Thảo luận Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Đồng ý với bạn: Phương thức 1GĐ-1THS ĐƯỢC áp dụng cho gói thầu có quy mô nhỏ.
Nhg tôi chả thấy chỗ nào yêu cầu bắt buộc:
- Gói thầu quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GĐ-1THS???
- Gói thầu không phải quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GD-2THS???
Mong các bạn chỉ giúp!

Rất đồng ý với ý kiến của anh songtoan, trong Luật cũng chỉ nói là "được áp dụng" chứ không phải là "phải áp dụng". Nhưng nếu ở địa vị CĐT thì với gói thầu quy mô không nhỏ thì nên áp dụng 1GD 2THS hoặc nếu có điều kiện thì quy mô nhỏ cũng áp dụng luôn. Ở đây em xin đóng góp chút về ý hiểu là tại sao nên áp dụng.

Khi đấu thầu theo phương thức 1GĐ-1THS thì có thể một ví dụ như sau:
Giả sử có 3 nhà thầu A, B, C với giá dự thầu tương ứng là 60 tỷ, 65 tỷ, 70 tỷ (coi như sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh giá này ko thay đổi và giá này thì tổ chuyên gia mở thầu là biết ngay). Khi chấm phần đề xuất kỹ thuật thì nhà thầu B,C được điểm là 90 nhưng không may nhà thầu A lại ở ngưỡng 69-70. 69 và 70 sẽ là 1 trời 1 vực, nếu 70 điểm thì nhà thầu A này hiển nhiên trúng thầu và HĐ ký có thể là 60 tỷ, nếu 69 điểm thì nhà thầu B trúng và ký HĐ 65 tỷ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chuyên gia chấm thầu, 69 và 70 điểm khoảng cách 1 điểm rất mong manh, mang ra cân đo đóng đếm để chấm chắc cũng khá run vì rất có thể sau khi công bố kết quả đấu thầu thì sẽ có một bài báo kiểu như lý do vì sao BMT lại bỏ qua phương án giúp tiết kiệm cho nhà nước 5 tỷ (nhưng chưa chắc đã là tiết kiệm đc hay không, hay lại chất lượng kém, lụt tiến độ, phát sinh.v..v..). Vậy nên tốt nhất cứ để phần giá biết sau, các bác chấm kỹ thuật cứ mạnh dạn chấm cho chuẩn, sau này phần giá tính tiếp. Nếu các bác là CĐT thì các bác sẽ chọn phương án nào?
 

songtoan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
2/8/12
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Rất đồng ý với ý kiến của anh songtoan, trong Luật cũng chỉ nói là "được áp dụng" chứ không phải là "phải áp dụng". Nhưng nếu ở địa vị CĐT thì với gói thầu quy mô không nhỏ thì nên áp dụng 1GD 2THS hoặc nếu có điều kiện thì quy mô nhỏ cũng áp dụng luôn. Ở đây em xin đóng góp chút về ý hiểu là tại sao nên áp dụng.

Khi đấu thầu theo phương thức 1GĐ-1THS thì có thể một ví dụ như sau:
Giả sử có 3 nhà thầu A, B, C với giá dự thầu tương ứng là 60 tỷ, 65 tỷ, 70 tỷ (coi như sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh giá này ko thay đổi và giá này thì tổ chuyên gia mở thầu là biết ngay). Khi chấm phần đề xuất kỹ thuật thì nhà thầu B,C được điểm là 90 nhưng không may nhà thầu A lại ở ngưỡng 69-70. 69 và 70 sẽ là 1 trời 1 vực, nếu 70 điểm thì nhà thầu A này hiển nhiên trúng thầu và HĐ ký có thể là 60 tỷ, nếu 69 điểm thì nhà thầu B trúng và ký HĐ 65 tỷ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chuyên gia chấm thầu, 69 và 70 điểm khoảng cách 1 điểm rất mong manh, mang ra cân đo đóng đếm để chấm chắc cũng khá run vì rất có thể sau khi công bố kết quả đấu thầu thì sẽ có một bài báo kiểu như lý do vì sao BMT lại bỏ qua phương án giúp tiết kiệm cho nhà nước 5 tỷ (nhưng chưa chắc đã là tiết kiệm đc hay không, hay lại chất lượng kém, lụt tiến độ, phát sinh.v..v..). Vậy nên tốt nhất cứ để phần giá biết sau, các bác chấm kỹ thuật cứ mạnh dạn chấm cho chuẩn, sau này phần giá tính tiếp. Nếu các bác là CĐT thì các bác sẽ chọn phương án nào?

cảm ơn bạn,
- Như vậy là Bạn nhất trí là gói thầu qưuy mô nhỏ ko bắt buộc phải làm 1GĐ-1THS; tôi cũng nhất trí nếu gói quy mô nhỏ, tùy tính chất gói thầu nếu thực sự cần thiết vẫn có thể làm 1GĐ-2THS (để ko bị áp lực về giá, do HS đề xuất về giá mở sau). vì làm thế này là chặt chẽ hơn, cao hơn mức y/c của Luật cho phép dù rằng sẽ phức tạp và tốn time hơn.
- Nội dung thứ 2 "Gói thầu không phải quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GD-2THS???": tôi ví dụ
Một gói thầu X tính chất rất đơn giản, hành hóa thông thường nhg có giá trị lớn (hơn 10 tỷ) do cần mua số lượng nhiều thì tôi cho rằng yêu cầu thực hiện 2THS là không cần thiết; vì hàng hóa này đơn giản nhà thầu nào cũng đáp ứng yêu cầu KT cả.
Mong bạn và Diễn đàn góp ý!
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
cảm ơn bạn,
- Như vậy là Bạn nhất trí là gói thầu qưuy mô nhỏ ko bắt buộc phải làm 1GĐ-1THS; tôi cũng nhất trí nếu gói quy mô nhỏ, tùy tính chất gói thầu nếu thực sự cần thiết vẫn có thể làm 1GĐ-2THS (để ko bị áp lực về giá, do HS đề xuất về giá mở sau). vì làm thế này là chặt chẽ hơn, cao hơn mức y/c của Luật cho phép dù rằng sẽ phức tạp và tốn time hơn.
- Nội dung thứ 2 "Gói thầu không phải quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GD-2THS???": tôi ví dụ
Một gói thầu X tính chất rất đơn giản, hành hóa thông thường nhg có giá trị lớn (hơn 10 tỷ) do cần mua số lượng nhiều thì tôi cho rằng yêu cầu thực hiện 2THS là không cần thiết; vì hàng hóa này đơn giản nhà thầu nào cũng đáp ứng yêu cầu KT cả.
Mong bạn và Diễn đàn góp ý!

Vâng, em cũng đồng ý với anh trong nội dung thứ 2 này ạ. Em cũng nói là nên áp dụng chứ không "PHẢI" áp dụng. Mời các anh/chị khác cùng đóng góp thêm ý kiến! Thanks!
 

nhatha

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
23/7/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Em vừa mới đấu thầu xong 1 gói thầu, có 1 số vấn đề thắc mắc e cần hỏi ý kiến các bác như sau:
1/ Khi mở giá cuối cùng xong, CĐT có cần phải nhất thiết là mở giá của gói thầu đó không ạ? Cái đó là bắt buộc hay là không bắt buộc? Vì khi e hỏi giá của gói thầu này là bao nhiêu, thì đơn vị tư vấn nói lên mạng search Quyết định của UBND tỉnh là có, mà ko chịu công bố.
2/ Có quy định nào phải ký tên lên hồ sơ thầu chéo nhau không ạ? Vì e biết gói thầu này có 3 nhà thầu là chân gỗ với nhau. Có quy định nào phải ký lên hồ sơ, hoặc là đọc lên tổng cộng số trang trong hồ sơ thầu, nhằm tránh hiện tượng thay đổi hồ sơ thầu không ạ?
3/ Bên em khi làm hồ sơ thầu, đã bỏ sót 1 Giấy chứng nhận chỉ huy trưởng công trường. Vậy bên em phải làm những gì để bổ sung vào trong hồ sơ thầu cho hợp lệ ạ.
Mong nhận được câu trả lời của các bác ạh
 

songtoan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
2/8/12
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Đồng ý với bạn: Phương thức 1GĐ-1THS ĐƯỢC áp dụng cho gói thầu có quy mô nhỏ.
Nhg tôi chả thấy chỗ nào yêu cầu bắt buộc:
- Gói thầu quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GĐ-1THS???
- Gói thầu không phải quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GD-2THS???
Mong các bạn chỉ giúp!

Rất đồng ý với ý kiến của anh songtoan, trong Luật cũng chỉ nói là "được áp dụng" chứ không phải là "phải áp dụng". Nhưng nếu ở địa vị CĐT thì với gói thầu quy mô không nhỏ thì nên áp dụng 1GD 2THS hoặc nếu có điều kiện thì quy mô nhỏ cũng áp dụng luôn. Ở đây em xin đóng góp chút về ý hiểu là tại sao nên áp dụng.

Khi đấu thầu theo phương thức 1GĐ-1THS thì có thể một ví dụ như sau:
Giả sử có 3 nhà thầu A, B, C với giá dự thầu tương ứng là 60 tỷ, 65 tỷ, 70 tỷ (coi như sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh giá này ko thay đổi và giá này thì tổ chuyên gia mở thầu là biết ngay). Khi chấm phần đề xuất kỹ thuật thì nhà thầu B,C được điểm là 90 nhưng không may nhà thầu A lại ở ngưỡng 69-70. 69 và 70 sẽ là 1 trời 1 vực, nếu 70 điểm thì nhà thầu A này hiển nhiên trúng thầu và HĐ ký có thể là 60 tỷ, nếu 69 điểm thì nhà thầu B trúng và ký HĐ 65 tỷ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chuyên gia chấm thầu, 69 và 70 điểm khoảng cách 1 điểm rất mong manh, mang ra cân đo đóng đếm để chấm chắc cũng khá run vì rất có thể sau khi công bố kết quả đấu thầu thì sẽ có một bài báo kiểu như lý do vì sao BMT lại bỏ qua phương án giúp tiết kiệm cho nhà nước 5 tỷ (nhưng chưa chắc đã là tiết kiệm đc hay không, hay lại chất lượng kém, lụt tiến độ, phát sinh.v..v..). Vậy nên tốt nhất cứ để phần giá biết sau, các bác chấm kỹ thuật cứ mạnh dạn chấm cho chuẩn, sau này phần giá tính tiếp. Nếu các bác là CĐT thì các bác sẽ chọn phương án nào?

cảm ơn bạn,
- Như vậy là Bạn nhất trí là gói thầu qưuy mô nhỏ ko bắt buộc phải làm 1GĐ-1THS; tôi cũng nhất trí nếu gói quy mô nhỏ, tùy tính chất gói thầu nếu thực sự cần thiết vẫn có thể làm 1GĐ-2THS (để ko bị áp lực về giá, do HS đề xuất về giá mở sau). vì làm thế này là chặt chẽ hơn, cao hơn mức y/c của Luật cho phép dù rằng sẽ phức tạp và tốn time hơn.
- Nội dung thứ 2 "Gói thầu không phải quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GD-2THS???": tôi ví dụ
Một gói thầu X tính chất rất đơn giản, hành hóa thông thường nhg có giá trị lớn (hơn 10 tỷ) do cần mua số lượng nhiều thì tôi cho rằng yêu cầu thực hiện 2THS là không cần thiết; vì hàng hóa này đơn giản nhà thầu nào cũng đáp ứng yêu cầu KT cả.
Mong bạn và Diễn đàn góp ý!

Vâng, em cũng đồng ý với anh trong nội dung thứ 2 này ạ. Em cũng nói là nên áp dụng chứ không "PHẢI" áp dụng. Mời các anh/chị khác cùng đóng góp thêm ý kiến! Thanks!

Như vậy bạn cũng đ/y với tôi là đấu thầu gói thầu không phải quy mô nhỏ (về cơ bản vẫn làm 02THS) nhg tùy trường hợp, tùy tính chất gói thâu... cũng có thể làm 1GD+1THS.
Mong các bạn và diễn đàn góp ý thêm! Xin cảm ơn
 

dolehang5885

Thành viên mới
Tham gia
2/8/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Điều 56: Quy trình chỉ định thầu rút gọn
"1. Đối với các gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước"
"2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này."
* Như vậy các gói thầu không thuộc 2 nội dung trên thì không áp dụng được quy trình chỉ định thầu rút gọn (xem Điều 22 Luật đấu thầu ngoài 02 trường hợp trên còn nhiều trường hợp có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu).
Như vậy là vẫn không có hạn mức áp dụng Chỉ định thầu rút gọn.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Điều 56: Quy trình chỉ định thầu rút gọn
"1. Đối với các gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước"
"2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này."
* Như vậy các gói thầu không thuộc 2 nội dung trên thì không áp dụng được quy trình chỉ định thầu rút gọn (xem Điều 22 Luật đấu thầu ngoài 02 trường hợp trên còn nhiều trường hợp có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu).
Như vậy là vẫn không có hạn mức áp dụng Chỉ định thầu rút gọn.
Rõ ràng như vậy rồi mà còn cần hạn mức gì nữa bạn. Mặc nhiên hạn mức chỉ định thầu rút gọn cũng chính là hạn mức chỉ định thầu theo quy định Điều 54 và nếu thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước thì không cần hạn mức. Vấn đề này mình cũng đã trao đổi ở một bài viết trước rồi mà.
 

lieudtb

Thành viên mới
Tham gia
21/10/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Cho tôi hỏi, lệ phí thẩm định điều chỉnh, bổ sung giá trị hợp đồng theo Nghị định 63 mới thì được tính như thế nào ạ?
 

JAYCHOU

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/4/11
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Tuổi
40
Không có cái "KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU" nữa, mà chỉ có "KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU"
 

ninhtrungnam

Thành viên mới
Tham gia
20/11/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
Thuê tư vấn theo khoản này tính làm sao vậy các bác ? Trước giờ em chưa tính kiểu này bao giờ
:confused:
Mong chỉ giúp em với
 

trongtai

Thành viên rất năng động
Tham gia
1/3/08
Bài viết
102
Điểm thành tích
18
Tuổi
36
Theo tôi hiểu:
1. Lập quy đô thị được hiểu là lập đồ án quy hoạch đô thị, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Đấu thầu 43.
2. Việc lựa chọn tư vấn lập quy hoach đô thị được thực hiện theo hình thức chỉ định hoặc thi tuyển theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ về quy hoạch đô thi năm 2010 (Tôi quên số Nghị định này).
Luật Đấu thầu (Điều 1 Khoản 1 Điểm a) quy định dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Trong đó, dự án đầu tư phát triển bao gồm cả dự án, đề án quy hoạch. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật này, hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 (Điều 11) quy định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch được thực hiện thông qua hình thức chỉ định hoặc thi tuyển. Như vậy, pháp luật về quy hoạch không quy định đối với gói thầu lựa chọn tư vấn lập quy hoạch thì đương nhiên áp dụng chỉ định thầu. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP (Điều 12) quy định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thông qua hình thức chỉ định thầu. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị thực hiện việc chỉ định tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về chỉ định thầu. Đối với tình huống nêu trên, do gói thầu thuộc dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu nên không thể bỏ qua việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu. Theo đó, chỉ định thầu chỉ được thực hiện đối với gói thầu nêu tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu hoặc có giá trị trong hạn mức chỉ định thầu quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Do vậy, đối với trường hợp của chủ đầu tư Y, nếu gói thầu tư vấn quy hoạch đô thị thuộc các trường hợp chỉ định thầu đã nêu và đáp ứng đủ điều kiện chỉ định thầu quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu (trừ gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật này) thì được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp gói thầu không thuộc các trường hợp được chỉ định thầu thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác cho phù hợp. Hiện nay, đôi khi các chủ đầu tư có thể lúng túng trong việc áp dụng pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì: (i) trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; (ii) trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. Luật Đấu thầu hiện tại là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và được ban hành mới nhất để thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu. Do vậy, quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Đấu thầu - hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan không được hiểu là chủ đầu tư có thể căn cứ quy định nêu tại một số văn bản được ban hành trước đây (cho một số ngành, lĩnh vực) để không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu. Đặc biệt, đối với hình thức chỉ định thầu, khi xây dựng Luật Đấu thầu, ngay cả Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (Nghị định số 63/2014/NĐ-CP) cũng không được Quốc hội cho phép quy định về các trường hợp chỉ định thầu, mà chỉ được giao quy định về hạn mức chỉ định thầu bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì.
Cpy Báo đấu thầu :D
 
X

xaydungcongnghiepk28

Guest
Làm luật kiểu gì trời

Mâu thuẫn quá nặng, khoản 3 điều 2 nghị định 63/2014/NĐ-CP và khoản 7điều 36 nghị định 12/2009/NĐ-CP xin hỏi các bác nên áp dụng cái nào..???
 

hatrongtungks

Thành viên mới
Tham gia
28/2/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
xin cho hỏi, Công trình của tôi có tổng giá trị là 700 triệu, theo nghị định 63 có phải làm hồ sơ đề xuất hay không?
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
xin cho hỏi, Công trình của tôi có tổng giá trị là 700 triệu, theo nghị định 63 có phải làm hồ sơ đề xuất hay không?

Trường hợp gói thầu xây lắp giá < 1 tỷ như của anh có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn thì không cần làm hồ sơ đề xuất. Anh có thể tham khảo thêm ở bài viết sau: http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=147061&p=406920&viewfull=1#post406920.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Mâu thuẫn quá nặng, khoản 3 điều 2 nghị định 63/2014/NĐ-CP và khoản 7điều 36 nghị định 12/2009/NĐ-CP xin hỏi các bác nên áp dụng cái nào..???
Điều 2, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
3. Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.
Điều 36, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.

Đúng là có mâu thuẫn, 2 Nghị định đều của Chính phủ ban hành nhưng lại được 2 Bộ đề nghị ban hành. Thường thì có thể nói văn bản pháp lý ban hành sau có giá trị hơn văn bản trước, có thể áp dụng NĐ 63 tuy nhiên cũng có lý nếu nói đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chịu sự quản lý của Bộ Xây dựng mà NĐ 63 không có câu nào nói thay thế NĐ 12/2009 vì vậy tốt nhất vẫn theo NĐ 12/2009 vì câu đó trong NĐ 12/2009 yêu cầu chặt chẽ hơn. Hiện tại cũng đang trong thời gian chuyển tiếp giữa Luật XD mới và cũ, cũng có Nghị định dự thảo về Quản lý dự án thay thế NĐ 12/2009 không thấy đề cập đến K7 Đ36, NĐ 12/2009 nữa.
 

trungthu1402

Thành viên mới
Tham gia
25/5/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Các bác cho e hỏi chút: ở luật đấu thầu số 43/2013/Qh13 và nghị định 63/2014 không thấy có quy định về doanh thu của nhà thầu so với giá gói thầu xây lắp nhỉ? Nếu có thì ở đâu quy định vậy các bác. thak
 

songtra

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/2/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Website
www.danangportvn.com
Các bác cho e hỏi chút: ở luật đấu thầu số 43/2013/Qh13 và nghị định 63/2014 không thấy có quy định về doanh thu của nhà thầu so với giá gói thầu xây lắp nhỉ? Nếu có thì ở đâu quy định vậy các bác. thak

bạn xem trong thông tư 09 của bộ kế hoạch đầu tư- hướng dẫn mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp đối với gói thầu có quy mô lớn nhé
 

Huyla

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/12/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
52
Nhà thầu TKKT, TKBVTC mà tiến hành giám sát luôn càng tốt chứ sao bạn? Vì người thiết kế là người hiểu tường tận từng chi tiết của gói thầu nhất để hướng dẫn, diễn giải cho nhà thầu trong quá trình triển khai.
Mình cũng thấy đúng vậy.
Người Thiết kế thì sẽ hiểu tường tận hơn SP của mình mới có thể giám sát tốt nhất.
 

27091989

Thành viên mới
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
cho em hỏi

dự án xây dựng công trình dân dụng của quỹ đầu tư trực thuộc Tỉnh trị giá 18 tỷ thì có thể áp dụng Đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển đc ko....
 

anhkkt

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
20/9/13
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Đồng ý với bạn: Phương thức 1GĐ-1THS ĐƯỢC áp dụng cho gói thầu có quy mô nhỏ.
Nhg tôi chả thấy chỗ nào yêu cầu bắt buộc:
- Gói thầu quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GĐ-1THS???
- Gói thầu không phải quy mô nhỏ PHẢI áp dụng 1GD-2THS???
Mong các bạn chỉ giúp!

Mình đọc ở Điều 64 NĐ 63:
Điều 64. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và Chương V của Nghị định này.
Mục 1. Chương II
Mục 1: PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ
vậy là gói thầu quy mô nhỏ PHẢI áp dung 1gđ - 1 tủi hồ sơ
Đó là ý kiến của mình, mọi người góp ý giùm
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top