Quy định ký biên bản nghiệm thu

  • Khởi xướng tran van duong
  • Ngày gửi

hadungdl

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/11/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Cán bộ giám sát ?

Các bác nói vậy thì các chú kỹ sư trẻ mới ra trường thì bố trí nhiệm vụ nào hợp lý? Để làm được chứng chỉ giám sát thì mất 3 năm và đã tham gia các công trình khác, không cho các chú ấy tham gia thì bao giờ mới làm được chứng chỉ? bao giờ mới có kinh nghiệm? bao giờ mới được tăng lương?
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV.
Các bác cho e hỏi: Chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thì chưa được đi giám sát
Mà muốn có chứng chỉ hành nghề giám sát thì phải yêu cầu là phỉa có kinh nghiệm về giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên
Vậy có phải là các kỹ sư tư vấn giám sát trước khi có chứng chỉ đều đã làm sai nghị định 12/2009/NĐ-CP không?

 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Bên tôi cũng làm tư vấn giám sát, với những người chưa có chứng chỉ kỹ sư tư vấn giám sát, chúng tôi chỉ để làm giám sát viên. Không được ký vào biên bản nghiệm thu, chỉ ký nháy còn giám sát chính (có chứng chỉ hành nghề) mới được phép ký. Giám sát viên làm những việc do giám sát chính phân công, không được ký nghiệm thu, hoàn công nhưng được ký ở sổ nhật ký thi công, nhật ký giám sát.
Đồng ý là không được ký biên bản nghiệm thu nếu chưa có chứng chỉ hành nghề
Nhưng được ký vào sổ nhật ký thi công và nhật ký giám sát?
Bạn có thể chỉ rõ văn bản nào hướng dẫn chi tiết về những việc này không?
 

No reason

Thành viên mới
Tham gia
24/3/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Cái này nên trực tiếp sang sở xây dựng tại tỉnh bạn đang công tác để hỏi nhé.

Mình đã làm cấp chứng chỉ như sau:

+ đọc rõ Nghị Định 112/2009 và 12/2009.
+ Đại học 3-5 năm: phụ thuộc, số lượng công trình quy mô công trình và loại công trình tham gia để được cấp chứng chỉ giám sát loại công trình. (dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, cầu đường, ...)
+ Cao đẳng cũng 3-5 năm và quy định như của đại học nhưng chỉ được giám sát các công trình cấp IV (công trình quy mô nhỏ)
+ Dù chưa có chứng chỉ giám sát thì vẫn được tham gia giám sát nếu có bằng Cao đẳng hoặc đại học chuyên ngày xây dựng (vai trò của lúc đó là thành viên của tổ giám sát, có tên trong biên bản nghiệm thu) nhưng chỉ được ký nháy vào biên bản nghiệm thu.
+ Trước khi có chứng chỉ giám sát phải đã tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát và có chứng nhận sau khi hoàn thành bài thi, thì vẫn được ký các biên bản nghiệm thu công việc hàng ngày nhưng không được ký hoàn thành hạng mục.
từ các quyết định là thành viên tổ giám sát, các biên bản nghiệm thu công việc của công trình sẽ là cơ sở để sở xây dưng xem xét và cấp chứng chỉ sau khi đã đủ các tiêu chí của Nghị Định
 

bicksay

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Việc này ai cũng lầm tưởng khi đưa các đồng chí Kỹ Sư chưa có chứng chỉ vào tổ giám sát là để lấy kinh nghiệm. Nhưng trường hợp thành lập Tổ giám sát kiểu này thì tôi đã bị Thanh tra XD sờ vào rồi. Và kết luận là những ai có chứng chỉ mới được vào tổ giám sát. Bởi nếu logic 1 chút thì rõ, với những công trình lớn có kỹ thuật cực cao nên cũng đòi hỏi trình độ kỹ sư giám sát phải cao tương ứng và phải có chứng chỉ về chuyên môn, nếu đưa những đồng chí trẻ măng chưa có kinh nghiệm và chưa có chứng chỉ vào làm giám sát thì liệu có ổn không? Việc này các bạn cứ hỏi anh Smod pth911 làm Thanh tra XD đã chiến đấu các loại chiến trường cả gần chục năm rồi sẽ rõ nhe.
Nếu theo như thế sinh viên mới ra trường đến bao giờ mới làm được chứng chỉ, vì không có chứng chỉ thì không được tham gia giám sát, không được thiết kế ( khi đấy không có hồ sơ kinh nghiệm để làm chứng chỉ->không làm được chứng chỉ), chỉ còn nước khi ra trường phải đi thi công, mà các hồ sơ mời thầu thì hầu như yêu cầu cán bộ thi công phải có 3-5 năm kinh nghiệm, vậy mới ra trường cũng không được làm cán bộ thi công, mà không được làm cán bộ thi công thì bao giờ mới có 3-5 năm kinh nghiệm. Bây giờ BXD yêu cầu cán bộ thi công trực tiếp cần có chứng chỉ thi công nữa thì chẳng còn ai làm được chứng chỉ.:confused:
 

ngocminhcold

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
26/2/10
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Vĩnh Phúc - Việt Nam
Các bác bàn nhau rôm rả quá. Vậy có ai biết bây giờ làm cái chứng chỉ hành nghề đó dễ như mua rau ngoài chợ không???
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Các bác bàn nhau rôm rả quá. Vậy có ai biết bây giờ làm cái chứng chỉ hành nghề đó dễ như mua rau ngoài chợ không???

Mình tường 3 năm kn mới xin được chứng chỉ chứ nhỉ? :) Chứ nếu bạn ngocminhcold nói dễ mua vậy thì mình thằng cháu con ông anh mới ra trường. Giờ mình cần mua 1 cái cho nó:D
Thanks
 

bicksay

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Các bác bàn nhau rôm rả quá. Vậy có ai biết bây giờ làm cái chứng chỉ hành nghề đó dễ như mua rau ngoài chợ không???
Bắt người ta phải có chứng chỉ để hành nghề, sau đấy là bán chứng chỉ - Ôi! đất nước tôi
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Các bác bàn nhau rôm rả quá. Vậy có ai biết bây giờ làm cái chứng chỉ hành nghề đó dễ như mua rau ngoài chợ không???
Ý kiến của bạn hơi tiêu cực, nhưng thiết nghĩ điều này xuất phát từ yếu tố cung cầu, xuất phát từ thực tế của việc quy định số năm kinh nghiệm để lấy chứng chỉ chưa hợp lý.
Vòng luẩn quẩn: Chưa có chứng chỉ hành nghề chưa được giám sát, mà muốn làm chứng chỉ hành nghề thì yêu cầu phải có 3 năm kinh nghiệm trở lên về giám sát, điều này gây khó khăn cho các kỹ sư mới ra trường. Mà e cũng chưa hiểu các bác lấy chứng chỉ giám sát bằng cách như thế nào với vòng luẩn quẩn trên.(khi ra trường chỉ làm cho công ty phụ trách tư vấn giám sát)
Vài thắc mắc của bản thân mong được chia sẻ
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Tôi đang làm việc tại công ty tưư vấn muốn hỏi mọi người về điều kiện ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng. Tôi đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp TVGS nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề vì tôi mới tốt nghiệp được 2 năm vạy tôi là gs viên hiện trường ký biên bản nghiệm thu công việc xd có đúng hay sai và theo quy định như thế nào để ký biên bản là đúng.

(@tran van duong: bạn nên sử dụng bộ gõ với mã Unicode)
Giám sát viên chưa có chứng chỉ hành nghề thì không được phép ký bất kỳ biên bản nào ngoài phạm vi của công ty bạn đâu nhé (liên quan đến nhà thầu hay chủ đầu tư...). Bạn có thể tham khảo thêm về ký nháy hay ký tắt mà các bác giám sát chính hay yêu cầu giám sát viên phải ký bây giờ không còn hiệu lực.
 
C

chuotdong

Guest
Vòng luẩn quẩn: Chưa có chứng chỉ hành nghề chưa được giám sát, mà muốn làm chứng chỉ hành nghề thì yêu cầu phải có 3 năm kinh nghiệm trở lên về giám sát, điều này gây khó khăn cho các kỹ sư mới ra trường. Mà e cũng chưa hiểu các bác lấy chứng chỉ giám sát bằng cách như thế nào với vòng luẩn quẩn trên.(khi ra trường chỉ làm cho công ty phụ trách tư vấn giám sát)
Vài thắc mắc của bản thân mong được chia sẻ
Cái này phải đọc văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Chính phủ xem nó nói thế nào mà áp dụng thôi.

Theo mình thì chỉ cần người đó có mặt ở Công ty đó (> 3 năm) trong lúc Công ty đó đang thực hiện dịch vụ giám sát thi công công trình, còn việc xác nhận người mới vào đó tham gia như thế nào (bằng chứng ?) thì do Công ty đó chịu trách nhiệm.

Nếu những người mới làm mà được ký nháy thì rõ ràng hơn, tuy nhiên pháp luật nó vậy
 
C

chuotdong

Guest
Bạn có thể tham khảo thêm về ký nháy hay ký tắt mà các bác giám sát chính hay yêu cầu giám sát viên phải ký bây giờ không còn hiệu lực.
Văn bản nào quy định việc "ký nháy" vậy bạn ? , mình hỏi cả văn bản không còn hiệu lực ấy
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Giá trị thật của chứng chỉ hành nghề TVGS bằng 1/2 giá trị mớ rau muống ở ngoài chợ

Các bác bàn nhau rôm rả quá. Vậy có ai biết bây giờ làm cái chứng chỉ hành nghề đó dễ như mua rau ngoài chợ không???
Mình tường 3 năm kn mới xin được chứng chỉ chứ nhỉ? :) Chứ nếu bạn ngocminhcold nói dễ mua vậy thì mình thằng cháu con ông anh mới ra trường. Giờ mình cần mua 1 cái cho nó:D
Thanks
Bắt người ta phải có chứng chỉ để hành nghề, sau đấy là bán chứng chỉ - Ôi! đất nước tôi
Các anh sau khi ra trường (trường Dởm, trường Sịn đều được, miễn là có củ khoai cộp vào xác nhận đã qua cái lớp nào đó và được người đời gắn cho cái mác kỹ sư), cũng chẳng cần ra trường được 3 năm đâu. Cấp được hết.

Chỉ sợ nhất là các anh có chứng chỉ hành nghề rồi mà chẳng hiểu quái gì về nghề.

Còn muốn cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cho công trình cấp IV, chỉ yêu cầu các anh đúng 1 câu hỏi: Các anh đã nhìn thấy gói xi măng bao giờ chưa? Nếu bảo là đã nhìn thấy rồi là đủ yêu cầu cấp chứng chỉ rồi đấy.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Đọc lại cả chủ đề 1 lượt, mình xin phát biểu cảm tưởng thế này :D:
1. Chưa có bác nào dẫn chứng bất kỳ văn bản pháp lý nào nêu rõ giám sát phải có chứng chỉ. Văn bản này thực sự là cần thiết. có vậy, Các công ty, tổ chức tư vấn mới không dám làm liều. Vì chưa có chế tài xử phạt Tổ chức tư vấn bố trí người giám sát chưa đủ năng lực. Tất nhiên ai được đi giám sát thì sẽ học qua lớp đào tạo bên giá xây dựng cho yên tâm công tác rồi.
2. Việc phân hạng tổ chức tư vấn hạng 1 và 2 là để sếp hạng tổ chức tư vấn, đánh giá năng lực tổ chức tư vấn. Cái này, khi đấu thầu có thể mượn pho tô, công chứng bạn bè được. Vì cũng chẳng có đơn vị nào đóng dấu đánh giá cho tổ chức tư vấn, mà chúng ta tự hiểu và áp dụng với nhau mà thôi. về khía cạnh này, thì không bằng mấy quan bia vỉa hè xin được chứng chỉ an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm :D.
3. Bác CE114-04, có dẫn chứng về tư vấn giám sát hành nghề độc lập được nêu trong Nghị định 12 (được giám sát công trình cấp IV...) cũng không có nghĩa là đi giám sát phải có chứng chỉ hành nghề.
- Mình cũng từng đi Tư vấn giám sát rồi: từ năm 2005-2008: (luật ra đời rồi) hồi đó ít người biết đến chứng chỉ lắm; mãi sau này 2009 mới thấy lục tục đi làm chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp của mình chính là: qua lớp đào tạo, chưa cấp chứng chỉ hành nghề, vẫn ký biên bản ầm ầm (Tất nhiên sẽ không tiết lộ Tư vấn ở công trình nào đâu). Vì yêu cầu chứng chỉ mãi sau này, nên mới có chuyện điều kiện cần để cấp chứng chỉ là đã từng giám sát 03 công trình trước khi luật ra đời. Câu này chứng tỏ luật có quy định phải có chứng chỉ hành nghề nhỉ, có ai dẫn chứng trong luật nói thế không?
4. Nói tóm lại, có bác nào nêu văn bản pháp lý nêu trực tiếp:
- Đi tư vấn phải có chứng chỉ hành nghề. nếu không có mà vẫn đi tư vấn thì xử lý thế nào? có đi tù không? Tổ chức bố trí nhân sự yếu kém thì có làm sao không? Ví như, Cửa hàng thuốc mà không có Dược sỹ đứng tên chịu trách nhiệm, đoàn kiểm tra xộc vào bất trợt, thiếu cái này cái nọ là bị phạt nặng liền. Lĩnh vực xây dựng mình chắc cũng quy định thế chứ nhỉ.
5. Còn đúng là làm chứng chỉ hành nghề thì cũng không quá khó. Chịu khó tìm hiểu thì biết chỗ dễ làm, tốn ít tiền, mất ít thời gian.
6. Nghề Tư vấn giám sát: là một nghề cao quý. Vì được làm cương vị đó, ta như 1 người thầy ở ngoài công trường: Tư vấn và giám sát nghiêm thu mà.
Có điều, Thường trước khi những người làm văn bản quy phạm pháp luật nghĩ ra một thủ tục gì để hoàn thiện cơ sở pháp lý, đúng ra đối tượng áp dụng là được định nghĩa trong từ điển tiếng việt, nhưng có lẽ soạn thảo chỉ do 1 số ít người dự thảo nên cũng thường hay bị yếu tố cá nhân xen vào tác động đến (vừa soạn văn bản vừa nhớ đến ông anh con bác mình sẽ được tăng thêm việc, thêm quyền).

Nhưng không vì thế mà chúng ta bớt tự hào, vì mình là người Việt: Tình cảm mà lý trí; biết thửa hưởng, kế thừa những phẩm chất của các thế hệ cha anh để lại. Là sản phẩm của nền văn minh lúa nước với lịch sử 4000 ngàn năm, không phải ngày một ngày hai mà xây dựng lên được, vẫn quan niệm mọi việc phụ thuộc vào 3 yếu tố là chính: Thiên thời, địa lợi nhân hòa là chính. Chứ không phải mình không biết xây dựng luật đâu nhé, biết đấy, vì nếu không tự xây được, thì bê nguyên luật của mấy đàn em Anh Mỹ sinh sau đẻ muộn về mà sài, lại còn được tiếng đàn anh, biết đứng trên vai kẻ khác :D, chẳng qua là không... thèm thôi.
Hôm nay tự rưng miên man thế, không biết tối làm mấy cốc bia nữa!
 
Last edited by a moderator:

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Văn bản nào quy định việc "ký nháy" vậy bạn ? , mình hỏi cả văn bản không còn hiệu lực ấy
Trong một phạm vi khác, ký tắt là một hành vi được luật hóa, quy định tại điều 2, Luật số 41/2005/QH11 “Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế” năm 2005, trong đó có giải thích từ ngữ:“Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.” Như vậy, ký tắt là việc các vị đại diện của các bên tham gia đàm phán, soạn thảo ký xác nhận văn bản. Trong đó, dự thảo là văn bản đã được thông qua, có giá trị pháp lý rõ ràng và chắc chắn không phải là chữ ký tắt như các cách hiểu thông thường mà một số cơ quan đã quy định và thực hiện như nói ở trên.Về ký nháy, qua tra cứu nhiều tài liệu nhưng chưa tìm thấy khái niệm hay định nghĩa nào nói về ký nháy.Thực tế ở nước ta, có một số văn bản khi phát hành có chữ ký gọi là ký tắt, ký nháy khá to, rõ; lại có chữ ký nằm sau phần “TM.UBND…” hoặc sau, trên chữ ký của “BỘ TRƯỞNG BỘ…” (Thông tư Liên tịch số 06/2011/TTLT ngày 6.6.2011 của Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm cho người đọc văn bản thấy phản cảm và có suy nghĩ khác nhau về chữ ký chính thức của người có thẩm quyền . Hiện nay, thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ - CP và Nghị định 09/2010/NĐ - CP của Chính phủ không quy định việc ký tắt, ký nháy. Như vậy, việc để các chữ gọi là ký tắt, ký nháy xuất hiện trong văn bản khi phát hành là trái quy định của pháp luật.
Link:
http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/tin-tc-s-kin/405-gia-tr-phap-ly-ca-ky-nhay-ky-tt
 
C

chuotdong

Guest

Trong một phạm vi khác, ký tắt là một hành vi được luật hóa, quy định tại điều 2, Luật số 41/2005/QH11 “Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế” năm 2005, trong đó có giải thích từ ngữ:“Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.” Như vậy, ký tắt là việc các vị đại diện của các bên tham gia đàm phán, soạn thảo ký xác nhận văn bản. Trong đó, dự thảo là văn bản đã được thông qua, có giá trị pháp lý rõ ràng và chắc chắn không phải là chữ ký tắt như các cách hiểu thông thường mà một số cơ quan đã quy định và thực hiện như nói ở trên.Về ký nháy, qua tra cứu nhiều tài liệu nhưng chưa tìm thấy khái niệm hay định nghĩa nào nói về ký nháy.Thực tế ở nước ta, có một số văn bản khi phát hành có chữ ký gọi là ký tắt, ký nháy khá to, rõ; lại có chữ ký nằm sau phần “TM.UBND…” hoặc sau, trên chữ ký của “BỘ TRƯỞNG BỘ…” (Thông tư Liên tịch số 06/2011/TTLT ngày 6.6.2011 của Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm cho người đọc văn bản thấy phản cảm và có suy nghĩ khác nhau về chữ ký chính thức của người có thẩm quyền . Hiện nay, thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ - CP và Nghị định 09/2010/NĐ - CP của Chính phủ không quy định việc ký tắt, ký nháy. Như vậy, việc để các chữ gọi là ký tắt, ký nháy xuất hiện trong văn bản khi phát hành là trái quy định của pháp luật.
Link:
http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/tin-tc-s-kin/405-gia-tr-phap-ly-ca-ky-nhay-ky-tt

Theo bạn dẫn ra ở trên thì khá rõ: ký tắt và ký nháy có vẻ là khác nhau. Tuy nhiên mình thấy ký tắt nó là một thủ tục hơn là một hành động thật sự.

Mình chỉ muốn trao đổi ý nghĩ thực tế của hành động này - theo mình nó (ký nháy) mang tính nội bộ hơn:

Ví dụ các trang của các Hợp đồng đều phải có 1 người nào đó ký nháy, người có chức trách không thể xem, kiểm soát hết được và phải tin vào người ký nháy cho mình. Còn trách nhiệm Pháp luật thì vẫn là người ký chính thức - hay còn gọi là "ký to" :)
 
C

chuotdong

Guest
Đọc lại cả chủ đề 1 lượt, mình xin phát biểu cảm tưởng thế này :D:
1. Chưa có bác nào dẫn chứng bất kỳ văn bản pháp lý nào nêu rõ giám sát phải có chứng chỉ. Văn bản này thực sự là cần thiết. có vậy, Các công ty, tổ chức tư vấn mới không dám làm liều. Vì chưa có chế tài xử phạt Tổ chức tư vấn bố trí người giám sát chưa đủ năng lực. Tất nhiên ai được đi giám sát thì sẽ học qua lớp đào tạo bên giá xây dựng cho yên tâm công tác rồi.

2. Việc phân hạng tổ chức tư vấn hạng 1 và 2 là để sếp hạng tổ chức tư vấn, đánh giá năng lực tổ chức tư vấn. Cái này, khi đấu thầu có thể mượn pho tô, công chứng bạn bè được. Vì cũng chẳng có đơn vị nào đóng dấu đánh giá cho tổ chức tư vấn, mà chúng ta tự hiểu và áp dụng với nhau mà thôi. về khía cạnh này, thì không bằng mấy quan bia vỉa hè xin được chứng chỉ an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm :D.
1) Văn bản thì có chứ, bác tìm trên mạng.
2) Chuyện mượn thì là nói thế thôi, còn phải có văn bản thỏa thuận, hợp đồng thuê mướn chuyên gia chứ nhỉ
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo bạn dẫn ra ở trên thì khá rõ: ký tắt và ký nháy có vẻ là khác nhau. Tuy nhiên mình thấy ký tắt nó là một thủ tục hơn là một hành động thật sự.

Mình chỉ muốn trao đổi ý nghĩ thực tế của hành động này - theo mình nó (ký nháy) mang tính nội bộ hơn:

Ví dụ các trang của các Hợp đồng đều phải có 1 người nào đó ký nháy, người có chức trách không thể xem, kiểm soát hết được và phải tin vào người ký nháy cho mình. Còn trách nhiệm Pháp luật thì vẫn là người ký chính thức - hay còn gọi là "ký to" :)
Đối với một số văn bản quan trọng cần phải có chữ ký của người kiểm tra văn bản trước khi trình người có thẩm quyền ký ban hành thì có thể hướng dẫn thống nhất về ký kiểm tra (không nên gọi là ký tắt, ký nháy) theo hướng: quy định rõ thẩm quyền và phạm vi chịu trách nhiệm của người ký; hình thức, kích thước và phải đăng ký chữ ký kiểm tra văn bản với cơ quan thẩm quyền;trên mỗi tờ văn bản (nếu văn bản có nhiều tờ) đều phải có chữ ký kiểm tra; về vị trí chữ ký kiểm tra trên mỗi tờ văn bản, nên có một ô nhỏ cuối văn bản và chỉ được ký trong phạm vi ô đó. Chữ ký kiểm tra chỉ ký trên “bản gốc văn bản” để lưu hồ sơ và chỉ lưu hành nội bộ cơ quan; khi ban hành “bản chính văn bản” và sao chụp phát hành đến các đối tượng thi hành thì phải xử lý kỹ thuật, không nên để hiển thị phần chữ kiểm tra.
 

tcs

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/10/07
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Em có vấn đề này hỏi các bác được không? Hiện nay thời buổi kinh tế thị trường thu nhập thấp đòi hỏi anh em phải thò chân vào nhiều chỗ mới mong có thu nhập. Nếu một người có thể làm giấy phép hành nghề giám sát thi công XDDD, giao thông, thủy lợi..., giấp phép hành nghề định giá xây dựng để ký thẩm tra, giấy phép hành nghề thiết kế kết cấu .v.v. Liệu người đó có thể ký đồng loạt các mục nêu trên không nhưng không phải là của 1 công trình.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Em có vấn đề này hỏi các bác được không? Hiện nay thời buổi kinh tế thị trường thu nhập thấp đòi hỏi anh em phải thò chân vào nhiều chỗ mới mong có thu nhập. Nếu một người có thể làm giấy phép hành nghề giám sát thi công XDDD, giao thông, thủy lợi..., giấp phép hành nghề định giá xây dựng để ký thẩm tra, giấy phép hành nghề thiết kế kết cấu .v.v. Liệu người đó có thể ký đồng loạt các mục nêu trên không nhưng không phải là của 1 công trình.
Theo mình nghĩ nếu là trong 1 công trình mà ông kiêm hết thì chắc không có đâu, còn đối với nhiều công trình thì chắc ok thôi. Ví dụ như ông thiết kế công trình này nhưng giám sát cho 2,3 công trình thì ông vẫn được kí vào biên bản bình thường có liên quan gì đâu miễn là ông có đủ năng lực hành nghề trong các lĩnh vực bạn nêu" giao thông, thủy lợi. XDDD...". Tôi có ông anh vừa làm giám sát, vừa thiết kế công trình vẫn ký biên bản vô sờ tư có sao đâu nhưng cái này là cho nhiều công trình. Đôi chút ý kiến
 

Top