Khi QT có cần phê duyệt lại chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán không?

cuongdidansl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/6/08
Bài viết
6
Điểm tích cực
10
Điểm thành tích
3
Trong quá trình phê duyệt dự toán Công trình A:chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánđã được chủ đâu tư phế duyệt là Chi phíxây dựng trước thuế * hệ số vì vậy đã đẫn tới thiếu chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánvậy trong quá trình quyết toán sẽ đề nghị theo đúng hướng dẫn Tổng mức đầu tư * hệ số để đề nghị quyết toán luôn có được không hay trước khi quyết toán ta phải làm một bước phê duyệt bổ sung chi phí đó rồi mới đề nghị quyết toán. Các bác giúp em với.
 
Trong quá trình phê duyệt dự toán Công trình A:chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánđã được chủ đâu tư phế duyệt là Chi phíxây dựng trước thuế * hệ số vì vậy đã đẫn tới thiếu chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánvậy trong quá trình quyết toán sẽ đề nghị theo đúng hướng dẫn Tổng mức đầu tư * hệ số để đề nghị quyết toán luôn có được không hay trước khi quyết toán ta phải làm một bước phê duyệt bổ sung chi phí đó rồi mới đề nghị quyết toán. Các bác giúp em với.
Sao lúc phê duyệt dự toán lại thiết mất 2 chi phí trên luôn ah! hịc (nếu vậy thi kiểm toán và phòng tài chính vất việc luôn rồi)..
Về vấn đề này mình xin có ý kiến như thế này:
1, Nếu công trình của bạn đang làm khi quyết toán không vượt tổng mức đầu tư thì vẫn có thể đề nghị CDT thêm 2 chi phí cần thiết trên vô tổng mức rồi lấy dự phòng phí đắp vô (DPP dùng để phát sinh khối lượng công việc và biến động giá thị trường mà) còn việc có được hay không thì mình cũng không rõ nữa.
2. Nếu thêm 2 chi phí này vô mà vượt dự toán đã phê duyệt theo mình nghĩ phải phê duyệt TMDT bổ sung.
3. Còn nếu quyết toán mà bạn không đưa vô thì khi qua phòng tài chính họ cũng yêu cầu thêm vô mà thôi.
Có ý kiến gì thêm mong các bác góp ý để công việc của cuongdidanslđược giải quyết nhanh chóng nha!
 
khi bạn làm quyết toán thì vẫn làm theo số được duyệt. còn chi phí quyết toán cuối cùng sẽ do bên quyết toán điều chỉnh. sau này bạn thanh toán chỉ cần căn cứ vào quyết định phê duyệt quyết toán hoàn thành mà thanh toán thôi.
 
cảm ơn bạn chắc là vậy thì mới đúng chứ duyệt lại mơi trình thì thủ tục hơi bị thừa có phải vậy không.
 
Bạn muốn điều chỉnh giá trị kiểm toán thì vẫn phải làm dự toán trình. Vì giá trị đó đã được phê duyệt rồi nên phải có quyết định điều chỉnh mới thanh toán được giá trị bổ sung hay điều chỉnh đó.
 
Trong quá trình phê duyệt dự toán Công trình A:chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánđã được chủ đâu tư phế duyệt là Chi phíxây dựng trước thuế * hệ số vì vậy đã đẫn tới thiếu chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánvậy trong quá trình quyết toán sẽ đề nghị theo đúng hướng dẫn Tổng mức đầu tư * hệ số để đề nghị quyết toán luôn có được không hay trước khi quyết toán ta phải làm một bước phê duyệt bổ sung chi phí đó rồi mới đề nghị quyết toán. Các bác giúp em với.
cơ quan Mình cũng có 01 công trình đang theo dõi, mình nghĩ tính theo Tổng mức đầu công trình.
Về nguyên tắc mình nghĩ, họ kiểm tra trên con số nào thì sẽ được ăn theo % của chi phí đấy. Còn chuyện quyết toán cuối cùng có giảm đi hay không cũng không ảnh hưởng gì. vì vậy khi ký hợp đồng họ sẽ dựa trên Tổng mức đầu tư (Tổng dự toán+ GPMB) để tính toán được duyệt để tính.
Các bác thảo luận thêm để sáng tỏ.
 
Trong quá trình phê duyệt dự toán Công trình A:chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánđã được chủ đâu tư phế duyệt là Chi phíxây dựng trước thuế * hệ số vì vậy đã đẫn tới thiếu chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánvậy trong quá trình quyết toán sẽ đề nghị theo đúng hướng dẫn Tổng mức đầu tư * hệ số để đề nghị quyết toán luôn có được không hay trước khi quyết toán ta phải làm một bước phê duyệt bổ sung chi phí đó rồi mới đề nghị quyết toán. Các bác giúp em với.
Theo tôi, "Quyết toán" là tổng hợp chi phí hợp pháp thực tế đã bỏ ra không liên quan gì đến dự toán công trình nên khi quyết toán không được bổ sung chi phí "khống" nào cả. --> Không cần "phê duyệt bổ sung chi phí đó" trước khi quyết toán.
 
Theo tôi, "Quyết toán" là tổng hợp chi phí hợp pháp thực tế đã bỏ ra không liên quan gì đến dự toán công trình nên khi quyết toán không được bổ sung chi phí "khống" nào cả. --> Không cần "phê duyệt bổ sung chi phí đó" trước khi quyết toán.
Em chào thầy. Tình huống chủ topic nêu ra vì lý do: lúc trước chi phí này được tính theo: Chi phí xây dựng trước thuế nên hiện tại đang thấp hơn với chi phí phải chi cho chi phí này.
Theo em nghĩ, trước khi làm tờ trình phê duyệt quyết toán, trình chủ đầu tư phê duyệt lại chi phí này, để chủ đầu tư xem xét, tổng mức đầu tư công trình không vượt Tmdt đã được phê duyệt hay không? Tmđt dùng để tính chi phí này sẽ không bao gồm chi phí dự phòng-B.
(Tmdt đã được phê duyệt đã có dự phòng-A).
sẽ có phép so sánh A với B để chủ đầu tư quyết định có báo cáo với Người quyết định đầu tư hay không?
Đề nghị mọi người thảo luận tiếp: chi phí kiểm toán (thẩm tra) có phụ thuộc vào quá trình kiểm toán số liệu công trình hay không? Trong trường hợp kiểm toán có yêu cầu cắt giảm trừ chi phí, thì chi phí của chính kiểm toán có phải chính xác lại theo không?
 
Trong trường hợp kiểm toán có yêu cầu cắt giảm trừ chi phí, thì chi phí của chính kiểm toán có phải chính xác lại theo không?

Mình nghĩ không phải tính lại như ý kiến bạn ducminhpham; Tổng mức đầu tư là TMĐT được phê duyệt của Chủ đầu tư thôi

Mà trên này nhiều bạn làm ở Cty kiểm toán không thấy phát biểu gì nhỉ
 
Trong dự toán chi phí thẩm tra quyết toán, chi phí kiểm toán hầu hết các đơn vị tư vấn đều tính trên % chi phí xây dựng hoặc có đơn vị tính: tỷ lệ % * (GXD+QLDA+Gtvđt+Gcpk), rất ít đơn vị tư vấn tính toán theo quy định tại thông tư số 19/2011/TT-BTC

Trường hợp của bạn cuongdidansl đưa ra xảy ra khá phổ biến ở thực tế. Đối với trường hợp này, chủ đầu tư chẳng cần làm gì cả, chỉ trình phê duyệt quyết toán theo đúng TMĐT được duyệt (đã thực hiện lập báo cáo quyết toán)
Trường hợp DA, công trình đó thuê kiểm toán độc lập thì quá trình xác định lại giá trị của công trình này thì kiểm toán độc lập sẽ tính toán lại phần chi phí kiểm toán và chi phí quyết toán; Đối với dự án được kiểm toán thì chi phí TTQT chỉ còn lại 50% theo tỷ lệ
Đối với công trình không thực hiện kiểm toán; Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán sẽ tính toán lại chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán theo đúng quy định hiện hành (ở địa phương thì Sở Tài chính và phòng TC-KH sẽ làm việc này)

Thân!
 
1. Lý do ra đời Thông tư 19/2011 thay thế Thông tư 33/2007: trong hoàn cảnh ra đời các văn bản quy phạm pháp luật:
Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
2. Phạm vi điều chỉnh: sử dụng vốn nhà nước. (điều 1)
3. Vốn đầu tư được quyết toán (Điều 2): Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Điều 2 có định nghĩa thế nào là chi phí hợp pháp. Chi phí này phải nằm trong TMĐT đã được phê duyệt lần cuối cùng (có chi phí dự phòng).
4. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: (Điểm 2. Điều 10): Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, theo gói thầu hoặc khoản mục chi phí đầu tư.
5. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán (Điểm1. Điều13)
- Dự án quan trọng quốc gia; dự án do thủ tướng Quyết định Đầu tư: Bộ trưởng tài chính.
- Dự án còn lại: do người quyết định đầu tư. Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan phê duyệt Theo ủy quyền hoặc phân cấp.
6. Điểm 1. Điều 14: dự án nhóm B trở lên sử dụng vốn nhà nước đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình quyết toán.
7. Kết quả Kiểm toán nhà nước được dùng được dùng làm căn cứ để thẩm tra. (điểm 5.1 điều 14).
8. Thẩm tra quyết toán dự án không kiểm toán báo cáo quyết toán: Đối với dự án hoàn thành (điểm 1. Điều 16), gồm:
- Thẩm tra hồ sơ pháp lý.
- Thẩm tra nguồn vốn.
- Thẩm tra chi phí đầu tư.
- Thẩm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản.
- Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
- Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng.
- Xem xét việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với các cơ quan kiểm tra, thanh tra, Kiểm toán Nhà nước v...v
-Nhận xét, đánh giá kiến nghị.
 
Trong dự toán chi phí thẩm tra quyết toán, chi phí kiểm toán hầu hết các đơn vị tư vấn đều tính trên % chi phí xây dựng hoặc có đơn vị tính: tỷ lệ % * (GXD+QLDA+Gtvđt+Gcpk), rất ít đơn vị tư vấn tính toán theo quy định tại thông tư số 19/2011/TT-BTC
Điều này thường xảy ra khi chủ đầu tư đến giai đoạn cuối không điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc điều chỉnh nhưng không tính lại những chi phí này.
(tiếp)
9. Cách tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (Điều 18): (cái này đang muốn thảo luận cùng các bác)

- Điểm 1-Điều 18. Nội suy tỉ lệ thẩm tra (Ktt), Kiểm toán (Kkt) (%) theo giá trị: Tổng mức đầu tư (TMĐT).
Chi phí tối đa:
+ Thẩm tra: TT=Ktt(%) * TMĐT. (Thông tư ký hiệu là Ki- TTPD) (1)
+ Kiểm toán: KT=Kkt(%) *TMĐT + VAT (Thông tư ký hiệu là Ki-KT) (2)
Tôi nghĩ công thức sau rất quan trọng: gọi là công thức (3) dưới đây
Chi phí thẩm tra phê duyệt QT, kiểm toán của hạng muc công trình hay gói thầu được xác định:
Chi phí hạng mục = Mức chi phí của cả dự án xDự toán của HMCT/Tổng mức đầu tư của dự án (3) (điểm 1.3 Điều 18)
 

Thử lấy một ví dụ tổng quát về các chi phí: TMĐT =(CPXD1+...CPXDn) + GPMB+(TB1+...+TBm)+ QLDA+ TV+ CPK+Dự Phòng
Bao gồm 7 khoản mục chi phí. Suy ra:
1 (hay 100%) =(CPXD1/ TMĐT +...CPXDn/ TMĐT) + GPMB/TMĐT +(TB1/ TMĐT +...+TBm/ TMĐT)+ QLDA/ TMĐT + TV/ TMĐT + CPK/ TMĐT +Dự Phòng/ TMĐT (tỉ trọng các khoản mục chi phí/TMĐT)

TMĐT được phê duyệt lần cuối cùng (có cả chi phí dự phòng). TMĐT dùng để nội suy ra Ktt(%) và Kkt(%) trong công thức (1) và (2).
Hai công thức (1) (2) này dùng để tính ra mức chi phí thẩm tra và kiểm toán của cả dự án nhắc đến ở thừa số nhân đầu tiên trong công thức (3); và =Mức chi phí (Thẩm tra, kiểm toán) của cả dự án.

Thông tư cũng nêu rõ, với hạng mục giải phóng mặt bằng thì phải X 0,7. Tức là áp dung công thức (3):
- CP thẩm tra hạng mục GPMB= GPMB/TMĐT*TT*0,7;
- CP kiểm toán hạng mục GPMB= GPMB/TMĐT*TT*0,7 (5).
Nhận xét: từ (5) kết hợp với (1) (2) và (3) thì với dự án có chi phí giải phóng mặt bằng thì chi phí thẩm tra, kiểm toán không bao giờ có thể đạt được chi phí tối đa như đã nêu ở công thức (1) và (2).
Công thức (3) sẽ sử dụng rất hữu ích trong trường hợp dự án đã có kiểm toán nhà nước kiểm tra một phần chi phí trong tổng mức đầu tư (M), khi đó kiểm toán độc lập sẽ chỉ phải kiểm toán phần nội dung nằm ngoài KTNN đã kiểm tra.

= KT*(TMĐT-M)/TMĐT chứ không thể được hưởng hết giá trị KT như (2)
Tất nhiên, trong trường hợp dự án đã được kiểm toán quyết toán thì chi phí thẩm tra sẽ phải nhân 0,5 vào trong công thức (1) rồi, như bác Đinh Tấn Linh đã lưu ý trong bài trước và cũng nêu rõ tại điểm 1.5 điều 18 của Thông tư.
Kết luận:

  1. Tính KTT, K KT nội suy từ TMĐT .(Thường chúng ta dừng ở bước này và nghĩ là đã OK và ký ngay hợp đồng với kiểm toán).
  2. Đưa hệ số 0,7 đối với hạng mục GPMB.
  3. Phân tách các hạng mục đã được kiểm toán Nhà nước kiểm tra để tính cho chi phí kiểm toán độc lập theo công thức (3) nêu trên.
  4. Công trình được kiểm toán thì chi phí thẩm tra nhớ nhân 0,5 trong công thức (1).
  5. Các bác thảo luận thêm, chi phí kiểm toán có được lĩnh phần kiểm tóan hang mục thư 7, chi phí dự phòng không. Nếu được hưởng, cộng thêm là TMĐT không có chi phí GPMB thì chi phí kiểm toán mới đạt được chi phí tối đa kiểm toán tối đa theo công thức (2).
  6. Để dễ theo dõi, kèm theo thông tư và bảng tính lấy ví dụ về tính chi phí kiểm toán .
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Như trường hợp ở công ty mình thì phí kiểm toán đều được tính theo Thông tư 19, kể cả những hợp đồng đã ký trước đó đều được điều chỉnh lại theo Thông tư 19.
 
Như trường hợp ở công ty mình thì phí kiểm toán đều được tính theo Thông tư 19, kể cả những hợp đồng đã ký trước đó đều được điều chỉnh lại theo Thông tư 19.
OK. phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thời gian mà. Trước chỉ là chi phí dự tính trước theo TT33-2007. Điều chỉnh tăng thì "cấu" trong Tổng mức đầu tư phải không nào.
Bài phân tích trên chưa có bác nào thảo luận tiếp nhỉ. Em chờ các bác ...
 
Đề nghị mọi người thảo luận tiếp: chi phí kiểm toán (thẩm tra) có phụ thuộc vào quá trình kiểm toán số liệu công trình hay không? Trong trường hợp kiểm toán có yêu cầu cắt giảm trừ chi phí, thì chi phí của chính kiểm toán có phải chính xác lại theo không?
Chi phí kiểm toán thì phải phụ thuộc vào hợp đồng chứ bác nhỉ? (chính là phụ thuộc vào tổng mức đầu tư được phê duyệt).
Quá trình kiểm toán có yêu cầu cắt giảm chi phí thì việc cắt giảm chi phí này cũng không ảnh hưởng tới giá trị hợp đồng của kiểm toán, giá trị đó chỉ ảnh hưởng nếu như có quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư- lúc này kiểm toán sẽ phải có phụ lục hợp đồng để tính theo tổng mức đầu tư điều chỉnh này.
 
Trong quá trình phê duyệt dự toán Công trình A:chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánđã được chủ đâu tư phế duyệt là Chi phíxây dựng trước thuế * hệ số vì vậy đã đẫn tới thiếu chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra quyết toánvậy trong quá trình quyết toán sẽ đề nghị theo đúng hướng dẫn Tổng mức đầu tư * hệ số để đề nghị quyết toán luôn có được không hay trước khi quyết toán ta phải làm một bước phê duyệt bổ sung chi phí đó rồi mới đề nghị quyết toán. Các bác giúp em với.
Khi quyết toán, bác làm tờ trình và làm phụ lục hợp đồng bổ sung giá trị tính thiếu, việc chủ đầu tư quyết toán hợp đồng kiểm toán sẽ căn cứ vào phụ lục hợp đồng bổ sung này. Và sẽ phải có quyết định phê duyệt bổ sung chi phí để sau này chủ đầu tư còn quyết toán với kho bạc chứ nhỉ
 
Quá trình kiểm toán có yêu cầu cắt giảm chi phí thì việc cắt giảm chi phí này cũng không ảnh hưởng tới giá trị hợp đồng của kiểm toán, giá trị đó chỉ ảnh hưởng nếu như có quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư- lúc này kiểm toán sẽ phải có phụ lục hợp đồng để tính theo tổng mức đầu tư điều chỉnh này.
Đồng ý với kiến của Bác. Sẽ không ảnh hưởng tới chi phí kiểm toán và thẩm tra vì chi phí này tính trên Tổng mức đầu tư.
Tuy nhiên cần thảo luận xem, chi phí kiểm toán và thẩm tra có được hưởng tương ứng phần chi phí dự phòng hay không?
Ví dụ:
Tổng mức đầu tư công trình là: 500 tỷ đồng; Chi phí dự phòng là:

  1. Chi phí giải phóng mặt bằng 50 tỷ đồng.
  2. Chi phí Giá trị xây lắp là(không có CP thiết bị): 300 tỷ đồng
  3. Chi phí QLDA+Chi phí khác+Tư vấn: 100 tỷ đồng.
  4. Chi phí Dự phòng là :50 tỷ đồng

Như vậy chi phí kiểm toán tối đa sẽ là: 500*0,13%*1,1 = 0,715 (tỷ đồng)
Chi phí thẩm tra sẽ là: 500*0,09%*0,5 = 0,225 (tỷ đồng).
Tuy nhiên, chi phí thẩm tra, kiểm toán với chi phí GPMB tương ứng phải nhân thêm hệ số là 0,7, nên chi phí kiểm toán, thẩm tra phải là: phải là:
0,7
Kiểm toán: 50/500*0,715*0,7+ 450/500*0,715 = 0,69355 (tỷ đồng)
Thẩm tra: 50/500*0,225*0,7+ 450/500*0,225 = 0,21825 (tỷ đồng)
Giá trị: Cơ cấu chi phí dự phòng trong 2 chi phí trên là: 50/500*0,715 (KT) + 450/500*0,225 (Thẩm tra) = 0,094 (tỷ).
Chủ đầu tư có phải thanh toán: 0,094 tỷ với chi phí tương ứng cho phần dự phòng này không?
 
Last edited by a moderator:
Đồng ý với kiến của Bác. Sẽ không ảnh hưởng tới chi phí kiểm toán và thẩm tra vì chi phí này tính trên Tổng mức đầu tư.
Tuy nhiên cần thảo luận xem, chi phí kiểm toán và thẩm tra có được hưởng tương ứng phần chi phí dự phòng hay không?
Ví dụ:
Tổng mức đầu tư công trình là: 500 tỷ đồng; Chi phí dự phòng là:

  1. Chi phí giải phóng mặt bằng 50 tỷ đồng.
  2. Chi phí Giá trị xây lắp là(không có CP thiết bị): 300 tỷ đồng
  3. Chi phí QLDA+Chi phí khác+Tư vấn: 100 tỷ đồng.
  4. Chi phí Dự phòng là :50 tỷ đồng

Như vậy chi phí kiểm toán tối đa sẽ là: 500*0,13%*1,1 = 0,715 (tỷ đồng)
Chi phí thẩm tra sẽ là: 500*0,09%*0,5 = 0,225 (tỷ đồng).
Tuy nhiên, chi phí thẩm tra, kiểm toán với chi phí GPMB tương ứng phải nhân thêm hệ số là 0,7, nên chi phí kiểm toán, thẩm tra phải là: phải là:
0,7
Kiểm toán: 50/500*0,715*0,7+ 450/500*0,715 = 0,69355 (tỷ đồng)
Thẩm tra: 50/500*0,225*0,7+ 450/500*0,225 = 0,21825 (tỷ đồng)
Giá trị: Cơ cấu chi phí dự phòng trong 2 chi phí trên là: 50/500*0,715 (KT) + 450/500*0,225 (Thẩm tra) = 0,094 (tỷ).
Chủ đầu tư có phải thanh toán: 0,094 tỷ với chi phí tương ứng cho phần dự phòng này không?
Việc chủ đầu tư có phải thanh toán chi phí kiểm toán tương ứng với tỷ lệ dự phòng thì phải xem trong hợp đồng, không thể phán bừa.
Nếu Hợp đồng ghi: kiểm toán toàn bộ chi phí của dự án-> có thanh toán
Hợp đồng ghi: kiểm toán chi phí theo yêu cầu của CĐT-> làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu
 
Việc chủ đầu tư có phải thanh toán chi phí kiểm toán tương ứng với tỷ lệ dự phòng thì phải xem trong hợp đồng, không thể phán bừa.
Nếu Hợp đồng ghi: kiểm toán toàn bộ chi phí của dự án-> có thanh toán
Hợp đồng ghi: kiểm toán chi phí theo yêu cầu của CĐT-> làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu
Đồng ý với ý kiến của bác.
Giả sử muốn cắt chi phí này, thì trong hợp đồng nêu rõ: Kiểm toán các chi phí 1-->6; Riêng chi phí dự phòng (còn lại) không phải kiểm toán :D.Các bác nhỉ.
Lưu ý, từ còn lại các bác nhé. Vì ví dụ như dự phòng 50 tỷ. Nhưng phát sinh CPXD, TV... Chi phí khác và ngay cả phần tăng của chi phí kiểm toán theo các chi phí này được chích trong chi phí Dự phòng mà ra.
Tối đa, các phần phát sinh là 50 tỷ. Khi đó, dự phòng phí còn là là =0; tương ứng chi phí kiểm toán cho hạng mục dự phòng còn lại này cũng bằng không.
Vì thực ra, nhiều dự án chi phí dự phòng còn lại rất lớn (Do không dùng đến, đến mấy chục tỷ ý chứ).
Đây cũng là cách tiết kiệm chi phí cho Nhà nước!
 
Đồng ý với ý kiến của bác.
Giả sử muốn cắt chi phí này, thì trong hợp đồng nêu rõ: Kiểm toán các chi phí 1-->6; Riêng chi phí dự phòng (còn lại) không phải kiểm toán :D.Các bác nhỉ.
Lưu ý, từ còn lại các bác nhé. Vì ví dụ như dự phòng 50 tỷ. Nhưng phát sinh CPXD, TV... Chi phí khác và ngay cả phần tăng của chi phí kiểm toán theo các chi phí này được chích trong chi phí Dự phòng mà ra.
Tối đa, các phần phát sinh là 50 tỷ. Khi đó, dự phòng phí còn là là =0; tương ứng chi phí kiểm toán cho hạng mục dự phòng còn lại này cũng bằng không.
Vì thực ra, nhiều dự án chi phí dự phòng còn lại rất lớn (Do không dùng đến, đến mấy chục tỷ ý chứ).
Đây cũng là cách tiết kiệm chi phí cho Nhà nước!
Tôi không nêu quan điểm cắt để mục đích tiết kiệm chi phí.
Chi phí được đưa ra là để đạt các mục tiêu trong công việc, nếu cần thiết phải kiểm toán toàn bộ chi phí thì vẫn phải thực hiện.
Mặt khác, tại thời điểm hoàn thành dự án, phần lớn chi phí mà ban đầu goi là chi phí dự phòng đều nằm trong các chi phí: xây dựng, thiết bị,... nên giá trị của dự phòng thì giảm mà chi phí các hạng mục khác thì tăng.
Chi phí kiểm toán là kiểm tra lại các chi phí đã thực hiện nên nếu nói giảm, cắt thì cũng là không có cơ sở để thực hiện
 
Back
Top