Tiêu chuẩn, định mức

  • Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi
H

Hugolina

Guest
Về quy trình thi công và nghiệm thu ống bê tông cốt thép thoát nước
Câu hỏi:
Về tiêu chuẩn TCXDVN 372-2006: Ống cống bê tông cốt thép thoát nước.

Trả lời:
Tiêu chuẩn TCXDVN 372:2006 "ống bê tông cốt thép thoát nước" được ban hành năm 2006, đề cập đến những yêu cầu cơ bản về vật liệu, chế tạo, phương pháp thử, lắp đặt và nghiệm thu ống bê tông cốt thép hình trụ đúc sẵn dùng cho các công trình thoát nước. Công tác thi công tại hiện trường và các công việc liên quan khác phải được thực hiện đồng bộ theo các qui định tại các tiêu chuẩn liên quan về kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn, công tác đất…


 
H

Hugolina

Guest
Tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

Hỏi
Về tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
Trả lời:
- Tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005 "Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế" được ban hành năm 2005 thay thế cho tiêu chuẩn TCVN 5574:1991, đã đưa ra các định nghĩa về cấp và mác bê tông. Tính toán kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005 sử dụng các đặc trưng cơ học của bê tông theo cấp độ bền của bê tông, các giá trị theo mác bê tông đưa vào chỉ để người sử dụng tiêu chuẩn tham chiếu trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn mới được thuận tiện, không nên hiểu nhầm bê tông mác 200 đồng nhất với bê tông cấp B15.


- Bảng 17 của TCXDVN 356:2005 đưa ra các giá trị mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông theo cấp độ bền của bê tông. Theo đó, bê tông nặng đóng rắn trong điều kiện tự nhiên cấp B15 có giá trị mô đun đàn hồi ban đầu bằng 23,0*103 Mpa. Bảng 7 của TCVN 5574:1991 đưa ra mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông theo mác bê tông, với bê tông nặng mác 200 đóng rắn trong điều kiện tự nhiên có giá trị mô đun đàn hồi ban đầu là 240*103 Kg/cm2=24,0*103 N/mm2= 24,0*103 Mpa.
 
H

Hugolina

Guest
Hệ số luân chuyển đổi với ván khuôn

Việc xác định hệ số luân chuyển ván khuôn trong công tác đổ bê tông (gồm bê tông tại chỗ và cấu kiện bê tông đúc sẵn) thực hiện theo quy định tại Định mức vật tư xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BXD ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Mục II, Chương I, phần I).

 
H

Hugolina

Guest
Bậc chịu lửa công trình theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995

Hỏi:


Trong tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 có phụ lục phân chia cấp bậc chịu lửa. Vậy bậc chịu lửa phụ thuộc vào vật liệu công trình hay cấp công trình. Có quy định nào chỉ ra cấp công trình nào phải có bậc chịu lửa không?


Trả lời


- Mục 2.2 của Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 "Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế" và Mục 11.4.2.1 của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam đã quy định: Ngôi nhà và công trình đ­ược chia thành 5 bậc chịu lửa I, II, III, IV, V. Bậc chịu lửa của ngôi nhà và công trình đ­ược xác định theo giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng chủ yếu của nó (xem bảng 2 của TCVN 2622-1995 và bảng 11.4.1 của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam).
- Các quy định chung về phòng cháy, chống cháy cho công trình; phân nhóm công trình theo yêu cầu chống cháy và tính chịu lửa của công trình đư­ợc quy định trong Ch­ương 11 của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
 
H

Hugolina

Guest
Về việc áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cát, đá xây dựng

Hỏi:
Tôi đang thi công cho 2 công trình thuộc ngân sách nhà nước. Tôi có đem 2 mẫu cát, đá đi thí nghiệm ở 2 phòng Las-XD khác nhau, 1 của tư nhân và 1 của Trung Tâm Kiểm Định thuộc Sở Xây Dựng. Nhưng 2 phòng Las-XD này lại thí nghiệm theo 2 tiêu chuẩn khác nhau: đơn vị tư nhân thì theo TCVN 7570:2006 và TCVN 7572:2006, còn Trung Tâm Kiểm Định thì theo TCVN 1770:1986 và TCVN 1772:1986,...
- Đơn vị giám sát không chấp nhận kết quả của Trung Tâm Kiểm Định, buộc phải thực hiện theo tiêu chuẩn mới.
- Theo giải thích của Trung Tâm Kiểm Định thì 2 tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và TCVN 7572:2006 là 2 tiêu chuẩn mới, chưa có hiệu lực. 2 tiêu chuẩn này chỉ được sử dụng khi Bộ Xây Dựng gởi về cho các Sở Xây Dựng và từ Sở mới triển khai cho các phòng Las-XD khác, đơn vị tư nhân kia đã thực hiện sớm không đúng quy định.
- Như vậy, 2 tiêu chuẩn mới kia đã có hiệu lực chưa? Xin Bộ cho biết để tôi trả lời với đơn vị giám sát.
Trả lời:
- Tại “Lời nói đầu” của tiêu chuẩn “TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật” đã thể hiện thay thế TCVN 1770:1986 và TCVN 1771:1987, của tiêu chuẩn “TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử” đã thể hiện thay thế TCVN 1772:1987.
- Cát (hay cốt liệu nhỏ) và đá (hay cốt liệu lớn) dùng cho xây dựng được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật có mã số TCVN 7570:2006 và tiêu chuẩn về phương pháp thử đã có mã số TCVN 7572:2006. Các tiêu chuẩn này được Nhà nước ban hành và có hiệu lực thi hành từ năm 2006 với những nội dung cần thiết phù hợp với tình hình hiện nay, thay thế tiêu chuẩn cũ TCVN 1770:1986, TCVN 1771:1987 và TCVN 1772:1987
 
H

Hugolina

Guest
Về đánh giá đường kính cốt thép

Hỏi:


- Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 "Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu" quy định "cốt thép dùng trong thiết kế bêtông cốt thép phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 và TCVN 1651:1985.
- Khi tôi đem thép đi thí nghiệm thì đơn vị thí nghiệm lại đánh giá thép tròn trơn theo TCVN 1651:1985, còn thép gân lại đánh giá theo TCVN 6285:1997 và bảo rằng dung sai đường kính đạt theo tiêu chuẩn.
- Nhưng khi đơn vị thực hiện "kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp" xem kết quả thí nghiệm, lại đánh giá đường kính cốt thép theo TCVN 6285:1997 và theo mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 "đường kính cốt thép không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính" và kết quả là thép của tôi không đạt đường kính danh nghĩa theo TCVN 4453:1995.
- Như vậy trong 3 cách đánh giá đường kính danh nghĩa của cốt thép TCVN 1651:1985, TCVN 6285:1997 và mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 tiêu chuẩn nào là đúng?


Trả lời:

1. Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Qui phạm thi công và nghiệm thu” qui định cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải phù hợp với TCVN 5574:1991 “Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế” và TCVN 1651:1985 “Thép cốt bê tông cán nóng” là đúng.

2. TCVN 1651:1985 (mục 1.4) qui định: “Sai lệch về đường kính của thép cốt nhẵn (tức thép tròn trơn) phải phù hợp với TCVN 1650:1985”.
TCVN 1651:1985 không qui định sai lệch về đường kính cốt thép gai nên đơn vị thí nghiệm đã áp dụng TCVN 6285:1997 để đánh giá đường kính cốt thép gai (Mục 4.TCVN 6285:1997 quy định về kích thước, khối lượng và dung sai của cốt thép gai). Như vậy, đơn vị thí nghiệm đã áp dụng đúng tiêu chuẩn.
3. TCVN 4453:1995 không đề cập đến TCVN 6285:1997 (do TCVN 4453 ban hành trước). TCVN 1651:1985 lại không qui định về dung sai đường kính cốt thép gai, do đó đơn vị Kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp đã áp dụng TCVN 6285:1997 để đánh giá đường kính cốt thép là hợp lý.
Đơn vị Kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp xem kết quả thí nghiệm và áp dụng TCVN 4453:1995 (mục 4.1.5) để đánh giá thép của công ty Sao Việt có đường kính không đạt tiêu chuẩn là không đúng, vì TCVN 4453:1985 (mục 4.1.5) qui định sự hao mòn cho phép về đường kính của cốt thép xảy ra do các điều kiện khách quan trong quá trình thi công không được vượt quá 2%, điều này hoàn toàn khác với qui định về dung sai cho phép của đường kính cốt thép.
Với các lý do nêu trên, Viện CN Kết cấu CTXD - Viện KHCN Xây dựng có các ý kiến như sau:
TCVN 1651:1985 và TCVN 6285:1997 qui định dung sai cho phép của đường kính cốt thép. Các tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá đường kính cốt thép trước khi đưa vào dùng cho công trình.
TCVN 4453:1995 qui định mức độ hao mòn cho phép của đường kính cốt thép khi bị giảm tiết diện do các nguyên nhân khách quan trong quá trình thi công. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá sự hao mòn đường kính cốt thép trong quá trình thi công.

 
H

Hugolina

Guest
Về quy trình và tiêu chuẩn bảo trì công trình xây dựng

Hỏi:

Xin cho biết quy trình và tiêu chuẩn bảo trì công trình xây dựng
Trả lời:

Hiện nay, Bộ Xây dựng chưa ban hành quy định về quy trình cũng như tiêu chuẩn về bảo trì công trình xây dựng. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo các văn bản sau để lập quy trình bảo trì:
1. Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng “Huớng dẫn về công tác bảo trì công trình xây dựng”.
2. TCXDVN : 373-2006 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”.
3. TCXDVN 270 : 2002 “Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá”.
4. TCXDVN 318 : 2004 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì”.
5. 22TCN 306-03 “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ”.

Các văn bản trên có thể tải về tại các website: http://tcxdvn.xaydung.gov.vn hoặc www.moc.gov.vn.

 
H

Hugolina

Guest
Về đơn giá chi phí thiết kế cho mảng công viên cây xanh đô thị

Hỏi:

Đơn vị chúng tôi đang thiết kế mảng công viên cây xanh đô thị. Nhưng trong đơn giá không có phần chi phí thiết kế cho các công việc này, vậy chúng tôi có thể dùng đơn giá tương đương nào?


Trả lời:
Nếu dự án xây dựng công viên cây xanh bao gồm nhiều loại công trình thì thiết kế xây dựng hệ thống giao thông trong công viên áp dụng định mức thiết kế công trình giao thông; thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp, thoát và xử lý nước thải) áp dụng định mức thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật. Đối với các công tác khác mà không có quy định tỷ lệ % trong bảng định mức được tính bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn tại phụ lục kèm theo Quyết định 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (nếu công trình được thực hiện trước thời điểm Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng có hiệu lực), hoặc theo phụ lục của Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng.
 
H

Hugolina

Guest
Về phân cấp đất dùng cho công tác đào vận chuyển đất đắp bằng thủ công, cơ giới chi tiết và cụ thể hơn

Hỏi: Theo “Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng” ban hành kèm theo quyết định 24/2005/QĐ-BXD, ngày 29/7/2005của Bộ Xây dựng thì các bảng phân cấp đất dùng cho công tác đào vận chuyển đất đắp bằng thủ công, cơ giới có phân rõ các cấp đất tương ứng với tên các loại đất và dụng cụ, công cụ tiêu chuẩn xác định. Tuy nhiên, việc phân cấp đất như quy định còn mang tính định tính nhiều.
Vậy xin hỏi trong quá trình khảo sát thiết kế đơn vị tư vấn phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định nào để phân cấp đất dùng cho công tác đào vận chuyển đất đắp bằng thủ công, cơ giới chi tiết và cụ thể hơn?
Trả lời:

Công tác đào, đắp đất qui định tại Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng được định mức theo biện pháp thi công, dây chuyền thi công tương ứng với cấp đất đá qui định tại Bảng phân cấp đất. Căn cứ biện pháp thi công (thủ công hoặc máy thi công), dây chuyền thi công (dùng loại máy nào để thi công) và Bảng phân cấp đất qui định tại Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD tổ chức tư vấn lập dự toán để xác định chi phí. Để có cơ sở phân loại đất chính xác thì căn cứ vào kết quả thí nghiệm.

 
H

Hugolina

Guest
Về việc xác định tiêu chuẩn diện tích đất đối với các trường PTCS và trường PTTH trong quy hoạch đô thị



Hỏi:
Hiện nay Sở Xây dựng đang tham mưu cho địa phương xây dựng một số trường phổ thông (PTTH,PTCS) nhưng khi xác định tiêu chuẩn diện tích đất để xây dựng trường còn có 1 vài ý kiến khác nhau:
- Theo ý kiến của Sở XD thì diện tích đất để XD trường lấy theo TCVN 3978-1984 (tiêu chuẩn thiết kế trường phổ thông) hoặc theo Quy chuẩn XDVN - Tập 1- Phần II- Chương 5 - Điều 5.8 (tương đương nhau) bình quân 20-25 m²/h.sinh, thì mới đảm bảo lâu dài cho sự phát triển.
- Một số ý kiến khác cho rằng lấy theo công văn số 3481/GDTrH ngày 06/5/2005 của Bộ GD-ĐT theo tiêu chuẩn diện tích 6-10m²/h.sinh

Trả lời:


Tại bảng 5.8.1. trong Quy chuẩn xây dựng Việt nam ban hành theo Quyết định số 682/ BXD - CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đã quy định diện tích đất đối với các trường PTCS và trường PTTH trong quy hoạch đô thị như sau:
- Trường THCS 20-25 m2/học sinh.
- Trường THPT 25-30 m2/học sinh.
Tuy nhiên, có thể vận dụng các văn bản có liên quan của Bộ Giáo dục và đào tạo để phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương và phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 
L

lestrong

Guest
1. Bộ Xây dựng trả lời về việc tính chi phí quản lý dự án và việc áp dụng định mức chi phí thiết kế

Hỏi:
1. Trong dự án có hai loại công trình: công trình dân dụng, công trình công nghiệp. Chi phí xây dựng là 5 tỷ đồng, chi phí thiết bị là 5 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư được duyệt (chưa có VAT). Giả sử chi phí xây dựng thuộc công trình dân dụng là 3 tỷ đồng; chi phí xây dựng thuộc công tình công nghiệp là 2 tỷ đồng. Chi phí thiết bị thuộc công trình dân dụng là 3 tỷ đồng, chi phí thiết bị thuộc công trình công nghiệp là 2 tỷ đồng. Khi tính chi phí QLDA thì làm như sau (Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng):

a) Công trình dân dụng: 2,304% x (3 + 3) = 0,138 tỷ

Công trình công nghiệp: 2,426% x (2 + 2) = 0,097 tỷ

CPQLDA = 0,138 + 0,097 = 0,235 tỷ.

b) Công trình dân dụng: 2,195% x (3 + 3) = 0,132 tỷ

Công trình công nghiệp: 2,310 % X (2 + 2) = 0,092 tỷ

CPQLDA = 0,132 + 0,092 = 0,224 tỷ.

c) Công trình dân dụng: 2,195% x 10 = 0,220 tỷ

Công trình công nghiệp: 2,310% x 10 = 0,231 tỷ

CPQLDA = 0,220 + 0,231 = 0,451 tỷ. Vậy cách tính nào đúng, nếu có sai xin Bộ cho hướng dẫn?

2. Áp dụng định mức chi phí thiết kế theo Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng: Công trình sử dụng thiết kế mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành-công trình đường dây điện trên không 22kV-công trình cấp III: Ngoài áp dụng hệ số điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế k = 0,36 cho công trình thứ nhất; k = 0,18 cho công trình thứ 2 trở đi như mục 3.3.2.2 hướng dẫn, thì còn nhân thêm hệ số k = 1,13 như ở mục 3.4.5 hướng dẫn (Công trình đường dây tải điện trên không-công trình cấp III)?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
- Chi phí quản lý dự án là chi phí tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt. Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, bạn cần xác định rõ dự án của mình thuộc dự án dân dụng hay dự án công nghiệp. Loại dự án xác định theo quyết định đầu tư được duyệt (áp dụng cho công trình chính của dự án).

- Công trình sử dụng thiết kế mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành (như thư bạn hỏi), thì ngoài áp dụng hệ số điều chỉnh giảm (như k = 0,36; k = 0,18...) còn được điều chỉnh theo những hướng dẫn cụ thể đối với từng loại công trình. Như vậy, trường hợp bạn hỏi được điều chỉnh thêm hệ số k = 1,13 đối với công việc thiết kế công trình đường dây tải điện trên không, công trình cấp III có cấp điện áp 22 KV.



2. BXD trả lời các thắc mắc!

Hỏi:
“Do đặc thù một số công việc thi công theo yêu cầu của thiết kế không có trong đơn giá Liên sở Tài chính - Xây dựng, nhà thầu chính cùng nhà thầu phụ báo giá cho Ban Quản Lý dự án kiểm tra. Sau đó Ban Quản Lý trình chủ đầu tư duyệt đơn giá khoán gọn thi công hoàn chỉnh cho từng công việc. Đơn giá hoàn chỉnh được ghi rõ trong hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ là: “Đơn giá đã bao gồm 10% VAT, chi phí vật tư, nhân công, chi phí vận chuyển lắp đặt, bảo hành và các chi phí khác liên quan đến quá trình hoàn thành công việc”. Như vậy, đơn giá đã bao gồm tất cả vật tư, nhân công, máy, trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế VAT. Hiện nay đơn vị tổng thầu khi thanh toán lại đề nghị chủ đầu tư tính thêm các khoản trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước (ngoài đơn giá đã được nêu trên) như vậy có phải đã tính trùng lắp hay không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
Việc thanh toán hợp đồng phải căn cứ trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đã ký giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Muốn biết đơn giá khoán gọn có là đơn giá tổng hợp hay không, cần phải xem xét trên cơ sở các tài liệu pháp lý, các biên bản thoả thuận giữa hai bên cũng như các điều khoản ghi trong hợp đồng và toàn bộ tài liệu khác có liên quan...
 
L

lestrong

Guest
1.Về việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng

Hỏi:
Trong quá trình thiết kế công trình theo hợp đồng và hai bên đã thoả thuận danh mục tiêu chuẩn áp dụng, nhưng do nhà nước ban hành tiêu chuẩn mới sau thời điểm mà hai bên đã thoả thuận vậy bên thuê có quyền buộc bên thiết kế phải chỉnh sửa lại hồ sơ cho phù hợp với tiêu chuẩn mới không?".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ khoa học công nghệ có ý kiến như sau:
Theo các quy định hiện hành của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hoặc tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài là tự nguyện. Người quyết định đầu tư xem xét và quyết định áp dụng tiêu chuẩn xây dựng phù hợp. Nếu có sự thay đổi về tiêu chuẩn xây dựng thì việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng mới do người quyết định đầu tư xem xét và quyết định. Về các phát sinh, chủ đầu tư tự thương thảo với các bên có liên quan.


2. Bộ Xây dựng cho ý kiến về việc điều chỉnh hệ số nhân công và máy thi công khi thực hiện lương tối thiểu

Hỏi:
“Căn cứ Điều 16 và Điều 35 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh và được UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3060/QĐ-UBND ngày 28/11/2007 về việc bãi bỏ Quyết định số 29/2001/QĐ-CTUBBT ngày 29/5/2001 v/v ban hành Đơn giá sửa chữa trong xây dựng cơ bản; Quyết định số 48/2006/QĐ-UBND ngày 13/6/2006 v/v ban hành Đơn giá xây dựng công trình (Xây dựng-Lắp đặt-Khảo sát xây dựng) tỉnh Bình Thuận. Đồng thời UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 5886/UBND-ĐTQH ngày 24/12/2007 v/v Công bố đơn giá xây dựng và sửa chữa công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Căn cứ nội dung văn bản số 5886/UBND-ĐTQH, Sở Xây dựng đã thông báo công bố hệ thống đơn giá XDCB tỉnh Bình Thuận tại văn bản trên để các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tham khảo hoặc vận dụng vào việc lập đơn giá, dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hệ thống đơn giá do UBND tỉnh Bình Thuận công bố khi thực hiện mức lương tối thiểu chung từ 450.000 đ/tháng lên 540.000 đ/tháng kể từ ngày 01/01/2008 thì có cần phải điều chỉnh về nhân công và máy thi công; nếu phải điều chỉnh hệ số nhân công và máy thi công, kể cả giá vật liệu xây dựng (đang tăng cao) thì theo phương pháp nào và thẩm quyền công bố hệ số điều chỉnh nói trên. Kính đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể để địa phương hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thực hiện việc lập và phê duyệt dự toán công trình xây dựng tại tỉnh Bình Thuận”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:

Người công bố hệ thống đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh là người được quyền công bố hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công đối với nhứng đơn giá xây dựng đã công bố. Phương pháp điều chỉnh các chi phí trên do người công bố đơn giá quyết định trên nguyên tắc không làm gián đoạn tiến trình thực hiện dự án.
 
L

lestrong

Guest
1. Bộ Xây dựng trả lời vấn đề liên quan đến việc lập tổng mức đầu tư
Hỏi:
“Khi lập tổng mức đầu tư các dự án công trình Hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư < 7 tỷ, thời gian thực hiện dự án < 2 năm. Khi tính chi phí dự phòng ngoài 10% theo quy định (theo TT 05) chúng tôi tính thêm 5% dự phòng cho yếu tố trượt giá nữa có được không? Khi lập tổng mức đầu tư những loại vật liệu như xi măng, thép, đường ống chúng tôi không lấy theo công bố của Sở xây dựng (vì thấp hơn giá thị trường rất nhiều) mà lấy theo báo giá của các nhà cung cấp trên thị trường có được không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
- Theo quy định Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng, chi phí dự phòng là khoản chi phí dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình, đối với những công trình có thời gian xây dựng ≤ 2 năm thì chi phí dự phòng được tính là 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác, trong đó bao gồm 5% dự phòng cho phát sinh công việc và 5% dự phòng cho các yếu tố trượt giá. Vì vậy, công trình của bạn có thời gian xây dựng < 2 năm nên không được tính thêm 5% cho yếu tố trượt giá nữa.

- Công bố giá vật liệu địa phương do các Sở ban hành chỉ là văn bản mang tính chất tham khảo khi lập dự toán xây dựng công trình. Việc lựa chọn vật liệu và giá vật liệu trong khi lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình do Chủ đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh.



2. Một số vấn đề liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật

Hỏi:
Đơn vị tôi có dự án được duyệt tại thời điểm Nghị định 16/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực. Theo điều 36: Xử lý chuyển tiếp thuộc Nghị định số 99/2007/NĐ-CP (NĐ 99/CP) ngày 13/6/2007 của Chính phủ thì việc lập chi phí đầu tư xây dựng công trình như: lập dự toán điều chỉnh cho các hạng mục công trình chưa triển khai vẫn phải áp dụng theo thông tư số 04/2005/TT-BXD (TT 04/BXD) ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng cho chúng tôi hỏi khi lập dự toán điều chỉnh cho các hạng mục công trình để triển khai xây dựng tại thời điểm này khi mà giá nhân công chưa được điều chỉnh, giá vật tư biến động tăng lớn như sắt thép, xi măng... nếu áp dụng theo TT 04/BXD nói trên thì giá trị của hạng mục công trình sẽ thấp so với thực tế rất nhiều, sẽ không có nhà thầu đáp ứng giá thầu khi tổ chức đấu thầu... vì vậy, chúng tôi có thể vận dụng theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình để lập dự toán, ví dụ như: giá vật liệu xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá cả của các nhà cung cấp, giá nhân công được tính đúng tính đủ tiền lương các khoản phụ cấp... để lập dự toán điều chỉnh hạng mục công trình hay không? Nếu không thì việc lập các dự toán điều chỉnh cho các hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư đã được phê duyệt tại thời điểm NĐ16/CP có hiệu lực tại thời gian này (năm 2008) thì cách lập như thế nào?

Trả lời:
Việc xử lý chuyển tiếp của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ thực hiện theo Nghị định số 03/2008//NĐ-CP ngày 07/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, theo đó thì các khối lượng công việc còn lại của các dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP có thực hiện theo các quy định của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP hay không do người quyết định đầu tư xem xét quyết định.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Hỏi:
”Tôi đang làm dự toán cho dự án có tổng chi phí xây dựng khoảng 50 tỷ trong đó có nhiều loại công trình: XD:20 tỷ, GT: 20 tỷ, Hạ tầng kỹ thuật: 10 Tỷ. Vậy khi tính toán các chi phí quản lý dự án, lập dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (thiết kế, giám sát, thẩm tra) cho toàn dự án thi các chi phí cho từng loại công trình này được tính trên cơ sở nội suy theo chi phí xây dựng của toàn dự án là 50 tỷ hay lấy chi phí xây dựng của từng loại công trình (20,20,10 tỷ) để tính nội suy các chi phí nói trên”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình thì định mức chi phí quản lý dự án; định mức chi phí lập dự án được được xác định bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt;

Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán của công trình được duyệt (công trình XD hoặc công trình giao thông hoặc công trình hạ tầng KT);

Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng; Định mức chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính bằng tỷ lệ phần % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình được duyệt (công trình XD hoặc công trình giao thông hoặc công trình hạ tầng KT);
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề liên quan đến chi phí tư vấn quản lý dự án

Hỏi:
“Theo Nghị định 99/2007/ND8-CP và Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 hướng dẫn tính toán xác định chi phí tư vấn quản lý dự án, xin giải thích cho tôi được rõ nghĩa đối với các câu chữ "là chi phí tổ chức thực hiện". Ví dụ "Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật" có nghĩa là chi phí quản lý dự án có bao gồm luôn cả Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật? Hay "Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình" có nghĩa là chi phí quản lý dự án có bao gồm luôn cả Chi phí kiểm tra, kiểm định và cấp giấy chứng sự phù hợp về chất lượng công trình? Như vậy có phải chi phí tổ chức thực hiện một công việc nào đó có nghĩa là chi phí cho việc thực hiện công việc đó?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Thực hiện quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nội dung chi phí để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án (chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư…) theo hướng dẫn tại mục 1.1.4 phần II khác với chi phí lập báo cáo đầu tư… (chi phí tư vấn) và được hướng dẫn tại mục 1.1.5 phần II của Thông tư số 05/2007/TT-BXD;
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về Định mức dự toán xây dựng công trình

Hỏi:
Về Định mức dự toán xây dựng công trình.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:[/I]

Tập Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ - BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng chưa bao gồm định mức công tác sử dụng khí ga công nghiệp để cắt kim loại; Tuy nhiên, trong Tập Định mức vật tư xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 22/2001/QĐ - BXD ngày 24/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã nói đến trường hợp dùng ga thay đất đèn để cắt kim loại (tại chương V - Định mức vật liệu dùng để gia công kim loại và sản xuất kết cấu kim loại).

Vụ Kinh tế Xây dựng xin được thông tin với công dân về cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hiện nay như sau:

Nhằm từng bước đưa công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cho phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Ngày 13/6/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Theo đó, Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật sẽ được Bộ Xây dựng công bố làm cơ sở để xác định giá xây dựng công trình. Như vậy, thay cho việc trước đây Nhà nước ban hành Hệ thống Định mức kinh tế - kỹ thuật mang tính chất bắt buộc áp dụng (cứng nhắc), nay Nhà nước chỉ Công bố để các Chủ đầu tư, Người quyết định đầu tư tự quyết định việc áp dụng để xây dựng đơn giá cho phù hợp với dự án, công trình của mình (vì đặc điểm đơn chiếc của sản phẩm xây dựng). Mặt khác, việc quy định như vậy còn nhằm đề cao tính tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về hiệu quả đầu tư, tính đúng đắn của việc áp dụng các Định mức kinh tế - kỹ thuật này của Chủ đầu tư và Người quyết định đầu tư.

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ - BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hiện nay đã thay thế bằng Tập Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng kèm theo công văn số 1776/BXD - VP ngày 16/8/2007 về việc Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng.

Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được Công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình. Trường hợp định mức do cơ quan có thẩm quyền Công bố không phù hợp với thực tế thi công, điều kiện thi công thì Chủ đầu tư tổ chức xây dựng, điều chỉnh định mức cho phù hợp theo hướng dẫn trong Thông tư số 05/2007/TT - BXD ngày 25/7/2007 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang cùng các Bộ, cơ quan có liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện và xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Quá trình nghiên cứu chúng tôi luôn mong nhận được những ý kiến góp ý, đề xuất của công dân.
 
Last edited by a moderator:

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Điều kiện hành nghề "Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng" được quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD

Hỏi:

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của Bà Trần Thanh Thư (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) làm việc tại một công ty kiểm định xây dựng muốn biết công ty của bà có nhu cầu bổ sung ngành nghề "công nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng" thì cần chứng chỉ hành nghề nào? Sau khi nghiên cứu,

Trả lời:

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Khoản 8, Điều 1 của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005.

Theo quy định tại Khoản 2, Mục III của Thông tư số 16/2008/TT-BXD, tổ chức chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề một trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Trường hợp công ty của bà Thư có chức năng hành nghề kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì có thể thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng nếu đáp ứng các yêu cầu về điều kiện năng lực và yêu cầu về tính độc lập, khách quan trong việc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Thông tư này.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Hỏi:

Xin cho biết quy trình và tiêu chuẩn bảo trì công trình xây dựng
Trả lời:

Hiện nay, Bộ Xây dựng chưa ban hành quy định về quy trình cũng như tiêu chuẩn về bảo trì công trình xây dựng. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo các văn bản sau để lập quy trình bảo trì:
1. Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng “Huớng dẫn về công tác bảo trì công trình xây dựng”.
2. TCXDVN : 373-2006 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”.
3. TCXDVN 270 : 2002 “Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá”.
4. TCXDVN 318 : 2004 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì”.
5. 22TCN 306-03 “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ”.

Các văn bản trên có thể tải về tại các website: http://tcxdvn.xaydung.gov.vn hoặc www.moc.gov.vn.


Chào bạn Hugolina!

Bạn vui lòng xem lại TCXDVN 270 : 2002 “Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá”. không có trong website nêu trên!

Chào!
 
L

Lý Sín

Guest
Mình là dân điện hệ thống khi lao vào tính toán phần xây dựng các yêu cầu kỹ thuật về mac bê tông mà đơn vị tư vấn đưa ra mình chẳng hiểu tí nào, ví dụ như mác bê tông lót móng B7.5 đá dăm 4x6, thế mác này có tương đương với BT lót mác 50 đá 4x6 hay M100 đá 4x6............. Bạn nào biết về cách qui đổi mác bê tông như mình đã kể trên xin vui lòng chỉ giáo giúp _ cảm ơn trước hoặc mail cho mình theo địa chỉ lisinvneco6@gmail.com
 

Top