Nghiệm thu bê tông

trietchin

Thành viên mới
Tham gia
4/12/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Em đọc nhiều bài của các bác về thời điểm nghiệm thu công việc xây dựng: đổ bê tông tại chỗ. Mà vẫn chưa có kết quả chuẩn chỉ (áp dụng một cách yên tâm). Em thì vẫn nghiêng về ý kiến nghiệm thu luôn trong thời điểm đổ bê tông. Có bác nào cho được cơ sở pháp lý ko ạ?
=D>=D>=D>
 

lekhoa_da

Thành viên năng động
Tham gia
6/9/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
18
Em đọc nhiều bài của các bác về thời điểm nghiệm thu công việc xây dựng: đổ bê tông tại chỗ. Mà vẫn chưa có kết quả chuẩn chỉ (áp dụng một cách yên tâm). Em thì vẫn nghiêng về ý kiến nghiệm thu luôn trong thời điểm đổ bê tông. Có bác nào cho được cơ sở pháp lý ko ạ?
=D>=D>=D>
-----------------------------------------------------------------
Vấn đề nghiệm thu công việc đổ BT tại chổ, mình nghĩ bạn đọc TCVN 4453-95 thì rất rõ ràng, nhiều ý kiến nêu ra ở đây trái ngược nhau, mà MOD hay SUP của diễn đàn không kết luận làm bạn bối rối

Tốt nhất là bạn nên đi làm giám sát, và đọc TC 4453-95 thì bạn hiểu rõ là ai đúng sai thôi. :D
 
T

trantb

Guest
tôi xin nêu 1 ý kiến : sau khi nghiệm thu cốp pha, cốt thép, đồng ý cho đổ bê tông. Nhưng chỉ nghiệm thu bê tông khi có kết quả thí nghiệm 28 ngày tuổi đạt mác theo yêu cầu thiết kế(trường hợp không đạt phải đập đi làm lại ấy chứ, làm sao nghiệm thu ngay đươc
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
tôi xin nêu 1 ý kiến : sau khi nghiệm thu cốp pha, cốt thép, đồng ý cho đổ bê tông. Nhưng chỉ nghiệm thu bê tông khi có kết quả thí nghiệm 28 ngày tuổi đạt mác theo yêu cầu thiết kế(trường hợp không đạt phải đập đi làm lại ấy chứ, làm sao nghiệm thu ngay đươc
Đúng là như bác nói. Nhưng lại nảy sinh ra vấn đề: đó là tiến độ thi công.
Ví dụ: Bác đổ cột nhà, sau đó lấy mẫu, thí nghiệm sau 28 ngày, bảo đảm rồi cho thi công dầm, giằng hay sao?

Thực tế thi công mà đơn vị tôi vẫn tiến hành thì ngay ở giai đoạn đầu công trình, nhà thầu đã phải nhờ đơn vị Las kiểm tra, thí nghiệm vật liệu đưa vào thi công công trình (như xi, cát, đá, thép v.v...). Sau đó, với loại vật liệu trên, tiến hành Thiết kế thành phần cấp phối bê tông theo mác yêu cầu và cho ép thử mẫu trên xem thiết kế như vậy có phù hợp hay không?
Quá trình thi công sẽ dựa vào thiết kế trên để tiến hành.

Chú ý: Bê tông có thể đúc mẫu và ép để kiểm tra cường độ không bắt buộc là sau 28 ngày mà có thể ép ở các thời điểm trước đó (như 7 ngày chẳng hạn) tính toán nội suy ra R28.

Có hỏng thì ít nhất Bê tông 7 ngày tuổi cũng dễ phá hơn! Nhưng may mà chúng tôi chưa bị trường hợp như thế! :cool:

Các bác cho ý kiến thêm!
 

buithethoi

Thành viên năng động
Tham gia
30/6/08
Bài viết
79
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Đúng là như bác nói. Nhưng lại nảy sinh ra vấn đề: đó là tiến độ thi công.
Ví dụ: Bác đổ cột nhà, sau đó lấy mẫu, thí nghiệm sau 28 ngày, bảo đảm rồi cho thi công dầm, giằng hay sao?

Thực tế thi công mà đơn vị tôi vẫn tiến hành thì ngay ở giai đoạn đầu công trình, nhà thầu đã phải nhờ đơn vị Las kiểm tra, thí nghiệm vật liệu đưa vào thi công công trình (như xi, cát, đá, thép v.v...). Sau đó, với loại vật liệu trên, tiến hành Thiết kế thành phần cấp phối bê tông theo mác yêu cầu và cho ép thử mẫu trên xem thiết kế như vậy có phù hợp hay không?
Quá trình thi công sẽ dựa vào thiết kế trên để tiến hành.

Chú ý: Bê tông có thể đúc mẫu và ép để kiểm tra cường độ không bắt buộc là sau 28 ngày mà có thể ép ở các thời điểm trước đó (như 7 ngày chẳng hạn) tính toán nội suy ra R28.

Có hỏng thì ít nhất Bê tông 7 ngày tuổi cũng dễ phá hơn! Nhưng may mà chúng tôi chưa bị trường hợp như thế! :cool:

Các bác cho ý kiến thêm!

Xin phép các bác cho em tranh luận với.
Em rất đồng ý với ý kiến của bác nguyenhuutrinh.
Chúng ta chỉ có thể nghiệm thu cốp, cốt thép ngay thôi, BT không thể nghiệm thu ngay được.
Ở đây chúng ta cấn lấy mẫu BT ở cả 7 ngày và 28 ngày là vì.
Lấy mẫu bê tông ở 7 ngày xem có đạt tiêu chuẩn hay không (có thế nội suy ra 28 ngày), nếu đạt sẽ cho phét tiếp tục thi công các công tác tiếp theo ngay đế đảm bảo tiến độ, nếu không đạt sẽ tiến hành phá bỏ ngay vì BT chưa đạt cường độ tối đa dễ phá bỏ.
Lấu mẫu BT 28 ngày là căn cứ chuẩn để ký BBNT công tác BT. Trong điều kiện bình thường nếu mẫu 7 ngày mà đạt cường độ, thì mẫu 28 ngày cũng sẽ đạt cường độ.
 
H

haudt

Guest
Ở đây chúng ta cấn lấy mẫu BT ở cả 7 ngày và 28 ngày là vì.
Lấy mẫu bê tông ở 7 ngày xem có đạt tiêu chuẩn hay không (có thế nội suy ra 28 ngày), nếu đạt sẽ cho phét tiếp tục thi công các công tác tiếp theo ngay đế đảm bảo tiến độ, nếu không đạt sẽ tiến hành phá bỏ ngay vì BT chưa đạt cường độ tối đa dễ phá bỏ.


cho minh hỏi tiêu chuẩn hay căn cứ vào đâu để xác định bê tông 7 ngày đạt tiêu chuẩn? có tiêu chuẩn không bạn? và nội suy bây giờ có áp dụng để tính R28 được không?
 

cutcon82

Thành viên mới
Tham gia
11/3/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
thử mẫu thí nghiệm 7 nhày, 14 ngày gì đấy chỉ làm cơ sở để thực hiện công việc tiếp theo thôi, còn để nghiệm thu phải thử mẫu bê tông 28 ngày
 

phi08

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/6/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Bạn nói hoàn toàn chính xác. các bạn nào chưa hiểu rõ thì cứ theo nội dung trên mà làm. Nếu sau 28 ngày nén mẫu không đạt thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm đập bỏ đi, điều này lỗi hoàn toàn do nhà thầu, vì bộ phận KCS của nhà thầu là yếu kém, không có nghề nên gia công sản phẩm cho chủ đầu tư không đạt.
 
Last edited by a moderator:

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Bạn nói hoàn toàn chính xác. các bạn nào chưa hiểu rõ thì cứ theo nội dung trên mà làm. Nếu sau 28 ngày nén mẫu không đạt thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm đập bỏ đi, điều này lỗi hoàn toàn do nhà thầu, vì bộ phận KCS của nhà thầu là yếu kém, không có nghề nên gia công sản phẩm cho chủ đầu tư không đạt.
Hoàn toàn đồng ý với bác!

Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ).

Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ k
ết cấu đó.

Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông (tuổi 28 ngày). Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế.

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85 % mác thiết kế.
(Trích Từ điển Wikipedia và TCVN 4453:1995)

Tuy nhiên, bác cứ khuyên bảo bọn em nhẹ nhàng để bọn em còn hiểu mà làm chứ! Chúc bác mạnh khỏe!
 
V

Vô danh

Guest
Theo em được biết thì nghiệm thu bê tông đổ tại chỗ đâu chỉ là kiểm tra cường độ sau 7 ngày và 28 ngày, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bê tông như độ sụt, độ phân tầng, độ đồng đều của cốt liệu khoáng...
Sao chẳng thấy mọi người quan tâm lắm nhỉ

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85 % mác thiết kế.


Còn về vấn đề này, các bác thử nghĩ xem. Giả sử mác bê tông yêu cầu là 100. Nếu ta lấy 3 mẫu thử thu được các kết quả là mác 90, 100, 110.
Như vậy với 3 mẫu thử đó, 1 mẫu đạt, 1 mẫu không đạt yêu cầu, 1 mẫu lãng phí, lấy kết quả trung bình là đạt liệu có hợp lý không. Đặc điểm làm việc của kết cấu đâu có phải là cộng trung bình như vậy, nó luôn phá hoại chỗ yếu nhất đấy chứ.
Đây là quan điểm của riêng em. Các bác cho ý kiến ạ.​
 

buithethoi

Thành viên năng động
Tham gia
30/6/08
Bài viết
79
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Còn về vấn đề này, các bác thử nghĩ xem. Giả sử mác bê tông yêu cầu là 100. Nếu ta lấy 3 mẫu thử thu được các kết quả là mác 90, 100, 110.
Như vậy với 3 mẫu thử đó, 1 mẫu đạt, 1 mẫu không đạt yêu cầu, 1 mẫu lãng phí, lấy kết quả trung bình là đạt liệu có hợp lý không. Đặc điểm làm việc của kết cấu đâu có phải là cộng trung bình như vậy, nó luôn phá hoại chỗ yếu nhất đấy chứ.
Đây là quan điểm của riêng em. Các bác cho ý kiến ạ.​

Vấn đề này theo em nghĩ như thế này:
Khi tính toán kết cấu, chắc các bác thiết kế kết cấu cũng đã tính toán kết cấu trong trường hợp bất lợi nhất và còn sử dụng thêm nhiều hệ số an toàn khác nữa.
Nên các bác ấy đã đưa ra hướng dẫn về giá trị trung bình của từng tổ hợp mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và k có mẫu nào có cường độ dưới 85% mác thiết kế theo em nghĩ là hợp lý.
Các bác cho ý kiến thêm.
 

xuandungonline

Thành viên mới
Tham gia
19/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Hoàn toàn đồng ý với bác!

Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ).

Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ k
ết cấu đó.

Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông (tuổi 28 ngày). Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế.

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85 % mác thiết kế.
(Trích Từ điển Wikipedia và TCVN 4453:1995)

Tuy nhiên, bác cứ khuyên bảo bọn em nhẹ nhàng để bọn em còn hiểu mà làm chứ! Chúc bác mạnh khỏe!
--------------------------------------------------
Nghe mọi người bàn tán về chuyện bê tông và nghiệm thu bê tông cho mình tham gia với:
1. Tiêu chuẩn có quy định rõ có thể dùng R7 để nội suy ra R28. Không thể chờ đến R28 ngày mới được thi công tiếp (VD: Bê tông khối lớn đổ nhiều lớp chẳng hạn). Tiêu chuẩn 4453 về bê tông toàn khối và tiêu chuẩn 3118 phương pháp xác định cường độ nén nói rất rõ về vấn đề này.
2. Có một vấn đề tối chưa thấy ai đề cập và tôi cũng chưa hiểu rõ xin mọi người biết thì trả lời hộ tội 2 câu hỏi này nhé:
- Đúc mẫu BT để thí nghiệm nén thi có được đúc mẫu lưu không? mẫu lưu dùng để làm gì ( nếu tổ 1 không đạt nén tổ mẫu lưu có được không?).
- Tiêu chuẩn 4453 nêu rõ: Nếu giá trị trung bình của 3 viên >mác thiết kế và không có mẫu nào dưới 85%mác thiết kế thì BT đạt; Nhưng theo TCXD 3118 Mác bt bằng trung bình của 3 mẫu (nếu không mẫu nào giá trị lệnh quá 15% viên trung bình) hoặc bằng trung bình 2 viện còn lại (nếu 1 trong 3 viên lệnh quá 15% viên trung bình) VẬY: nếu nén mẫu thoả mãn 3118 nhưng ko thoả mãn 4453 thì có đạt ko? (Phân biệt 3118 và 4453 VD: BTM100: M1=84,M2=100,M3=100, theo 3118 Mác của BT là 100)
 
S

sonlam

Guest
Bạn nào biết: Bê tông khối lớn (có chiều dày 0,8-:-2,5m), ván khuôn thép định hình sau khi thi công thì: Bao nhiêu ngày được tháo dỡ cốt pha?. Bao nhiêu ngày thì được thi công các khối đổ sau chồng lên khối đổ trước ? Cường độ đạt bao nhiêu % thì được tháo cốt pha và thi công các khối đổ sau chồng lên khối đổ trước? Tiêu chuẩn nào quy định các nội dung trên.
Xin cám ơn ./.
 
N

nguyenvanthe8730

Guest
tôi thì tôi đưa ra ý kiến sau mọi người cùng trao đổi: tại sao chúng ta không sử dụng súng bắn bêtông để kiểm tra cường độ bêtông sau khi đổ bêtông nhỉ vì nó sẽ cho biết cường độ thực tế của bêtông trong cấu kiện mà chúng ta đã đổ chứ không phải là cường độ của mẫu bêtông đem đi thí nghiệm (các mẫu bêtông đem đi thí nghiệm thường được bảo dưỡng tốt nên rất ít khi không đạt yêu cầu)
 
H

Hữu Diên

Guest
Tại sao không dùng súng bắn bê tông để đánh giá

Ban nguyenvanthe8730 thân mến! Súng bắn bê tông chỉ cho kết quả tương đối chính xác. Bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố, từ tư thế băn, đến việc mài măth bê tông...Nên không thể dùng nó để đánh giá nghiệm thu chất lượng bê tông mà kết quả dùng súng bê tông chỉ là để tham khảo thôi!
 
N

nguyenvanthe8730

Guest
chúng ta có thể bắn nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình vì súng bắn bêtông có ưu điểm là cho kết quả rất nhanh và phản ánh đúng cường độ thực tế làm việc của bêtông. Tôi nghĩ sử dụng phương pháp này đặc biệt thích hợp cho đại diện của chủ đầu tư khi muốn kiểm tra nhanh chất lượng bêtông của các cấu kiện.
 

nguyenquanghanh

Thành viên mới
Tham gia
19/8/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
16
hiện tại có nhiều người nhầm lẫn mác bê tông. khi thiết kế theo tiêu chuẩn mới, đơn vị Mac betong là Mpa. nếu nhà thiết kế nghi chú kỹ cường độ bê tông được xác định thông qua mẫu hình lăng trụ có d=15, h=30 lúc đó mác BT là 250Mpa thì tương ứng với Mác 300daN/cm2. vì vậy khi kiểm tra cần chú ý trộn cấp phối cho đảm bảo./
 
D

doanquang.pham

Guest
Các bác trình bày vậy là khá đầy đủ rồi, em chỉ đưa ra thêm ý kiến đối với các dự án mà em từng tham gia.

1. Khi lấy mẫu thí nghiệm có thể lấy cho 3 ngày, 7 ngày, 28 ngày và 90 ngày tùy thuộc vào yêu cầu từng dự án.

2. Kết quả thí nghiệm đối với 28 ngày là cơ sở nghiệm thu. Có bạn hỏi là 3 mẫu cho 3 giá trị khác nhau và có giá trị không đạt (vượt quá giá trị tối thiểu) nhưng giá trị trung bình nếu đạt yêu cầu thì vẫn được chấp thuận.

Khi kết quả trung bình 28 ngày không đạt thì nhà thầu phải tiến hành lập báo cáo không phù hợp (NCR) trình bày nguyên nhân, biện pháp khắc phục,,,

- Khi báo cáo không phù hợp này được chủ đầu tư và các bên liên quan chấp thuận thì bê tông vẫn được nghiệm thu bình thường.

- Khi báo cáo không phù hợp này KHÔNG được chủ đầu tư và các bên liên quan chấp thuận thì bê tông sẽ phải đập bỏ.

Đôi lời tham gia cùng các bác
 

hachumanh1980

Thành viên mới
Tham gia
12/12/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
thêm ý kiến của bạn doanquang.pham

Các bác trình bày vậy là khá đầy đủ rồi, em chỉ đưa ra thêm ý kiến đối với các dự án mà em từng tham gia.

1. Khi lấy mẫu thí nghiệm có thể lấy cho 3 ngày, 7 ngày, 28 ngày và 90 ngày tùy thuộc vào yêu cầu từng dự án.

2. Kết quả thí nghiệm đối với 28 ngày là cơ sở nghiệm thu. Có bạn hỏi là 3 mẫu cho 3 giá trị khác nhau và có giá trị không đạt (vượt quá giá trị tối thiểu) nhưng giá trị trung bình nếu đạt yêu cầu thì vẫn được chấp thuận.

Khi kết quả trung bình 28 ngày không đạt thì nhà thầu phải tiến hành lập báo cáo không phù hợp (NCR) trình bày nguyên nhân, biện pháp khắc phục,,,

- Khi báo cáo không phù hợp này được chủ đầu tư và các bên liên quan chấp thuận thì bê tông vẫn được nghiệm thu bình thường.

- Khi báo cáo không phù hợp này KHÔNG được chủ đầu tư và các bên liên quan chấp thuận thì bê tông sẽ phải đập bỏ.

Đôi lời tham gia cùng các bác
vậy tổi xin lỗi được hỏi bạn thế này: khi báo cáo không phù hợp về việc bê tông không đạt t hiết kế nên không được chủ đầu tu chấp nhận thì đập bỏ.
vậy xin hỏi với nhũng phận đã lấp đất, hoặc giả dụ nhú phần móng không đạt trong khi đó lại lấp đất và đổ cột tầng trên thì làm thế nào
xin bác cho ý kiến
hachumanh1980@gmail.com
 
D

doanquang.pham

Guest
Vậy tổi xin lỗi được hỏi bạn thế này: khi báo cáo không phù hợp về việc bê tông không đạt thiết kế nên không được chủ đầu tu chấp nhận thì đập bỏ.

vậy xin hỏi với nhũng phận đã lấp đất, hoặc giả dụ nhú phần móng không đạt trong khi đó lại lấp đất và đổ cột tầng trên thì làm thế nào

xin bác cho ý kiến
hachumanh1980@gmail.com

Cái này thì nhà thầu phải chịu rủi ro chứ gì nữa ví như công tác lấp đất phải thực hiện sau khi nghiệm thu công tác bê tông thì mới chuyển bước thi công. Trong khi đó bê tông không đạt, chủ đầu tư không chấp nhận biện pháp khắc phục thì chả đập đi à?

Xin ý kiến thêm của các chuyên gia?
 

Top