Kỹ sư XD
Thành viên nhiệt tình
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ QUỐC HỘI[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Dưới đây là 17 phương án thiết kế Nhà quốc hội được lọt vào vòng chung kết để lựa chọn ra 1 phương án tối ưu nhất - xây dựng. Dựa trên cơ sở lấy ý kiến của các chuyên gia và triển lãm để lấy ý kiến của người dân.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cuộc thi các phương án thiết kế kiến trúc công trình nhà Quốc hội: Kiến trúc hiện đại lên ngôi
Theo thống kê của BQL DA Đầu tư xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), ngay trong buổi sáng mở cửa triển lãm 17 phương án tham dự cuộc thi tuyển chọn kiến trúc nhà Quốc hội mới (tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, từ ngày 2 - 15/9), tính đến 11h, đã có trên 600 lượt người đến xem. Điều này cho thấy, công trình nhà Quốc hội thực sự thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và nhất là đông đảo công chúng.
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nhà Quốc hội mới sẽ thay thế Hội trường Ba Đình
Nhà Quốc hội là nơi làm việc của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, nơi tiến hành các phiên họp toàn thể của Quốc hội, nơi làm việc của các vị lãnh đạo Quốc hội, nơi đón tiếp khách quốc tế của Quốc hội và tổ chức các nghi lễ Nhà nước, nơi trưng bày lưu giữ các hình ảnh truyền thống của Quốc hội... Nhà Quốc hội sẽ được xây dựng trên khuôn viên Hội trường Ba Đình hiện có (thuộc lô D trung tâm chính trị Ba Đình) với diện tích 1,2ha, trong đó diện tích chiếm đất của công trình khoảng 0,8ha, mật độ xây dựng 40%, chiều cao công trình khoảng 30m (so với nền Hội trường Ba Đình hiện tại), sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi...
Theo “đề bài” Ban tổ chức đưa ra, các phương án (PA) dự thi đồng thời phải nghiên cứu gắn kết công trình chính với các công trình xung quanh như khu bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long (18 Hoàng Diệu), đường Bắc Sơn (sẽ được thiết kế thành quảng trường), trụ sở Bộ Ngoại giao (sẽ được cải tạo thành nơi làm việc của một số cơ quan của Quốc hội mà không làm thay đổi kiến trúc hiện có của công trình). Nhà Quốc hội phải được thiết kế khang trang, bề thế, phù hợp với chức năng của cơ quan quyền lực cao nhất, phải có cảnh quan phù hợp với các khu vực còn lại của trung tâm chính trị Ba Đình...
Trong số 17 PA dự thi, Hội đồng tuyển chọn quốc tế (gồm các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các chuyên gia danh tiếng của các nước Nhật Bản, úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đức...) đã chấm giải A duy nhất cho phương án L787 và 4 giải khuyến khích cho các PA A206, H112, M008, V027. Theo nhận định của Hội đồng tuyển chọn, các PA dự thi cơ bản đạt được các yêu cầu mà đề bài đưa ra, thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc, tâm huyết của tác giả đối với công trình quan trọng hàng đầu Việt Nam. Nhiều PA có ý tưởng sáng tạo, trú trọng việc thiết kế công trình theo ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và gắn với các biểu tượng văn hoá truyền thống Việt Nam như hoa sen, trống đồng... Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng tại phòng trưng bày triển lãm chiều 2/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn nhận định: Nhìn chung, các PA dự thi có chất lượng cao, tuy nhiên không đồng đều, nổi bật nhất là PA giải A.
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Kỳ vọng của người dân
Triển lãm 17 PA thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, sinh viên các trường đào tạo kiến trúc và đông đảo người dân. Chia sẻ quan điểm với chúng tôi, KTS Nguyễn Trực Luyện - nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam - đồng tình khi thấy các PA dự thi đã mạnh dạn thiết kế công trình theo ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, không còn bóng dáng của kiến trúc nệ cổ. KTS Trần Hùng thì cho rằng Hội đồng tuyển chọn đã nhìn nhận chính xác khi chấm PA L787 giải A. “Về quy hoạch, phương án giải A đã liên kết được công trình chính với vườn khảo cổ ở đằng sau, liên kết với trục của tượng đài Bắc Sơn rất khéo. Bản thân công trình xử lý về công năng khá chuẩn. Cách họ (tác giả PA787 - PV) mở không gian ở cạnh bên, đưa cây xanh vào là một ý tưởng hay. Nhìn chung, cách xử lý của họ cao hơn rõ rệt so với các PA khác”...
Nhiệt tình nhất vẫn là số đông người dân. Họ nô nức đi xem triển lãm như đi xem hội, phân tích, bình luận kỹ lưỡng từng PA, nhất là PA giải A và không quên bình chọn PA yêu thích, đóng góp ý kiến (theo phiếu lấy ý kiến mà Ban Tổ chức cung cấp). Ông Nguyễn Thế Điệp đến từ Cty Xây dựng Ba Đình số 3 bày tỏ mong muốn: “Nhà Quốc hội phải hoành tráng, xứng tầm, hiện đại nhưng phải có nét truyền thống Việt Nam”. Đa số người dân đến triển lãm rất quan tâm tới kiến trúc của công trình có quy mô và tầm quan trọng nhất nước.
Được biết, sau hai tuần trưng bày các PA kiến trúc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và lấy ý kiến của các Hội nghề nghiệp liên quan, Bộ Xây dựng - chủ đầu tư dự án xây dựng nhà Quốc hội - sẽ báo cáo kết quả cuộc thi trước Chính phủ./
Phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội đoạt loại A, mã số L787[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Dưới đây là 17 phương án thiết kế Nhà quốc hội được lọt vào vòng chung kết để lựa chọn ra 1 phương án tối ưu nhất - xây dựng. Dựa trên cơ sở lấy ý kiến của các chuyên gia và triển lãm để lấy ý kiến của người dân.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cuộc thi các phương án thiết kế kiến trúc công trình nhà Quốc hội: Kiến trúc hiện đại lên ngôi
Theo thống kê của BQL DA Đầu tư xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), ngay trong buổi sáng mở cửa triển lãm 17 phương án tham dự cuộc thi tuyển chọn kiến trúc nhà Quốc hội mới (tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, từ ngày 2 - 15/9), tính đến 11h, đã có trên 600 lượt người đến xem. Điều này cho thấy, công trình nhà Quốc hội thực sự thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và nhất là đông đảo công chúng.
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nhà Quốc hội mới sẽ thay thế Hội trường Ba Đình
Nhà Quốc hội là nơi làm việc của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, nơi tiến hành các phiên họp toàn thể của Quốc hội, nơi làm việc của các vị lãnh đạo Quốc hội, nơi đón tiếp khách quốc tế của Quốc hội và tổ chức các nghi lễ Nhà nước, nơi trưng bày lưu giữ các hình ảnh truyền thống của Quốc hội... Nhà Quốc hội sẽ được xây dựng trên khuôn viên Hội trường Ba Đình hiện có (thuộc lô D trung tâm chính trị Ba Đình) với diện tích 1,2ha, trong đó diện tích chiếm đất của công trình khoảng 0,8ha, mật độ xây dựng 40%, chiều cao công trình khoảng 30m (so với nền Hội trường Ba Đình hiện tại), sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi...
Theo “đề bài” Ban tổ chức đưa ra, các phương án (PA) dự thi đồng thời phải nghiên cứu gắn kết công trình chính với các công trình xung quanh như khu bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long (18 Hoàng Diệu), đường Bắc Sơn (sẽ được thiết kế thành quảng trường), trụ sở Bộ Ngoại giao (sẽ được cải tạo thành nơi làm việc của một số cơ quan của Quốc hội mà không làm thay đổi kiến trúc hiện có của công trình). Nhà Quốc hội phải được thiết kế khang trang, bề thế, phù hợp với chức năng của cơ quan quyền lực cao nhất, phải có cảnh quan phù hợp với các khu vực còn lại của trung tâm chính trị Ba Đình...
Trong số 17 PA dự thi, Hội đồng tuyển chọn quốc tế (gồm các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các chuyên gia danh tiếng của các nước Nhật Bản, úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đức...) đã chấm giải A duy nhất cho phương án L787 và 4 giải khuyến khích cho các PA A206, H112, M008, V027. Theo nhận định của Hội đồng tuyển chọn, các PA dự thi cơ bản đạt được các yêu cầu mà đề bài đưa ra, thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc, tâm huyết của tác giả đối với công trình quan trọng hàng đầu Việt Nam. Nhiều PA có ý tưởng sáng tạo, trú trọng việc thiết kế công trình theo ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và gắn với các biểu tượng văn hoá truyền thống Việt Nam như hoa sen, trống đồng... Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng tại phòng trưng bày triển lãm chiều 2/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn nhận định: Nhìn chung, các PA dự thi có chất lượng cao, tuy nhiên không đồng đều, nổi bật nhất là PA giải A.
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Kỳ vọng của người dân
Triển lãm 17 PA thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, sinh viên các trường đào tạo kiến trúc và đông đảo người dân. Chia sẻ quan điểm với chúng tôi, KTS Nguyễn Trực Luyện - nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam - đồng tình khi thấy các PA dự thi đã mạnh dạn thiết kế công trình theo ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, không còn bóng dáng của kiến trúc nệ cổ. KTS Trần Hùng thì cho rằng Hội đồng tuyển chọn đã nhìn nhận chính xác khi chấm PA L787 giải A. “Về quy hoạch, phương án giải A đã liên kết được công trình chính với vườn khảo cổ ở đằng sau, liên kết với trục của tượng đài Bắc Sơn rất khéo. Bản thân công trình xử lý về công năng khá chuẩn. Cách họ (tác giả PA787 - PV) mở không gian ở cạnh bên, đưa cây xanh vào là một ý tưởng hay. Nhìn chung, cách xử lý của họ cao hơn rõ rệt so với các PA khác”...
Nhiệt tình nhất vẫn là số đông người dân. Họ nô nức đi xem triển lãm như đi xem hội, phân tích, bình luận kỹ lưỡng từng PA, nhất là PA giải A và không quên bình chọn PA yêu thích, đóng góp ý kiến (theo phiếu lấy ý kiến mà Ban Tổ chức cung cấp). Ông Nguyễn Thế Điệp đến từ Cty Xây dựng Ba Đình số 3 bày tỏ mong muốn: “Nhà Quốc hội phải hoành tráng, xứng tầm, hiện đại nhưng phải có nét truyền thống Việt Nam”. Đa số người dân đến triển lãm rất quan tâm tới kiến trúc của công trình có quy mô và tầm quan trọng nhất nước.
Được biết, sau hai tuần trưng bày các PA kiến trúc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và lấy ý kiến của các Hội nghề nghiệp liên quan, Bộ Xây dựng - chủ đầu tư dự án xây dựng nhà Quốc hội - sẽ báo cáo kết quả cuộc thi trước Chính phủ./
Phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội đoạt loại A, mã số L787[/FONT]