Những công trình trong nước nổi tiếng

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
45
Website
www.vpb.com.vn
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ QUỐC HỘI[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Dưới đây là 17 phương án thiết kế Nhà quốc hội được lọt vào vòng chung kết để lựa chọn ra 1 phương án tối ưu nhất - xây dựng. Dựa trên cơ sở lấy ý kiến của các chuyên gia và triển lãm để lấy ý kiến của người dân.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cuộc thi các phương án thiết kế kiến trúc công trình nhà Quốc hội: Kiến trúc hiện đại lên ngôi
Theo thống kê của BQL DA Đầu tư xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), ngay trong buổi sáng mở cửa triển lãm 17 phương án tham dự cuộc thi tuyển chọn kiến trúc nhà Quốc hội mới (tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, từ ngày 2 - 15/9), tính đến 11h, đã có trên 600 lượt người đến xem. Điều này cho thấy, công trình nhà Quốc hội thực sự thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và nhất là đông đảo công chúng.

[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nhà Quốc hội mới sẽ thay thế Hội trường Ba Đình

Nhà Quốc hội là nơi làm việc của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, nơi tiến hành các phiên họp toàn thể của Quốc hội, nơi làm việc của các vị lãnh đạo Quốc hội, nơi đón tiếp khách quốc tế của Quốc hội và tổ chức các nghi lễ Nhà nước, nơi trưng bày lưu giữ các hình ảnh truyền thống của Quốc hội... Nhà Quốc hội sẽ được xây dựng trên khuôn viên Hội trường Ba Đình hiện có (thuộc lô D trung tâm chính trị Ba Đình) với diện tích 1,2ha, trong đó diện tích chiếm đất của công trình khoảng 0,8ha, mật độ xây dựng 40%, chiều cao công trình khoảng 30m (so với nền Hội trường Ba Đình hiện tại), sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi...

Theo “đề bài” Ban tổ chức đưa ra, các phương án (PA) dự thi đồng thời phải nghiên cứu gắn kết công trình chính với các công trình xung quanh như khu bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long (18 Hoàng Diệu), đường Bắc Sơn (sẽ được thiết kế thành quảng trường), trụ sở Bộ Ngoại giao (sẽ được cải tạo thành nơi làm việc của một số cơ quan của Quốc hội mà không làm thay đổi kiến trúc hiện có của công trình). Nhà Quốc hội phải được thiết kế khang trang, bề thế, phù hợp với chức năng của cơ quan quyền lực cao nhất, phải có cảnh quan phù hợp với các khu vực còn lại của trung tâm chính trị Ba Đình...

Trong số 17 PA dự thi, Hội đồng tuyển chọn quốc tế (gồm các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các chuyên gia danh tiếng của các nước Nhật Bản, úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đức...) đã chấm giải A duy nhất cho phương án L787 và 4 giải khuyến khích cho các PA A206, H112, M008, V027. Theo nhận định của Hội đồng tuyển chọn, các PA dự thi cơ bản đạt được các yêu cầu mà đề bài đưa ra, thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc, tâm huyết của tác giả đối với công trình quan trọng hàng đầu Việt Nam. Nhiều PA có ý tưởng sáng tạo, trú trọng việc thiết kế công trình theo ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và gắn với các biểu tượng văn hoá truyền thống Việt Nam như hoa sen, trống đồng... Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng tại phòng trưng bày triển lãm chiều 2/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn nhận định: Nhìn chung, các PA dự thi có chất lượng cao, tuy nhiên không đồng đều, nổi bật nhất là PA giải A.

[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Kỳ vọng của người dân

Triển lãm 17 PA thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, sinh viên các trường đào tạo kiến trúc và đông đảo người dân. Chia sẻ quan điểm với chúng tôi, KTS Nguyễn Trực Luyện - nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam - đồng tình khi thấy các PA dự thi đã mạnh dạn thiết kế công trình theo ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, không còn bóng dáng của kiến trúc nệ cổ. KTS Trần Hùng thì cho rằng Hội đồng tuyển chọn đã nhìn nhận chính xác khi chấm PA L787 giải A. “Về quy hoạch, phương án giải A đã liên kết được công trình chính với vườn khảo cổ ở đằng sau, liên kết với trục của tượng đài Bắc Sơn rất khéo. Bản thân công trình xử lý về công năng khá chuẩn. Cách họ (tác giả PA787 - PV) mở không gian ở cạnh bên, đưa cây xanh vào là một ý tưởng hay. Nhìn chung, cách xử lý của họ cao hơn rõ rệt so với các PA khác”...

Nhiệt tình nhất vẫn là số đông người dân. Họ nô nức đi xem triển lãm như đi xem hội, phân tích, bình luận kỹ lưỡng từng PA, nhất là PA giải A và không quên bình chọn PA yêu thích, đóng góp ý kiến (theo phiếu lấy ý kiến mà Ban Tổ chức cung cấp). Ông Nguyễn Thế Điệp đến từ Cty Xây dựng Ba Đình số 3 bày tỏ mong muốn: “Nhà Quốc hội phải hoành tráng, xứng tầm, hiện đại nhưng phải có nét truyền thống Việt Nam”. Đa số người dân đến triển lãm rất quan tâm tới kiến trúc của công trình có quy mô và tầm quan trọng nhất nước.

Được biết, sau hai tuần trưng bày các PA kiến trúc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và lấy ý kiến của các Hội nghề nghiệp liên quan, Bộ Xây dựng - chủ đầu tư dự án xây dựng nhà Quốc hội - sẽ báo cáo kết quả cuộc thi trước Chính phủ./

trangchu_040907.gif

Phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội đoạt loại A, mã số L787
[/FONT]
 

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
45
Website
www.vpb.com.vn
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]17 mẫu phối cảnh đề án Nhà Quốc Hội[/FONT]


daqh1.jpg


daqh2.jpg


daqh3.jpg


daqh4.jpg


daqh5.jpg


daqh6.jpg


daqh7.jpg


daqh8.jpg


daqh9.jpg


daqh10.jpg


daqh11.jpg


daqh12.jpg


daqh13.jpg


daqh14.jpg


daqh15.jpg


daqh16.jpg


daqh17.jpg
 

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
45
Website
www.vpb.com.vn
Giải nhất thiết kế VN Post Tower
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trao thưởng cuộc thi tuyển kiến trúc công trình Khu Công nghệ cao Ttrung tâm Điều hành và Văn phòng Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Đơn vị đoạt giải nhất là Liên danh giữa Công ty Kiến trúc Việt và Công ty Tư vấn Baurconsult của Đức. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Công trình sẽ được xây dựng tại lô đất E5, khu đô thị mới quận Cầu Giấy, liền trục đ­ường vành đai 3 Phạm Hùng, dẫn từ sân bay Nội Bài về thủ đô. Lô đất rộng 4.210 m2, mật độ xây dựng theo yêu cầu tối đa 34,08%, hệ số xây dựng tối đa 5,05 lần, chiều cao 87 m, khoảng 23 tầng (chư­a kể tầng hầm), diện tích xây dựng khoảng 21.250 m2.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
MB2.jpg
[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vị trí tòa nhà và các công trình lân cận. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Công trình xây dựng phải có phong cách hiện đại, hình thức và ngôn ngữ kiến trúc vững chắc, thể hiện đ­ược đặc trư­ng của Tổng công ty B­ưu chính Việt Nam (VNPost), sau khi thực hiện chủ trương chia tách Bưu chính - Viễn thông của VNPT. Không gian sử dụng linh hoạt và hiệu quả, văn phòng thông minh, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chống nắng, chống chói. Công trình nhấn mạnh đ­ược hình ảnh đặc thù về tầm vóc, triết lý kinh doanh và xu h­ướng phát triển, hội nhập trong thế kỷ mới của VNPost nói riêng và VNPT nói chung.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đoạt giải nhất, phương án của Liên danh giữa Công ty Kiến trúc Việt và Công ty Tư vấn Baurconsult của Đức đã đáp ứng được những yêu cầu đề ra. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Mặt bằng tầng điển hình. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tòa nhà cao 24 tầng là một công trình ấn tượng so với các tòa nhà còn lại trong quần thể, không góc cạnh, tạo sự bắt mắt từ mọi góc nhìn. Một tỷ lệ hợp lý giữa chiều cao và chiều rộng đã tạo ra những không gian đóng, mở lôi cuốn sự tò mò, khám phá. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Sự mô phỏng cân bằng “âm dương” trong phong thuỷ được lựa chọn cho hình dáng mặt bằng công trình với hai nửa đường elip trái chiều được liên kết với nhau bởi khối lõi. Cấu trúc tòa nhà liên kết tất cả các hướng, áp dụng cho toàn bộ từ tầng một qua cấu trúc bên ngoài đến hành lang tầng thượng. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
MB3.jpg
[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tương quan của công trình với các tòa nhà xung quanh. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cổng chính được đặt ở vị trí trung tâm và sẽ được chuyển thành lối đi vào bãi đỗ xe. Sảnh đón có mái tạo nên cảm giác nơi cổng vào, cũng là sự cân bằng giữa không gian công cộng và khu vực được bảo vệ. Tầng 1 đến 4 là các khu vực công cộng và bán công cộng như dịch vụ ngân hàng, bảo tàng bưu điện (phòng truyền thống). Từ tầng 5 trở lên là các không gian làm việc. Cảnh quan ngoài trời được thiết kế biến chuyển liên tục, nghiêm túc nhưng rất mềm mại. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Mặt phía bắc của tòa nhà có cảm giác nằm nổi trên mặt nước, phần còn lại nằm thẳng đứng. Nước có vai trò quan trọng, hướng dòng người qua lại, phản chiếu tòa nhà, đối lập với các khu vực tầng cố định, và tạo ra sức sống cho tòa nhà. Khu vực tòa nhà được ngăn cách với xung quanh và có một điểm tựa dưới hình thức một bức tường được tạo hình bởi các loại cây, đá tự nhiên và các bể phun nước. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
MB4.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Công trình nhìn từ phía mặt trước... [/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
MB5.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif].[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif].. và mặt sau. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tòa nhà sử dụng khung bê tông cốt thép mác cao, với hệ cáp căng ứng lực trước và các tấm panen cùng với sự gia cố nhờ các lõi thép bố trí ở giữa là một giải pháp kinh tế và an toàn nhất cho công trình cao gần 90 m này. Các kết cấu bê tông cốt thép có thể được chế tạo trước thành nhiều tấm, các lõi thép được sản xuất nhanh và rẻ cùng với cốp pha trượt. Sơn của tòa nhà sẽ được điều chỉnh tùy theo từng vị trí và hướng của tòa nhà. Điểm nhấn được tập trung vào mặt tiền của các khu vực sử dụng trong kết cấu hình elip.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vì điều kiện thời tiết tại Hà Nội, việc thi công vỏ bọc bằng kính trong suốt không phải là một giải pháp hay. Chi phí bảo dưỡng cũng khá tốn kém. Bởi vậy, các tấm kính không trong suốt sẽ được lắp đặt cho phần mặt tiền phụ thuộc vào hướng và chiều cao của tòa nhà làm tăng hoặc giảm bóng của tòa nhà. Số lượng kính ở phía nam cao hơn ở phía bắc và trên hành lang tầng thượng nhiều hơn dưới tầng một. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Một vài thông số cụ thể: [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Diện tích xây dựng 1.400 m2, mật độ 33%[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Diện tích đường và đất bên trong 4.950 m2[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Diện tích trồng cây và làm bãi để xe 3.050 m2[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tổng diện tích sàn 24.600 m2, 24 tầng, 4 tầng hầm [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Diện tích xây dựng sàn điển hình 1.030 m2 (từ tầng 5 đến 23). [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tổng diện tích sàn tầng hầm: 13.900 m2, tổng diện tích sàn để xe 11.700 m2[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Chiều cao tầng chính 3,5 m, chiều cao tầng hầm 13,7 m[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Công trình có 6 thang máy chính, một thang máy vận chuyển và hai thang bộ. [/FONT]

Công ty thiết kế và truyền thông Kiến Việt
 
Last edited by a moderator:

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
45
Website
www.vpb.com.vn
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA - CÔNG TRÌNH KỶ LỤC[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia , tất cả hệ thống cửa đều được điều khiển tự động. Hệ thống rèm tự động kéo lên hạ xuống, đồng thời cũng làm các điểm thoát hiểm trong trường hợp có sự cố.
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
5_phong516.jpg


Trung tâm Hội nghị Quốc gia (National Convention Center - NCC) là một dự án trọng điểm quốc gia phục vụ cho Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006 lần thứ 14 và các hoạt động mang tầm quốc gia và quốc tế. Nằm trên ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 10km về phía Tây Nam, Trung tâm Hội nghị Quốc gia tọa lạc trên diện tích 64ha, với lối kiến trúc độc đáo, hiện đại do các kiến trúc sư danh tiếng và tài ba của Cộng hoà Liên bang Đức thiết kế. Đây là công trình cấp đặc biệt với một toà nhà chính cao 5 tầng và 1 tầng hầm.

Được khởi công từ tháng 11/2004, đến thời điểm này, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, một trong những toà nhà đa năng hiện đại, hoành tráng với kiến trúc độc đáo kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại đã hoàn thành và sẵn sàng phục vụ cho Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14.

Theo đánh giá của các chuyên gia, để xây dựng công trình này thông thường cần tới khoảng thời gian 3 năm, tuy nhiên do yêu cầu phải hoàn thành công trình phục vụ Hội nghị APEC, các đơn vị tham gia xây dựng công trình này đã nỗ lực ngày đêm, quyết tâm hoàn thành công trình trong thời gian 22 tháng - đây cũng là khoảng thời gian được đánh giá kỷ lục. Trung tâm Hội nghị Quốc gia sẽ là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại, hội chợ triển lãm... có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

Trong suốt gần 2 năm qua, trong quá trình xây dựng công trình này, hàng ngày các đơn vị thi công phải huy động gần 5.000 CBCNV lao động suốt ngày đêm. Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới 14.000 tấn cốt thép; 12.500 tấn kết cấu thép; 34.000m2 đá ốp lát; 50.000m2 kính mặt đứng và kính lợp mái...

Được đánh giá là 1 trong số 3 trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Hội nghị Quốc gia được thiết kế dựa trên ý tưởng cảnh quan Di sản văn hoá Vịnh Hạ Long với phương án thiết kế mang tên "Lượn sóng biển Đông" do chuyên gia Cộng hoà Liên bang Đức thiết kế. Tác giả thiết kế công trình này là Giáo sư - Tiến sỹ Meinhard Von Gerkar.

Phía trước toà nhà là quảng trường rộng gần 10.000m2 kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên vườn hoa công viên cây xanh, thảm cỏ, hệ thống hồ điều hoà khí hậu với giao thông hết sức thuận tiện.

Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia được bố trí hệ thống các bãi đỗ xe nổi và hệ thống garage ngầm với sức chứa gần 1.100 ôtô các loại. Trong đó riêng hệ thống garage ngầm có sức chứa hơn 500 xe. Ngoài ra, tại đây còn được bố trí một sân đỗ trực thăng lên thẳng, hệ thống sân khấu ngoài trời. Ngoài hệ thống điện lưới quốc gia, tại đây cũng được bố trí hệ thống cung cấp điện dự phòng và nguồn pin năng lượng mặt trời để sưởi ấm toàn bộ tòa nhà. Theo các chuyên gia tại đây, hệ thống pin năng lượng mặt trời đảm bảo đủ chiếu sáng trong những trường hợp khẩn cấp.

Đặc biệt tại Trung tâm, tất cả hệ thống cửa đều được điều khiển tự động. Hệ thống rèm tự động kéo lên hạ xuống, đồng thời cũng làm các điểm thoát hiểm trong trường hợp có sự cố.

Hệ thống phòng họp, dịch vụ cực kỳ hiện đại

Một trong những điểm quan trọng và đáng quan tâm nhất của Trung tâm Hội nghị Quốc gia đó là hệ thống các phòng họp với tổng diện tích 60.000m2, trang thiết bị hết sức hiện đại, có khả năng tự động hoá cao. Trong đó riêng phòng họp chính được bố trí tại tầng 2 toà nhà với diện tích 4.256m2 có sức chứa 3.800 chỗ ngồi. Đây là phòng họp được thiết kế tối tân hiện đại với hệ thống sân khấu đa chức năng có thể tự động nâng lên, hạ xuống tuỳ theo ý muốn.

Hệ thống thiết bị âm thanh tại đây được thiết kế đa dạng có thể đáp ứng cho các hội thảo, âm thanh văn nghệ, ánh sáng sân khấu hiện đại. Phòng họp này được trang bị tới 3 màn hình máy chiếu phù hợp với các loại hình nghệ thuật có thể thay đổi theo ý muốn. Tại các ghế ngồi được bố trí hộp đại biểu cơ động kỹ thuật số bao gồm có micrô cổ ngỗng và tai nghe.

Đặc biệt phòng họp này có thể chia thành hai không gian riêng biệt bằng hệ thống vách ngăn tự động đáp ứng các yêu cầu phục vụ hội nghị lớn, nhỏ, các buổi biểu diễn ca nhạc, khiêu vũ, ba lê và các hoạt động khác...

5_hoi516to.jpg

Hội trường chính.
Phòng khánh tiết nằm tại tầng 1 toà nhà có diện tích 2.100m2 có thể sắp xếp theo nhiều kiểu như: nhà hát, lớp học, tiệc đứng, tiệc ngồi, bàn tròn. Phòng khánh tiết có hệ thống sân khấu rộng để phục vụ cho các buổi biểu diễn nghệ thuật. Phòng khánh tiết này có thể tự động chia làm 2 không gian riêng biệt.

Ngoài phòng họp chính, phòng khánh tiết, phòng họp cấp cao, phòng VIP, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia còn có gần 30 phòng họp nhỏ, phòng hội thảo, phòng tiệc, khu triển lãm. Các phòng họp tại đây được trang bị những thiết bị rất ưu việt như: âm thanh hội thảo phiên dịch nhiều kênh, máy chiếu LCD, màn chiếu đồng bộ. Ngoài ra còn có các hệ thống dịch vụ phụ trợ như ngân hàng, bưu điện, báo chí, du lịch, nhà hàng, quầy bar...

Đặc biệt tại Trung tâm báo chí và truyền hình ở đây có 3 phòng riêng biệt dành cho truyền hình, phát thanh và báo viết. Đây là trung tâm báo chí được đánh giá là rất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động như truyền hình trực tiếp, đường truyền ADSL, các boot dùng cho các phóng viên sử dụng để viết tin, truyền tin...

Có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia chúng tôi đã ghi nhận được không khí làm việc hết sức khẩn trương của đội ngũ CBCNV nơi đây khi thời điểm diễn ra sự kiện quan trọng Hội nghị thượng đỉnh APEC đã sắp đến gần.

Hiện tại, lực lượng an ninh của Trung tâm gần 60 người được tuyển chọn và đào tạo khá cơ bản, riêng về đội ngũ nhân viên phục vụ Trung tâm hiện có 150 nhân viên được đào tạo rất cơ bản về kỹ năng phục vụ các hội nghị lớn tại các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế

[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Thêm một chút thông tin: Nhà Thầu thiết kế chính của CHLB Đức, còn hai nhà thầu phụ triển khai BVTC là Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC) (Phần Kiến trúc và Kết cấu) và Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng (CDC) (Phần điện, Cấp thoát nước, ĐHKK, điện nhẹ) [/FONT]

MỘT SỐ THÔNG SỐ VỀ TRUNG TÂM NÀY

images1146429_77909.jpg

Phòng hội nghị lớn nhất Đông Nam Á

Theo một số chuyên gia thì phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc gia (TTHNQG) vào thời điểm này được đánh giá là lớn nhất khu vực. Việc đánh giá này không chỉ bởi số lượng ghế ( 3.747 ghế) mà còn bởi công năng sử dụng và tính hiện đại.

Căn phòng có khối tích lớn gấp 9-10 lần Nhà hát Lớn. Đây là nơi diễn ra những phiên họp toàn thể. Vòm của khán phòng chỗ cao nhất lên đến 30m, kéo theo đó hàng loạt các quy trình kỹ thuật phức tạp liên quan đến xử lý âm thanh và ánh sáng.

Những thông số chính về TTHNQG

Khởi công ngày 25/11/2004, hoàn thành tháng 11/2006

Công trình xây dựng trên diện tích 60ha trong đó có 8,1 ha hồ nhân tạo. Mức đầu tư 4.280 tỷ đồng. Công trình có độ cao 53m (tương đương tòa nhà 17 tầng)

Tổng diện tích sàn xây dựng 60.000 m2.

Có một phòng họp lớn 3.747 chỗ ngồi, 2 phòng họp cao cấp, 20 phòng họp vừa và nhỏ (có thể chia thành 60 phòng). 1 phòng ăn chứa tối đa 1.200 khách. TTHNQG còn có một gara ngầm sức chứa trên 400 ô tô.

Tham gia xây dựng công trình gồm 9 tổng Cty: TCT Xây dựng Hà Nội, TCT VINACONEX, TCT Xây dựng và Phát triển hạ tầng, TCT Xây dựng Bạch Đằng, TCT Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, TCT Cơ khí xây dựng, TCT Xây dựng Sông Hồng, TCT Lắp máy Việt Nam, Cty Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam.

Đến nay các nhà thầu đã hoàn thành việc lắp đặt phần mềm xử lý âm thanh theo công nghệ điện thanh, đảm bảo việc truyền âm thanh trung thực nhất. Âm thanh sẽ được truyền và xử lý qua 43 âm ly rồi phát qua 182 loa: siêu trầm, compac và toàn giải.

Sự đặc biệt của khán phòng khổng lồ này ở chỗ hội đủ yếu tố trang trọng của một nơi diễn ra Hội nghị cấp cao và cũng uyển chuyển linh hoạt để có thể tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và biểu diễn nghệ thuật.

Trên sân khấu rộng khoảng 400m2 được tạo nên bằng nhiều hợp phần (các mảnh ghép). Tuỳ theo nhu cầu, sân khấu có thể được bố trí to, nhỏ, cao thấp và lắp ghép thành nhiều hình dạng.

Toàn bộ việc sắp đặt sân khấu lớn cũng được điều khiển bằng một phần mềm với 12 pít tông thép đường kính 50cm, cao trên 10m và hệ thống giàn nâng.

Theo ông Nguyễn Tiến Thành, Phó GĐ Ban quản lý dự án TTHNQG, phòng họp khổng lồ này chỉ trong chốc lát có thể thu nhỏ lại còn một nửa. Chỉ cần một cái nhấn nút nhẹ, một bức tường dày, cao 15-17m rộng khoảng 60-70 m sẽ trồi lên ngăn phòng họp làm hai.

Với kỹ thuật cách âm hoàn hảo, mọi người sẽ có cảm giác như đang ngồi trong một căn phòng mới hoàn toàn. “Một phòng trên 2 ngàn chỗ ngồi, phòng kia trên 1 ngàn chỗ. Đây là tình huống xử lý khi số quan khách ít hơn nhiều so với số lượng 3.747 ghế”- Ông Thành cho biết.

Số ghế được lắp đặt tại phòng họp lớn được nhập từ nước ngoài với chi phí khoảng 8 triệu đồng/ghế. Chỉ tính tiền ghế của phòng họp đã xấp xỉ 30 tỷ đồng.


images1146431_3.jpg

Phòng chờ của các nhà lãnh đạo

Nhìn bề ngoài những chiếc ghế xem ra cũng rất giản dị. Nhưng chúng được trang bị bên trong khá nhiều thiết bị tối tân như: hệ thống biểu quyết điện tử, hệ thống chọn kênh với số kênh tối đa lên đến 32 kênh (32 thứ tiếng)...

Tại căn phòng này cũng được lắp đặt hàng ngàn bóng đèn đủ loại với rất nhiều chức năng: chiếu sáng, trang trí, đèn sân khấu...Toàn bộ tòa nhà TTHNQG hiện có cả thảy 12.000 bóng đèn các loại với tổng công suất 14.000 kw/h.


Siêu phòng tiệc và bàn tròn của 21 nhà lãnh đạo

Phòng tiệc có diện tích 2.400m2 nhưng lại không hề có cột đỡ! Một mặt bằng được coi là “ siêu phòng” có khả năng chứa 1.200 thực khách cùng lúc (bình thường chứa khoảng 800 thực khách).

images1146437_2.jpg

Siêu phòng tiệc có khả năng chứa 1.200 thực khách.

Đây là nơi mà Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết cùng phu nhân sẽ tổ chức Gala Dinner chiêu đãi quan khách trong nước và quốc tế. Trên sân khấu chính của phòng đại tiệc là bức ảnh Khuê Văn Các biểu tượng của trí tuệ và văn hóa Việt Nam.

Hai đầu hồi của căn phòng được treo hai bức tranh sơn mài cỡ lớn (120m2/bức). Một bức trên nền đỏ, một bức trên nền vàng miêu tả cảnh đẹp của vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới.

Có lẽ nhiều người tò mò muốn biết phòng họp nơi mà những người đứng đầu các nền kinh tế thành viên APEC sẽ ngồi họp ra sao. Tại TTHNQG có ít nhất 3 phòng dành cho các yếu nhân.

Phòng thứ nhất: Trước đây dự kiến là phòng tiệc của các nhà lãnh đạo cao cấp, nay có kế hoạch chuyển sang làm phòng chờ. Căn phòng này được thiết kế hiện đại, bài trí những chiếc ghế vàng óng bọc nỉ và những bức tranh sơn mài rất đẹp.

images1146433_5.jpg

Sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Tại tầng 2 và tầng 3 của TTHNQG còn dành hai phòng họp “siêu đặc biệt”, có diện tích khoảng 300 - 400m2/phòng, một mặt trông ra khu hồ nhân tạo. Mỗi phòng có 21 ghế da dành cho 21 nhà lãnh đạo.

Sự khác biệt giữa hai căn phòng là, một phòng được bài trí bàn tròn, đường kính khoảng 10m còn phòng kia lại được bố trí những chiếc bàn nhỏ.
images1146435_4.jpg

Hệ thống pin năng lượng mặt trời

Về hệ thống âm thanh, ánh sáng hay những thiết bị được lắp đặt cho căn phòng đều là những sản phẩm nhập ngoại. Trên tường gắn một màn hình tinh thể lỏng kích cỡ bằng bàn tay. Chỉ cần ấn nhẹ tay trên đó là căn phòng được trang hoàng như ý muốn.

Để cung cấp nguồn điện bổ sung cho TTHNQG còn có 24 tấm pin năng lượng mặt trời. Lần đầu tiên công nghệ địa nhiệt của Đức cũng được áp dụng.

Nguồn điện năng được rút từ nhiệt của nước ngầm khi hút lên mặt đất sau đó lượng nước này lại được hoàn trả về tự nhiên. Dự kiến lượng địa nhiệt này sẽ được chuyển hóa để sưởi ấm cho toàn bộ TTHNQG khi mùa đông đến
 

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
45
Website
www.vpb.com.vn
Nhà hát Giao hưởng Việt Nam
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Lấy ý đồ từ nhịp điệu tiết tấu của nhạc giao hưởng, tác giả muốn thiết kế công trình như một tác phẩm điêu khắc trên nước về âm nhạc. Với đường nét kiến trúc đơn giản, hiện đại mà vẫn toát lên vẻ đẹp của một công trình văn hoá nghệ thuật.[/FONT]​
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đây là đồ án tốt nghiệp xuất sắc ngành kiến trúc năm 2007 (giải Loa Thành) của sinh viên Trần Trung Dũng, đại học Kiến trúc Hà Nội.[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT3.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vị trí khu đất và mặt bằng tổng thể. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đồ án là một công trình giả tưởng của sinh viên, nhưng dựa trên quy hoạch đã hoàn thiện về trung tâm văn hóa tại Mỹ Đình (Hà Nội). Khu đất hiện hữu dành cho thiết kế này có diện tích khoảng 9,8 ha, với chiều dài 410 m, rộng 240 m. Phía đông bắc khu đất tiếp giáp khu cơ quan, phía tây bắc và đông nam là khu đô thị mới, phía tây nam là đường Phạm Hùng. Hiện nơi đây là bãi đất trống, có hạng mục là công trình văn hóa, địa hình tương đối bằng phẳng.[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT10.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Phối cảnh tổng thể của công trình.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Giải thích về ý tưởng chọn thể loại công trình dành cho nhạc giao hưởng, Trần Trung Dũng nói: "Ở Việt Nam hiện rất ít nhà hát có thể dành cho biểu diễn nhạc giao hưởng. Hà Nội chỉ có 10 nhà hát các loại, nhưng một công trình phục vụ chuyên cho nhạc giao hưởng, kịch nói, cải lương, tuồng cổ, ca múa nhạc vũ kịch... hầu như không có, ngoại trừ nhà hát Lớn thành phố. Các buổi biểu diễn đều phải thuê rạp, hội trường... Chương trình bị hạn chế và không phát huy được chất lượng nghệ thuật và năng lực của nghệ sĩ, không đảm bảo được yêu cầu của người nghe".[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT2.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT4.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Những đường nét kiến trúc khá mềm mại và mang tính "âm nhạc" của công trình.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Với ý đồ từ nhịp điệu tiết tấu, công trình như một tác phẩm điêu khắc trên nước về nhạc giao hưởng. Theo tác giả, âm nhạc luôn là một đề tài hấp dẫn trong sáng tác nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng. Nhạc giao hưởng, một dòng âm thanh mạnh mẽ, sinh động, tràn đầy sức sống. Với công trình này, có cảm giác, để thưởng thức được nhạc giao hưởng, người nghe sẽ phải "gột rửa tâm hồn" sau khi đi qua hồ nước. Và tác phẩm điêu khắc bên hông công trình như một bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài âm nhạc.[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT5.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ý đồ thiết kế được lấy cảm hứng của nhịp điệu và tiết tấu trong âm nhạc. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nhà hát sẽ có một phòng lớn với 1.200 chỗ ngồi khán giả, một phòng nhạc thính phòng 500 chỗ, thuộc công trình cấp 1, chịu lửa bậc 2. Ngoài ra, nơi đây còn có khối phòng khán giả, khối phòng hòa nhạc, khối giao dịch kinh doanh văn hóa phẩm, khối điều hành quản lý, bảo vệ và các phòng làm việc. Đường chính dẫn vào nhà hát rộng hơn 20 m, bãi đỗ xe ngầm của công trình sẽ dự kiến đáp ứng lưu lượng người, đảm bảo an toàn trật tự của toàn khu vực. Đại sảnh 350 m2, trực bảo vệ 20 m2, phòng đợi kết hợp trưng bày quảng cáo 450 m2, quầy bán vé và kho 36 m2, khu gửi đồ, mũ áo 72 m2, phòng tiếp khách 60 m2, khu toilet nam và nữ 54 m2. Quảng trường trước nhà hát và bãi đỗ xe rộng khoảng 2.000 m2. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Thiết kế tạo ra không gian cho số người làm việc thường xuyên khoảng 120 người, bao gồm nhạc sĩ, nhạc công, các cán bộ quản lý. Số người đến thưởng thức nghệ thuật là khoảng 1.200-1.500 người. Tổng số lưu lượng người tới nhà hát sẽ là 2.000 người, có thể tăng gấp đôi vào ngày lễ hội. [/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT1.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Phòng hòa nhạc chính với sức chứa tối đa chừng 1.200 người. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hệ kết cấu được chọn là hệ lưới cột có module 9 x 9 m, được tuân thủ một cách nghiêm ngặt tạo nên sự mạch lạc trong sơ đồ kết cấu. Để đáp ứng yêu cầu phòng khán giả và phòng nhạc thính phòng không có cột, giải pháp kết cấu là dùng hệ giàn giao thoa để vượt qua hai không gian này. Các hệ sườn thuộc một vỏ và song song với hệ lưới cột thì có kích thước đúng bằng nhau. Với tính chất này ta có thể áp dụng giải pháp dùng hệ sườn lắp ráp được. Và lúc này số module của sườn lắp ghép rất ít. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
lt6.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT7.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT8.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
LT9.jpg
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Các hệ kết cấu của công trình.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Công trình Nhà hát nhạc giao hưởng Việt Nam nếu được hình thành và sử dụng sẽ là một sản phẩm tinh thần lớn. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Loa Thành là giải thưởng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, TW Đoàn TNCS HCM, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Xây dựng trao hằng năm, dành cho các đồ án tốt nghiệp đại học xuất sắc ngành kiến trúc, xây dựng toàn quốc gồm Kiến trúc & Quy hoạch, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Công trình thủy, Công trình giao thông và Môi trường Đô thị[/FONT]
 
D

duongdatquang

Guest
Xin bản vẽ mẫu TK kết cấu nhà cao tầng

Chào Anh và diễn đàn! Em đang làm hồ sơ thiết kế kết cấu sơ bộ nhà cao tầng (9T) ở miến trung. Anh và diễn đàn có mẫu thiết kế kết cấu nhà cao tầng nào không giúp Em với. Em xin chân thành cảm ơn. địa chỉ mail: duongnguyen1981@gmail.com
 

Top