Thắc mắc khi vận dụng định mức chi phí quản lý dự án 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng

phamtungphuong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Hiện nay em đang làm dự toán tính chi phí lập hồ sơ mời thầu thiết bị.Trong 1751/BXD-VP thì chi phí thiết bị tối đa là 5000tỷ thôi. Dự án của em có chi phí thiết bị là 9000tỷ thì tỷ lệ chi phí tính thế nào các bác nhỉ.Bác nào biết cách tính định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu đối với dự án có chi phí thiết bị vượt khung trong 1751 thì chỉ cho em với. Cám ơn các bác nhiều
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Trong mục Hướng dẫn chung của Vb 1751 có ghi:

1.3: Trường hợp cần xác định trị số định mức chi phí nằm trong khoảng giữa của hai định mức hoặc nằm ngoài định mức chi phí tư vấn QLDA và TVĐTXD hướng dẫn trong văn bản này thì có thể sử dụng phương pháp nội suy hoặc ngoại suy để xác định.

Trường hợp của bạn là nằm ngoài định mức thì sử dụng phương pháp ngoại suy để xác định.
Thân chào bạn.
 

phamtungphuong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
cảm ơn câu trả lời của anh malsoni810 về câu trả lời thắc mắc khi vận dụng chi phí quản lý 1751/QĐ-BXD

Em xin cảm ơn câu trả lời của anh malsoni810 về câu trả lời thắc mắc khi vận dụng chi phí quản lý 1751/QĐ-BXD.Về hướng dẫn mục 1.3. "TH cần xác định trị số định mức chi phí nằm trong khoảng giữa của hai định mức hoặc nằm ngoài định mức chi phí quản lý dự àn và tư vấn đầu tư xây dựng hướng dẫn trong văn bản này thì có thể sử dụng phương pháp nội suy hoặc ngoại suy để xác định", em đã biết từ lâu.Nhưng điều em muốn hỏi các anh (chị) là đối với trường hợp nằm ngoài định mức (tức có giá trị vượt khung) thì ngoại suy bằng công thức nào.Công thức nội suy thì trong 1751/QĐ-BXD đã hướng dẫn nhưng phương pháp ngoại suy thì không.Anh (chị) nào biết công thức ngoại suy thì bảo em biết với nhé.Xin cảm ơn
 
N

not me, not i

Guest
Đúng là nếu nằm ngoài khoảng thì phải ngoại suy nhưng áp dụng phương pháp ngaọi suy thì rất khó.Theo E là lấy giá trị gần đúng chính bằng hệ số tương ứng của cận trên.Từ trước đến giờ e vẫn làm vậy không biết có đúng không nữa?!
 

phamtungphuong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
các vướng mắc khi thực hiện 1751

Theo mình lấy theo định mức ở cận trên chỉ đúng khi giá trị thiết bị (hoặc giá trị xây dựng) đang tính sát với giá trị của 1751. Nhưng trong trờng hợp tính chi phí lập hồ sơ mời thầu thiết bị: trong khi giá trị thiết bị lớn nhất trong 1751 là 5.000 tỷ, giá trị thiết bị mình tính là 8.000 tỷ mà vẫn áp dụng định mức ở giá trị 5.000 tỷ thì có vẻ không hợp lý lắm bạn à.Có anh chị nào có cách tính khác không chỉ bảo giùm nhé.Xin cám ơn
 
L

lypt

Guest
Góp ý

Khi nằm ngoài khoảng, cá nhân tôi thường không ngoại suy mà lấy bằng số liệu cuối cùng trong bảng luôn (cho nó dễ và cho nó lớn!).
Tuy nhiên chiếu theo hướng dẫn chung 1.3 đã nêu rõ là nằm trong thì nội suy còn nằm ngoài thì ngoại suy, cho nên về lý thì phải lấy theo ngoại suy mới đúng!
Để ngoại suy thì theo tôi có 2 cách :
1- Dùng tất cả số liệu có trong bảng để thiết lập hàm số ngoại suy.
2- Chỉ dùng 2 số liệu cuối cùng để thiết lập hàm số ngoại suy.
Cách 1 không ổn bởi có nhiều phương pháp để thiết lập hàm số, và sẽ được nhiều đáp án khác nhau (một ví dụ cụ thể là có thể chọn hàm số tuyến tính, áp dụng phương pháp bình phương cực tiểu để xác định hàm số này).
Cách 2 có vẻ là cái ngầm hiểu mà công văn 1751 muốn nói chăng (tôi nghĩ thế)! Cách này thì cơ bản giống như tính nội suy thôi. Chỉ có 2 giá trị nên hàm số chỉ có thể là tuyến tính. Xác định các hệ số của hàm số tuyến tính này và thu được công thức tính. Nói lòng vòng thế, chứ kết quả đúng y như là công thức nội suy thôi, nghĩa là : Nt = Nb – [(Nb – Na) / (Cb – Ca)] x (Ct – Cb) (t : giá trị cần tính; a, b : hai số liệu cuối cùng trong bảng).

Cách này cũng có nhược điểm rất lớn là khi giá trị đầu tư lớn đến mức hệ số tỷ lệ trở nên <=0! Vô lý!
Cụ thể như chi phí quản lý dự án công trình dân dụng có giá trị đầu tư cỡ trên 25.000 tỷ đồng thì tỷ lệ sẽ xấp xỉ = 0 ngay!
Chẳng biết làm sao cho đúng đây – Hay là quay lại câu đầu tiên tôi đã nói ở trên?
 

Top