Tìm hiểu về BIM?

21tad

Thành viên mới
Tham gia
19/1/24
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
23
Nơi ở
Hà Nội
Em chào các anh/chị!
Em là sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường chuyên ngành: kinh tế và quản lý xây dựng. Hiện tại, em đang rất thích thú với mô hình thông tin BIM và rất mong được học hỏi kiến thức về BIM.
Vậy nên em có chút thắc mắc là em nên bắt đầu tìm hiều BIM từ đâu? em cần học tập thêm những kiến thức gì liên quan để phục vụ cho công việc này?
Rất mong được các anh/chị giải đáp.
Em xin cảm ơn ạ!
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tìm hiểu BIM nên bắt đầu từ đâu? là câu hỏi mà hiện tại cả nước Việt Nam quan tâm, mặc dù có Quyết định 258/QĐ-TTg của Thủ tướng về lộ trình áp dụng BIM, nhưng hiện tại nhiều nơi vẫn đang loay hoay chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi xin đưa ra một vài ý kiến để bạn tham khảo:

1. Hiểu biết cơ bản về BIM:

• Khái niệm BIM: Tìm hiểu về Building Information Modeling (BIM) - một quy trình thông tin và mô hình hóa thông tin xây dựng giúp quản lý dự án xây dựng một cách hiệu quả thông qua mô hình 3D sống động.
• Lợi ích của BIM: Hiểu rõ về lợi ích của BIM trong việc cải thiện quản lý dự án, tối ưu hóa chi phí và thời gian, cũng như nâng cao chất lượng công trình.
• Ngoài ra cũng tìm hiểu thêm về Tâm fnhinf về BIM, chuyển đổi số, tài sản số...

2. Tài liệu và khóa học:
• Tài liệu miễn phí: Tìm kiếm các tài liệu miễn phí trên internet, bao gồm các bài viết, video hướng dẫn, và webinar về BIM. Bạn có thể xem trên https://bim.gxd.vn cũng có nhiều tư liệu hay.
• Khóa học trực tuyến: Đăng ký các khóa học trực tuyến về BIM trên các nền tảng như Coursera, Udemy, LinkedIn Learning, v.v., để có cái nhìn sâu sắc hơn về quy trình và công nghệ BIM.

Kiến thức liên quan cần học tập:

bat-dau-bim-tu-dau.png

Kiến thức liên quan cần học tập về BIM

1. Phần mềm BIM:

• Autodesk Revit: Là phần mềm BIM phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế, mô hình hóa, và quản lý dự án xây dựng.
• Navisworks: Học cách sử dụng Navisworks để quản lý dự án, kiểm soát và phối hợp công trình.
• Phần mềm khác: Tìm hiểu về các phần mềm BIM khác như Bentley Systems, ArchiCAD, v.v.
• Các phần mềm GXD: Bạn nên học cách sử dụng các phần mềm GXD để giải quyết các công việc, và chuyển động dần dần, vì các phần mềm GXD cũng được nghiên cứu, định hướng thay đổi dần, lồng ghép BIM vào thuật toán: quan trọng nhất là thay đổi tư duy.

2. Quản lý dự án và quy trình làm việc:

• Quy trình làm việc BIM (BIM Workflow): Hiểu rõ về quy trình làm việc BIM, từ khái niệm đến triển khai và quản lý dự án.
• Quản lý dự án BIM: Học cách áp dụng các kỹ thuật quản lý dự án trong môi trường BIM.

3. Tiêu chuẩn và quy định:

• Tiêu chuẩn BIM: Tìm hiểu về các tiêu chuẩn BIM quốc gia và quốc tế, như ISO 19650, ISO 12006.
• Quy định về BIM: Nắm bắt các quy định pháp lý và yêu cầu về BIM áp dụng trong ngành xây dựng tại Việt Nam. Bạn bấm vào đây để xem các quy định có liên quan: https://bim.gxd.vn/van-ban/quy-dinh-ve-bim.html

4. Kỹ năng mềm:

• Làm việc nhóm: Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, vì BIM thường đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau trong dự án.
• Giải quyết vấn đề: Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua việc áp dụng BIM vào các tình huống thực tế.

Kết luận:
Bắt đầu từ việc tìm hiểu cơ bản về BIM, sau đó mở rộng kiến thức của bạn thông qua việc học các phần mềm BIM, phần mềm GXD, quản lý dự án, và tiêu chuẩn quy định liên quan. Đừng quên phát triển kỹ năng cứng cũng như kỹ năng mềm, bởi chúng cũng quan trọng không kém trong môi trường làm việc BIM.
 

thongnt

Thành viên mới
Tham gia
24/12/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Sự tiến hoá của BIM
BIM đến nay đã qua nhiều tiến hoá so với khai niệm BIM ban đầu, có thể chia ra như sau:

BIM thế hệ 0:
Từ 1990 trở về trước ngành xây dựng chưa có thuật ngữ BIM. Lúc này, ngành xây dựng chỉ dựa trên “Bản vẽ” tức là hình chiếu/hình cắt 2 chiều của công trình trên giấy để thiết kế và thi công công trình. Khi xây dựng các công trình toà nhà lớn/phức tạp thì người ta làm các “Mô hình” (Model) bằng bìa/nhựa/gỗ,… theo tỷ lệ nhỏ hơn (1/100-1/50) so với công trình thật sẽ được xây dựng để các bên tham gia dễ hình dung trong quá trình thiết kế chi tiết và thi công xây dựng.​

BIM thế hệ 1:
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ đồ hoạ máy tính, từ thập niên 90 trở đi người ta nghĩ đến việc ứng dụng đồ hoạ máy tính để mô phỏng công trình xây dựng về mặt hình học và thuộc tính vật liệu để tạo ra các bản vẽ nhanh hơn; nhiều góc nhìn kiến trúc, nội, ngoại thất hơn; chỉnh sửa thiết kế đồng bộ hơn; cấu tạo kiến trúc hợp lý hơn; tính toán kết cấu và mô phỏng động lực học công trình chuẩn xác hơn,…Thuật ngữ “Building/ Buildings Information Modeling” (Mô hình hoá thông tin xây dựng/ toà nhà) ra đời viết tắt là B.I.M.​
Về cơ bản BIM của thời kỳ này là mô hình hình học 3 chiều thực sự (một điểm có 3 giá trị toạ độ) được dựng bằng phần mềm đồ hoạ máy tính (CAD) với chủ yếu là các thông tin hình học và hình dạng các cấu kiện với công dụng chính là để: Khảo sát các góc nhìn kiến trúc hoặc không gian sử dụng (bằng cách xoay lật trên máy tính) và tạo các hình chiếu, hình cắt để xuất ra thành bản vẽ dưới dạng hình ảnh hoặc bản in.​
BIM thế hệ 2:
Năm 2000, với sự ra đời của phần mềm Revit nối tiếng và được Autodesk mua lại vào năm 2002 và đầu tư lớn để nghiên cứu phát triển. Revit cho phép dựng, phối hợp các mô hình với nhau và điền thông tin thuộc tích về vật liệu, thông số kỹ thuật rất nhanh chóng nên đã tạo điều kiện cho việc cộng tác làm việc chung thông qua internet cực kỳ thuận lợi, xoá bỏ ngăn cách về mặt địa lý.​
Lúc này, người ta nhận thấy việc dùng các BIM tools như Revit mà chỉ để tạo ra các mô hình hình học 3 chiều và các bản vẽ 2 chiều thì chỉ như “Mua chiếc laptop về để làm búa đóng đinh” và một thuật ngữ mới ra đời, đó là “Building Information Management” vẫn viết tắt là BIM nhưng ý nghĩa của nó đã khác so với BIM của thế hệ trước.​
BIM thế hệ 2 đã tích hợp rất nhiều thông tin thuộc tính gắn với các yếu tố hình học để mô tả chi tiết nhất có thể về: Thông tin của bản thân công trình trong giai đoạn thiết kế, thông tin về quá trình hoạt động xây dựng để tạo ra công trình đó và thông tin về công trình sau khi hoàn thành (hoàn công) để phục vụ việc quản lý trong quá trình thi công xây dựng và vận hành khai thác. Lúc này, người ta bắt đầu nói đến các thuật ngữ như BIM 4D (có yếu tố thời gian thi công/xây dựng), 5D (các yếu tố chi phí, giá thành), 6D (các yếu tố về tiêu thụ năng lượng, vận hành, bảo trì) và 7D (Quản lý tình trạng tài sản, xây dựng các chiến lược, lộ trình khai thác và tái đầu tư hợp lý,…)​
BIM thế hệ 3:
Bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21 (từ 2021 trở đi), người ta nói nhiều đến các thuật ngữ mới của cuộc cách mạng 4.0 như: IoT, AI, Big Data, chuyển đổi số, xã hội số, kinh tế số, làm việc từ xa, chế tạo từ xa, đô thị thông minh, toà nhà thông minh,…Trong bối cảnh đó nội hàm của BIM cũng được bổ sung những khái niệm/thuật ngữ mới như: Xây dựng ảo, tài sản thực – tài sản số, quản lý, vận hành từ xa, quản lý, vận hành với sự hỗ trợ/kết hợp của AI,…​

BIM thế hệ 3 coi công trình xây dựng không còn đơn thuần là vật thể như trước mà công trình phải là công trình “thông minh” (smart buildings) giống như xe hơi thông minh (smart car). Smart car có thể tự lái thì toà nhà/công trình xây dựng cũng có thể tự vận hành trong một số lĩnh vực hoặc hệ thống của nó để nâng cao sự tiện lợi và an toàn.​

BIM thế hệ 3 sẽ làm cho quá trình hoạt động xây dựng trở nên thông minh hơn, sản phẩm/công trình xây dựng trở nên thông minh hơn để tham gia vào hệ sinh thái IoT và chuyển đổi số. Chuyển đổi số hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất là chuyển đổi qua lại các hoạt động của kinh tế, xã hội, KH, KT, Công nghệ, vv... từ không gian thực sang không gian số và ngược lại để tối ưu hoá mọi quá trình nhằm tiết kiệm nguồn lực và đẩy mạnh sự phát triển theo hướng bền vững hơn.​

BIM thế hệ 3 không loại trừ mà bao hàm tất cả BIM các thế hệ trước, có thể vẫn giữ tên gọi truyền thống là BIM nhưng nội hàm BIM đã có nhiều bổ sung, tiến hoá. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu “Smart”, BIM vẫn còn phải có những bước tiến hoá tiếp theo và để dùng được BIM thì bản thân những người “Làm Xây dựng” cũng cần phải tiến hoá về mặt tư duy và kỹ năng với tốc độ bằng hoặc hơn tốc độ tiến hoá của BIM.​
Tiêu chuẩn ISO mới nhất về BIM hiện nay là ISO 19650, nó đang là kim chỉ nam cho BIM hiện nay​
 

File đính kèm

  • BIM BIM BIM.pdf
    816,7 KB · Đọc: 34

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top