Thời gian điều chỉnh dự toán do thay đổi mức lương tối thiểu?

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Các bác giúp e với, e đang cần gấp
Hiện tại công trình xây lắp có hồ sơ mời thầu vào 7/2008
Hồ sơ dự thầu lập vào tháng 7/2008
Hợp đồng thi công ký vào ngày 4/12/2008 và là hợp đồng điều chỉnh giá
Trong khi đó văn bản 535-2008/SXD-KTKH về điều chinh dự toán của tỉnh Nghệ an ban hành ngày 9/4/2008 có hiệu lực từ ngày ban hành, cho phép điều chỉnh hệ số dự toán từ ngày 01/01/2008 (áp dụng cho hết năm 2008)=>tức là thời điểm lập hồ sơ dự thầu đã có thể áp dụng văn bản 535-2008 nhưng nhà thầu không áp dụng mà lại áp dụng điều chỉnh giá của phần này khi quyết toán (Điều này sẽ làm giảm giá trị dự thầu nhiều nên việc nhà thầu trúng thầu là hiển nhiên)
Vậy, cho e hỏi:
1. Việc nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu không điều chỉnh giá, thì phần khối lượng (trong năm 2008) khi quyết toán có được điều chỉnh giá theo văn bản 535-2008 nữa không?

2. Nhà thầu chậm tiến độ 18 tháng, thì việc chậm tiến độ này khi nào thì được bù giá?
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Bạn cho hỏi trong trường hợp của bạn thì chủ đầu tư đã điều chỉnh và phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu theo công văn 535 chưa?
Nếu chưa điều chỉnh thì chủ đầu tư sai rồi, và nhà thầu vẫn được bù giá bình thường. Còn nếu đã điều chỉnh theo 535 trước khi đấu thầu thì nhà thầu không được quyền điều chỉnh! Vì đó có thể là một phương pháp để họ hạ thấp giá gói thầu -> trúng thầu! Điều này phải được đề cập trong giai đoạn chấm thầu, do nhà thầu đã áp dụng hệ số cũ thay vì hệ số mới. Và nếu có một thay đổi nào đó về hệ số nhân công lần thứ 2 nữa thì họ chỉ được hưởng chênh lệch ở lần thứ 2 thôi. Ví dụ: thời điểm đấu thầu theo 535 hệ số nhân công là 1,8. Trước đó là 1,4. Nhà thầu dự thầu bằng hệ số 1,4. Thì khi hệ số nhân công điều chỉnh lên 2,5 chẳng hạn thì nhà thầu chỉ được hưởng hệ số 2,5/1.8 chứ không được hưởng hệ số 2.5/1.4.
Nhà thầu chậm 18 tháng, lý do chậm là gì, có được người quyết định đầu tư cho phép bằng văn bản k? Nếu không có lý do chính đáng và được Người quyết định đầu tư đồng ý thì việc làm chậm tiến độ không được điều chỉnh giá, thậm chí còn bị phạt!
Đôi điều chia sẻ!
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
1.Mình thì nghĩ khác. Việc nhà thầu áp hệ số nào không quan trọng, và đó là quyền của họ. Do hợp đồng điều chỉnh giá nên khi thanh toán nhà thầu được phép điều chỉnh theo quy định hiện hành ( văn bản 535 gì đó).
2.Về vân đề chậm tiến độ mình đồng ý quan điểm của bạn hotmen_8x_pro : cần xem xét nguyên nhân
 
L

levinhxd

Guest
Mình có chút ý kiến thế này:
1. Về vấn đề điều chỉnh hệ số: Nguyên tắc của Hợp đồng điều chỉnh là Giá theo thời điểm nghiệm thu thi công, KL theo thực tế thi công. Như vậy việc điều chỉnh hệ số trong Quyết toán của nhà thầu hoàn toàn phù hợp với thị trường thời điểm thi công (Theo QĐ 535 là phù hợp). Tất nhiên phải xem lại Hợp đồng một chút, HĐ nói điều chỉnh giá trong trường hợp nào (thường thì chắc chắn sẽ có nói điều chỉnh VL, nhân công, máy thi công) => Nhà thầu ko sai trong trường hợp này! Chỉ có Chủ đầu tư quản lý ko chặt chẽ mà thôi!
2. Vấn đề chậm tiến độ: Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ cùng ngồi lại để họp về nguyên nhân chậm tiến độ
Ví dụ: 18 tháng (khoảng 540 ngày chậm) sẽ có những ngày chậm do khách quan, do chủ quan. Giả dụ:
- Khách quan: 30 ngày, do thời tiết mưa bão
- Chủ quan: 510 ngày, do 2 nguyên nhân:
+ Chủ đầu tư thay đổi thiết kế hoặc ko bố trí kịp vốn: 400 ngày
+ Nhà thầu chậm do ko đủ nhân lực, thiết bị: 110 ngày
Nếu trường hợp này 110 ngày chậm là do NHà thầu, Tuy nhiên 110 ngày này giả dụ tiếp là do CĐT ko bố trí kịp nguồn vốn nên nhân công bỏ về, nhà thầu phải di chuyển máy đi nơi khác phải mất thời gian khắc phục (mất 50 ngày). Còn lại 60 ngày sẽ là nguyên nhân chủ quan của Nhà thầu=> Phạt tiến độ 60 ngày!
Thường việc thanh toán vẫn theo thời gian thực tế thi công (chứ ko lùi ngày theo tiến độ đã duyệt để áp giá). tuy nhiên sẽ có phần phạt hợp đồng để đối trừ giá trị thanh toán.
Việc giãn tiến độ phải có Tờ trình và Giải trình của Nhà thầu, Biên bản họp giữa NT, CĐT và tư vấn; Sau đó có Phụ lục HĐ kéo giãn; Gia hạn bảo đảm thực hiện HĐ vv...
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Cảm ơn các bác nhiều!
1. Văn bản 535 ban hành ngày 9/4/2008, trong khi đó hồ sơ dự toán và bản vẽ thiết kế, hồ sơ mời thầu vào 7/2008 nhưng lúc này chủ đầu tư chưa điều chỉnh hệ số dự toán=> Vậy, lỗi này thuộc về chủ đầu tư, và nhà thầu được bù giá theo điều chỉnh hệ số nhân công và máy bình thường (E cũng nhất trí về ý kiến này)
2. Rất cảm ơn ví dụ rất chi tiết của anh levinh. Bên e đang chờ ý kiến trả lời về việc chậm tiến độ và sẽ up lên khi nhận được trả lời.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Cảm ơn các bác nhiều!
1. Văn bản 535 ban hành ngày 9/4/2008, trong khi đó hồ sơ dự toán và bản vẽ thiết kế, hồ sơ mời thầu vào 7/2008 nhưng lúc này chủ đầu tư chưa điều chỉnh hệ số dự toán=> Vậy, lỗi này thuộc về chủ đầu tư, và nhà thầu được bù giá theo điều chỉnh hệ số nhân công và máy bình thường (E cũng nhất trí về ý kiến này)
2. Rất cảm ơn ví dụ rất chi tiết của anh levinh. Bên e đang chờ ý kiến trả lời về việc chậm tiến độ và sẽ up lên khi nhận được trả lời.
Trường hợp này mình xin nêu ý kiến như thế này:
- Với vốn NSNN, Việc nhà thầu tư vấn thiết kế,lập dự toán vào tháng 7/2008 mà không áp dung các hệ số, giá mới theo 535 là không đúng. Vì trong QĐ hay CV535 đã nói rõ công trình, thời điểm áp dụng theo QĐ hay CV535.
- Trong hợp đồng đã nói rõ về việc điều chỉnh dự toán thì Nhà thầu hoàn toàn được điều chỉnh.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Vấn đề 1:
Đồng ý nhà thầu được điều chỉnh giá, tức là phần điều chỉnh giá trong quyết toán hợp đồng của nhà thầu là hợp lý.
- Vậy, lỗi phần điều chỉnh giá này thuộc về nhà thầu thiết kế (mà trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư nên sẽ xem xét lại hơp đồng giữa chủ đầu tư và thiết kế), và có phải phần chênh lệch giá trị này sẽ bị cắt đi khi chủ đầu tư quyết toán với kho bạc?
- Bên e là kiểm toán độc lập hợp đồng với chủ đầu tư, việc phát hiện có sự chênh lệch theo như ở đây là không thể cắt giảm giá trị của nhà thầu. Vậy, có phải là chỉ nêu ý kiến với chủ đầu tư để sau này còn biết khi bị kho bạc cắt giảm giá trị, hay là phải cắt giảm giá trị luôn trong báo cáo quyết toán? (theo e là vẫn cho chênh lệch giá trị vào báo cáo kiểm toán)
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Vấn đề 1:
Đồng ý nhà thầu được điều chỉnh giá, tức là phần điều chỉnh giá trong quyết toán hợp đồng của nhà thầu là hợp lý.
- Vậy, lỗi phần điều chỉnh giá này thuộc về nhà thầu thiết kế (mà trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư nên sẽ xem xét lại hơp đồng giữa chủ đầu tư và thiết kế), và có phải phần chênh lệch giá trị này sẽ bị cắt đi khi chủ đầu tư quyết toán với kho bạc?
- Bên e là kiểm toán độc lập hợp đồng với chủ đầu tư, việc phát hiện có sự chênh lệch theo như ở đây là không thể cắt giảm giá trị của nhà thầu. Vậy, có phải là chỉ nêu ý kiến với chủ đầu tư để sau này còn biết khi bị kho bạc cắt giảm giá trị, hay là phải cắt giảm giá trị luôn trong báo cáo quyết toán? (theo e là vẫn cho chênh lệch giá trị vào báo cáo kiểm toán)
- Tư vấn thiết kế đã lập dự toán theo chế độ chính sách cũ hơn so với 535 hay nói cách khác là chưa update theo CV mới. Và dự toán vẫn được Chủ đầu tư phê duyệt, trong Quyết định phê duyệt đã nêu rõ đơn giá, thời điểm áp dụng để lập dự toán.
- Việc mời thầu vẫn theo đơn giá, chế độ chính sách cũ thì Nhà thầu vẫn đưa ra đơn giá theo các căn cứ đó.
- Hợp đồng giữa Nhà thầu thi công và Chủ đầu tư là Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì Nhà thầu hoàn toàn có thể điều chỉnh trog giai đoạn quyết toán nếu trong giai đoạn thi công Nhà thầu chưa điều chỉnh.
- Không có việc cắt đi phần chênh lệch nào khi làm việc với kho bạc, Kho bạc chỉ dựa vào quyết toán A-B, và giá trị thẩm định quyết toán để thanh toán cho các Nhà thầu.
- Bên Nghĩa là kiểm toán độc lập, kiểm toán cho Chủ đầu tư, kiểm soát chi phí, khối lượng, thủ tục. Việc phát hiện ra chênh lệch thì bên bạn có trách nhiệm tư vấn và nêu ra ý kiến cho Chủ đầu tư về trường hợp này.
 

kisukhiem

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
7/10/09
Bài viết
84
Điểm thành tích
18
Các bác giúp e với, e đang cần gấp
Hiện tại công trình xây lắp có hồ sơ mời thầu vào 7/2008
Hồ sơ dự thầu lập vào tháng 7/2008
Hợp đồng thi công ký vào ngày 4/12/2008 và là hợp đồng điều chỉnh giá
Trong khi đó văn bản 535-2008/SXD-KTKH về điều chinh dự toán của tỉnh Nghệ an ban hành ngày 9/4/2008 có hiệu lực từ ngày ban hành, cho phép điều chỉnh hệ số dự toán từ ngày 01/01/2008 (áp dụng cho hết năm 2008)=>tức là thời điểm lập hồ sơ dự thầu đã có thể áp dụng văn bản 535-2008 nhưng nhà thầu không áp dụng mà lại áp dụng điều chỉnh giá của phần này khi quyết toán (Điều này sẽ làm giảm giá trị dự thầu nhiều nên việc nhà thầu trúng thầu là hiển nhiên)
Vậy, cho e hỏi:
1. Việc nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu không điều chỉnh giá, thì phần khối lượng (trong năm 2008) khi quyết toán có được điều chỉnh giá theo văn bản 535-2008 nữa không?

2. Nhà thầu chậm tiến độ 18 tháng, thì việc chậm tiến độ này khi nào thì được bù giá?
Câu 1: khi văn bản của tỉnh ban hành thì phải điều chỉnh dự toán theo chế độ chính sách mới, đó là trách nhiệm của chủ đầu tư. Khi nhà thầu lập hồ sơ dự thầu thì áp dụng chế độ chính sách tại thời điểm lập HSDT chứ? CĐT chỉ cho bạn bảng khối lượng mời thầu thôi có cho bạn quyển dự toán đâu? Nhà thầu lập HSDT thế này thì chẳng khác nào tự sát. Với vốn thuộc NSNN thủ tục có lẽ lằng nhằng. khi điều chỉnh dự toán nếu vượt tổng mức thì xin điều chỉnh tổng mức. Nếu Kế hoạch đấu thầu đã được duyệt thì xin điều chỉnh KHĐT nữa, theo phân cấp bước nào cũng cần thẩm định của các sở rồi mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. giờ có văn bản được diều chỉnh mà không làm luôn giờ làm sau mời bác lên gặp chủ đầu tư hỏi.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Vấn đề 1 e cũng đang chưa biết giải quyết thế nào cho hợp lý, tuần tới họp có cả chủ đầu tư và nhà thầu cùng ngồi bàn bạc và hy vọng đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng.
Biết rõ là lỗi này thuộc về tư vấn thiết kế nhưng nhà thầu thi công chính xác là cũng có lỗi khi không update hệ số điều chỉnh mới b cao hơn hệ số cũ a (lúc này các nhà thầu khác đã điều chỉnh theo hệ số mới b>hệ số cũ a), và nhà thầu này đương nhiên trúng thầu (không biết chủ đầu tư có alo cho nhà thầu về việc sử dụng hệ số cũ thấp hơn này không?).
Mong các bác tư vấn thêm về cách xử lý
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
E đang băn khoăn không biết ý 1 phải xử lý thế nào?
Vấn đề này tương tự như việc nhà thầu lập hồ sơ dự thầu vào tháng 7/2008 (đáng ra nhà thầu lấy giá tháng 6/2008), nhưng lấy giá vật liệu vào tháng 1 (giá thấp hơn nhiều và là giá hợp đồng) để trúng thầu.
Vậy, lúc điều chỉnh giá có phải chỉ điều chỉnh cho nhà thầu chênh lệch giữa giá thời điểm thi công - giá tháng 6 ?
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Các bác giúp e với, e đang cần gấp
Hiện tại công trình xây lắp có hồ sơ mời thầu vào 7/2008
Hồ sơ dự thầu lập vào tháng 7/2008
Hợp đồng thi công ký vào ngày 4/12/2008 và là hợp đồng điều chỉnh giá
Trong khi đó văn bản 535-2008/SXD-KTKH về điều chinh dự toán của tỉnh Nghệ an ban hành ngày 9/4/2008 có hiệu lực từ ngày ban hành, cho phép điều chỉnh hệ số dự toán từ ngày 01/01/2008 (áp dụng cho hết năm 2008)=>tức là thời điểm lập hồ sơ dự thầu đã có thể áp dụng văn bản 535-2008 nhưng nhà thầu không áp dụng mà lại áp dụng điều chỉnh giá của phần này khi quyết toán (Điều này sẽ làm giảm giá trị dự thầu nhiều nên việc nhà thầu trúng thầu là hiển nhiên)
Vậy, cho e hỏi:
1. Việc nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu không điều chỉnh giá, thì phần khối lượng (trong năm 2008) khi quyết toán có được điều chỉnh giá theo văn bản 535-2008 nữa không?

2. Nhà thầu chậm tiến độ 18 tháng, thì việc chậm tiến độ này khi nào thì được bù giá?
Về vấn đề này, bọn em đã đưa ra hướng giải quyết:
1. Việc nhà thầu lập HSDT vào tháng 7 vẫn dùng hệ số điều chỉnh cũ (thấp hơn), trong khi đến tháng 4 là có thể áp dụng hệ số điều chỉnh nhân công và máy mới
=> Việc bỏ giá thấp hơn là quyền của nhà thầu. Tất nhiên, khi quyết toán để bù giá, chỉ được phép bù giá tại thời điểm hiện tại- thời điểm dự thầu theo quy định của nhà nước (tức là phải tính theo hệ số điều chỉnh mới)
Tương tự, đối với bù giá vật liệu, nếu HSDT vào tháng 7/2008, lấy giá vật liệu theo tháng 2/2006 (giả sử thấp hơn nhiều) => Nhà thầu nếu trúng thầu, phần bù giá= thời điểm hiện tại - giá vật liệu tháng 7/2008
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Vấn đề này cách giải quyết của bên bạn thangcola113 là chính xác.
Trong mọi trường hợp điều chỉnh giá, sẽ căn cứ vào giá tại thời điểm điều chỉnh và thời điểm đóng thầu. Cái này có quy định hẳn hoi chứ không nói chứng chừng được đâu.
Ở đây có một lưu ý nhỏ: Khi chấm thầu CĐT vi phạm quy định về việc xác định giá đánh giá của các Nhà thầu. Việc xác định giá đánh giá theo Điều 25,26 NDD85/2009, tuy nhiên tối thiểu phải đưa về cùng một căn cứ điều chỉnh dự toán chung do tỉnh Nghệ An ban hành (dù giá vật liệu, nhân công, máy thế nào đi nữa).
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng. Trường hợp giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc công bố tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu thì lấy giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc công bố.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Sáng nay post bài nhưng do vội nên chưa đầy đủ. Mình bổ sung thêm chú ý sau:
Đây là các căn cứ, có thể có ích cho các bạn cần "nói có sách, mách có chứng":
Tại Điều 7, Thông tư 08/2010/TT-BXD về HD Phương pháp điều chỉnh giá HĐXD, có đoạn:
"...
Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện theo công thức sau:
GTT = GHĐ x Pn (1)
...
Khi điều chỉnh giá hợp đồng theo công thức (1) thì cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin về giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá hợp đồng.
...
- Lo, Eo, Mo,…: Là các chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…), được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu."

Như vậy, rõ ràng phần Chênh lêch giá được so sánh giữa Giá B tại thời điểm thanh toán và Giá A tại thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu. Giá A đó đương nhiên phải là Max trong 2 giá trị: hồ sơ dự thầu và giá theo "nguồn thông tin về giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền" - Tức thông báo giá địa phương.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm thông tin từ Trang 2, Công văn 1551/BXD-KTXD hướng dẫn thêm thông tư 09/2008/TT-BXD; Phần Phụ lục, trang 7, 8 Thông tư 09/2008/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng XD do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu XD. Cụ thể đại ý như bạn HUNG-THINH đã nêu.
 

napro

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
51
Điểm thành tích
6
Theo mình thì việc dự toán có điều chỉnh hay không đến thời điểm dự thầu là việc của Chủ đầu tư. Còn khi bạn chào thầu, bạn có trách nhiệm phải dự thầu đúng và đủ các chi phí khác tại thời điểm đó. Việc bạn không áp dụng văn bản điều chỉnh dự toán và dẫn đến giá dự thầu của bạn thấp hơn, đương nhiên bạn trúng thầu vì có lợi thế cạnh tranh về giá thì được hiểu đó là chi phí cơ hội bạn bỏ ra để trúng thầu. Việc bù giá nhân công cho các năm tiếp theo tính với giá gốc là giá đã bù theo thông tư tại thời điểm bạn dự thầu.
 

Top