Phân biệt giữa giá dự thầu và dự toán thi công

Yota

Thành viên mới
Tham gia
25/12/13
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
các b ơi cho e hỏi giữa giá dự thầu và dự toán thi công, giữa dự toán do nhà thầu lập và dự toán do chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế lập khác nhau ở đâu ạ.
e xin cảm ơn!
 

duycuong07x3a

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/10/12
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
các b ơi cho e hỏi giữa giá dự thầu và dự toán thi công, giữa dự toán do nhà thầu lập và dự toán do chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế lập khác nhau ở đâu ạ.
e xin cảm ơn!

Trong quá trình Mời thầu, CĐT chỉ mời thầu bằng khối lượng công việc, nhà thầu dự thầu sẽ dựa vào khối lượng công việc đó để lập dự toán và đưa ra giá dự thầu. nhà thầu sẽ cố gắng đưa ra giá dự thầu thấp nhất (ví dụ như giảm khối lượng ván khuôn chẳng hạn). Từ đó bạn sẽ thấy được sự khác nhau.
 

barefooter_ce

Thành viên năng động
Tham gia
25/3/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Dự toán dự thầu là dự toán chi phí nhà thầu chào theo khối lượng mời thầu. Dự toán thi công là dự toán chi phí thực tế nhà thầu dự kiến bỏ ra để thi công gói thầu, là dự toán nhà thầu lưu hành nội bộ. Cùng một đầu việc, nhưng có thể trong dự toán thi công nhà thầu sẽ áp mã công việc khác với dự toán dự thầu + sử dụng hệ số hao phí thực tế, mục đích là để sát với thực tế thi công.
Ví dụ: trong dự toán dự thầu, để thực hiện khối lượng công việc X, cần hao phí A vật liệu, B nhân công, C máy. Còn trong dự toán thi công, hao phí để thực hiện X là A' vật liệu, B' nhân công, C' máy. Mục tiêu của nhà thầu là A' < A, B'<B, C'<C để tăng lợi nhuận.
 
H

hoangtuandts

Guest
Giá dự thầu và dự toán thi công
Giá dự thầu là giá do nhà thầu đề xuất, lựa chọn. Giá dự toán: giá do CĐT duyệt
Giá dự thầu <= giá dự toán

Nếu các dữ liệu nhập vào để giúp tính toán là như nhau (Bảng giá vật liệu, Chế độ chính sách tiền lương, Giá nhiên liệu, năng lượng) thì kết quả đương nhiên của cả 2 cách tính toán theo Đơn giá địa phương hay Đơn giá công trình sẽ phải bằng nhau.

Dự toán thiết kế: Do một đơn vị thiết kế lập nên, đơn vị thiết kế đó có thể là 1 tổ chức độc lập hoặc chính là đơn vị thiết kế nên bản vẽ kiến trúc và kết cấu! Thiết kế dự toán nhằm mục đích xác định được Tổng mức đầu tư của công trình, qua đó xác định nguồn vốn cần cho công trình. Dự toán thiết kế còn là cơ sở để Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt giá gói thầu hoặc gói hợp đồng. Dự toán thiết kế chỉ có giá trị khi có sự thẩm tra của 1 đơn vị độc lập, có sự phê duyệt của Chủ đầu tư sau khi đã được thẩm;

Dự toán thi công: Do đơn vị thi công lập nên, mục đích là để xác định chính xác khối lượng và đơn giá phục vụ thi công trên công trình. Dự toán thi công được lập trong các trường hợp sau:
- Do tiến độ gấp mà Chủ đầu tư yêu cầu thi công khi mà dự toán thiết kế chưa được Chủ đầu tư phê duyệt (chưa có dự toán thiết kế). Trong trường hợp này dự toán thiết kế phục vụ ký hợp đồng xây lắp.
- Do khối lượng, giá trị sai khác nhiều so với thiết kế ban đầu (do thay đổi thiết kế, thay đổi chế độ chính sách vv...)
- Do cần thiết kế riêng 1 hạng mục hoặc 1 biện pháp nào đó chưa được lường đến trong thiết kế...
Dự toán thi công hết hiệu lực khi có dự toán thiết kế thẩm tra được phê duyệt và ban hành!
Dự toán thi công sẽ được Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt trong trường hợp phục vụ ký hợp đồng!
 

barefooter_ce

Thành viên năng động
Tham gia
25/3/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Giá dự thầu và dự toán thi công

Dự toán thiết kế: Do một đơn vị thiết kế lập nên, đơn vị thiết kế đó có thể là 1 tổ chức độc lập hoặc chính là đơn vị thiết kế nên bản vẽ kiến trúc và kết cấu! Thiết kế dự toán nhằm mục đích xác định được Tổng mức đầu tư của công trình, qua đó xác định nguồn vốn cần cho công trình.
Dự toán thi công: Do đơn vị thi công lập nên, mục đích là để xác định chính xác khối lượng và đơn giá phục vụ thi công trên công trình. Dự toán thi công được lập trong các trường hợp sau:
- Do tiến độ gấp mà Chủ đầu tư yêu cầu thi công khi mà dự toán thiết kế chưa được Chủ đầu tư phê duyệt (chưa có dự toán thiết kế). Trong trường hợp này dự toán thiết kế phục vụ ký hợp đồng xây lắp.
- Do khối lượng, giá trị sai khác nhiều so với thiết kế ban đầu (do thay đổi thiết kế, thay đổi chế độ chính sách vv...)
- Do cần thiết kế riêng 1 hạng mục hoặc 1 biện pháp nào đó chưa được lường đến trong thiết kế...
Dự toán thi công hết hiệu lực khi có dự toán thiết kế thẩm tra được phê duyệt và ban hành!
Dự toán thi công sẽ được Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt trong trường hợp phục vụ ký hợp đồng!

Theo tôi hiểu thì Tổng mức đầu tư được xác định ở bước lập dự án đầu tư/báo cáo kinh tế kỹ thuật. sau khi phê duyệt dự án đầu tư thì mới triển khai bản vẽ thiết kế kỹ thuật/thiết kế kỹ thuật thi công từ đó mới ra được dự toán thiết kế thi công. Nếu bạn nói là từ dự toán để xác định TMDT thì may ra là dự toán thiết kế cơ sở thôi.
Tôi nghĩ từ "dự toán thi công" dễ gây hiểu theo 2 cách: dự toán thiết kế kỹ thuật thi công do tư vấn lập và dự toán thi công do nhà thầu lập.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
các b ơi cho e hỏi giữa giá dự thầu và dự toán thi công, giữa dự toán do nhà thầu lập và dự toán do chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế lập khác nhau ở đâu ạ.
e xin cảm ơn!

Để trả lời câu hỏi của bạn thì có rất nhiều điểm khác biệt để phân biệt. Tuy nhiên bạn cũng có thể hiểu nôm na như thế này:
- Dự toán thi công: Phải lập đúng theo định mức, đơn giá được nhà nước quy định;
- Dự thầu: Lập theo thực tế của từng nhà thầu, không cần thiết phải theo định mức, đơn giá của nhà nước, miễn sao đảm bảo được trúng thầu
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Để trả lời câu hỏi của bạn thì có rất nhiều điểm khác biệt để phân biệt. Tuy nhiên bạn cũng có thể hiểu nôm na như thế này:
- Dự toán thi công: Phải lập đúng theo định mức, đơn giá được nhà nước quy định;
- Dự thầu: Lập theo thực tế của từng nhà thầu, không cần thiết phải theo định mức, đơn giá của nhà nước, miễn sao đảm bảo được trúng thầu
Đúng là như vậy, vì vậy nên khi các nhà thầu thi công tham dự đấu thầu thường lập giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Anh nhà thầu nào tính toán khéo léo, tiết kiệm thì bỏ giá thấp hơn các anh khác, vậy là trúng thầu.
 

Top