Quy trình: quyết toán -> kiểm toán -> Thẩm tra phê duyệt quyết toán

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Một nội dung quan trọng khi thanh toán các hợp đồng trong hoạt động xây dưng là phải hoàn thành hồ sơ quyết toán.
Em lập chủ đề này mong các bác trao đổi về quy trình quyết toán một dự án đầu tư xây dựng. Khi nào thì quyết toán? khi nào kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán? Các chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán được tính toán ra sao đứng trên góc độ chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn?
Mong nhận được các ý kiến trao đổi.
 
  • Like
Các tương tác: vna
S

son_vq121

Guest
Quyết toán - Kiểm toán - Thẩm tra phê duyệt quyết toán

Lĩnh vực này khá rộng, ta nên lấy một lĩnh lực khá đại diện là Vốn ngân sách NN để bàn (các phần việc sử dụng vốn NSNN), trong lĩnh vực này ta chỉ nói đến các Công trình xây dựng thôi, OK?

1. Quyết toán:
Đương nhiên mọi công trình sử dụng vốn từ NSNN đều phải quyết toán và quyết toán ở đâu thì tùy theo cấp quyết định đầu tư.

2. Kiểm toán độc lập:
Theo Thông tư 33/2007/TT-BTC thì tất cả các công trình thuộc nguồn vốn NSNN từ nhóm B trở lên trước khi trình hồ sơ lên Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán bắt buộc phải kiểm toán độc lập Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (thông qua hợp đồng ký với Chủ đầu tư), các công trình nhóm C trở xuống không bắt buộc phải kiểm toán, nhưng nếu chủ đầu tư thấy cần thiết vẫn có thể ký hợp đồng với Công ty kiểm toán làm việc bình thường. Vậy nhiệm vụ của kiểm toán trong việc này là gì, xin trích điều 10, 11 - Chuẩn mực kiểm toán số 1000:

"10. Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán vốn đầu tư hiện hành, có tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan về quản lý đầu tư xây dựng và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình và kết quả đầu tư hay không?
11. Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán làm tăng thêm sự tin cậy của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành."

Phần lớn chúng ta vẫn hiểu sai về kiểm toán độc lập: cậy quyền, cắt xén khối lượng, đơn giá của nhà thầu một cách vô lối. Xin đính chính rằng hoàn toàn không phải vậy, kiếm toán độc lập trong trường hợp này với chức năng chính là: Tư vấn giúp chủ đầu tư, nhà thầu soát xét các thủ tục trong quản lý đầu tư XDCB, cái nào thiếu thì bổ sung cho đầy đủ, các sai phạm (nếu có) thì có thể khắc phục, trường hợp không thể khắc phục được lúc ấy phải chịu bị giảm trừ thôi. Tất nhiên trong thực tế cũng có kiểm toán viên thế này, thế nọ, thế mới có chuyện nhà thầu kêu chứ!

3. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
Cấp nào ra quyết định đầu tư thì cấp đó sẽ thẩm tra phê duyệt quyết toán:
- Đối với công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư thì sẽ thẩm tra ở Phòng Đầu tư Sở Tài chính, sau khi thẩm tra Sở Tài chính sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Đối với công trình do UBND huyện quyết định đầu tư thì sẽ thẩm tra ở Phòng Kế hoạch - tài chính huyện, sau khi thẩm tra Phòng KH-TC sẽ trình UBND huyện phê duyệt.
- Tương tự như vậy nếu là Bộ quyết định đầu tư - thẩm tra ở Vụ tài chính tương ứng; Chính phủ quyết định đầu tư - Thẩm tra ở Bộ Tài chính.

Một số thông tin nhỏ như trên để mọi người biết thêm một tí. Xin nhường lời cho các anh em khác.

Thân!
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Quyết định số 56/2008/QĐ - BTC

Em xin bổ xung quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với dự án sử dụng vốn NSNN. Quy trình này áp dụng cho các đơn vị thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cụ thể như sau:
a- Tiếp nhận hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành;
b- Thẩm tra quyết toán đối với các dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán;
c- Thẩm tra quyết toán đối với các dự án không thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán;
d- Trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
1. Quyết toán dự án hoàn thành:
Tất cả các dự án sử dụng vốn NSNN trước khi bàn giao đưa vào sử dụng đều phải quyết toán theo thông tư 33/2007/TT - BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành.
2. Quy định về kiểm toán báo cáo quyết toán: Các dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B phải thực hiện công tác kiểm toán báo cáo quyết toán.
Chủ đầu tư thực hiện việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo luật đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ - CP về việc hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và Lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng.
3. Yêu cầu của công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành

a- Công tác thẩm tra quyết toán phải tuân thủ các cơ chế chính sách của Nhà nước phù hợp với từng thời kỳ thực hiện dự án. Cơ quan chủ trì thẩm tra được đề nghị các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành xem xét, giải quyết những kiến nghị, vướng mắc liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán.
b- Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán phải bảo đảm tính đúng đắn, trung thực, khách quan.
c- Thời gian thực hiện thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Bộ Tài chính.
Rất mong nhận được góp ý! Thanks.


 
Last edited by a moderator:
S

son_vq121

Guest
Chà!

Mod dùng cái font gì mà khó đọc quá!

Thanks!
 
S

son_vq121

Guest
Quyết toán - Kiểm toán - Thẩm tra phê duyệt quyết toán

"Các chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán được tính toán ra sao đứng trên góc độ chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn?"

Đứng trên góc độ chủ đầu tư hay nhà thầu tư vấn thì đều phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước (theo Thông tư 33/2007/TT-BTC).

Tuy nhiên có một thực tế là: rất nhiều nhà thầu tư vấn thiết kế khi lập dự toán thường quên mất đi (bỏ sót) chi phí kiểm toán và sau này khi yêu cầu phải kiểm toán Chủ đầu tư lại phải trình duyệt chi phí bổ sung phần này.

Còn một việc mà một số nhà thầu tư vấn thiết kế khi lập dự toán vần còn nhầm, đó là: theo quy định của Thông tư 33/2007/TT-BTC thì khi Báo cáo QT vốn đầu tư hoàn thành đã được kiểm toán rồi thì định mức chi phỉ thẩm tra phê duyệt quyết toán phải được nhân với hệ số k= 0,5, tuy nhiên tư vấn thiết kế lại sót mất hệ số này.

Nêu ra một số việc cho đủ với các ý mà "chuminh2212" đã nêu thôi!

Thân!
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Trình tự thẩm tra quyết toán đối với các dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán

Đối với các dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán, trên cơ sở Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của chủ đầu tư và Báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành của kiểm toán độc lập, cán bộ thẩm tra thực hiện thẩm tra theo các bước sau:
1-
Thẩm tra tính pháp lý của hợp đồng kiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời gian và thể thức thực hiện kiểm toán đối với dự án.
2-
Thẩm tra việc tuân thủ trình tự kiểm toán của Báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành với quy định tại Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành số 1000 ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 08/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3-
Đối chiếu các nội dung của Báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành với các nội dung quy định tại Điểm 2, mục VI, phần II của Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Điểm 3 của Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC; Trường hợp không đảm bảo yêu cầu theo quy định, cơ quan thẩm tra thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.
4-
Thẩm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án trong danh mục các văn bản sử dụng của báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành .
5-
Xem xét những ý kiến mà chủ đầu tư không thống nhất với báo cáo kiểm toán của nhà thầu kiểm toán.
6-
Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có). Trường hợp cần thiết phải có văn bản xin ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền quyết định.
7 -
Nhận xét, kiến nghị.
- Nhận xét, đánh giá về các bước thẩm tra trên.
- Kiến nghị biện pháp giải quyết các tồn tại của dự án sau khi quyết toán.
- Kiến nghị với các cơ quan liên quan về quá trình quản lý đầu tư, thực hiện dự án.
 

thuy3010

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Em có gợi ý thế này: Ở trên là lý thuyết rồi, giờ bác nào có kinh nghiệm nêu các tình huống trong quá trình thẩm tra ra bàn luận đi ạ?
Chúng ta cùng thảo luận!

Em xin mở màn ạ: Đầu tiên là tình huống về chi phí xây lắp
Hiện em đang làm thẩm tra 1 công trình, trong đó có hạng mục có công việc tháo dỡ đá hộc với khối lượng 401.7 m3. Ở hạng mục khác lại có công việc lát đá với khối lượng ít thôi (chỉ 19m3). Nhưng khi thi công, nhà thầu không tận dụng đá tháo dỡ để lát mà dùng đá mua mới. Tình huống này xử lý thể nào ạ? Mong các bác cùng thảo luận giúp đỡ em!
 
Last edited by a moderator:

Nhenden5878

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/7/08
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Đơn vị em trả tiền cho Kiểm toán mà thấy ức không chịu được nhưng mà chẳng thay đổi được gì.
Vấn đề là thế này: Theo thông tư 33 thì Định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (được duyệt hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể nhân với tỷ lệ quy định
TRong khi đó thì Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật nên thường thì Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều so với dự toán được duyệt.
Rồi qua quá trình đấu thầu, thi công thì dự án thực hiện với một chi phí thấp hơn rất nhiều so với dự toán được duyệt.
Khi Kiểm toán thực hiện kiểm toán công trình thì chỉ thực hiện đối với phần chi phí đã thi công và quyết toán nhưng lại hưởng chi phí kiểm toán bằng tỉ lệ % theo quy định nhân với tổng mức đầu tư ban đầu.
Em thấy nó vô lý quá nhưng vẫn phải trả tiền cho Kiểm toán vì Bộ tài chính đã quy định như vậy rồi, mong các bác có ý kiến thêm.
 

Nhenden5878

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/7/08
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Em xin mở màn ạ: Đầu tiên là tình huống về chi phí xây lắp
Hiện em đang làm thẩm tra 1 công trình, trong đó có hạng mục có công việc tháo dỡ đá hộc với khối lượng 401.7 m3. Ở hạng mục khác lại có công việc lát đá với khối lượng ít thôi (chỉ 19m3). Nhưng khi thi công, nhà thầu không tận dụng đá tháo dỡ để lát mà dùng đá mua mới. Tình huống này xử lý thể nào ạ? Mong các bác cùng thảo luận giúp đỡ em!
Em cũng đã gặp nhiều trường hợp như Bác. Số là Công trình của em thẩm tra có hạng mục đổ đất thừa đi nhưng ở hạng mục khác lại có công việc đắp đất. Nhà thầu vẫn lập chi phí vận chuyển đất thừa đổ đi vừa tính chi phí vận chuyển đất đến để đắp vừa tính chi phí vật liệu cho phần đất đắp vào. Em đã cắt phần vận chuyển đất thừa bằng đúng khối lượng đất đắp, cắt luôn chi phí vận chuyển và chi phí vật liệu đất đắp. Nhà thầu không có ý kiến gì cả. Vẫn chấp nhận vì nó có lý mà.
 
C

chuotdong

Guest
Đơn vị em trả tiền cho Kiểm toán mà thấy ức không chịu được nhưng mà chẳng thay đổi được gì.
Vấn đề là thế này: Theo thông tư 33 thì Định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (được duyệt hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể nhân với tỷ lệ quy định
TRong khi đó thì Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật nên thường thì Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều so với dự toán được duyệt.
Rồi qua quá trình đấu thầu, thi công thì dự án thực hiện với một chi phí thấp hơn rất nhiều so với dự toán được duyệt.
Khi Kiểm toán thực hiện kiểm toán công trình thì chỉ thực hiện đối với phần chi phí đã thi công và quyết toán nhưng lại hưởng chi phí kiểm toán bằng tỉ lệ % theo quy định nhân với tổng mức đầu tư ban đầu.
Em thấy nó vô lý quá nhưng vẫn phải trả tiền cho Kiểm toán vì Bộ tài chính đã quy định như vậy rồi, mong các bác có ý kiến thêm.
Vấn đề là thời điểm người ta kiểm toán và khi đó người ta có trách nhiệm kiểm toán cả phần không thi công .... nữa hay không ?
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Đơn vị em trả tiền cho Kiểm toán mà thấy ức không chịu được nhưng mà chẳng thay đổi được gì.
Vấn đề là thế này: Theo thông tư 33 thì Định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (được duyệt hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể nhân với tỷ lệ quy định
TRong khi đó thì Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật nên thường thì Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều so với dự toán được duyệt.
Rồi qua quá trình đấu thầu, thi công thì dự án thực hiện với một chi phí thấp hơn rất nhiều so với dự toán được duyệt.
Khi Kiểm toán thực hiện kiểm toán công trình thì chỉ thực hiện đối với phần chi phí đã thi công và quyết toán nhưng lại hưởng chi phí kiểm toán bằng tỉ lệ % theo quy định nhân với tổng mức đầu tư ban đầu.
Em thấy nó vô lý quá nhưng vẫn phải trả tiền cho Kiểm toán vì Bộ tài chính đã quy định như vậy rồi, mong các bác có ý kiến thêm.
Việc tính toán chi phí kiểm toán đã được quy định rất rõ trong thông tư 33/2007/TT - BTC. Khoản chi phí này là không lớn nếu bạn nhìn vào phạm vi công việc của kiểm toán, bạn tham khảo thêm Chuẩn mực kiểm toán 1000. Kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm tra trên tất cả các giai đoạn của dự án, từ hồ sơ pháp lý của dự án rồi nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư...
Các cao thủ cho thêm ý kiến nhé.
 

daodinhdung

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
21/4/09
Bài viết
246
Điểm thành tích
43
Tuổi
51
Em xin mở màn ạ: Đầu tiên là tình huống về chi phí xây lắp
Hiện em đang làm thẩm tra 1 công trình, trong đó có hạng mục có công việc tháo dỡ đá hộc với khối lượng 401.7 m3. Ở hạng mục khác lại có công việc lát đá với khối lượng ít thôi (chỉ 19m3). Nhưng khi thi công, nhà thầu không tận dụng đá tháo dỡ để lát mà dùng đá mua mới. Tình huống này xử lý thể nào ạ? Mong các bác cùng thảo luận giúp đỡ em!

Không biết trong HSTK có đề cập đến tận dụng đá hộc cũ không, nếu HSTK không đề cập thì nhà thầu mua đá mới.... cho đúng thiết kế
 

thuy3010

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Em cũng đã gặp nhiều trường hợp như Bác. Số là Công trình của em thẩm tra có hạng mục đổ đất thừa đi nhưng ở hạng mục khác lại có công việc đắp đất. Nhà thầu vẫn lập chi phí vận chuyển đất thừa đổ đi vừa tính chi phí vận chuyển đất đến để đắp vừa tính chi phí vật liệu cho phần đất đắp vào. Em đã cắt phần vận chuyển đất thừa bằng đúng khối lượng đất đắp, cắt luôn chi phí vận chuyển và chi phí vật liệu đất đắp. Nhà thầu không có ý kiến gì cả. Vẫn chấp nhận vì nó có lý mà.

Nhà thầu họ cãi rằng: Đá sau khi tháo dỡ bị vỡ và không đạt yêu cầu nên không tận dụng được (Nếu vậy thì phải có biên bản hủy bỏ hoặc trong biên bản nghiệm thu công việc này phải nói rõ chất lượng đá sau khi tháo dỡ). Đằng này không có gì chứng minh điều đó. Em là nhân viên mới và mới làm ở phương diện này nên cũng chưa có kinh nghiệm trong những pha xử lý. Hỏi mấy anh chị cùng phòng thì anh chị bảo cứ cắt phần vật liệu đá lát nếu không tính chi phí tận thu = (70%*KL đá tháo dỡ* ĐG đá tại thời điểm thi công) thì họ còn thiệt hơn. Nhà thầu họ cãi căng quá, em mới làm nên cũng thấy choáng. Mong các bác giúp em vài cách giải quyết ạ?

Rất mong phản hồi của các bác !
 

thuy3010

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Không biết trong HSTK có đề cập đến tận dụng đá hộc cũ không, nếu HSTK không đề cập thì nhà thầu mua đá mới.... cho đúng thiết kế

Thẩm quyền của cơ quan thẩm tra (chuyên viên thẩm tra) là thẩm tra từ khâu bắt đầu đến khâu kết thúc của dự án cơ mà bác? Phải chăng thiếu từ thiết kế?
 
Last edited by a moderator:

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Tôi cho rằng cắt bỏ thành phần công việc thi công lát đá mới của nhà thầu là quá đáng. Vì thực tế họ có mua đá và thi công, anh cắt đi không thanh quyết toán thì họ ăn gì? Hơn nữa nếu CĐT mời thầu nêu rõ khối lượng phá dỡ đá và lát đá thì nhà thầu làm đúng theo, nếu hợp đồng cũng bao gồm 2 thành phần công việc rõ ràng thì nhà thầu cứ thế làm theo (nhà thầu cũng muốn lấy đá cũ làm, nhưng đố nhà thầu nào làm được vì hồ sơ thiết kế, khối lượng mời thầu, giám sát.v.v. không cho phép làm). Ở đây có lẽ tư vấn thiết kế và tư vấn đấu thầu chưa thật tinh tế trong bài toán kinh tế.
 

thuy3010

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Một nội dung quan trọng khi thanh toán các hợp đồng trong hoạt động xây dưng là phải hoàn thành hồ sơ quyết toán.
Em lập chủ đề này mong các bác trao đổi về quy trình quyết toán một dự án đầu tư xây dựng. Khi nào thì quyết toán? khi nào kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán? Các chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán được tính toán ra sao đứng trên góc độ chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn?
Mong nhận được các ý kiến trao đổi.

Cái này phải bổ sung thêm đứng trên góc độ của cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán nữa chứ nhỉ?
 

thuy3010

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tôi cho rằng cắt bỏ thành phần công việc thi công lát đá mới của nhà thầu là quá đáng. Vì thực tế họ có mua đá và thi công, anh cắt đi không thanh quyết toán thì họ ăn gì? Hơn nữa nếu CĐT mời thầu nêu rõ khối lượng phá dỡ đá và lát đá thì nhà thầu làm đúng theo, nếu hợp đồng cũng bao gồm 2 thành phần công việc rõ ràng thì nhà thầu cứ thế làm theo (nhà thầu cũng muốn lấy đá cũ làm, nhưng đố nhà thầu nào làm được vì hồ sơ thiết kế, khối lượng mời thầu, giám sát.v.v. không cho phép làm). Ở đây có lẽ tư vấn thiết kế và tư vấn đấu thầu chưa thật tinh tế trong bài toán kinh tế.

Ý mình không nói cắt bỏ phần công việc lát đá mà chỉ cắt bỏ phần vật liệu thôi còn vẫn phải tính cho họ chi phí nhân công chứ
 
S

son_vq121

Guest
Rất tán đồng với ý kiến của "vanhuongthuthuy", lỗi này thuộc về tư vấn thiết kế và chủ đầu tư (và theo luật mới người nào làm sai kẻ đấy chịu), còn nhà thầu thì làm theo đúng bài mà Hồ sơ mời thầu đã ghi thôi.

Còn nếu đúng HSMT có ghi tận dụng mà Nhà thầu tính giá mua vật liệu mới thì mói tính chuyện cắt bỏ của họ được.

Thân!
 

quynhptc109

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/9/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Chi phí kiểm toán tỷ lệ theo tổng mức đầu tư là đúng đó bạn. Theo Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 chi phí trên tổng mức đầu tư vì công tác thẩm tra quyết toán và kiểm toán là họ làm lại từ đầu đến kết thúc. Theo minh tỷ lệ này còn quá thấp chi phí thẩm tra QT 0,32% còn thấp hơn CP kiểm toán cơ mà mình còn muốn cao hơn nữa vì thời gian bỏ ra thẩm tra một công trình mất quá nhiều thời gian mà chủ đầu tư thì tiền vào quá nhiều....
 

bluerock_xd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/10/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Tôi thì cho rằng nên nhìn vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. Nhưng dù gì đi nữa thì cái chính là khối lượng công việc nhà thầu thực hiện với khối lượng trong hồ sơ thiết kế phải tương ứng nhau. Hồ sơ thiết kế ghi là đá lát lấy từ đá cũ thì bạn mới có cơ sở gạch của nhà thầu cái phần chi phí mua đá mới, hồ sơ thiết kế mà ghi đá lát là đá mới hoàn toàn thì bạn gạch của người ta đi đời nào họ nghe....!!!!!! Còn trong trường hợp HSTK không ghi gì thì bạn cũng chẳng gạch được của họ đâu, họ sẽ chứng minh được là họ mua đá mới để lát đấy... Tôi ở đơn vị thi công mà nên tôi cũng biết vài cái. Trường hợp này chủ đầu tư chỉ còn biết tự trách mình thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top