Tại sao không dùng từ giá dự thầu vượt dự toán được duyệt mà lại hay dùng khái niệm vượt giá gói thầ

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Thảo luận thêm

Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn
Theo tôi hiểu ở đây NĐ đưa ra giá gói thầu có lẽ chuẩn hơn bởi trong Kế hoạch đầu thầu được duyệt bao gồm rất nhiều gói thầu: Gói thầu dịch vụ tư vấn, gói thầu xây lắp, ...
Chứ nói dự toán được duyệt thì còn chung chung quá.
Xin các bạn thảo luận thêm./.
 

phanhanhdai

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/10/09
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn
Mình trích ra một tình huống đã được Bộ Xây dựng trả lời lập tức bạn hiểu ngay:
Tình huống:
Tôi là chủ đầu tư đang thực hiện đấu thầu gói thầu xây lắp có giá gói thầu là 4 tỷ950 triệu đồng trong đó chi phí xây lắp là 4tỷ500triệu đồng đồng, chi phí dự phòng là: 450triệu đồng.
Hình thức hợp đồng: Trọn gói.
Trong quá trình chấm thầu chúng tôi gặp tình huống sau:
Cả năm nhà thầu tham gia đấu thầu đều vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật và đều có giá dự thầu sau giảm giá, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch lớn hơn 4 tỷ 500 triệu đồng; cụ thể như sau:
Nhà thầu số 01: 4.532.789.000 đồng,
Nhà thầu số 02: 4.557.632.579. đồng
Nhà thầu số 03: 4.598.812.475 đồng;
Nhà thầu số 04: 4.598.850.000 đồng;
Nhà thầu số 05: 4.601.736.000 đồng;
Tổ chuyên gia thống nhất kiến nghị nhà thầu số 01 là nhà thầu trúng thầu với giá trúng thầu như trên (do giá đề nghị trúng thầu nhỏ hơn giá gói thầu được phê duyệt bao gồm cả dự phòng).
Khi thẩm định kết quả đấu thầu tôi yêu cầu tổ chuyên gia chỉ được kiến nghị Chủ đầu tư thực hiện như quy định tại Khoản 6, Điều 70, Nghị định 58/2008/NĐ-CP (do giá kiến nghị trúng thầu lớn hơn chi phí xây lắp trong giá gói thầu, đồng thời không phát sinh khối lượng so với tiên lượng mời thầu).
Vậy xin hỏi ý kiến của tôi có đúng hay không và trong trường hợp này có được dùng chi phí dự phòng trong giá gói thầu được duyệt hay không?”
Sau khi nghiên cứu Vụ kinh tế Xây dựng trả lời như sau:
Khoản 6 điều 70 Nghị định 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định trong trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu vượt giá gói thầu đã duyệt chứ không phải là vượt chi phí xây lắp trong giá gói thầu. Giá gói thầu được duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng. Vì vậy kiến nghị của tổ chuyên gia là đúng theo quy định của Nhà nước.
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Mình hiểu, vậy nếu tình huống giá gói thầu là 5.000 tỷ (Xây lắp 4.500 tỷ, dự phòng 500 tỷ), dự toán khi được phê duyệt là 4.800 tỷ. Giá trị của nhà thầu dự thầu là 4.900 tỷ sau khi chấm thầu, hiệu chỉnh thì nhà thầu này có được phê duyệt trúng thầu không?
 

phanhanhdai

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/10/09
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Mình hiểu, vậy nếu tình huống giá gói thầu là 5.000 tỷ (Xây lắp 4.500 tỷ, dự phòng 500 tỷ), dự toán khi được phê duyệt là 4.800 tỷ. Giá trị của nhà thầu dự thầu là 4.900 tỷ sau khi chấm thầu, hiệu chỉnh thì nhà thầu này có được phê duyệt trúng thầu không?
Đây là tình huống nhạy cảm, đòi hỏi Chủ đầu tư phải dám quyết.
Về nguyên tắc giá dự toán được duyệt (thời gian lập rất gần với thời gian đấu thầu) nên được coi là cơ sở xem xét (khoản 2 Điều 70, Nghị định 85) kết quả lựa chọn nhà thầu (thường thì về lý thuyết muốn trúng thầu giá nhà thầu phải nhỏ hơn giá này).
Trên thực tế thì có thể do lý do giữa khi phê duyệt dự toán và khi đấu thầu có xảy ra trượt giá hoặc do tiên lượng trong hồ sơ mời thầu thiếu...nên rất có thể có tình huống như của bạn.
Tôi cho rằng tình huống của bạn rơi và phần c, khoản 6, Điều 70 tại Nghị định 85. Sau khi bạn mời nhà thầu vào thương thảo làm rõ các vấn đề, thống nhất hiệu chỉnh mà sau thương thảo mà nó vẫn là 4.900 tỷ đồng. Nếu Chủ đầu tư nào cứng thì có thể cho nhà thầu chúng thầu được (với điều kiện đấu thầu rộng rãi, đảm bảo cạnh tranh).
Ý kiến của tôi là vậy, có bác nào có ý khác không?
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Vâng, tôi cho rằng đây là một tình huống nhạy cảm, ngay cả Bộ xây dựng cũng đưa ra rất chung chung rằng dự toán được duyệt làm cơ sở xem xét lựa chọn nhà thầu chứ không hề nói rằng giá dự thầu phải bắt buộc không lớn hơn (<=) hơn dự toán được duyệt. Chủ đầu tư nào có bản lĩnh, trình độ dảm bảo vệ quan điểm của mình thể hiện ở chỗ này đây?
 

vinhnd83

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
22/10/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn
Mình xin tham gia ý kiến về vấn đề này để mọi người tham khảo nhé: Thực ra các câu chữ trong ND 85 hoàn toàn logic mọi người ạ.
- Ở góc độ quản lý nhà nước thì, Giá gói thầu nằm trong kế hoạch đấu thầu do "Người quyết định đầu tư - Giả sử là Bộ trưởng Bộ GTVT" phê duyệt. Còn dự toán gói thầu do "Chủ đầu tư phê duyệt - Giả sử là TGD TCTy A".
- Ở góc độ quản lý vốn thì, Người quyết định đầu tư là người chịu trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đầu tư và đương nhiên mới là người quyết định việc có điều chỉnh giá gói thầu hay không (trong trường hợp cần điều chỉnh). Chính vì vậy, nếu gặp tính huống giá dự thầu vượt giá gói thầu thì đương nhiên ông Chủ đầu tư nếu cho nhà thầu chào lại giá thì đương nhiên kèm theo đó là phải báo cáo với người Quyết định đầu tư xem xét điều chỉnh lại giá gói thầu (Theo khoản 6 điều 70). Ở đây, bản thân Ông Chủ đầu tư không có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh lại giá gói thầu.
Mình có tình huống như này: Giả sử một dự án có 10 gói thầu gói. Trong quá trình đấu thầu, gói thầu nào cũng có giá dự thầu: > giá gói thầu và < giá dự toán. Nếu cứ theo ý kiến của bạn 597335 cho phép nhà thầu chúng thầu thì cuối cùng Tổng mức đầu tư bị vượt. Lúc đấy, liệu "người quyết định đầu tư" liệu có cho bạn xin thêm vốn để thực hiện các gói thầu này không. Đặc biệt trong quản lý vốn ngân sách thì việc xin bổ sung vốn không hề dễ dàng, lúc nào thích thì xin như doanh nghiệp đâu.
Vì vậy, theo mình hiểu việc điều 70 nhấn mạnh chữ "giá gói thầu" là để đảm cho các Ban Quản lý dự án và các Chủ đầu tư kiểm soát, đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án trong quá trình triển.
 

cao van ha

Thành viên rất năng động
Tham gia
3/7/08
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn
Theo mình thì lý do mà người ta so sánh với giá gói thầu là: Theo luật thì chỉ có trường hợp chỉ định thầu thì mới bắt buộc có dự toán được duyệt trước khi tiến hành đấu thầu và đây là giá để so sánh vì chỉ định thầu thì không có cạnh tranh về giá, còn với truờng hợp đấu thầu thì không bắt buộc chủ đầu tư phải phê duyệt lại dự toán (Mặc dù dự toán chính xác và sát với giá thực của công trình hơn). vì khi đấu thầu đã có sự cạnh tranh về giá rồi mà trong giá gói thầu thì lại bao gồm cả dự phòng phí lên chẳng mấy khi giá dự thầu vượt giá gói thầu, tuy nhiên nếu vượt thì luật cho phép xử lý tình huống như khoản 2 điều 70 của NĐ. Ta thấy dự toán gói thầu chỉ thay thế giá gói thầu khi chủ đầu tư tiến hành phê duyệt lại dự toán, còn nếu không thì vẫn là giá gói thầu đó thôi.
Nhưng trường hợp bạn nêu ra: Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt. là chưa đủ bới .
1 . Làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu thì phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu.
2. Vượt tổng mức thì cũng phải tiến hành điều chỉnh theo quy định.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn

Theo tôi: Về nguyên tắc thì giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt là cơ sở để xem xét đề nghị trúng thầu. Tuy nhiên dự toán gói thầu được duyệt có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu. Nếu gặp trường hợp này thì cho phép dựa vào dự toán gói thầu để xem xét đề nghị trúng thầu mà không phải điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu.
Mặt khác nếu quy định so sánh giá dự thầu với dự toán gói thầu được duyệt thì giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu sẽ chẳng còn ý nghĩa gì
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Theo mình thì lý do mà người ta so sánh với giá gói thầu là: Theo luật thì chỉ có trường hợp chỉ định thầu thì mới bắt buộc có dự toán được duyệt trước khi tiến hành đấu thầu và đây là giá để so sánh vì chỉ định thầu thì không có cạnh tranh về giá,
còn với truờng hợp đấu thầu thì không bắt buộc chủ đầu tư phải phê duyệt lại dự toán (Mặc dù dự toán chính xác và sát với giá thực của công trình hơn). vì khi đấu thầu đã có sự cạnh tranh về giá rồi mà trong giá gói thầu thì lại bao gồm cả dự phòng phí lên chẳng mấy khi giá dự thầu vượt giá gói thầu, tuy nhiên nếu vượt thì luật cho phép xử lý tình huống như khoản 2 điều 70 của NĐ. Ta thấy dự toán gói thầu chỉ thay thế giá gói thầu khi chủ đầu tư tiến hành phê duyệt lại dự toán, còn nếu không thì vẫn là giá gói thầu đó thôi.
.
Bác cho em hỏi phần in đậm được quy định trên cơ sở nào bác nhỉ?
 
M

minhtuong

Guest
Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn

1. Thứ nhất, chúng ta nên hiểu điểm 2 Điều 70 như thế này:

Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Như vậy trong trường hợp này, giá gói thầu mới sẽ bằng giá dự toán mà không cần có sự phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu (xem như được phê duyệt điều chỉnh). Giá dự toán được duyệt sẽ đóng vai trò là giá gói thầu trong trường hợp này. Đây là một cải tiến đáng kể về mặt thủ tục hành chính.

2. Thứ hai, điều 37,38 luật đấu thầu đã qui định câu chữ rõ ràng rằng, một trong những điều kiện để được trúng thầu là "Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt".

Do vậy, việc sử dùng từ ngữ giá gói thầu chứ không phải giá dự toán được duyệt là chính xác theo luật đấu thầu.
 

cao van ha

Thành viên rất năng động
Tham gia
3/7/08
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Bác cho em hỏi phần in đậm được quy định trên cơ sở nào bác nhỉ?
Theo mình chỉ có trường hợp chỉ định thầu có điểm d, khoản 3 điều 40 NĐ85 quy định về điều kiện áp dụng chỉ định thầu là phải có dự toán được duyêt, trừ trường hợp gói thầu với trường hợp sự cố bất khả kháng, thiên tai địch họa cần khắc phục ngay thì có thể lùi lại trong khoảng thời gian là 15 ngày. Còn các trường hợp đấu thầu bạn có thấy quy định về điều kiện để đấu thầu là phải có dự toán được duyệt không? Theo mình không quy định thì là không bắt buộc! Có thể đọc thêm về quy trình đấu thầu và các căn cứ, yêu cầu thì không có chỗ nào bắt trường hợp đấu thầu phải phê duyệt dự toán cả!
Mong các bác góp ý thêm!
 
Last edited by a moderator:

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Cảm ơn các bác đã nhiệt tình tham gia. Bây giờ quay lại tình huống của em giá gói thầu được duyệt theo kế hoạch là 50 tỷ (xây lắp 45 tỷ, dự phòng 5tỷ), dự toán được phê duyệt là 47 tỷ; nhà thầu bỏ giá thấp nhất là 48 tỷ sau khi đã hiệu chỉnh sai số, các đơn giá bất hợp lý. Vậy trường hợp này ta xử lý thế nào? Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến chỉ bảo của các bác.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tư vấn xử lý tình huống

Cảm ơn các bác đã nhiệt tình tham gia. Bây giờ quay lại tình huống của em giá gói thầu được duyệt theo kế hoạch là 50 tỷ (xây lắp 45 tỷ, dự phòng 5tỷ), dự toán được phê duyệt là 47 tỷ; nhà thầu bỏ giá thấp nhất là 48 tỷ sau khi đã hiệu chỉnh sai số, các đơn giá bất hợp lý. Vậy trường hợp này ta xử lý thế nào? Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến chỉ bảo của các bác.

Em nghiên cứu điểm 2 và điểm 6 điều 70 NĐ85 để vận dụng nếu tình huống em nêu ra là đấu thầu.
 

kienbt

Thành viên mới
Tham gia
20/7/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo mình thì nhà thầu này sẽ không được trúng thầu vì các lý do sau đây:
1. Theo điểm 2 điều 70 thì giá trị dự toán được duyệt 47 tỷ sẽ được thay thế cho giá gói thầu 50tỷ từ thời điểm dự toán được phê duyệt.
2. Giá trị dự toán được duyệt đảm bảo điều kiện bé hơn giá gói thầu (được phê duyệt dụa vào tổng mức) nên không cần "lăn tăn" về điều kiện phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư.
Thân
 

ngayemdi

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
10/5/08
Bài viết
36
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Chúng ta đều biết rằng dự toán công trình được xác định chính xác dần từ sơ bộ đến chi tiết. Giá gói thầu được duyệt ngày khi Tổng mức đầu tư được phê duyệt và nó được chính xác dần trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thi công (dự toán được duyệt).
Trích khoản 2 của Điều 70 tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét, lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
Em nghĩ rằng vai trò lịch sử của giá gói thầu đến đây là kết thúc và nó được thay thế bởi dự toán được duyệt, nhưng tại sao các tình huống trong đấu thấu tại Điều 70 đều xem xét so sánh giá dự thầu với giá gói thầu mà không phải là dự toán được duyệt ạh. Mong anh, chị chỉ bảo để em có thể mở rộng tầm nhìn. Xin cảm ơn
Mình nghĩ bạn đã nhầm lẫn!
+ Dự toàn chỉ là 1 trong các căn cứ để xác định giá gói thầu. Giá gói thầu có thể lơn hơn hay nhỏ hơn dự toán.
+ Khái niệm Giá gói thầu là gì bạn đọc kỹ điều 4/luật đấu thầu.
Dự toán không bao giờ thay thế được giá gói thầu. Khoản 2/NĐ85 đang hướng dẫn trái với luật đấu thầu.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
1. Thứ nhất, chúng ta nên hiểu điểm 2 Điều 70 như thế này:

Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Như vậy trong trường hợp này, giá gói thầu mới sẽ bằng giá dự toán mà không cần có sự phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu (xem như được phê duyệt điều chỉnh). Giá dự toán được duyệt sẽ đóng vai trò là giá gói thầu trong trường hợp này. Đây là một cải tiến đáng kể về mặt thủ tục hành chính.

2. Thứ hai, điều 37,38 luật đấu thầu đã qui định câu chữ rõ ràng rằng, một trong những điều kiện để được trúng thầu là "Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt".

Do vậy, việc sử dùng từ ngữ giá gói thầu chứ không phải giá dự toán được duyệt là chính xác theo luật đấu thầu.
Nhất trí với quan điểm của bác.
Trường hợp của bác 597335 hỏi chắc chỉ là vấn đề về câu chữ thôi.
Nếu có dự toán được duyệt (không bao gồm dự phòng, cao hơn hay thấp hơn giá gói thầu) thì thay thế giá gói thầu.
Nếu các gói thầu thực hiện khi chưa có dự toán được duyệt, thì vẫn phải dùng giá gói thầu chứ.
 

Duong821

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/7/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Mình nghĩ bạn đã nhầm lẫn!
+ Dự toàn chỉ là 1 trong các căn cứ để xác định giá gói thầu. Giá gói thầu có thể lơn hơn hay nhỏ hơn dự toán.
+ Khái niệm Giá gói thầu là gì bạn đọc kỹ điều 4/luật đấu thầu.
Dự toán không bao giờ thay thế được giá gói thầu. Khoản 2/NĐ85 đang hướng dẫn trái với luật đấu thầu.
Mình tình cờ tìm thấy topic này, dù thời gian là quá lâu rồi, chắc hẳn những bạn tham gia không còn để ý nữa. Nhưng sẽ còn rất nhiều bạn mới vào. Mình xin góp ý một chút

Tại Luật Đấu Thầu, Điều 43, khoản 1, phần e, có ghi rõ: "Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu". Rõ ràng là Khoản 2/NĐ85 là được trích dẫn từ Luật Đấu thầu, mình không hiểu nó trái luật ở chỗ nào.

Bạn nói rằng "Dự toàn chỉ là 1 trong các căn cứ để xác định giá gói thầu", xin bạn nói rõ hơn ngoài dự toán ra còn các căn cứ nào khác, rất cám ơn bạn.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top