Tính chi phí lãi vay và dự phòng phí cho yếu tố trượt giá đối với dự án 2 giai đoạn XDCB

nguyenhoa.ibst

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/7/08
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Tôi đang thực hiện 1 dự án có 2 giai đoạn đầu tư
+ Giai đoạn 1 CS dự án 5trT/năm; thời gian XDCB 3 năm. thời gian duy trì công suất 7 năm.
+ Giai đoạn 2 nâng CS dự án lên 10 trT/năm; thời gian XDCB 2 năm; duy trì công suất cho đến hết đời dự án.
Như vây khi tính chi phí dự phòng cho giai đoạn 1 với thời gian XDCB 3 năm bao gồm dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh 10%; Dự phòng cho yếu tố trượt giá năm 2; 3 là không vướng; tương tự lãi vay trong thời gian XDCB tính bình thường theo văn bản nhà nước.
Tuy vây khi tính toán đến giai đoạn 2 của dự án thì bị lúng túng.
Thứ nhất: Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh 10% theo quy định.
Thứ hai: Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá có tính toán không. Nếu tính thì theo chu kỳ thời gian 12 năm thì giá trị dự phòng cho yếu tố trượt giá tăng lên rất khủng khiếp.
Thứ ba: Lãi vay trong thời gian XDCB có tính không.
Rất mong sự góp ý nhiệt tính của các chuyên gia!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Trong thời buổi kinh tế thay đổi từng ngày, từng giờ mà vẫn có người vạch ra kế hoạch đầu tư dài hạn thì thật quý và hiếm.
Sau 10 năm nữa, ai biết trước thị trường thế nào, nhà đầu tư thay đổi ra sao. Vì vậy việc lập dự án đầu tư cho giai đoạn 2 tại thời điểm này nó không có nhiều ý nghĩa vì các lý do như sau:
1. Sự thay đổi nhà đầu tư: liệu nhà đầu tư, người góp vốn cổ phần có thủy chung đến cùng với dự án?
2. Nhà tài trợ: các ngân hàng khi xem xét hiệu quả để cho vay vốn sẽ chỉ quan tâm đến mức vay vốn cho giai đoạn 1, tính đến giai đoạn 2 có quá nhiều rủi ro. Điều này khiến cho bài toán thẩm định vốn vay trở nên bất định.
3. Rủi ro từ thay đổi thị trường, kinh tế vĩ mô: liệu nhu cầu về sản phẩm của nhà máy tại thời điểm đó có như dự báo hiện nay? trong giai đoạn đầu liệu chắc đã kinh doanh có hiệu quả? sản phẩm đó liệu có bị ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mô (các nhà máy đó hoạt động có đảm bảo vệ môi trường không? sản phẩm có thân thiện với môi trường không? nếu không phù hợp thì sẽ bị yêu cầu thay đổi công nghệ). Sự lạc hậu của công nghệ hiện tại (hao mòn vô hình) cũng dẫn đến phải thay đổi công nghệ.
4. Bất cập cho quản lý chi phí: Nếu tính đúng, tính đủ TMĐT cho cả giai đoạn 2, con số sẽ rất khủng khiếp mà không để làm gì. Các nhà đầu tư góp vốn không thể để tiền mình chết trong dự án mà không đưa vào hoạt động, lãng phí chi phí cơ hội. Khi quyết toán vốn để đưa TSCĐ vào khấu hao, người ta sẽ chỉ tính đến TMĐT giai đoạn 1.
Vậy: nếu dự án định làm 2 giai đoạn thì chỉ nên tính TMĐT giai đoạn 1. Tuy nhiên, nếu CĐT có ý định mở rộng ở giai đoạn 2 thì thiết kế, quy hoạch phải chỉ ra là đã dự phòng, tính toán khả năng kết nối, mở rộng dự án ở giai đoạn 2.
 

nguyenhoa.ibst

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/7/08
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Cảm ơn ông Naat vì đã đưa ra các ý kiến rất hữu ích.
1. Đúng là dự án tôi đang thực hiện chỉ chú tâm đến việc đầu tư và phê duyệt đầu tư cho giai đoạn I (CS 5 triệu tấn/năm); giai đoạn II nằm trong kế hoạch đầu tư lâu dài.
2. Chủ đầu tư là nhà nước nên không thể thay thế (có chăng do chính sách xã hội hóa nên có thêm phần góp vốn ít ỏi của các bên liên doanh) vì dự là nằm trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3. Việc phân chia 2 giai đoạn cho dự án nằm trong kế hoạch của các cấp lãnh đạo. thực tế dự án tôi đang thực hiện là điều chỉnh lại; dự án ban đầu được tư vấn nước ngoài lập với công suất 10 triệu tấn/năm vào các năm khoảng 2007; 2008 gì đó; hiện tại thực hiên đã được khoảng 6-7 năm rồi.
4. Nếu không nâng công suất của dự án lên thì tuổi đời dự án sẽ rất dài (hiện tại đang lập là 52 năm rồi) như thế có bất định không ? hơn nữa nhu cầu bắt buộc phải nâng công suất ( do những yêu cầu đặc thù của dự án).
Vấn đề tôi đặt ra là với những dữ liệu có sẵn như trên thì việc tính toán cho giai đoạn II tôi còn đang băn khoăn là nên tính như nào cho phù hợp và có thể lý giải.
Thứ nhất: Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh 10% theo quy định.
Thứ hai: Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá có tính toán không. Nếu tính thì theo chu kỳ thời gian 12 năm thì giá trị dự phòng cho yếu tố trượt giá tăng lên rất khủng khiếp.
Thứ ba: Lãi vay trong thời gian XDCB có tính không.

Xong việc đi uống bia ông Naat nha!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cảm ơn ông Naat vì đã đưa ra các ý kiến rất hữu ích.
1. Đúng là dự án tôi đang thực hiện chỉ chú tâm đến việc đầu tư và phê duyệt đầu tư cho giai đoạn I (CS 5 triệu tấn/năm); giai đoạn II nằm trong kế hoạch đầu tư lâu dài.
2. Chủ đầu tư là nhà nước nên không thể thay thế (có chăng do chính sách xã hội hóa nên có thêm phần góp vốn ít ỏi của các bên liên doanh) vì dự là nằm trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3. Việc phân chia 2 giai đoạn cho dự án nằm trong kế hoạch của các cấp lãnh đạo. thực tế dự án tôi đang thực hiện là điều chỉnh lại; dự án ban đầu được tư vấn nước ngoài lập với công suất 10 triệu tấn/năm vào các năm khoảng 2007; 2008 gì đó; hiện tại thực hiên đã được khoảng 6-7 năm rồi.
4. Nếu không nâng công suất của dự án lên thì tuổi đời dự án sẽ rất dài (hiện tại đang lập là 52 năm rồi) như thế có bất định không ? hơn nữa nhu cầu bắt buộc phải nâng công suất ( do những yêu cầu đặc thù của dự án).
Vấn đề tôi đặt ra là với những dữ liệu có sẵn như trên thì việc tính toán cho giai đoạn II tôi còn đang băn khoăn là nên tính như nào cho phù hợp và có thể lý giải.
Thứ nhất: Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh 10% theo quy định.
Thứ hai: Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá có tính toán không. Nếu tính thì theo chu kỳ thời gian 12 năm thì giá trị dự phòng cho yếu tố trượt giá tăng lên rất khủng khiếp.
Thứ ba: Lãi vay trong thời gian XDCB có tính không.

Xong việc đi uống bia ông Naat nha!
Thứ 2: nếu vẫn muốn tính thì theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ
THứ 3: đương nhiên là tính
Sản phẩm của dự án là gì? ông nhà nước này là ông nào mà không thể thay thế? Hiện nay theo lộ trình sắp xếp, đổi mới DNNN thì trừ 1 vài ông nâng cấp lên tập đoàn, các ông còn lại chắc chắn theo đường cổ phần hóa.
Chắc chắn 1 điều tại thời điểm hiện tại, việc phê duyệt TMĐT chỉ nên phê với giai đoạn 1 thì mới phù hợp cả thực tế lẫn quy định.
Nếu không lập, thẩm định TKCS giai đoạn 2 thì cũng không đủ cơ sở để tính TMĐT giai đoạn 2. Vì vậy việc tính TMĐT giai đoạn 2 chỉ mang tính chất minh họa cho vui
 

Top