tư xem xét quyết định hoặc trình người quyết định đầu tư quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho nhà thầu phụ vào thi công phần tầng hầm còn lại của gói thầu.
(Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng)
 
H

Hugolina

Guest
Điều chỉnh giá 10% còn lại của hợp đồng xây lắp công trình thuỷ lợi

Hỏi :

Công ty chúng tôi có ký một hợp đồng xây lắp công trình thủy lợi. Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 01/01/2008 đến ngày 30/4/2008. Trong quá trình thi công, đến thời điểm ngày 30/4/2008 chúng tôi đã nghiệm thu với Chủ đầu tư được 90% khối lượng công việc. Căn cứ theo thông tư 09, 90% khối lượng đã được điều chỉnh giá. Đến 30/6/2008, chúng tôi đã nghiệm thu nốt khối lượng còn lại (10%). Như vậy, thời gian thực hiện khối lượng này là quá 2 tháng so với Hợp đồng. Vậy khối lượng 10% còn lại này chúng tôi có được điều chỉnh giá hay không? Nếu được thì việc bù giá tính theo thời điểm nào (Tháng 4 hay tháng 5, tháng 6)?

Trả lời:


Trước hết, bạn phải xác định 10% khối lượng còn lại bị chậm tiến độ là do nguyên nhân nào? Chủ đầu tư xác định nguyên nhân chậm tiến độ, tổng hợp báo cáo Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh giá vật liệu trong hợp đồng của khối lượng thi công bị chậm tiến độ. Trường hợp chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan thì được điều chỉnh giá theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD. Nếu được điều chỉnh giá thì giá để tính chênh lệch là giá tại thời điểm nghiệm thu.

(Vụ Kinh tế Xây dựng)
 

Top