Về bảo lãnh thực hiện hơp đồng trong Hợp đồng xây dựng

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Tôi có thắc mắc muốn mọi người góp ý. Khi ký hợp đồng xây dựng thì nhà thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, trong quá trình thi công thì giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng không hay giá trị đó là bất biến trong toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng.
 

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tôi có thắc mắc muốn mọi người góp ý. Khi ký hợp đồng xây dựng thì nhà thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, trong quá trình thi công thì giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng không hay giá trị đó là bất biến trong toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng.
Giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng bạn ạ. Nếu bạn nào gặp vướng mắc vấn đề này thì khi thương thảo các hợp đồng khác nên: thống nhất trước và quy định luôn trong hợp đồng. Tiết kiệm được kha khá kinh phí bảo lãnh. Cũng chú ý trong thỏa thuận với ngân hàng nữa (nếu cần).
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Tôi có thắc mắc muốn mọi người góp ý. Khi ký hợp đồng xây dựng thì nhà thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, trong quá trình thi công thì giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng không hay giá trị đó là bất biến trong toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng.

Luật đấu thầu.
Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
 

feiyuling

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/10/10
Bài viết
28
Điểm thành tích
3
"Bảo lãnh hợp đồng" khác hoàn toàn với "Bảo đảm dự thầu" bạn ạ
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Luật đấu thầu.
Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Như vậy thì có thể hiểu là giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng rồi, bởi nếu thay đổi theo khối lượng còn lại thì nhà thầu sẽ thực hiện những công việc có đơn giá cao, có lời còn những công việc đơn giá thấp không có lời thì nhà thầu có thể bỏ và chịu mất bảo lãnh vì lúc này giá trị bảo lãnh còn rất ít. Các bác nghỉ sao.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Luật đấu thầu.
Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Những gì luật không cấm thì được làm. Theo quy định này thì Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian hiệu lực kéo dài tới khi hết nghĩa vụ bảo hành.
Như vậy, theo ý kiến của anh ở bài trên giá trị bảm đảm thực hiện hợp đồng giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng, và nhà thầu có thể thỏa thuận với Chủ đầu tư quy định ngay trong hợp đồng để tiết kiệm chi phí mà không trái luật phải không chú Kỷ?
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
"Bảo lãnh hợp đồng" khác hoàn toàn với "Bảo đảm dự thầu" bạn ạ

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được gọi là bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi nhà thầu thực hiện bảo đảm hợp đồng bằng hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng.
Như vậy thì có thể hiểu là giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng rồi, bởi nếu thay đổi theo khối lượng còn lại thì nhà thầu sẽ thực hiện những công việc có đơn giá cao, có lời còn những công việc đơn giá thấp không có lời thì nhà thầu có thể bỏ và chịu mất bảo lãnh vì lúc này giá trị bảo lãnh còn rất ít. Các bác nghỉ sao.

Đúng vậy. Giá trị bảo lãnh hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Những gì luật không cấm thì được làm. Theo quy định này thì Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian hiệu lực kéo dài tới khi hết nghĩa vụ bảo hành.
Như vậy, theo ý kiến anh giá trị bảm đảm thực hiện hợp đồng giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng, và nhà thầu có thể thỏa thuận với Chủ đầu tư để quy định ngay trong hợp đồng để tiết kiệm chi phí mà không trái luật phải không chú Kỷ?
Dạ, em nghĩ khác anh Thế Anh ạ. Giá trị bảo lãnh hợp đồng sẽ được giữ nguyên xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng và được trả lại sau khi hết thời gian bảo hành. (giải tỏa bảo lãnh hợp đồng) chứ không giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng, vì khi kí hợp đồng ta mới dự khối lượng trong hồ sơ mời thầu mà thôi không biết khối lượng thực tế là bao nhiêu, vì vậy giá trị bảo lãnh hợp đồng là không thay đổi.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Dạ, em nghĩ khác anh Thế Anh ạ. Giá trị bảo lãnh hợp đồng sẽ được giữ nguyên xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng và được trả lại sau khi hết thời gian bảo hành. (giải tỏa bảo lãnh hợp đồng) chứ không giảm theo khối lượng còn lại của hợp đồng, vì khi kí hợp đồng ta mới dự khối lượng trong hồ sơ mời thầu mà thôi không biết khối lượng thực tế là bao nhiêu, vì vậy giá trị bảo lãnh hợp đồng là không thay đổi.
Để giải tỏa vấn đề này cần lý giả ý nghĩa của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
Đó không phải là để ràng buộc trách nhiệm của Nhà thầu khi đã tham gia thì phải thực hiện hợp đồng, không bỏ dở, bỏ ngang làm hỏng việc của Chủ đầu tư sao?
Để bảo lãnh thì Nhà thầu yêu cầu ngân hàng cấp chứng thư bảo lãnh để gửi chủ đầu tư. Có phải ngân hàng căn cứ vào giá trị hợp đồng để đưa ra mức phí bảo lãnh thu của nhà thầu không?
Vậy thì cần gì phải bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với giá trị hợp đồng đã thực hiện nữa? Hiểu được điều này sẽ tiết kiệm được chi phí bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà thầu đấy, nếu không hiểu thì nó vào túi ngân hàng.
Tất nhiên, nhiều nhà thầu không để ý vấn đề này. Cứ giữ nguyên giá trị bảo lãnh hợp đồng xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng cũng chả sao. Chỉ nộp hơi nhiều tiền cho ngân hàng 1 tý thôi :). Cũng có một số trường hợp CĐT hoặc nhà tài trợ, cơ quan cấp vốn... có yêu cầu giữ xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

P/s: Trao đổi chuyên môn cứ thẳng thắn nhé, không phải e dè, nể nang gì đối với vấn đề chuyên môn.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Để giải tỏa vấn đề này cần lý giả ý nghĩa của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
Đó không phải là để ràng buộc trách nhiệm của Nhà thầu khi đã tham gia thì phải thực hiện hợp đồng, không bỏ dở, bỏ ngang làm hỏng việc của Chủ đầu tư sao?
Để bảo lãnh thì Nhà thầu yêu cầu ngân hàng cấp chứng thư bảo lãnh để gửi chủ đầu tư. Có phải ngân hàng căn cứ vào giá trị hợp đồng để đưa ra mức phí bảo lãnh thu của nhà thầu không?
Vậy thì cần gì phải bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với giá trị hợp đồng đã thực hiện nữa? Hiểu được điều này sẽ tiết kiệm được chi phí bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà thầu đấy, nếu không hiểu thì nó vào túi ngân hàng.
Tất nhiên, nhiều nhà thầu không để ý vấn đề này. Cứ giữ nguyên giá trị bảo lãnh hợp đồng xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng cũng chả sao. Chỉ nộp hơi nhiều tiền cho ngân hàng 1 tý thôi :). Cũng có một số trường hợp CĐT hoặc nhà tài trợ, cơ quan cấp vốn... có yêu cầu giữ xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

P/s: Trao đổi chuyên môn cứ thẳng thắn nhé, không phải e dè, nể nang gì đối với vấn đề chuyên môn.
Về giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì theo Điều 319 Bộ luật dân sự: Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.
2. Các bên được thoả thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Theo như Bộ Luật dân sự:
Nêu các bên không có thỏa thuận về phạm vi bảo đảm (bảo đảm theo khối lượng của hợp đồng), Luật (pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng) thì phải coi như bảo đảm toàn bộ
Mặt khác, bảo lãnh phải lập bằng văn bản, vì vậy mỗi khi thay đổi giá trị bảo lãnh, các bên phải lập lại văn bản bảo lãnh theo quy định.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Về giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì theo Điều 319 Bộ luật dân sự: Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.
2. Các bên được thoả thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Theo như Bộ Luật dân sự:
Nêu các bên không có thỏa thuận về phạm vi bảo đảm (bảo đảm theo khối lượng của hợp đồng), Luật (pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng) thì phải coi như bảo đảm toàn bộ
Mặt khác, bảo lãnh phải lập bằng văn bản, vì vậy mỗi khi thay đổi giá trị bảo lãnh, các bên phải lập lại văn bản bảo lãnh theo quy định.
Như vậy, theo bài trên của anh, nhà thầu nào tinh khôn và giàu kinh nghiệm sẽ thỏa thuận ngay với Chủ đầu tư từ khi ký hợp đồng. Tiết kiệm được nhiều chi phí cho cả CĐT và NT thay vì nộp cho Ngân hàng :).

Còn Chủ đầu tư thì cũng cần chú ý ý kiến này khi thương thảo để đảm bảo hợp đồng chặt chẽ:
bởi nếu thay đổi theo khối lượng còn lại thì nhà thầu sẽ thực hiện những công việc có đơn giá cao, có lời còn những công việc đơn giá thấp không có lời thì nhà thầu có thể bỏ và chịu mất bảo lãnh vì lúc này giá trị bảo lãnh còn rất ít.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Như vậy, theo bài trên của anh, nhà thầu nào tinh khôn và giàu kinh nghiệm sẽ thỏa thuận ngay với Chủ đầu tư từ khi ký hợp đồng. Tiết kiệm được nhiều chi phí cho cả CĐT và NT thay vì nộp cho Ngân hàng :).

Còn Chủ đầu tư thì cũng cần chú ý ý kiến này khi thương thảo để đảm bảo hợp đồng chặt chẽ:
Đúng thế, nếu kết hợp với Luật đấu thầu nữa thì quy định trên còn được hiểu như sau
theo quy định của pháp luật về đấu thầu, một gói thầu có thể ký nhiều hợp đồng. Vì vậy, chủ đầu tư và nhà thầu có thể ký nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng lại có bảo lãnh thực hiện hợp đồng riêng rẽ, tiết kiệm rất nhiều chi phí bảo lãnh. Chỉ có điều nếu làm thế thì phát sinh ra nhiều đầu mục quản lý hợp đồng hơn.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Đúng thế, nếu kết hợp với Luật đấu thầu nữa thì quy định trên còn được hiểu như sau
theo quy định của pháp luật về đấu thầu, một gói thầu có thể ký nhiều hợp đồng. Vì vậy, chủ đầu tư và nhà thầu có thể ký nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng lại có bảo lãnh thực hiện hợp đồng riêng rẽ, tiết kiệm rất nhiều chi phí bảo lãnh. Chỉ có điều nếu làm thế thì phát sinh ra nhiều đầu mục quản lý hợp đồng hơn.

Như vậy, theo bài trên của anh, nhà thầu nào tinh khôn và giàu kinh nghiệm sẽ thỏa thuận ngay với Chủ đầu tư từ khi ký hợp đồng. Tiết kiệm được nhiều chi phí cho cả CĐT và NT thay vì nộp cho Ngân hàng :).

Còn Chủ đầu tư thì cũng cần chú ý ý kiến này khi thương thảo để đảm bảo hợp đồng chặt chẽ:
Như vậy có nghĩa là chúng ta cần vận dụng các luật, thông tư, nghị định sao cho logic chặt chẽ để tránh tình trạng thất thoát tiền cho nhà nước và cũng không làm thiệt cho nhà thầu.
 

Top