Về công nghệ xử lý nước thải trong ĐTM

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
ĐTM của Dự án khu dân cư loại nhỏ !

Đơn vị mình thường thuê tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) . Mình thấy trong tất cả các ĐTM bên tư vấn đều đưa ra một công nghệ giống nhau và nếu áp dụng công nghệ này thì Dự án phải dành một phần quỹ đất để xây dựng cái trạm xử lý nước thải đó. Tuy diện tích chiếm đất chỉ khoảng 200m2 tuy nhiên nó gồm bể , tháp...nên chắc chắn không đảm bảo mỹ quan. Bên cạnh đó đã là trạm xử lý nước thải thì phải vận hành mà dự án của mình là khu nhà ở riêng lẻ ( dạng liền kề, nhà phố) thì sau này bàn giao cái hạng mục này cho ai ( điện thì bàn giao cho điện , giao thông thì bàn giao cho giao thông, cấp nước thì bàn giao cho cấp nước rồi) và ai quản lý vận hành nó. Chả lẽ mình đầu tư có 20 căn nhà ròi ngồi ôm lấy cái trạm này à .
Vậy :
- Trường hợp dự án khu nhà ở quy mô nhỏ ( < 1 ha) thì xử lý nước thải như thế nào là phù hợp nhất ?
- Bạn nào có thể giúp mình 1 vài công nghệ về xử lý nước thải hiện các khu đô thị hay áp dụng được không ?
Ai đã từng gặp phải vấn đề này thì cho mình kinh nghiệm với .
 
Last edited by a moderator:
H

hanhmy

Guest
trời, không ai lập trạm xử lý nước thải cho khu gồm 20 căn nhà cả bạn à. Khu nhà của bạn phải nằm trong khu quy hoạch lớn hơn (từ vài ha đến vài trăm ha) và ở khu này thường có trạm xử lý nước thải khu vực. Cho nên các căn nhà của bạn thường làm bể tự hoại cục bộ rồi xả ra hệ thống cống khu vực và dẫn đến trạm xử lý đó.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
trời, không ai lập trạm xử lý nước thải cho khu gồm 20 căn nhà cả bạn à. Khu nhà của bạn phải nằm trong khu quy hoạch lớn hơn (từ vài ha đến vài trăm ha) và ở khu này thường có trạm xử lý nước thải khu vực. Cho nên các căn nhà của bạn thường làm bể tự hoại cục bộ rồi xả ra hệ thống cống khu vực và dẫn đến trạm xử lý đó.

Vấn đề là ở chỗ nghị định 80/2006 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường lại ghi : Đối với dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu đô thị, dân cư thì Tất cả không phân biệt quy mô đều phải lập ĐTM , mà đã lập ĐTM thì không thể viết vào phần biện pháp hạn chế tác động tới môi trường của Dự án là : "Tôi sẽ xả ra hệ thống thoát của thành phố rồi thành phố sẽ xử lý ở trạm xử lý tập trung." - sẽ chẳng ai thông qua cho tôi cả - Vì vậy tư vấn cứ viết vào ,
CĐT biết chắc chắn là không khả thi nhưng nếu không chấp nhận thì chẳng có QĐ phê duyệt ĐTM mà trình chấp thuận đầu tư.
* Đây là một vấn đề mà tôi thấy cần phải sửa đổi, chứ cứ để như thế thì CĐT không biết xoay xở làm sau.
Xin các bạn chia sẻ kinh nghiệm xử lý tình huống này . Xin cám ơn.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Trở lại cái nghị định 80/2006 , mình thấy còn những bất cập như quy định về đối tượng phải lập ĐTM ( như đã nói ở bài trước Dự án khu dân cư , khu nhà ở thì không phân biệt quy mô) rồi quy định phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư ( cái này thì cực kỳ gay , có những dự án xung quanh chẳng hề có dân hoặc dự án phải lấy ý kiến cả huyện vì đi qua cả huyện).
Không biết các chuyên gia về chuẩn bị Dự án đầu tư có kinh nghiệm gì không , giúp mình tháo gỡ với .
Nghe nói Bộ TNMT cũng đang nghiên cứu sửa đổi nhưng lâu quá , mãi không thấy đâu !!!
 
Y

yenphi

Guest
dự án dưới <1ha là khu nhà rồi, không ai bắt lập một nhà máy sử lý nước thải cả mà thường các chủ dầu tư hay có XD nhà máy sử lý rác thải khi đầu tư khu đô thị (từ 20ha trở lên). Nên thường các khu nhà ở đó là thải ra hệ thóng thoát nước chung và được đưa về khu sử lý nước hải tập trung
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
dự án dưới <1ha là khu nhà rồi, không ai bắt lập một nhà máy sử lý nước thải cả mà thường các chủ dầu tư hay có XD nhà máy sử lý rác thải khi đầu tư khu đô thị (từ 20ha trở lên). Nên thường các khu nhà ở đó là thải ra hệ thóng thoát nước chung và được đưa về khu sử lý nước hải tập trung

Như mình đã nói ở bài trước : Vấn đề là ở chỗ nghị định 80/2006 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường có quy định : Đối với dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu đô thị, dân cư thì Tất cả không phân biệt quy mô đều phải lập ĐTM , mà đã lập ĐTM thì không thể viết vào phần biện pháp hạn chế tác động tới môi trường của Dự án là : "Tôi sẽ xả ra hệ thống thoát của thành phố rồi thành phố sẽ xử lý ở trạm xử lý tập trung." - sẽ chẳng ai thông qua cho tôi cả
Mình muốn các bạn đã có kinh nghiệm lập và bảo vệ ĐTM cho hướng giải quyết vấn đề này.
 
L

lestrong

Guest
Em có câu hỏi này mong các anh chị trên diễn đàn giúp đỡ!
Hiện nay em đang lập 1 dự án công trình giao thông cần phải có ĐTM, Đơn vị Tư vấn lập ĐTM đã hoàn thành hồ sơ và đang trình thẩm định ĐTM ở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Song song với công việc đấy em cũng đang tiến hành lập Dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Em có 1 thắc mắc như thế này, việc lập Dự án và đánh giá ĐTM có liên quan với nhau ko ạ, em cũng ko rõ lắm về thủ tục thẩm định ĐTM em nghe nói để DA được phê duyệt thì ĐTM phải được thẩm định trước? Ko biết có phải như vậy ko? Liệu việc đánh giá ĐTM và phê duyệt DA làm song song có được ko ạ?
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Em có câu hỏi này mong các anh chị trên diễn đàn giúp đỡ!
Hiện nay em đang lập 1 dự án công trình giao thông cần phải có ĐTM, Đơn vị Tư vấn lập ĐTM đã hoàn thành hồ sơ và đang trình thẩm định ĐTM ở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Song song với công việc đấy em cũng đang tiến hành lập Dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Em có 1 thắc mắc như thế này, việc lập Dự án và đánh giá ĐTM có liên quan với nhau ko ạ, em cũng ko rõ lắm về thủ tục thẩm định ĐTM em nghe nói để DA được phê duyệt thì ĐTM phải được thẩm định trước? Ko biết có phải như vậy ko? Liệu việc đánh giá ĐTM và phê duyệt DA làm song song có được ko ạ?

Việc lập dự án và lập ĐTM là 2 việc có liên quan đến nhau. ĐTM có thể hiểu như là một dự án thành phần về việc hạn chế tác động tới môi trường của dự án , nó có chi phí : Chi phí lập ĐTM , Chi phí XD và duy trì các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường - Chi phí này được tính vào TMĐT của dự án.
Để có chấp thuận DA đầu tư thì bạn phải có Quyết định phê duyệt ĐTM trước. Còn bạn có thể làm 2 cái song song và sau khi có QĐ phê duyệt ĐTM thì trình chấp thuận dự án luôn vì thời gian chờ để Hội đồng tư vấn thẩm định ĐTM họp , thẩm định , phản biện rất lâu.
 
L

lestrong

Guest
Việc lập dự án và lập ĐTM là 2 việc có liên quan đến nhau. ĐTM có thể hiểu như là một dự án thành phần về việc hạn chế tác động tới môi trường của dự án , nó có chi phí : Chi phí lập ĐTM , Chi phí XD và duy trì các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường - Chi phí này được tính vào TMĐT của dự án.
Để có chấp thuận DA đầu tư thì bạn phải có Quyết định phê duyệt ĐTM trước. Còn bạn có thể làm 2 cái song song và sau khi có QĐ phê duyệt ĐTM thì trình chấp thuận dự án luôn vì thời gian chờ để Hội đồng tư vấn thẩm định ĐTM họp , thẩm định , phản biện rất lâu.

Cảm ơn anh Hùng nhiều nhé!
Cho em hỏi thêm là thời gian thẩm định của HDTĐ thông thường là bao lâu vậy ạ? DA của em đã thẩm định lần 1 rồi, tuy nhiên có 1 số thiếu xót yêu cầu TV chỉnh sữa hoàn thiện ĐTM.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Cái Hội đồng này ở tỉnh anh do Phó chủ tịch tỉnh làm chủ tịch HĐ , thành viên là : Văn phòng UBND tỉnh , Sở TNMT, Cảnh sát môi trường, Sở XD, Thành phố , Xã phường, chuyên gia..... do vậy thường mất ít nhất 3 tháng mới tập hợp được đủ đội hình để họp phản biện.
Việc bổ sung chỉnh sửa sau khi đã có ý kiến thẩm định của Hội đồng rồi thì sẽ nhanh thôi, em nộp lại hồ sơ chỉnh sửa cho bên tiếp nhận và sau khoảng 1 tháng là có QĐ.
 
U

uni1903

Guest
Đơn vị mình thường thuê tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) . Mình thấy trong tất cả các ĐTM bên tư vấn đều đưa ra một công nghệ giống nhau và nếu áp dụng công nghệ này thì Dự án phải dành một phần quỹ đất để xây dựng cái trạm xử lý nước thải đó. Tuy diện tích chiếm đất chỉ khoảng 200m2 tuy nhiên nó gồm bể , tháp...nên chắc chắn không đảm bảo mỹ quan. Bên cạnh đó đã là trạm xử lý nước thải thì phải vận hành mà dự án của mình là khu nhà ở riêng lẻ ( dạng liền kề, nhà phố) thì sau này bàn giao cái hạng mục này cho ai ( điện thì bàn giao cho điện , giao thông thì bàn giao cho giao thông, cấp nước thì bàn giao cho cấp nước rồi) và ai quản lý vận hành nó. Chả lẽ mình đầu tư có 20 căn nhà ròi ngồi ôm lấy cái trạm này à .
Vậy :
- Trường hợp dự án khu nhà ở quy mô nhỏ ( < 1 ha) thì xử lý nước thải như thế nào là phù hợp nhất ?
- Bạn nào có thể giúp mình 1 vài công nghệ về xử lý nước thải hiện các khu đô thị hay áp dụng được không ?
Ai đã từng gặp phải vấn đề này thì cho mình kinh nghiệm với .

Chào bạn!
Trước tiên, Mình xin trả lời bạn về dự án đầu tư xây 20 căn nhà mà bạn bức xúc về việc ... xây dựng trạm xử lý nước thải chiếm 200m2 và "chắc chắn không đảm bảo mỹ quan". Điều này theo mình:
- Thứ 1: Dự án nào có xây dựng khu nhà thì dĩ nhiên là phải đảm bảo về mặt môi trường. Và vì vậy, phải có trạm xử lý nước thải. Còn trạm xử lý có đảm bảo mỹ quan hay không thì về mặt môi trường thì nó không quan trọng, về mặt Chủ dự án, thì bạn cho là quan trọng. Do vậy, phải tuỳ thuộc vào người thiết kế hệ thống XLNT, mặt bằng lớn hay nhỏ, bố trí như thế nào là đẹp ... Vì vậy, việc có hệ thống XLNT là đúng.
- Thứ 2: Về vấn đề bạn cho là ...ai trông coi cai hệ thống. Dĩ nhiên, phải có người chuyên môn trông coi để đảm bảo xã thải ra cống chung của thành phố.
- Thứ 3: Công nghệ XLNT ở các khu đô thị hay áp dụng thì nhiều lắm. Tuỳ từng chất lượng thải. Nếu bạn muốn đạt chất lượng loại A thì công đoạn sẽ khó khăn và kinh phí cao. Loại C thì rẽ tiền hơn.

Ah, cho mình bổ sung thêm 1 vấn đề nữa. Theo quy định việc thẩm định DTM chỉ giải quyết trong 30 ngày kể từ ngày nộp. Ko lâu đến 3 tháng như bạn nói đâu.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Cám ơn bạn Uni1903.
Vấn đề vướng mắc của mình ở các dự án khu dân cư quy mô nhỏ đã được Nghị định 21/2008 tháo gỡ rồi . Từ nay chỉ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu dân cư có diện tích từ 50 ha trở lên mới phải lập ĐTM).
Còn lại chỉ phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường thôi - Đỡ nhiều.
Đồng ý với bạn về trách nhiệm bảo vệ môi trường nhưng mình xin trao đổi thêm cho rõ :
- Thứ nhất, Dự án khu dân cư dạng phân lô liền kề : Trường hợp này chủ đầu tư sau khi bàn giao nhà và làm xong thủ tục để bìa cho bà con, rồi bàn giao hệ thống hạ tầng ky thuật, công trình công cộng cho các cơ quan hữu quan xong thì coi như CĐT xong việc, các hệ thống điện nước chẳng hạn thì công ty điện lực và cấp nước nhận bàn giao, vận hành, sửa chữa vì họ có doanh thu phát sinh từ các khách hàng của dự án.
Riêng cái hệ thống XLNT thì để nó tiếp tục làm việc thì phải có người vận hành , chi phí hoá chất, điện năng, bảo dưỡng....khoản này sẽ do ai chịu.
- Thứ hai, các CĐT phải có trách nhiệm đảm bảo môi trường nhưng không thể cứng trong việc bắt buộc dự án nào cũng phải có hệ thống XLNT tập trung. Với dự án quy mô nhỏ ( như 20 ngôi nhà liền kề chẳng hạn) thì việc xử lý NT sẽ chỉ yêu cầu ở mức đơn giản như phải có bể tự hoại , hố ga ....sau đó NT sẽ được xử lý ở trạm XLNT tập trung của vùng hoặc cụm dân cư đó. Chứ mỗi DA này mà làm 1 cái dù chỉ là cái bể lắng thì không hợp lý lắm.
- Thứ ba, Về thời gian thẩm định Quy định là thế nhưng thực tế thì đúng như mình đã nêu, lý do cũng đơn giản : theo cái 81 trước đây thì DA khu dân cư nào cũng phải làm ĐTM , hội đồng thì cả tỉnh chỉ có 1 do PCT tỉnh đứng đầu thì làm sao mà họp giải quyết hết hồ sơ được.
 
N

nguyenxuancuongqt

Guest
Cho dù quy mô DA thế nào mà có thải chất thải ra môi trường thì phải xử lý chất thải thôi
Nếu có ý định và tiền cho việc xử lý nước thải trong dự án của bạn, thì bạn nên tham khảo trạm xử lý nước thải bằng hình thức Modul, chiếm rất ít diện tích (có thể để ngầm 80%), rất phù hợp cho các công trình nhà ở.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Cho dù quy mô DA thế nào mà có thải chất thải ra môi trường thì phải xử lý chất thải thôi
Nếu có ý định và tiền cho việc xử lý nước thải trong dự án của bạn, thì bạn nên tham khảo trạm xử lý nước thải bằng hình thức Modul, chiếm rất ít diện tích (có thể để ngầm 80%), rất phù hợp cho các công trình nhà ở.

Bạn có tài liệu nào liên quan đến kiểu trạm xử lý nước thải bằng hình thức modul gửi cho mình với ( gửi lên Diễn đàn hoặc qua Email )
Cám ơn bạn.
 
X

XUANTHUY

Guest
Cám ơn bạn Uni1903.
Vấn đề vướng mắc của mình ở các dự án khu dân cư quy mô nhỏ đã được Nghị định 21/2008 tháo gỡ rồi . Từ nay chỉ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu dân cư có diện tích từ 50 ha trở lên mới phải lập ĐTM).
Còn lại chỉ phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường thôi - Đỡ nhiều.
Đồng ý với bạn về trách nhiệm bảo vệ môi trường nhưng mình xin trao đổi thêm cho rõ :
- Thứ nhất, Dự án khu dân cư dạng phân lô liền kề : Trường hợp này chủ đầu tư sau khi bàn giao nhà và làm xong thủ tục để bìa cho bà con, rồi bàn giao hệ thống hạ tầng ky thuật, công trình công cộng cho các cơ quan hữu quan xong thì coi như CĐT xong việc, các hệ thống điện nước chẳng hạn thì công ty điện lực và cấp nước nhận bàn giao, vận hành, sửa chữa vì họ có doanh thu phát sinh từ các khách hàng của dự án.
Riêng cái hệ thống XLNT thì để nó tiếp tục làm việc thì phải có người vận hành , chi phí hoá chất, điện năng, bảo dưỡng....khoản này sẽ do ai chịu.
- Thứ hai, các CĐT phải có trách nhiệm đảm bảo môi trường nhưng không thể cứng trong việc bắt buộc dự án nào cũng phải có hệ thống XLNT tập trung. Với dự án quy mô nhỏ ( như 20 ngôi nhà liền kề chẳng hạn) thì việc xử lý NT sẽ chỉ yêu cầu ở mức đơn giản như phải có bể tự hoại , hố ga ....sau đó NT sẽ được xử lý ở trạm XLNT tập trung của vùng hoặc cụm dân cư đó. Chứ mỗi DA này mà làm 1 cái dù chỉ là cái bể lắng thì không hợp lý lắm.
- Thứ ba, Về thời gian thẩm định Quy định là thế nhưng thực tế thì đúng như mình đã nêu, lý do cũng đơn giản : theo cái 81 trước đây thì DA khu dân cư nào cũng phải làm ĐTM , hội đồng thì cả tỉnh chỉ có 1 do PCT tỉnh đứng đầu thì làm sao mà họp giải quyết hết hồ sơ được.

Các bác ơi, hình như ở đây có sự nhầm lẫn giữa ĐMT và hệ thống xử lý nước thải HTXLNT) thì phải.
ĐMT là một "nghiên cứu" bằng văn bản và sau khi có kết quả nghiên cứu thì mới rút ra cần có HTXLNT ở quy mô nào thì phù hợp.
ĐMT = Nếu một dãy nhà liên kế mọc ở trên núi thì các bác ĐMT sẽ nói là chất thải sẽ được thu gom để làm phân bón lót là OK = giải quyết tốt yêu cầu của ĐTM.
ĐMT = Nếu cái dãy nhà đó mọc ở giữa phố thì chỉ cần có hệ thống cống thoát thải (sau hầm phân), dẫn vào hệ thống của thành phố là OK = giải quyết tốt yêu cầu của ĐTM. Công ty thoát nước thì cũng có chức năng công ích như điện, điện thoại, cấp nước thôi.

... nhưng nếu xung quanh chưa có HTXLNT thì dẫn về đâu => xây cho mỗi nhà một "nhà máy" xử lý nước thải => tất cả chi phí do chính chủ nhà chịu. Kekeke, các bác khỏi lo giao HTXLNT cho ai quản cả.

Cứ theo cái lý này thì một nhà dân cũng cần có một cái ĐMT nho nhỏ xinh xinh để người dân tăng cường hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường (ĐTM này đề cập đến các việc đơn giản của nhà dân như: phải có thùng rác, phân loại rác, phải có hầm phân, hầm "xử" nước tắm, ..., máy nước nóng năng lượng mặt trời, vv và vvv).
Với bất kỳ dự án nào cũng với quy mô nào đó, có mức độ ảnh hưởng tầm vừa vừa (định tính theo ngành nghề, diện tích, vv, vd: 50ha, 80ha, vv), thì phải lập hẵn một cái ĐMT riêng. Sau khi ĐMT có kết luận là: phải xây một nhà máy xử lý nước thải với công nghệ nano gì đó, sử dụng năng lượng loại gì đó, hay phải thuê hỏa tiễn để "tiễn" chất thải lên sao kim ..vv, thì đó thuần túy chỉ là mặt kỹ thuật ... không phải là vấn đề pháp lý, vốn là của ĐTM.
 
Last edited by a moderator:

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Thực chất trong khu dân cư chất thải chủ yếu là chất thải sinh hoạt bao gồm 2 dạng chất thải rắn và chất thải lỏng. Chất thải rắn thì đã có Cty VSMT chuyển tới khu bãi thải để xử lý tập trung. Đối với dạng lỏng thường bao gồm: thoát sau bể phốt, thoát sàn WC-bếp, nước mưa chẩy tràn. Chất thải từ thoát sàn và nước mưa thường đưa thẳng vào hệ thống thoát chung. Thoát từ sau bể phốt (vikhuẩn yến khí) sẽ đưa qua bể aeroten (hiếu khí) xử lý nốt sau đó khử trùng và đưa vào thoát chung. Khu xử lý chung chính là cụm bể aeroten này!
Hiện nay theo yêu cầu pháp lý phải có khu xử lý là đầu mối tập trung nước thải(sau bể phốt). Nếu chỉ duy nhất cụm dân cư của bạn nó sẽ được lắp đặt khi có yêu cầu nhưng phải có quỹ đất và hướng thu gom nước thải. Nếu còn nhiều khu dân cư khác nữa thì có thể bố trí tại đây là trạm bơm đưa tiếp nước thải đến khu xử lý tập trung lớn hơn(cho nhiều cụm)...Nhưng rất khoát phải có khu quy hoạch cho trạm xử lý mà chưa chắc đã cần xây ngay vì mới chỉ là định hướng theo cam kết thôi!
Vấn đề kích thước theo công nghệ mới (dạng modun) cũng gọn thôi nhưng phần sân phơi bùn cần khoảng 100-200m2. Chi phí vận hành nếu có đương nhiên sẽ phải thu từ nơi gây nguồn ô nhiễm rồi!
Nhật bản đang giới thiệu công nghệ tích hợp dạng bể ngầm cùng bể phốt khoảng 10-15m2/hộ gia đình và nước thoát sau bể này có thể xả thẳng vào môi trường (không cần xử lý tập trung nữa)... nhưng vì bảo vệ môi trường phần nhiều là cam kết nên việc áp dụng các công nghệ này còn hạn chế (thực ra là vì chưa có đầu ra cho sản phẩm chứ cái này không khó VN có thể tự chế tạo bằng compuzit được. )!!!.
 
Last edited by a moderator:

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
san phơi của bác KTS hao nghe chừng không khả thi lắm vì công trình của bác Hùng VIna 16 đưa ra quy mô có < 1ha thì nghe chừng phải xem lại. Theo tôi thì CDt nên xin phép đấu nối hạ tầng thoát nước bẩn vào của thành phố.
 

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt của cụm dân cư đặt ra chủ yếu bảo đảm tính pháp lý của dự án (theo yêu cầu thỏa thuận MT). Trong thực tế các chủ đầu tư thường bỏ không đầu tư nhưng vấn đề trong quy hoạch phải đặt ra để dự kiến cho tương lai phát triển vì sau này yêu cầu về chất lượng sống ngày càng cao!
Hệ thống xử lý nước thải sau bể phốt thường dùng nguyên lý bể aeroten (hiếu khí). Công nghệ có thể thu gọn kể cả sân phơi thay bằng máy ép bùn cũng được(nhưng đầu tư nhiều hơn).Thực tế hệ thống mới dùng để xử lý nguồn nước thải ở bệnh viện.
Lưu ý : nước tiểu cũng phải triệt để đưa qua bể phốt nếu không sẽ có mùi amoniac khi vận hành; nước thoát sàn không được đưa qua vì sẽ tạo bọt!
Tối ưu trong tương lại là xử lý tại nguồn(hộ gia đình) theo công nghệ tích hợp hiếu khí-yếm khí kiểu Nhật bản. Vấn đề công nghệ và giá thành có thể chấp nhận được nhưng còn đợi chế tài thôi! Hy vọng nó sớm được áp dụng!
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Xin cám ơn tất cả mọi người đã nhiệt tình tham gia .
Thời điểm mà mình đặt vấn đề này ra là 26/2/2008 khi đó đang áp dụng theo NĐ 80 nhưng sau đó đã có Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 sửa đổi bổ sung NĐ 80 thì mình thấy vấn đề đã được giải quyết.
 

baoercheng.upvc

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/10/08
Bài viết
48
Điểm thành tích
8
Các bác cứ để em cung cấp ống làm đường thoát xử lý nước thải đi. Nhanh, gọn, nhẹ với U-PVC pipe ^^
 

Top