Vừa thiết kế, vừa thẩm tra

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Xin hỏi các cao thủ có quy định nào cấm vừa một công ty vừa thiết kế (kỹ thuật, BVTC) vừa thẩm tra lại hồ sơ do mình thiết kế không?! Về nguyên tắc thì như vậy là không khách quan, nhưng mình tìm hoài không thấy quy định nào của pháp luật cấm điều này.

cảm ơn các Bạn.
 
  • Like
Các tương tác: naat

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Tất nhiên là tìm không thấy rồi bạn, vì đơn vị thẩm tra là do chủ đầu tư thuê với tư cách là đơn vị độc lập, giúp chủ đầu tư kiểm tra lại những gì đơn vị tư vấn đã thiết kế và lập dự toán, nếu như bạn nói thì thôi chả cần thẩm tra nữa mà thẩm định luôn cho xong, vừa oai mà lại vừa đỡ mất xiền
 
  • Like
Các tương tác: naat

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Vừa thiết kế vừa thẩm tra

cảm ơn bạn xe đạp ơi, nhưng thực tế có tình trạng như sau: chủ đầu tư vốn tư nhân xây chung cư thuộc đối tượng phải thẩm tra thiết kế theo quy định của NĐ 15/2013. Do đây không phải là vốn ngân sách nên Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư chọn Đơn vị tư vấn có tên trang web của Bộ thẩm tra.

Chủ đầu tư (không muốn thẩm tra vì đã thuê tư vấn tốt có kinh nghiệm thiết kế nhiều công trình và rất có uy tín, có tên trên trang web BXD, trước đây chủ đầu tư không phải phải làm) nên chủ đầu tư kêu luôn tư vấn thiết kế làm báo cáo thẩm tra luôn và bắt bẻ lại SXD là không có quy định nào cấm thiết kế thì không được thẩm tra.

Nếu không có quy định cấm thì khó có thể bắt chủ đầu tư phải thuê tư vấn thẩm tra độc lập (sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật mà, pháp luật không cấm thì không bắt được chủ đầu tư).

Hy vọng là pháp luật có quy định điều này (tương tự trường hợp thiết kế thì không được giám sát, giám sát không được thi công vậy) mà mình chưa tìm ra.
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Vốn tư nhân thì cứ thế mà chiến thôi, giảm bớt các thủ tục lằng nhằng. Còn quay lại vấn đề của NĐ 15/2013 về quản lý chất lượng công trình thì bạn đọc thông tư hướng dẫn về thẩm tra nhé, không phải như bạn nghĩ đơn giản CĐT chỉ định đơn vị thẩm tra có đủ pháp nhân đăng ký trên Web của Bộ đâu...Tôi nhớ không nhầm thì là thông tư 10 hướng dẫn thẩm tra...
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Theo mình thì thế này, theo quy định của Thông tư 13/2013/TT-BXD (điều 4), nếu là vốn ngân sách thì SXD chỉ định tư vấn có năng lực thẩm tra và có tên trên trang web BXD; nếu vốn ngoài ngân sách thì chủ đầu tư lựa chọn tư vấn có năng lực và có tên trên trang web BXD để thẩm tra.
Nếu tư vấn thiết kế có đủ năng lực thẩm tra có tên trên trang web thì đâu có cấm thẩm tra.

Mình đã nghiên cứu rất kỹ NĐ 15/2013; Thông tư 10/2013/TT-BXD và TT 13/2013/TT-BXD đều không quy định cấm điều này.

Bây giờ chỉ có cách SXD tự thẩm tra thiết kế không cho CDT lựa chọn tư vấn thẩm tra nữa mới được.

Hy vọng có cao thủ nào thấy quy định cấm vừa thầm tra vừa thiết kế thì chỉ cho mình.
Rất cảm ơn.
 

MaiLinhGXD

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/8/12
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
E cũng đi làm vốn ngân sách nhà nước rồi, thẩm tra bản vẽ phải là đơn vị độc lập có đầy đủ năng lực, như anh nói không có quy định nào cấm vừa thiết kế vừa thẩm tra, đây cũng là 1 hình thức lách luật đấy ạ, giống như kiểu mình làm mình kiểm tra thì mất hết tính khách quan.
 

canhhungksxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/5/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Website
www.facebook.com
theo NĐ 15 đơn vị thẩm tra là do cơ quan chức năng chỉ định nhé, chứ k phải cđt nữa. mà bạn đã cho ra lò tk thì làm sao thẩm tra lại chính sp của mình vì nó k mang tính khách quan. SXD có quyền từ chối là đug
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Tư vấn có được thực hiện thẩm tra công trình do chính mình thiết kế hay không?

Xin hỏi các cao thủ có quy định nào cấm vừa một công ty vừa thiết kế (kỹ thuật, BVTC) vừa thẩm tra lại hồ sơ do mình thiết kế không?! Về nguyên tắc thì như vậy là không khách quan, nhưng mình tìm hoài không thấy quy định nào của pháp luật cấm điều này.

cảm ơn các Bạn.

Mình trao đổi cùng các bạn như sau:
1.Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Luật Xây dựng năm 2003 thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế. Trong quá trình thực hiện (trừ các công trình nằm trong danh mục tại Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP), khi cần thiết chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra phục vụ công tác thẩm định.
2. Tiếp theo cần phải hiểu về khái niệm "thẩm tra": Như chúng ta đã biết thẩm tra là kiểm tra lại Hồ sơ thiết kế đã lập và như vậy chúng ta cũng đã có câu trả lời là để đảm bảo tính khách quan thì phải do một đơn vị tư vấn độc lập thực hiện.
Và chúng ta cần lưu ý là nếu thực hiện công tác thẩm tra không đúng quy định thì có thể bị xử phạt tiền từ 30-40 triệu đồng (Điều 34 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở).
Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dung
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869
 
Chỉnh sửa cuối:

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
cảm ơn các bạn, nhưng về mặt pháp lý mình vẫn thấy có chỗ không ổn như sau:

1. Theo quy định của TT 13/2013/TT-BXD (điều 4) chủ đầu tư được phép lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra có năng lực và có tên trên trang web của BXD trong trường hợp không sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách;

2. Khái niệm thẩm tra như anh Nam nêu ra nằm ở quy định nào?! Theo tìm hiểu của mình thì trước đấy không có quy định nào định nghĩa thẩm tra là gì, phân biệt với thẩm định như thế nào (tạm hiểu theo ND 112/2009 thì khi chủ đầu tư tự làm gọi là thẩm định, thuê tư vấn làm thì gọi là thẩm tra). Hiện tại, chỉ có Luật Xây Dựng 2014, định nghĩa rõ thẩm tra là gì và thẩm định là gì (có hiệu lực 1/1/2015) nên người ta sẽ thắc mắc quy định nào định nghĩa khái niệm thẩm tra;

3. Nghị định 121 chỉ quy định rất chung chung là thực hiện thẩm tra không có năng lực, không đúng trình tự thủ tục quy định thì bị phạt nhưng đâu có quy định nào cấm thiết kế thì không được thẩm tra đâu mà phạt tôi.

4. Một công ty vừa thẩm tra, vừa thiết kế thì không thể nói không khách quan (a và b cùng làm một công ty, anh a thiết kế và anh b thẩm tra), chúng ta dựa vào đâu nói công ty người ta không khách quan.

5. Tại sao Nghị định 12/2009 (điều 36) và Nghị định 121 (điều 26) cấm: vừa thiết kế, vừa giám sát; vừa giám sát, vừa thi công (do không khách quan) nhưng không hề cấm vừa thiết kế, vừa thẩm tra. Phải chăng ND quy định sót hay thật sự không cấm vừa thiết kế vừa thẩm tra.

6. Nhân tiện có anh Nam làm ở Cục QLHDXD cho mình hỏi luôn theo quy định của ND 63/2014 hướng dẫn luật Luật Đấu thầu 2014 thì từ 15/8 (ngày NĐ có hiệu lực), tư vấn được đồng thời vừa lập thiết kế vừa làm tư vấn giám sát thi công, tuy nhiên ND 12 và ND 121 thì cấm vậy có được thực hiện hay không (theo quy định của Luật ban hành VB QPPL thì nếu có mâu thuẫn giữa 2 ND thì thực hiện theo ND ra sau có nghĩa là được phép vừa thiết kế vừa giám sát). Mình nêu điều này để thấy rằng quan điểm thay đổi trước đây thấy vừa thiết kế vừa giám sát thì không khách quan (sợ tư vấn giám sát che giấu sai sót của thiết kế) nhưng bây giờ đã thay đổi quan điểm thì không có lý do gì cấm vừa thiết kế vừa thẩm tra cả.
 

haydoidaygt

Thành viên năng động
Tham gia
21/1/09
Bài viết
71
Điểm thành tích
18
cảm ơn các bạn, nhưng về mặt pháp lý mình vẫn thấy có chỗ không ổn như sau:

1. Theo quy định của TT 13/2013/TT-BXD (điều 4) chủ đầu tư được phép lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra có năng lực và có tên trên trang web của BXD trong trường hợp không sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách;

2. Khái niệm thẩm tra như anh Nam nêu ra nằm ở quy định nào?! Theo tìm hiểu của mình thì trước đấy không có quy định nào định nghĩa thẩm tra là gì, phân biệt với thẩm định như thế nào (tạm hiểu theo ND 112/2009 thì khi chủ đầu tư tự làm gọi là thẩm định, thuê tư vấn làm thì gọi là thẩm tra). Hiện tại, chỉ có Luật Xây Dựng 2014, định nghĩa rõ thẩm tra là gì và thẩm định là gì (có hiệu lực 1/1/2015) nên người ta sẽ thắc mắc quy định nào định nghĩa khái niệm thẩm tra;

3. Nghị định 121 chỉ quy định rất chung chung là thực hiện thẩm tra không có năng lực, không đúng trình tự thủ tục quy định thì bị phạt nhưng đâu có quy định nào cấm thiết kế thì không được thẩm tra đâu mà phạt tôi.

4. Một công ty vừa thẩm tra, vừa thiết kế thì không thể nói không khách quan (a và b cùng làm một công ty, anh a thiết kế và anh b thẩm tra), chúng ta dựa vào đâu nói công ty người ta không khách quan.

5. Tại sao Nghị định 12/2009 (điều 36) và Nghị định 121 (điều 26) cấm: vừa thiết kế, vừa giám sát; vừa giám sát, vừa thi công (do không khách quan) nhưng không hề cấm vừa thiết kế, vừa thẩm tra. Phải chăng ND quy định sót hay thật sự không cấm vừa thiết kế vừa thẩm tra.

6. Nhân tiện có anh Nam làm ở Cục QLHDXD cho mình hỏi luôn theo quy định của ND 63/2014 hướng dẫn luật Luật Đấu thầu 2014 thì từ 15/8 (ngày NĐ có hiệu lực), tư vấn được đồng thời vừa lập thiết kế vừa làm tư vấn giám sát thi công, tuy nhiên ND 12 và ND 121 thì cấm vậy có được thực hiện hay không (theo quy định của Luật ban hành VB QPPL thì nếu có mâu thuẫn giữa 2 ND thì thực hiện theo ND ra sau có nghĩa là được phép vừa thiết kế vừa giám sát). Mình nêu điều này để thấy rằng quan điểm thay đổi trước đây thấy vừa thiết kế vừa giám sát thì không khách quan (sợ tư vấn giám sát che giấu sai sót của thiết kế) nhưng bây giờ đã thay đổi quan điểm thì không có lý do gì cấm vừa thiết kế vừa thẩm tra cả.
Không có quy định cụ thể cấm vừa thiết kế, vừa thẩm tra nhưng theo NĐ 15 và TT13: SXD chỉ định đơn vị thẩm tra, sau khi có kết quả thẩm tra phải gửi hồ sơ về SXD và phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của SXD thì kết quả thẩm tra mới được coi là hợp lệ và hồ sơ đó mới được coi là đã thẩm tra xong (Khoản 6, Điều 21, NĐ 15/2013/NĐ-CPKhoản 4, Điều 4, Thông tư số 13/2013/TT-BXD). Nếu SXD đồng ý với hồ sơ mà anh T.Kế và anh T.Tra cùng là một đơn vị (Điều này rất ít khả năng xảy ra, vì Sở cũng phải lo giữ mình) thì Sở đó rất dũng cảm; Theo mình, nhiều khả năng Sở sẽ không chấp thuận (vì Sở cho rằng nó không khách quan, dù Luật không cấm). Nếu CĐT không tuân thủ thì hồ sơ đó không hợp lệ.
 
Last edited by a moderator:

haydoidaygt

Thành viên năng động
Tham gia
21/1/09
Bài viết
71
Điểm thành tích
18
Luật Xây dựng mới có hiệu lực từ 01/01/2015 (số 50/2014/QH13), Khoản 9, Điều 57 quy định rõ "Tổ chức, cá nhân lập dự án không được tham gia thẩm định, thẩm tra dự án do mình lập". Vấn đề của bạn đã có câu trả lời rõ ràng rồi nhé.
Thân ái!
 
X

xaydungcongnghiepk28

Guest
Quy định sót

Luật không đề ập có nghĩa là thế nào cũng được, nhưng việc khó khăn là mâu thuẫn thì tính sao, ví dụ khoản 3 điều 2 NĐ 63 và khoản 7 điều 36 nghị định 12, phải làm sao đây..???
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
cảm ơn các bạn, nhưng về mặt pháp lý mình vẫn thấy có chỗ không ổn như sau:

1. Theo quy định của TT 13/2013/TT-BXD (điều 4) chủ đầu tư được phép lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra có năng lực và có tên trên trang web của BXD trong trường hợp không sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách;

2. Khái niệm thẩm tra như anh Nam nêu ra nằm ở quy định nào?! Theo tìm hiểu của mình thì trước đấy không có quy định nào định nghĩa thẩm tra là gì, phân biệt với thẩm định như thế nào (tạm hiểu theo ND 112/2009 thì khi chủ đầu tư tự làm gọi là thẩm định, thuê tư vấn làm thì gọi là thẩm tra). Hiện tại, chỉ có Luật Xây Dựng 2014, định nghĩa rõ thẩm tra là gì và thẩm định là gì (có hiệu lực 1/1/2015) nên người ta sẽ thắc mắc quy định nào định nghĩa khái niệm thẩm tra;

3. Nghị định 121 chỉ quy định rất chung chung là thực hiện thẩm tra không có năng lực, không đúng trình tự thủ tục quy định thì bị phạt nhưng đâu có quy định nào cấm thiết kế thì không được thẩm tra đâu mà phạt tôi.

4. Một công ty vừa thẩm tra, vừa thiết kế thì không thể nói không khách quan (a và b cùng làm một công ty, anh a thiết kế và anh b thẩm tra), chúng ta dựa vào đâu nói công ty người ta không khách quan.

5. Tại sao Nghị định 12/2009 (điều 36) và Nghị định 121 (điều 26) cấm: vừa thiết kế, vừa giám sát; vừa giám sát, vừa thi công (do không khách quan) nhưng không hề cấm vừa thiết kế, vừa thẩm tra. Phải chăng ND quy định sót hay thật sự không cấm vừa thiết kế vừa thẩm tra.

6. Nhân tiện có anh Nam làm ở Cục QLHDXD cho mình hỏi luôn theo quy định của ND 63/2014 hướng dẫn luật Luật Đấu thầu 2014 thì từ 15/8 (ngày NĐ có hiệu lực), tư vấn được đồng thời vừa lập thiết kế vừa làm tư vấn giám sát thi công, tuy nhiên ND 12 và ND 121 thì cấm vậy có được thực hiện hay không (theo quy định của Luật ban hành VB QPPL thì nếu có mâu thuẫn giữa 2 ND thì thực hiện theo ND ra sau có nghĩa là được phép vừa thiết kế vừa giám sát). Mình nêu điều này để thấy rằng quan điểm thay đổi trước đây thấy vừa thiết kế vừa giám sát thì không khách quan (sợ tư vấn giám sát che giấu sai sót của thiết kế) nhưng bây giờ đã thay đổi quan điểm thì không có lý do gì cấm vừa thiết kế vừa thẩm tra cả.

Các bạn đã thảo luận rất sôi nổi, đặc biệt có nhiều bạn am hiểu rất sâu pháp luận về xây dựng. Mình trao đổi thêm như sau:
1. Về nội dung " Đơn vị tư vấn có được thực hiện thẩm tra đối với công trình thiết kế không?"
Theo kinh nghiệm quản lý nhà nước của mình thấy rằng để đảm bảo tính khách quan thì đơn vị tư vấn không được thực hiện thẩm tra công trình do mình thiết kế vì muôn vàn lí do mà chúng ta đã nêu ra để thảo luận ở trên. Với những người nói là "được" mình đưa thêm ra một chứng lý thế này: Trong các nội dung thẩm tra thiết kế xây dựng được quy định trong Thông tư 13/2013/TT-BXD có bao gồm nội dung thẩm tra về điều kiện năng lực của tổ chức lập hồ sơ thiết kế. Vậy khi thẩm tra hồ sơ do mình thiết kế và tự thẩm tra năng lực của mình hay nói cách khác là "tự mình khen mình" thì liệu có đảm bảo khách quan???
2.Về nội dung " Tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định tư vấn được giám sát công trình do mình thiết kế thì thực hiện thế nào?"
Đây là quy định của pháp luật về đấu thầu, còn khi tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng như: Thiết kế xây dựng, giám sát thi công,... đối với dự án sử dụng vốn NSNN thì chúng ta phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành xây dựng tại Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP và quy định về thanh, kiểm tra về đầu tư xây dựng. Hiện nay, để tăng cường quản lý về đầu tư xây dựng, chống thất thoát, khép kín trong xây dựng cơ bản, trong quá trình soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng số 50 chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm về vấn đề này./.

Thân, Thành Nam
 
Last edited by a moderator:

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Cảm ơn các Bạn đã trả lời. Theo mình đến khi LXD 2014 có hiệu lực cũng như dự các ND hướng dẫn Luật được ban hành thì vấn đề sẽ rõ ràng thôi.
Về các ý kiến trao đổi của anh Nam, mình xin trao đổi thêm vài ý như sau:

Khái niệm "khách quan" theo mình cũng chỉ có tính tương đối. Ví dụ: một Bộ nào đó ban hành Thông tư, cũng chính Bộ đó soạn thảo, Bộ cũng thẩm định và Bộ đó cũng ban hành. Người ngoài nhìn vào đặt câu hỏi liệu như vậy có khách quan không.

Bộ sẽ trả lời, mặt dù Bộ làm từ A-Z nhưng có sự độc lập, ví dụ: Cục A thuộc Bộ dự thảo TT sau đó đưa lên mạng lấy ý kiến và cuối cùng là một Vụ nào đó cũng thuộc Bộ (Pháp chế chẳng hạn) thẩm định và trình ban hành, Như vậy là có tính độc lập giữa người làm và người thẩm định. Pháp luật công nhận điều này. Bộ cho rằng đó là khách quan.

Tuy nhiên, người ta có quyền đặt câu hỏi là như vậy thỉ chưa thật sự khách quan, anh vỉ lợi ích của ngành anh nên dĩ nhiên anh phải ban hành quy định có lợi cho ngành anh (đây là vì dụ thôi nha các bạn). Chính vì sự độc lập tương đối này nên về phía pháp luật đấu thầu quy định rất cụ thể độc lập phải được hiểu là độc lập về pháp lý và tài chính như vậy theo mình mới thật sự là khách quan

Về áp dụng pháp luật chuyên ngành hay pháp luật về đấu thầu: khi tham gia vào hoạt động xây dựng thì phải tuân theo pháp luật về xây dựng (luật chuyên ngành). Câu này theo mình về logic là rất hợp lý. Tuy nhiên, Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật thì lại không quy định như vậy.

Ta thấy, một dự án đầu tư xây dưng công trình sử dụng vốn ngân sách hay rộng hơn là vốn nhà nước thì đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu, ND 63 và dĩ nhiên là có cả LXD và NĐ 12. Như vậy khi hai ND 63 và 12 có sự xung đột thì Luật BHVBQPL lại yêu cầu làm theo ND nào được ban hành sau (khoản 3 điều 83) không hề yêu cầu làm theo quy định chuyên ngành. ND 63 ban hành sau ND 12 thì chiếu theo Luật ban hành VBQPPL phải áp dụng ND 63.
 

maivpls

Thành viên mới
Tham gia
21/8/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Cảm ơn các Bạn đã trả lời. Theo mình đến khi LXD 2014 có hiệu lực cũng như dự các ND hướng dẫn Luật được ban hành thì vấn đề sẽ rõ ràng thôi.
Về các ý kiến trao đổi của anh Nam, mình xin trao đổi thêm vài ý như sau:

Khái niệm "khách quan" theo mình cũng chỉ có tính tương đối. Ví dụ: một Bộ nào đó ban hành Thông tư, cũng chính Bộ đó soạn thảo, Bộ cũng thẩm định và Bộ đó cũng ban hành. Người ngoài nhìn vào đặt câu hỏi liệu như vậy có khách quan không.

Bộ sẽ trả lời, mặt dù Bộ làm từ A-Z nhưng có sự độc lập, ví dụ: Cục A thuộc Bộ dự thảo TT sau đó đưa lên mạng lấy ý kiến và cuối cùng là một Vụ nào đó cũng thuộc Bộ (Pháp chế chẳng hạn) thẩm định và trình ban hành, Như vậy là có tính độc lập giữa người làm và người thẩm định. Pháp luật công nhận điều này. Bộ cho rằng đó là khách quan.

Tuy nhiên, người ta có quyền đặt câu hỏi là như vậy thỉ chưa thật sự khách quan, anh vỉ lợi ích của ngành anh nên dĩ nhiên anh phải ban hành quy định có lợi cho ngành anh (đây là vì dụ thôi nha các bạn). Chính vì sự độc lập tương đối này nên về phía pháp luật đấu thầu quy định rất cụ thể độc lập phải được hiểu là độc lập về pháp lý và tài chính như vậy theo mình mới thật sự là khách quan

Về áp dụng pháp luật chuyên ngành hay pháp luật về đấu thầu: khi tham gia vào hoạt động xây dựng thì phải tuân theo pháp luật về xây dựng (luật chuyên ngành). Câu này theo mình về logic là rất hợp lý. Tuy nhiên, Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật thì lại không quy định như vậy.

Ta thấy, một dự án đầu tư xây dưng công trình sử dụng vốn ngân sách hay rộng hơn là vốn nhà nước thì đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu, ND 63 và dĩ nhiên là có cả LXD và NĐ 12. Như vậy khi hai ND 63 và 12 có sự xung đột thì Luật BHVBQPL lại yêu cầu làm theo ND nào được ban hành sau (khoản 3 điều 83) không hề yêu cầu làm theo quy định chuyên ngành. ND 63 ban hành sau ND 12 thì chiếu theo Luật ban hành VBQPPL phải áp dụng ND 63.

Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Bên mình cũng đang rất mong hướng dẫn cụ thể từ Bộ xây dựng về vấn đề này.
 

Top