Phó ban QLDA có được ký HĐ không

tanhduan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/11/07
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Ban QLDA thành lập để giúp việc cho Chủ Đầu tư trong việc thực hiện, triển khai các dự án. Với mỗi công trình khi hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu, Chủ Đầu tư bao giờ cũng có câu (trong QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu": Ban QLDA mời nhà thầu vào thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

Tình huống tớ nêu ra là: Khi nhận được quyết định này, thì Ông Trưởng Ban QLDA chuẩn bị đi công tác nước ngoài (khoảng 2 tuần), do tiến độ gấp, nên Ông Trưởng Ban QLDA ủy quyền cho ông Phó Ban QLDA ký hợp đồng với nhà thầu được chọn ? Vậy xin hỏi việc ủy quyền như thế có đúng luật không ?. Tớ cứ lăn tăn mãi. Tớ mong các bạn giúp đỡ
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Ban QLDA thành lập để giúp việc cho Chủ Đầu tư trong việc thực hiện, triển khai các dự án. Với mỗi công trình khi hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu, Chủ Đầu tư bao giờ cũng có câu (trong QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu": Ban QLDA mời nhà thầu vào thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

Tình huống tớ nêu ra là: Khi nhận được quyết định này, thì Ông Trưởng Ban QLDA chuẩn bị đi công tác nước ngoài (khoảng 2 tuần), do tiến độ gấp, nên Ông Trưởng Ban QLDA ủy quyền cho ông Phó Ban QLDA ký hợp đồng với nhà thầu được chọn ? Vậy xin hỏi việc ủy quyền như thế có đúng luật không ?. Tớ cứ lăn tăn mãi. Tớ mong các bạn giúp đỡ
Trong trường hợp của bạn thì Phó Ban QLDA được phép ký kết các hợp đồng có giá trị được ghi trong văn bản ủy quyền của Trưởng Ban QLDA.
Tuy nhiên cũng phải xem lại xem BQLDA của bạn trong quyết định thành lập thì CĐT có cho phép được ký hợp đồng không. Vì nếu CĐT ủy quyền cho Trưởng Ban QLDA ký kết các hợp đồng mà Trưởng BQLDA lại ủy quyền cho cấp phó ký là không đúng quy định đâu bạn ạ!
 

Lê Chí Dũng

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Tình huống tớ nêu ra là: Khi nhận được quyết định này, thì Ông Trưởng Ban QLDA chuẩn bị đi công tác nước ngoài (khoảng 2 tuần), do tiến độ gấp, nên Ông Trưởng Ban QLDA ủy quyền cho ông Phó Ban QLDA ký hợp đồng với nhà thầu được chọn ? Vậy xin hỏi việc ủy quyền như thế có đúng luật không ?. Tớ cứ lăn tăn mãi. Tớ mong các bạn giúp đỡ
Chào bạn, theo mình nghỉ :
1. Nếu đây là ban QLDA của chủ đầu tư, có nghĩa là CĐT có đủ năng lực để thành lập ban QLDA mà tự mình quản lý thì khi vắng mặt trưởng ban QLDA, có giấy ủy quyền của trưởng ban, thì phó Ban QLDA có thể ký hợp đồng với nhà thầu.
2. Nếu đây là 1 đơn vị tư vấn QLDA do chủ đầu tư thuê để quản lý giúp cho mình thì khi vắng mặt trưởng ban QLDA và có giấy ủy quyền của trưởng ban thì phó ban vẫn chưa đủ năng lực để ký. Để ký được thì phải có ý kiến của chủ đầu tư nữa. Theo quy định của nhà nước ta, việc ủy quyền chỉ được thực hiện 1 lần, do vậy khi chủ đầu tư đã giao việc(ủy quyền) cho trưởng ban thì trưởng Ban khong thể ủy quyền cho phó Ban khi chưa có ý kiến của CĐT.
Trên đây là ý kiến của mình, có gì sai các bạn góp ý nhé.
 
M

minhtuong

Guest
Ban QLDA thành lập để giúp việc cho Chủ Đầu tư trong việc thực hiện, triển khai các dự án. Với mỗi công trình khi hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu, Chủ Đầu tư bao giờ cũng có câu (trong QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu": Ban QLDA mời nhà thầu vào thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

Tình huống tớ nêu ra là: Khi nhận được quyết định này, thì Ông Trưởng Ban QLDA chuẩn bị đi công tác nước ngoài (khoảng 2 tuần), do tiến độ gấp, nên Ông Trưởng Ban QLDA ủy quyền cho ông Phó Ban QLDA ký hợp đồng với nhà thầu được chọn ? Vậy xin hỏi việc ủy quyền như thế có đúng luật không ?. Tớ cứ lăn tăn mãi. Tớ mong các bạn giúp đỡ

Chỉ có người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư mới đủ thẩm quyền ký hợp đồng. Nếu người đại diện theo pháp luật đi vắng thì phải có giấy ủy quyền cho cấp phó.
Ban QLDA không có thẩm quyền để ký hợp đồng.
 

thonb

Thành viên có triển vọng
Tham gia
31/5/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
CĐT ủy quyền cho Trưởng ban QLDA ký hợp đồng, Trưởng ban lại ủy quyền cho Phó ban ký hợp đồng các bạn cho là không phù hợp. Mình có xem qua Luật dân sự thì chưa phát hiện ra điều không phù hợp ở đây. rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các ban.
 

lekhoa_da

Thành viên năng động
Tham gia
6/9/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
18
Ban QLDA thành lập để giúp việc cho Chủ Đầu tư trong việc thực hiện, triển khai các dự án. Với mỗi công trình khi hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu, Chủ Đầu tư bao giờ cũng có câu (trong QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu": Ban QLDA mời nhà thầu vào thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

Tình huống tớ nêu ra là: Khi nhận được quyết định này, thì Ông Trưởng Ban QLDA chuẩn bị đi công tác nước ngoài (khoảng 2 tuần), do tiến độ gấp, nên Ông Trưởng Ban QLDA ủy quyền cho ông Phó Ban QLDA ký hợp đồng với nhà thầu được chọn ? Vậy xin hỏi việc ủy quyền như thế có đúng luật không ?. Tớ cứ lăn tăn mãi. Tớ mong các bạn giúp đỡ
Theo mình hiện nay, hình thức Ban QLDA có 04 loại :
1/- Chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA, trường hợp này các nguồn vốn có yếu tố trong nước thì Chủ đầu tư không ủy quyền được cho giám đốc TV điều hành dự án ký hợp đồng được.
2/- Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA giúp việc cho Chủ đầu tư, thì gọi như cách của bạn là Trưởng ban QLDA, Đại diện PL công ty có thể ủy quyền cho Trưởng Ban ký hợp đồng, trưởng ban không được ủy quyền cho người khác. Mình nghĩ trường hợp của bạn là trướng hợp này.
3/ Các bộ ngành, UBND, KCN,..lập ra Ban QLDA gọi PMU, các PMU này có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản, thì giám đốc PMU có thể ủy quyền cho PGĐ PMU ký kết các hợp đồng. Trong trường hợp này gọi là Giám đốc BQLDA chứ khg gọi là trưởng ban QLDA.
4/ Các dự án nguồn vốn nước ngoài 100%, Chủ đầu tư ký hợp đồng thuê TVĐHDA, và TVĐH DA trực tiếp ký hợp đồng với các đối tác Xd dự án, thì đại diện pháp luật của công ty TV DHDA có thể ủy quyền cho cấp dưới, hoặc đại diện của mình ký hợp đồng.
 

vietpre

Thành viên năng động
Tham gia
9/8/08
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
CĐT ủy quyền cho Trưởng ban QLDA ký hợp đồng, Trưởng ban lại ủy quyền cho Phó ban ký hợp đồng các bạn cho là không phù hợp. Mình có xem qua Luật dân sự thì chưa phát hiện ra điều không phù hợp ở đây. rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các ban.
Theo NĐ 16 thì việc GĐ Ban QLDA được ký HĐ hay không là do uỷ quyền của CĐT (Quyền hạn và trách nhiệm của Ban QLDA : Đàm phán ký hợp đồng với nhà thầu theo uỷ quyền của CĐT). Như vậy, GĐ Ban QLDA có thể ký HĐ với nhà thầu nếu CĐT uỷ quyền. Tuy nhiên, có 1 vấn đề minh xin nhờ các ACE tư vấn giúp :
1) DA của mình bằng vốn ngân sách, khi mở TK tại Kho bạc thì Chủ TK là CĐT, như vậy, khi ký HĐ với nhà thầu thì GĐ Ban QLDA không phải là chủ tài khoản. Như vậy ký HĐ có vấn đề gì không?
2) Theo trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA thì Ban QLDA có quyền hạn "Nghiệm thu, thanh toán quyết toán theo HĐ được ký kết". GĐ Ban QLDA không là chủ TK sao có thể thanh toán được cho nhà thầu?[FONT=&quot][/FONT]
 

Đắc Khang

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Cái này còn phải xem xét lại và tùy trường hợp mà có cách giải quyết. Nếu cứ cứng nhắc thì giả sử ông Trưởng Ban QLDA bệnh nặng và đang nằm viện dài ngày thì công trình phải dừng lại chờ ông ấy sao?
Theo tôi thì có các trường hợp sau :
1- Ban QLDA là độc lập : việc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban là OK vì không vi phạm ủy quyền 2 lần!
2- Ban QLDA là trực thuộc : chắc chắn là không được vì không thể ủy quyền 2 lần. Trong trường hợp đó thì cách giải quyết đơn giản là chuyển văn bản đến người ra quyết định ủy quyền cho Ông Trưởng Ban để ký vì Ông ấy đương nhiên có đủ thẩm quyền để ký rồi!
Và nói chung thì trong trường hợp quan trọng và nhạy cảm như vậy thì chẳng ai cho phép Ông Trưởng Ban QLDA đi công tác xa dài ngày đâu!
 
Last edited by a moderator:

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
62
Các bạn bàn về hợp đồng, tôi thấy bạn nào cũng có ý kiến hay, song theo tôi đánh giá thì bài viết của MINHTUONG là chuẩn xác.
Dù rằng trên thực tiễn vừa qua BKH liên tục thây đổi mẫu hợp đồng, có thay đổi gì đi chăng nữa thì chưa có cái nào là ổn cả , cho đến bây giờ Bộ kế hoạch ban hành một loạt các quyết định kềm theo rất nhiều mẫu trong đó có mẫu hợp đồng mua bán, dịch vụ....
Trong mẫu hợp đồng nào là điều kiện chung, điều kiện cụ thể rồi đến mẫu HD dài gần 40 trang " đó mới gọi là mẫu" thôi nhé, trong mẫu hợp đồng có điều ghi thứ tự ưu tiên các văn bản nào là thương thảo hợp đồng rồi hồ sơ mời thầu...ý tứ câu chữ thì thiếu công bằng, chủ đầu tư thể hiện vai trò như một "anh hùng" đi ban ơn cho nhà thầu.
Tất cả những vấn đề tồn tại là do:
- Chính bản thân người người soạn thảo văn bản là người của cơ quan NN có thẩm quyền nên đã thổi linh hồn của người có quyền vào HĐ ( thiếu bình đẳng).
- Soạn thảo thiếu thực tiễn , nhất là tình huống có tranh chấp.
- Chưa phù hợp với tinh thần hội nhập quốc tế như: công ước viên 1980 (liên hợp quốc - nói về hợp đồng mua bán quốc tế) và những tôn chỉ trong thương mại quốc tế và Asen VN đã tham gia.

*Trước hết khẳng định:Hình thưc hợp đồng và các quy định thỏa thuận trong HĐ là tối thượng.

bàn về mẫu HĐ do BKH soạn.
- Theo mẫu hợp đồng mà BKH ban hành không thể đàm phán nổi với các đối tác nước ngoài, vô vàn khó ( mà chủ đầu tư thì nhất nhất yêu cầu đàm phán và câu chữ viết như mẫu mới được).
- Trong hợp đồng nói chung và đặc biệt hợp đồng có yếu tố nước ngoài điều quan trọng phải nêu ra để làm căn cứ khi giải quyết tranh chấp đó là; Nguồn luật và cơ quan tài phán.
+ đã nói đến nguồn luật thì không thể gọi là ưu tiên hay không ưu tiên vì chúng là căn cứ ( ví dụ: đã là điều kiện tiên quyết thì nhà thầu nào vi phạm đều phải loại không thể quy định điều kiện tiên quyết nào là ưu tiên 1 hay ưu tiên 2...). Trong lúc đó mẫu hợp đồng BKH saon thảo đưa ra thứ tự văn bản ưu tiên.
+ Cơ quan phán xét là trọng tài kinh tế hay tòa án và của nước nào đó là thỏa thuận do hai bên chọn và khi họ phán xét dùng nguồn luật nước nào cũng do hai bên thỏa thuận. Mầu HĐ quá sơ sài phần này.

Các bạn thân mến, chính hợp đồng, vì hợp đồng và tất cả từ hợp đồng do vậy việc soan thảo hợp đồng vô cùng quan trọng, nêu có sơ xuất trong soạn thảo, và thẩm quyền ký thì nó có thể gây nên phá sản khi có tranh chấp xẩy ra. Do vậy một trong những vấn đề được quan tâm là thẩm quyền ký hợp đồng.
Trước đây pháp lệnh Hợp đồng kinh tế có mấy chục điều mà dành đến 6 điều nói về sự vô hiệu của hợp đồng khi ký không đúng thẩm quyền, Sau khi PL về HĐKT vô hiệu thì luật dân sự đã đáp ứng được những điều mong mỏi mà PL HĐKT chưa làm được, luật dân sự chỉ nêu mấy chữ mà đã khái quát hóa được thẩm quyền " hợp đồng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi người ký không đúng thẩm quyền".
Thế nào là người có thẩm quyền cũng được luật dân sự khái quát và không những thế luật doanh nghiệp, thương mại cũng theo đó mà dựng lên khái niệm người có thẩm quyền.
Thẩm quyền theo luật định và thẩm quyền theo ủy quyền đều OK cả.
Song trên thực tế một vi phạm mà mọi người tưởng như không vi phạm:đó là: Giám đốc là người có thẩm quyền; chỉ cần có ủy quyền là được.
-Theo điều 92 luật dân sự và điều 37 luật doanh nghiệp quy định chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân và làm theo ủy quyền của pháp nhân.
do vậy GD chi nhánh ngân hàng đâu được ký bảo lành nếu không có ủy quyền( gọi là GĐ làm theo ủy quyền).
-Theo luật dân sự ủy quyền phải được lập bằng văn bản trong đó người được ủy quyền và người ủy quyền cùng nhất trí ký vào giấy ủy quyền.

Nên khi các bạn đưa vấn đề BQLDA có được ký hay không và được ký lúc nào.
Trước hết mà nói trong trường hợp này GĐ BQLDA không phải là người có thẩm quyền. mà đã không có thẩm quyền thì ta STOP lại chưa nói đến phó GĐBQLDA, trong trường hợp CĐT có ghi trong phê duyệt trúng thầu là ủy quyền cho GĐ BQLDA đàm phán thương thảo, ký HĐ thì lại là chuyện thẩm quyền theo ủy quyền ( nhưng chú ý ủy quyền phải là ai ủy quyền cho ai, chứ ai ủy quyền cho tổ chức nào là chuyện khác)
(Mời những bạn có hứng thú vào trang doanh nghiệp VN tham khảo thêm: bài 10 điều cảnh báo doanh nghiệp VN trong thời kỳ hội nhập)
 
Last edited by a moderator:

docman

Thành viên có triển vọng
Tham gia
29/7/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tôi nghĩ rằng xem xét vấn đề này cần phải có căn cứ trình tự, trước hết phải xem xét thẩm quyền của ban quản lý dự án, ban quản lý dự án có thể đứng ra thương thảo đàm phán hợp đồng hay không, sau đó mới xem xét đến các vấn đề khác được.Theo tôi nghĩ phó ban sẽ không được ký hợp đồng.

Về mẫu hợp đồng của BKH cũng còn nhiều vấn đề chưa rõ, nhất là các điều kiện HD.
 

sunyal

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
16/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
18
Ban QLDA thành lập để giúp việc cho Chủ Đầu tư trong việc thực hiện, triển khai các dự án. Với mỗi công trình khi hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu, Chủ Đầu tư bao giờ cũng có câu (trong QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu": Ban QLDA mời nhà thầu vào thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

Tình huống tớ nêu ra là: Khi nhận được quyết định này, thì Ông Trưởng Ban QLDA chuẩn bị đi công tác nước ngoài (khoảng 2 tuần), do tiến độ gấp, nên Ông Trưởng Ban QLDA ủy quyền cho ông Phó Ban QLDA ký hợp đồng với nhà thầu được chọn ? Vậy xin hỏi việc ủy quyền như thế có đúng luật không ?. Tớ cứ lăn tăn mãi. Tớ mong các bạn giúp đỡ

Câu hỏi của bạn tanhtuan đặt ra rất rõ ràng "BQLDA thành lập để giúp việc cho CĐT", đây rơi vào trường hợp CDT thành lập BQLDA.

Tham chiếu theo Nghị Định 16/2005/NĐ-CP ngày 07-02-2005
có quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của CDT và BQLDA.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của CDT là "Ký kết hợp đồng với các Nhà Thầu",
- về phía BQLDA thì "đàm phán, ký kết hợp đồng với các Nhà thầu theo ủy quyền của CDT".

Tham chiếu theo Nghị Định 112/2006/NĐ-CP ngày 29-9-2006 thì:

- về phía CDT: "CDT có trách nhiệm thành lập BQLDA để giúp CDT quản lý thực hiện DA";"Việc CDT giao nhiệm vụ cho BQLDA phải được thể hiện trong quyết định thành lập BQKDA"; "CDT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của BQLDA".
- về phía BQLDA: "BQLDA thực hiện nhiệm vụ do CDT giao và quyền hạn do CDT ủy quyền"; "BQLDA chịu trách nhiệm trước CDT và Pháp Luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền"

Quay lại tình huống trên, chúng ta cần phải đưa về hệ quy chiếu thời gian để xác định cụ thể quyền hạn và nhiệm vụ của các Bên theo quy định. Sau khi ND 112/2006/ND-CP có hiệu lực thì mấu chốt chính là Quyết định thành lập BQLDA và các nhiệm vụ, quyền hạn của BQLDA được CDT giao cho, kèm theo với Quyết Định này. Chúng ta tham chiếu nội dung của Quyết Định này với phạm vi cho phép của BQLDA, rồi mới đi đến quyết định.

(Từ tình huống trên, các CDT cũng lưu ý khi làm Quyết Định thành lập BALDA, nêu cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn .... của BQLDA).

Chúc cả nhà sức khỏe! Cả nhà cùng thảo luận thêm ah!
:D:):D:):x
 

vietdungkt1

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
19/8/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
1
Nói túm lại, theo tôi nếu Ông trưởng BQLDA là người đại diện trước pháp luật thì được ủy quyền cho người khác (kể cả phó BQLDA hoặc nhân viên), còn trường hợp trưởng BQLDA được ủy quyền của người đại diện trước pháp luật (VD: của Tổgn GĐ, GĐ dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc quyết định giao nhiệm vụ, ...) thì không được ủy quyền lại.
 

duypnk

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/8/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Vậy cho hỏi trong trường hợp UBND 1 phường làm chủ đầu tư 1 công trình chỉ định thầu (gói xây lắp dưới 1 tỷ), Chủ tịch bận công tác xa, phó chủ tịch có quyền ký hợp đồng với đơn vị thi công không?
 

duongpmubg

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
30/6/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Ủy quyền ký HĐ khi trưởng ban vắng mặt

Chào bạn, theo mình nghỉ :
1. Nếu đây là ban QLDA của chủ đầu tư, có nghĩa là CĐT có đủ năng lực để thành lập ban QLDA mà tự mình quản lý thì khi vắng mặt trưởng ban QLDA, có giấy ủy quyền của trưởng ban, thì phó Ban QLDA có thể ký hợp đồng với nhà thầu.
2. Nếu đây là 1 đơn vị tư vấn QLDA do chủ đầu tư thuê để quản lý giúp cho mình thì khi vắng mặt trưởng ban QLDA và có giấy ủy quyền của trưởng ban thì phó ban vẫn chưa đủ năng lực để ký. Để ký được thì phải có ý kiến của chủ đầu tư nữa. Theo quy định của nhà nước ta, việc ủy quyền chỉ được thực hiện 1 lần, do vậy khi chủ đầu tư đã giao việc(ủy quyền) cho trưởng ban thì trưởng Ban khong thể ủy quyền cho phó Ban khi chưa có ý kiến của CĐT.
Trên đây là ý kiến của mình, có gì sai các bạn góp ý nhé.
Nếu Ban QLDA là 01 pháp nhân độc lập thì việc ủy quyền ký kết (bằng văn bản) của trưởng ban cho phó ban là không có gì trái luật cả. Không nhất thiết Ban đó được chủ đầu tư lập ra hay đi thuê
 

Top