Xử lý nước thải bệnh viện tại Đồng Nai | 0937 060 277

congtytriviet

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
2/11/21
Bài viết
260
Điểm thành tích
16
Tuổi
47
Nơi ở
Quận Bình Thạnh, HCM
Xử lý nước thải bệnh viện tại Đồng Nai | Hotline 0937 060 277 Mr.Tuấn

Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện tại Đồng Nai
Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh của người dân, mỗi ngày cần lượng lớn nước sử dụng và thải ra từ việc:
– Nước thải từ hoạt động khám và điều trị bệnh như: rửa dụng cụ y tế, xét nghiệm, rửa phim chụp X- Quang,…
– Nước thải từ sinh hoạt, vệ sinh, nhà tắm, tẩy rửa giặt quần áo, chăn màn, ga giường của y bác sĩ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
– Nước thải từ nhà ăn bệnh viện
– Nước thải từ việc lau rửa, vệ sinh sàn, nền nhà và trang thiết bị y tế.

Đặc trưng của nguồn nước thải bệnh viện tại Đồng Nai
Trong nước thải có chứa nhiều tạp chất khác nhau như cặn vô cơ, chất hữu cơ, dầu mỡ, chất phóng xạ, hoá chất, dịch, mô, máu của bệnh nhân và đặc biệt là chứa nhiều loại vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.
Loại nước thải này nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ là nguồn gây ô nhiễm và lây nhiễm bệnh tật cực kỳ nguy hiểm cho con người và hệ sinh thái.

Phương pháp xử lý nước thải bệnh viện tại Đồng Nai
Để xử lý nước thải từ bệnh viện cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau. Sau đây TRIVIETCORP giới thiệu công nghệ AAO- kết hợp màng lọc sinh học MBR để xử lý nước thải bệnh viện tại Đồng Nai.

so-do-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien.png
Đây là công nghệ xử lý nước thải tại Đồng Nai theo phương pháp sinh học, các chất ô nhiễm được phân hủy nhờ hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí có trong nước. Bùn vi sinh được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học sẽ được phân tách ra khỏi nước nhờ màng lọc MBR.

Quá trình kỵ khí
Trong các bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí.
Nhờ vi sinh vật hoạt động trong điều kiện không có oxi, các chất hữu cơ được phân hủy tạo thành các chất như CH4, CO2, N2, NH3, H2S,…. trong đó CH4 chiếm tới 65%.
Các chủng vi sinh vật tham gia vao quá trình kỵ khí gồm: Acetogenic becteria, methanogennic, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc…
Quá trình phân hủy kị khí có thể chia làm 4 giai đoạn:
– Thủy phân: Cacbonhidrat, chất béo, protein, chất hòa tan,… được chuyển hóa thành đường, amoni axit.
– Axit hóa: Đường, amino axit được chuyển hóa thành axit béo dễ bay hơi, axit hữu cơ, rượu, H2, CO2…
– Axetat hóa: Rượụ, chất hữu cơ, axit béo dễ bay hơi được chuyển hóa thành axetat, H2, CO2.
Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas, có thành phần như sau:
– Methane (CH4): 55 – 65%; Carbon dioxide (CO2): 35 – 45%Nitrogen (N2):0 – 3%;
– Hydrogen (H2): 0 – 1% và Hydrogen Sulphide (H2S): 0 – 1%

xu-ly-nuoc-thai-benh-vien-4.jpg

Quá trình thiếu khí

– Tại bể thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển sẽ xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu Oxi, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat Denitrificans sẽ tách oxi của Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa

NO3- → NO2- → N2O → N2↑

Khí Nito phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là Nito đã được xử lý.
Quá trình Photphorit hóa:
Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí máy khuẩn chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxi cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển.

Quá trình hiếu khí
Trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxi các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất đơn giản hơn làm giảm bớt nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước.
Một số loại vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy hiếu khí như nitrosomonas, nitrobacter, pseudomonas, zoogloea, achromobacter, nocardia, mycobacterium…
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí được thực hiện như sau:
-Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH
-Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
– Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
Trong quá trình hoạt động , bể phải được sục khí liên tục để đảm bảo cung cấp đầy đủ oxi cho vi sinh vật sinh trưởng, phát triển, đồng thời tránh gây hiện tượng lắng bùn dưới đáy bể.

Quá trình lọc bằng màng MBR
Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng hoặc tấm màng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng( tấm màng) lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý.
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng. Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các bùn bam trên màng giúp màng hạn chế bị tắc nghẽn.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện tại Đồng Nai
Nước thải bệnh viện được thu theo đường ống dẫn sẽ được tách rác, trước khi đưa về bể gom của hệ thống xử lý tập trung. Từ bể gom nước được bơm sang bể tách dầu bỏ trước khi đưa đến bể điều hoà. Dưới đáy bể sẽ được lắp đặt hệ thống thổi khí giúp nước hoà trộn đều từ đó được ổn định về lưu lượng, thành phần tính chất và giúp bùn không bị lắng xuống đáy bể.
Từ bể điều hoà, nước thải qua bể xử lý kỵ khí để phân hủy các cặn hữu cơ, làm giảm BOD, COD… trong điều kiện hoàn toàn không có oxi.
Sau đó, nước được đưa sang bể thiếu khí để xử lý nito, photpho. Trong bể thiếu khí sẽ được lắp đặt máy khấy chìm nhằm tạo môi trường thiếu khí cho vi sinh vật phát triển.
Nước sau bể anoxic đưa sang bể sinh học hiếu khí xáo trộn hoàn toàn, không khí được cấp vào liên tục nhằm cung cấp oxy cho quá trình phân huỷ sinh học hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải.
Sau đó, đưa sang bể lọc màng MBR, các phân tử nước thẩm thấu qua các lỗ của tấm màng ( lỗ < 0.1 micromet ) vào bên trong sau đó được hút đưa sang bể khử trùng.Nước thải sau khử trùng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 28-2010/BTNMT, cột A có thể tận dụng vào việc tưới cây. Bể MBR hoạt động với lượng bùn hoạt tính cực cao( từ 7000- 18.000 mg/l) do đó lượng bùn dư thải bỏ rất nhỏ từ đó giảm thiểu được chi phí xử lý bùn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG TRÍ VIỆT

Trụ sở chính: 290/54 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

VP giao dịch: Căn số 03 block 1 (Lô B) Chung cư Khang Gia, Đường số 45, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Điện thoại : (028) 3620 4580

Hotline : 0937 060 277

Email: info@trivietcorp.net

Website: https://trivietcorp.net/
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top