Thời gian vận hành dự án

  • Khởi xướng tatylic
  • Ngày gửi
T

tatylic

Guest
Các bác giúp em với, em có một câu hỏi mà chưa tìm ra câu trả lời thuyết phục. Xin các bác giúp đỡ.

Câu hỏi là " Căn cứ vào đâu lấy thời hạn hoạt động của dự án là 30 năm ?". Dự án của em là đầu tư cơ sở HTKT cho KCN. Em lấy n=30 năm.

Em đọc Luật đầu tư thì thấy là :
Ðiều 13. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh

1. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
Em tham khảo Quyết định 206 của Bộ Tài chính thì có được những thông tin về tuổi thọ của TSCĐ trong dự án là :
- Đường giao thông, kho bãi : 20 năm ( lấy max luôn )
- Nhà điều hành, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cấp điện : 30 năm.
- Khác : 5-10 năm.
Không biết từ những thông tin trên thì mình xác định thời hạn vận hành dự án như thế nào ạ ?
 
N

not me, not i

Guest
Theo e đọc kĩ QĐ 206 của BTC thì :

[FONT=&quot]"Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định."[/FONT]
Hơn nữa ở phần phụ lục ban hành theo quyết định 206 quy định về khung thời jan sử dụng của các loại tài sản cố định,vd nhà cửa vật kiến trúc:thời jan sử dụng tối thiểu và tối đa như sau:


[FONT=&quot]1. Nhà cửa loại kiên cố (1)[/FONT]
[FONT=&quot]Min: 25[/FONT]
[FONT=&quot]Max: 50[/FONT]
[FONT=&quot]2. Nhà cửa khác (1)[/FONT]
[FONT=&quot]Min: 6[/FONT]
[FONT=&quot]Max: 25[/FONT]

[FONT=&quot]Ghi chú:[/FONT]
[FONT=&quot](1)[/FONT][FONT=&quot]Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn... được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II. Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng... được xác định là có độ bền vững Bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.[/FONT]
Do đó tuổi thọ của dự án(=tg tính khấu hao của dự án)là do tự dn quyết định trên cơ sở tg max & min như quy định trong phụ lục.
E hỉu vậy k bít có đúng k nữa?!
 
A

archvanhuong

Guest
Các bác giúp em với, em có một câu hỏi mà chưa tìm ra câu trả lời thuyết phục. Xin các bác giúp đỡ.

Câu hỏi là " Căn cứ vào đâu lấy thời hạn hoạt động của dự án là 30 năm ?". Dự án của em là đầu tư cơ sở HTKT cho KCN. Em lấy n=30 năm.

Em đọc Luật đầu tư thì thấy là :
Ðiều 13. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh

1. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
Em tham khảo Quyết định 206 của Bộ Tài chính thì có được những thông tin về tuổi thọ của TSCĐ trong dự án là :
- Đường giao thông, kho bãi : 20 năm ( lấy max luôn )
- Nhà điều hành, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cấp điện : 30 năm.
- Khác : 5-10 năm.
Không biết từ những thông tin trên thì mình xác định thời hạn vận hành dự án như thế nào ạ ?

Trường hợp dự án đầu tư HTKT khu công nghiệp thì thông thường em phải lấy theo số năm chủ đầu tư thuê đất làm thời gian hoạt động của dự án. Khi kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN thông thường chủ đầu tư bỏ tiền ra làm hạ tầng sau đó sẽ cho các đơn vị thuê lại đất để XD nhà xưởng (các đơn vị thuê lại có thể thuê lâu dài đến hết thời gian dự án KCN hoặc chỉ thuê từ 5 - 10 năm..) . Chủ đầu tư kinh doanh HTKT KCN hàng năm đều phải bảo trì, bảo dưỡng hạ tầng để đảm bảo cho KCN vận hành tốt. Tùy thuộc vào địa phương mà CĐT có thể thuê được đất trong vòng 30 - 50 năm. Theo nghị định mới còn có thể lên đến 70 năm.
Đầu tư XD HTKT KCN hơi khác một chút với đầu tư XD HTKT đô thị. Với HTKT đô thị thì khi lập dự án đầu tư XD HTKT các chủ đầu tư chỉ coi đó là giai doạn 1, là giai đoạn cần có để nhận được giấy chúng nhận đầu tư và cũng để tránh phải chúng minh nguồn vốn sở hữu bắt buộc phải có khi ĐT (20% TMĐT) khi mà các dự án XD đô thị hiện nay thường TMĐT lên đến vài nghìn tỷ. Thông thường mục tiêu của các CĐT đô thị vẫn là xây phần phía trên để bán (chung cư, biệt thự, liền kề..). Do đó giai đoạn 2 sẽ lập tiếp phần DA ĐT phía trên (công trình).
Trong khi đó mục tiêu kinh doanh HTKT KCN thường là cho thuê lại đất đã có HTKT để XD nhà xưởng.
Bởi vậy cách chọn thời gian để tính bài toán kinh doanh cũng khác nhau:DA HTKT KCN thời gian dài (thường hết thời gian thuê đất); DA HTKT đô thị thời gian ngắn hơn (từ 3- 10 năm)
 
Last edited by a moderator:
K

kieuhunglc

Guest
Liên quan tới thời gian trong giấy chứng nhận đầu tư

"Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định."Hơn nữa ở phần phụ lục ban hành theo quyết định 206 quy định về khung thời jan sử dụng của các loại tài sản cố định,vd nhà cửa vật kiến trúc:thời jan sử dụng tối thiểu và tối đa như sau:1. Nhà cửa loại kiên cố (1)Min: 25Max: 502. Nhà cửa khác (1)Min: 6Max: 25Ghi chú:(1)Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn... được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II. Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng... được xác định là có độ bền vững Bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.Do đó tuổi thọ của dự án(=tg tính khấu hao của dự án)là do tự dn quyết định trên cơ sở tg max & min như quy định trong phụ lục.E hỉu vậy k bít có đúng k nữa?! Theo mình như thế là chưa chính xác. Vì hết thời gian khấu hao Dn vẫn có thể sử dụng TSCĐ mà, DN có thể tái đầu tư phần TSCĐ đó. Mình nghĩ rằng thời gian vận hành của dự án là thời gian thuê đất hoặc thời gian ghi trong giấy chứng nhận đầu tư. Ko bít như vậy có chính xác hay ko????
 
Last edited by a moderator:
A

archvanhuong

Guest
"Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định."Hơn nữa ở phần phụ lục ban hành theo quyết định 206 quy định về khung thời jan sử dụng của các loại tài sản cố định,vd nhà cửa vật kiến trúc:thời jan sử dụng tối thiểu và tối đa như sau:1. Nhà cửa loại kiên cố (1)Min: 25Max: 502. Nhà cửa khác (1)Min: 6Max: 25Ghi chú:(1)Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn... được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II. Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng... được xác định là có độ bền vững Bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.Do đó tuổi thọ của dự án(=tg tính khấu hao của dự án)là do tự dn quyết định trên cơ sở tg max & min như quy định trong phụ lục.E hỉu vậy k bít có đúng k nữa?! Theo mình như thế là chưa chính xác. Vì hết thời gian khấu hao Dn vẫn có thể sử dụng TSCĐ mà, DN có thể tái đầu tư phần TSCĐ đó. Mình nghĩ rằng thời gian vận hành của dự án là thời gian thuê đất hoặc thời gian ghi trong giấy chứng nhận đầu tư. Ko bít như vậy có chính xác hay ko????
Đúng vậy. Thường thì là vậy. Nhưng nhiều khi chủ đầu tư muốn chia ra nhiều giai đoạn thì thời gian của dự án phụ thuộc vào các giai đoạn đó. Và đây chính là điểm khó khi quyết định thời gian dự án các giai đoạn kéo dài bao nhiêu năm là phù hợp với mục đích đầu tư.
 

Top