Tại sao BHXH VN lại tính mức lương BQ để hưởng lương hưu cho lao động ngoài quốc doanh lại vô lý như

dangkygiaxd

Thành viên mới
Tham gia
15/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Hỡi tất cả những đồng nghiệp kế toán
Nhất là những bạn kế toán cho DN ngoài nhà nước và những lao động làm cho DN ngoài Nhà nước
Các bạn có tham gia nộp BHXH để sau này hưởng lương hưu có quan tâm về cách tính mức lương bình quân để hưởng lương hưu của BHXH tỉnh nơi mình sinh sống cho các đối tượng nghỉ hưu hay không???
Mình ở Nghệ An và chắc ở tỉnh các bạn cũng vậy vì cách tính này có lẽ do BHXH Việt Nam quy định, và có ai thấy thiệt thòi không khi cơ quan BHXH tỉnh tính mức lương bình quân để hưởng lương hưu cho lao động ngoài quốc doanh họ cộng số tiền lương trung bình của tất các các năm tháng lại sau đó chia đều cho tất cả các tháng. Vấn đề cộng tất cả các tháng lại chia đều thì mình không thắc mắc vì lương doanh nghiệp ngoài quốc doanh là do thỏa thuận, nhưng vấn đề là tính lương bình quân nhưng không tính đến yếu tố trượt giá (lạm phát của thị trường).
VD: Lương đóng bảo hiểm năm 1995 là 500.000 đồng/tháng thì đến nay nếu tính lương BQ để nghỉ hưu thì họ vẫn lấy số tiền này để cộng với các năm khác để chia trung bình, nghĩa là người lao động không được bù giá (lạm phát thị trường hàng năm). số tiền càng về trước càng có giá trị hơn số tiền hiện tại vậy mà cơ quan bảo hiểm xã hội họ tính như vậy thì rất thiệt thòi và không công bằng cho người lao động ngoài quốc doanh.
Nếu lao động là công chức nhà nước thì họ lấy hệ số lương nhân với lương tối thiểu hiện nay là 830.000 đồng thì công chức nhà nước lại được bù giá không phải chịu thiệt thòi như vậy.
Tôi đưa vấn đề này mong các bạn quan tâm ủng hộ, nếu những ai đang làm ngoài quốc doanh có tham gia BHXH thì không phải ủng hộ mà cần phải tham gia đấu tranh để đảm bảo quyền lợi của mình và của cộng đồng chung.
Không biết BHXH Việt Nam không để ý đến vấn đề này hay họ cố tình như vậy. Chẳng những họ lại không biết rằng bó rau muống cách đây 10 năm là 500 đồng/bó, mà hiện nay là 5.000 đồng/bó, chắc những người đặt ra cách tính bảo hiểm này có lẽ chỉ biết trên giấy tờ mà chưa đi chợ mua bán hàng bao giờ nên mới tính vậy. Theo tôi thì do hiện nay những người lao động ngoài quốc doanh đóng bảo hiểm XH đã về hưu là còn rất ít nên vấn đề này chưa được quan tâm nhiều, thứ 2 nữa có thể là những người lao động bình thường họ cũng không hiểu cách tính này mà chưa đấu tranh đòi quyền lợi.
Nếu so sánh 2 lao động làm việc trong quốc doanh và ngoài quốc doanh nếu có mức lương như nhau, thời gian tham gia BHXH như nhau (ở đây giả sử ta loại trừ yếu tố làm việc trong quốc doanh chỉ tính mức lương bình quân của 5 năm cuối cùng khi về hưu) thì mức lương để hưởng lương hưu của lao động ngoài quốc doanh là thấp hơn rất nhiều, thiệt thòi hơn rất nhiều.
Mong các bạn quan tâm và ủng hộ nhé!
 

chauhongha

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Mình ở đơn vị xây lắp ngoài quốc doanh : đề nghị nhà nước khi tổ chức đấu thầu thì yêu cầu công nhân của nhà thầu phải đóng bảo hiểm xã hội đối với công trình có tiến độ từ 2 tháng trở lên( nếu không thì doanh nghiệp sẽ lách làm hợp đồng thời vụ) rốt cuộc người lao động sẽ thiệt thòi thôi!. còn lấy đâu mà tích luỹ về hưu.
 

quynh_thanglong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/7/08
Bài viết
17
Điểm thành tích
1
Bạn nói lao động ngoài quốc doanh thiệt thòi hơn doanh nghiệp quốc doanh khi về hưu cũng chưa đúng đâu. Với lao động trong doanh nghiệp nhà nước có được hưởng thêm hệ số lương do doanh nghiệp cân đối trả thêm cho lao động, khi nộp BHXH phải nộp theo tỷ lệ % thu nhập thực tế nhưng khi tính lương hưu lại tính theo hệ số lương cấp bậc. Vậy phần lương người LĐ nộp BH dư đó có được hưởng đâu. Còn nếu lấy mức lương bình quân của 5 năm cuối để tính lương thì trường hợp tại thời điểm người LĐ về hưu doanh nghiệp thua lỗ nên chỉ trả cho người LĐ ở mức lương tối thiểu thì khoảng thời gian trước nộp BH nhiều cũng được tính đâu. Kết luận lại là chỉ có người LĐ là chịu thiệt thòi
 
Last edited by a moderator:

Top