Hiểu thế nào cho đúng về mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản, các khoản lương phụ, phụ cấp tính th

acmilan093_2006

Thành viên năng động
Tham gia
25/7/08
Bài viết
52
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
Tôi đang làm hồ sơ thầu 1 công trình trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (công ty tư nhân)
Hiện này mức lương tối thiểu chung là 1.050.000 đ/tháng; mức lương tối thiểu vùng của địa bàn huyện Mường Tè là 1.650.000/tháng.
Tôi có một số thắc mắc đề nghị các bạn cho ý kiến như sau:
1. Khi tính PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG (20%) VÀ PHỤ CẤP KHU VỰC (70%) thì tính trên mức lương tối thiểu chung hay trên mức lương tối thiểu vùng.
2. Các khoản lương phụ(12%), lương khoán trực tiếp (4%), phụ cấp không ổn định (10%) thì tính trên mức lương tối thiểu chung, hay tối thiểu vùng hay trên mức lương cơ bản.
3. Theo các bạn thì thế nào là lương cơ bản? cái này tôi thấy các văn bản cũng chẳng có cái nào nói rõ lương cơ bản như thế nào? Có thể hiểu lương cơ bản = lương tối thiểu nhân hệ số cấp bậc (7 bậc theo bảng lương A1.8) có đúng không?
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Trong các khoản lương mà bạn hỏi thì có cái tính trên lương tối thiểu chung, có cái tính theo lương TTV. Tuy nhiên theo quan điểm của mình thì khi làm dự toán nên tính các khoản đó theo LTTV vì thực tế nhân công lao động trong doanh nghiệp tư nhân đều thuộc đối tượng áp dụng LTTV của Nhà nước, chả liên quan gì tới LTTC cả.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Tôi đang làm hồ sơ thầu 1 công trình trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (công ty tư nhân)
Hiện này mức lương tối thiểu chung là 1.050.000 đ/tháng; mức lương tối thiểu vùng của địa bàn huyện Mường Tè là 1.650.000/tháng.
Tôi có một số thắc mắc đề nghị các bạn cho ý kiến như sau:
1. Khi tính PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG (20%) VÀ PHỤ CẤP KHU VỰC (70%) thì tính trên mức lương tối thiểu chung hay trên mức lương tối thiểu vùng.
2. Các khoản lương phụ(12%), lương khoán trực tiếp (4%), phụ cấp không ổn định (10%) thì tính trên mức lương tối thiểu chung, hay tối thiểu vùng hay trên mức lương cơ bản.
3. Theo các bạn thì thế nào là lương cơ bản? cái này tôi thấy các văn bản cũng chẳng có cái nào nói rõ lương cơ bản như thế nào? Có thể hiểu lương cơ bản = lương tối thiểu nhân hệ số cấp bậc (7 bậc theo bảng lương A1.8) có đúng không?

1. Phụ cấp lưu động = ĐMTL (0,2;0,4;0,6) x LTTC theo Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH; Phụ cấp khu vực = ĐMTL (0,1;0,2;0,3;0,4;0,5;0,7;1) x LTTC theo Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
2. Lương phụ và Chi phí khoán trực tiếp tính theo lương cơ bản (phụ lục 06, Thông tư số 04/2010/TT-BXD); Phụ cấp không ổn định sản xuất 10% tính theo lương cơ bản (Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH mặc dù đã hết hiệu lực nhưng Bộ xây dựng có ý kiến trả lời Sở GTVT Quảng Nam là tính phụ cấp không ổn định sản xuất là phù hợp nên trong một số bộ đơn giá vẫn có phụ cấp này)
3. Đúng như anh nói, chưa có văn bản nào nêu rõ ràng về lương cơ bản và lương cấp bậc. Có thể hiểu, đối với nhân công xây dựng: Lương cơ bản/lương cấp bậc = Hệ số lượng cấp bậc x LTTV.
Anh tham khảo thêm ở chủ topic sau: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f146/xin-giai-thich-ro-ve-phu-cap-luu-dong-111631.html
Ks.TranNgocHai đã giải thích khá rõ ràng về vấn đề này.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
1. Phụ cấp lưu động = ĐMTL (0,2;0,4;0,6) x LTTC theo Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH; Phụ cấp khu vực = ĐMTL (0,1;0,2;0,3;0,4;0,5;0,7;1) x LTTC theo Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
2. Lương phụ và Chi phí khoán trực tiếp tính theo lương cơ bản (phụ lục 06, Thông tư số 04/2010/TT-BXD); Phụ cấp không ổn định sản xuất 10% tính theo lương cơ bản (Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH mặc dù đã hết hiệu lực nhưng Bộ xây dựng có ý kiến trả lời Sở GTVT Quảng Nam là tính phụ cấp không ổn định sản xuất là phù hợp nên trong một số bộ đơn giá vẫn có phụ cấp này)
3. Đúng như anh nói, chưa có văn bản nào nêu rõ ràng về lương cơ bản và lương cấp bậc. Có thể hiểu, đối với nhân công xây dựng: Lương cơ bản/lương cấp bậc = Hệ số lượng cấp bậc x LTTV.
Anh tham khảo thêm ở chủ topic sau: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f146/xin-giai-thich-ro-ve-phu-cap-luu-dong-111631.html
Ks.TranNgocHai đã giải thích khá rõ ràng về vấn đề này.
Về đơn giá nhân công trong hồ sơ dự thầu thì như bạn vna đã nói, phải căn cứ đơn giá nhân công của vùng trên cơ sở giá thị trường.
Về việc xác định lương cấp bậc/lương cơ bản= hệ số lương cấp bậc x Lương tối thiểu vùng thì phải xem lại vì Bộ lao động không hướng dẫn như thế. (công văn 499 ngày 21/02/2013 của Bộ Lao động)
Theo Bộ lao động (Thông tư 29/2012/TT-BL Đ TBXH)
1. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng phải bảo đảm mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Việc Báo xây dựng trả lời dựa trên 1 văn bản đã hết hiệu lực là 1 điều nguy hiểm. Đơn vị thực hiện sẽ khó bào chữa với thanh tra, kiểm toán
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cần lưu ý thêm: Nghị định 205/2004/ND-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013 khi Nghị định 49/2013/ND-CP chính thức có hiệu lực.
Theo đó doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương.
Như vậy, việc của người định giá không đơn giản như trước là tra thang bảng lương mà phải khảo sát giá nhân công thị trường
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Một số lưu ý về quy định tiền lương mới theo Nghị định 49:
1. Lương khởi điểm không thấp hơn lương tối thiểu vùng
2. Lao động có đào tạo: mức lương khởi điểm cao hơn 7% lương tối thiểu vùng
3. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động
Căn cứ quy định trên: lương khoán công nhân phải khảo sát thị trường, có nghĩa là thay vì dùng thang bảng lương như trước, phải có đơn vị khảo sát, công bố các mức lương này để áp dụng cho từng vùng, từng địa phương, từng công trình, từng thời điểm
 

acmilan093_2006

Thành viên năng động
Tham gia
25/7/08
Bài viết
52
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
1. Phụ cấp lưu động = ĐMTL (0,2;0,4;0,6) x LTTC theo Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH; Phụ cấp khu vực = ĐMTL (0,1;0,2;0,3;0,4;0,5;0,7;1) x LTTC theo Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
2. Lương phụ và Chi phí khoán trực tiếp tính theo lương cơ bản (phụ lục 06, Thông tư số 04/2010/TT-BXD); Phụ cấp không ổn định sản xuất 10% tính theo lương cơ bản (Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH mặc dù đã hết hiệu lực nhưng Bộ xây dựng có ý kiến trả lời Sở GTVT Quảng Nam là tính phụ cấp không ổn định sản xuất là phù hợp nên trong một số bộ đơn giá vẫn có phụ cấp này)
3. Đúng như anh nói, chưa có văn bản nào nêu rõ ràng về lương cơ bản và lương cấp bậc. Có thể hiểu, đối với nhân công xây dựng: Lương cơ bản/lương cấp bậc = Hệ số lượng cấp bậc x LTTV.
Anh tham khảo thêm ở chủ topic sau: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f146/xin-giai-thich-ro-ve-phu-cap-luu-dong-111631.html
Ks.TranNgocHai đã giải thích khá rõ ràng về vấn đề này.

Về cơ bản tôi cũng đồng ý với bác VantoanGXD về cách tính các phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực. Tuy nhiên về khoản lương phụ, các khoản chi phí khoán trực tiếp thì khi đọc thuyết minh trong đơn giá xây dựng của thành phố Hà Nội họ lại nói là tính trên mức lương tối thiểu vùng. Theo các bác thì thuyết minh như vậy có phải họ nhầm không? Vì theo quy định các khoản này được tính trên lương cơ bản (thường vẫn đang được hiểu là = hệ số cấp bậc nhân với Lương tối thiểu chung).
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Cần lưu ý thêm: Nghị định 205/2004/ND-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013 khi Nghị định 49/2013/ND-CP chính thức có hiệu lực.
Theo đó doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương.
Như vậy, việc của người định giá không đơn giản như trước là tra thang bảng lương mà phải khảo sát giá nhân công thị trường
Đúng là không đơn giản, Nghị định số 205/2004/ND-CP hết hiệu lực, vậy tất cả các bộ Định mức, Đơn giá hiện nay đang sử dụng hệ thống thang lương bảng lương theo NĐ 205 thì xử lý sao???
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Đúng là không đơn giản, Nghị định số 205/2004/ND-CP hết hiệu lực, vậy tất cả các bộ Định mức, Đơn giá hiện nay đang sử dụng hệ thống thang lương bảng lương theo NĐ 205 thì xử lý sao???
Dự là sang năm các Bộ sẽ có hướng dẫn, tròn 1 năm Nghị định có hiệu lực. Bây giờ vẫn tạm giữ cách tính cũ.
Khả năng là các địa phương sẽ ban hành bộ đơn giá nhân công riêng trong từng lĩnh vực
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Về cơ bản tôi cũng đồng ý với bác VantoanGXD về cách tính các phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực. Tuy nhiên về khoản lương phụ, các khoản chi phí khoán trực tiếp thì khi đọc thuyết minh trong đơn giá xây dựng của thành phố Hà Nội họ lại nói là tính trên mức lương tối thiểu vùng. Theo các bác thì thuyết minh như vậy có phải họ nhầm không? Vì theo quy định các khoản này được tính trên lương cơ bản (thường vẫn đang được hiểu là = hệ số cấp bậc nhân với Lương tối thiểu chung).
Đúng là trong Đơn giá Hà Nội 2011 theo Quyết định số 5481/2011/QĐ-UBND thì thuyết minh 1 đường nhưng tính 1 nẻo. Anh có thể kiểm tra trên bằng cách tính thử chi phí 1 công của thợ bậc 3,0/7 nhân công nhóm I.
LTTC = 830.000 đ/tháng. LTTV = 2.000.000 đ/tháng. PC lưu động: 20%, Lương phụ, khoán: 16%.
Lương cấp bậc/cơ bản = HSl x LTTV = 2,16 x 2.000.000 = 4.320.000 đ/tháng
PC lưu động = 20% x LTTC = 20% x 830.000 = 166.000 đ/tháng
Lương phụ, khoán = 16% x LCB = 16% x 4.320.000 = 691.200 đ/tháng.
=> Chi phí 1 công = (LCB + Tổng PC)/26 = (4.320.000 + 691.200 + 166.000)/26 = 199.123 đồng/công = 1 công thợ bậc 3,0/7 nhóm I trong ĐG Hà Nội 2011. Nếu tính Lương phụ, khoán theo LTTV thì chắc chắn không thể đúng kết quả được.

Tuy nhiên như em biết thêm bộ đơn giá của 1 số địa phương như Đơn giá Thái Nguyên 2011 (Quyết định 65/2011/QĐ-UBND), Đơn giá Phú Thọ 2011 (Công văn 4324/UBND-KT1) thì người ta chỉ nhắc đến mức lương tối thiểu lấy bằng lương tối thiểu vùng (có thể hiểu lương tối thiểu chung và vùng người ta gộp vào là 1). Cách tính LCB, PC thì vẫn như trên.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Dự là sang năm các Bộ sẽ có hướng dẫn, tròn 1 năm Nghị định có hiệu lực. Bây giờ vẫn tạm giữ cách tính cũ.
Khả năng là các địa phương sẽ ban hành bộ đơn giá nhân công riêng trong từng lĩnh vực
Vậy thì việc văn bản hết hiệu lực nhưng vẫn phải theo vì chưa có hướng dẫn theo văn bản mới là chuyện khó tránh khỏi.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.580
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Về cơ bản tôi cũng đồng ý với bác VantoanGXD về cách tính các phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực. Tuy nhiên về khoản lương phụ, các khoản chi phí khoán trực tiếp thì khi đọc thuyết minh trong đơn giá xây dựng của thành phố Hà Nội họ lại nói là tính trên mức lương tối thiểu vùng. Theo các bác thì thuyết minh như vậy có phải họ nhầm không? Vì theo quy định các khoản này được tính trên lương cơ bản (thường vẫn đang được hiểu là = hệ số cấp bậc nhân với Lương tối thiểu chung).
Họ thuyết minh nhầm, trong ruột họ tính theo lương cơ bản. Bạn cứ mở đơn giá ra, thử tính toán lại đơn giá nhân công của một công tác trong đơn giá 5481 của Hà Nội năm 2011 thì biết. Hình như họ có đính chính nhưng làm thầm lặng.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Họ thuyết minh nhầm, trong ruột họ tính theo lương cơ bản. Bạn cứ mở đơn giá ra, thử tính toán lại đơn giá nhân công của một công tác trong đơn giá 5481 của Hà Nội năm 2011 thì biết. Hình như họ có đính chính nhưng làm thầm lặng.
Đúng là em có thông tin nội bộ là Sở XD có điều chỉnh phần đơn giá nhân công, có nhiều đơn vị có báo cáo việc nhầm lẫn đó
 

acmilan093_2006

Thành viên năng động
Tham gia
25/7/08
Bài viết
52
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
Đúng là trong Đơn giá Hà Nội 2011 theo Quyết định số 5481/2011/QĐ-UBND thì thuyết minh 1 đường nhưng tính 1 nẻo. Anh có thể kiểm tra trên bằng cách tính thử chi phí 1 công của thợ bậc 3,0/7 nhân công nhóm I.
LTTC = 830.000 đ/tháng. LTTV = 2.000.000 đ/tháng. PC lưu động: 20%, Lương phụ, khoán: 16%.
Lương cấp bậc/cơ bản = HSl x LTTV = 2,16 x 2.000.000 = 4.320.000 đ/tháng
PC lưu động = 20% x LTTC = 20% x 830.000 = 166.000 đ/tháng
Lương phụ, khoán = 16% x LCB = 16% x 4.320.000 = 691.200 đ/tháng.
=> Chi phí 1 công = (LCB + Tổng PC)/26 = (4.320.000 + 691.200 + 166.000)/26 = 199.123 đồng/công = 1 công thợ bậc 3,0/7 nhóm I trong ĐG Hà Nội 2011. Nếu tính Lương phụ, khoán theo LTTV thì chắc chắn không thể đúng kết quả được.

Tuy nhiên như em biết thêm bộ đơn giá của 1 số địa phương như Đơn giá Thái Nguyên 2011 (Quyết định 65/2011/QĐ-UBND), Đơn giá Phú Thọ 2011 (Công văn 4324/UBND-KT1) thì người ta chỉ nhắc đến mức lương tối thiểu lấy bằng lương tối thiểu vùng (có thể hiểu lương tối thiểu chung và vùng người ta gộp vào là 1). Cách tính LCB, PC thì vẫn như trên.
Đúng là có vẻ như nhiều nơi đang hiểu Lương tối thiểu chung với lương tối thiểu vùng là 1. Theo tôi mình cũng có thể hiểu như vậy, tuy nhiên khi tính toán thì với doanh nghiệp nhà nước thì áp dụng mức lương tối thiểu là Lương tối thiểu chung (hiện nay là 1.050.000 đ/tháng) còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì áp dụng mức lương tối thiểu là Lương tối thiểu vùng (từ 1.650.000 - 2.000.000 đ/tháng).
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Dự là sang năm các Bộ sẽ có hướng dẫn, tròn 1 năm Nghị định có hiệu lực. Bây giờ vẫn tạm giữ cách tính cũ.
Khả năng là các địa phương sẽ ban hành bộ đơn giá nhân công riêng trong từng lĩnh vực

đúng vậy, vì như ở Huế mình thì UBND theo tham mưu của Sở Xây dựng đã ban hành văn bản tạm thời vẫn áp dụng NĐ 205/2004/NĐ-CP để tính chi phí nhân công.
 

lương thị thu thảo

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/4/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Dự là sang năm các Bộ sẽ có hướng dẫn, tròn 1 năm Nghị định có hiệu lực. Bây giờ vẫn tạm giữ cách tính cũ.
Khả năng là các địa phương sẽ ban hành bộ đơn giá nhân công riêng trong từng lĩnh vực
Nay đã là 16/7/2014, quá 1 năm Nghị định 49 có hiệu lực, không rõ đã có Bộ nào hướng dẫn cụ thể chưa các bác. Đối với người làm chấm thầu, thẩm tra như em thấy công việc giờ rất vất vả mà định mức chi phí cho công việc này vẫn thế chẳng tăng lên chút nào. Nếu có thông tin về việc các tỉnh ban hành định mức nhân công cho từng ngành nhờ các bác trên BQL diễn đàn up cho mọi người cùng biết và áp dụng nhé. Cảm ơn BQL diễn đàn rất nhiều.
 

Top