Một tình huống đấu thầu cần xin ý kiến của mọi người.

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Một hồ sơ dự thầu có 3 đơn vị nộp hồ sơ dự thầu với giá thầu như sau:
Giá nhà thầu A < Giá nhà thầu B < Giá nhà thầu C < Giá gói thầu.

Khi xét chấm thầu có trường hợp như sau:
Khi kiểm tra pháp nhân trong giấy đăng ký kinh doanh của 03 nhà thầu thì phát hiện: Ông giám đốc của Nhà thầu A (Công ty TNHH) lại là Cổ đông lớn nhất của Nhà thầu C (Nhưng không phải là giám đốc). Trong trường hợp này có được xem là Nhà thầu A có liên quan đến Nhà thầu C nên có dấu hiện gian lận trong đấu thầu nên loại bỏ 2 nhà thầu này mà chỉ xét đến Nhà thầu B được không?
Mong mọi người cho ý kiến giúp em.
Trân trọng cảm ơn./.
 
Last edited by a moderator:

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Theo mình, trường hợp này thì Nhà thầu A và nhà thầu C vẫn thỏa mãn điều kiện để được xét thầu và không bị loại.
Mình được biết hình thức công ty mẹ công ty con có cổ phần lẫn nhau mới không được phép. Ở trường hợp này là Công ty TNHH có người đứng pháp nhân khác biệt rồi.

Chút ý kiến mong anh em góp ý.
Trích Luật Đấu thầu:
Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
2. Hạch toán kinh tế độc lập;
3. Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.
Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
2. Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
1. Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
2. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
3. Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia.
4. Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu.
5. Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC.
6. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu.
7. Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật này.
8. Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.
9. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây:
a) Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định;
b) Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định;
e) Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật.
10. Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
11. Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
12. Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.
13. Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó.
14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
15. Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu.
16. áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.
17. Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Một hồ sơ dự thầu có 3 đơn vị nộp hồ sơ dự thầu với giá thầu như sau:
Giá nhà thầu A < Giá nhà thầu B < Giá nhà thầu C < Giá gói thầu.

Khi xét chấm thầu có trường hợp như sau:
Khi kiểm tra pháp nhân trong giấy đăng ký kinh doang của 03 nhà thầu thì phát hiện: Ông giám đốc của Nhà thầu A (Công ty TNHH) lại là Cổ đông lớn nhất của Nhà thầu C (Nhưng không phải là giám đốc). Trong trường hợp này có được xem là Nhà thầu A có liên quan đến Nhà thầu C nên có dấu hiện gian lận trong đấu thầu nên loại bỏ 2 nhà thầu này mà chỉ xét đến Nhà thầu B được không?
Mong mọi người cho ý kiến giúp em.
Trân trọng cảm ơn./.

Theo mình, trường hợp này thì Nhà thầu A và nhà thầu C vẫn thỏa mãn điều kiện để được xét thầu và không bị loại.
Mình được biết hình thức công ty mẹ công ty con có cổ phần lẫn nhau mới không được phép. Ở trường hợp này là Công ty TNHH có người đứng pháp nhân khác biệt rồi.

Chút ý kiến mong anh em góp ý.
12. Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.
1
Khi nào có chứng cứ 2 ông này vi phạm điểm 12. của Điều 12 thì loại được
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Khi nào có chứng cứ 2 ông này vi phạm điểm 12. của Điều 12 thì loại được
Thì rõ ràng là biết thông đồng rồi còn gì nữa anh. Ông này ổng lập ra 2 công ty. Một công ty ổng đứng tên Giám đốc còn công ty còn lại cho người trong gia đình ổng đứng tên. Công ty còn lại chuyên đi làm chân gỗ cho công ty chính của ổng.
Công ty TNHH giải thể lúc nào mà không được.
Quan trọng là cái bằng chứng này trong giấy đăng ký kinh doanh có thể coi là phạm luật được không?
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Như thế là vi phạm luật đấu thầu theo điều 12, luật đấu thầu
14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
Và theo nghị định 85/2009, Điều 65: Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
b) Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hoá hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thoả thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;

Nên anh có quyền loại bỏ hồ sơ dự thầu
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Thì rõ ràng là biết thông đồng rồi còn gì nữa anh. Ông này ổng lập ra 2 công ty. Một công ty ổng đứng tên Giám đốc còn công ty còn lại cho người trong gia đình ổng đứng tên. Công ty còn lại chuyên đi làm chân gỗ cho công ty chính của ổng.
Công ty TNHH giải thể lúc nào mà không được.
Quan trọng là cái bằng chứng này trong giấy đăng ký kinh doanh có thể coi là phạm luật được không?
- Như đồng chí Naat đã trao đổi và mình cũng đồng ý, nếu bạn không có chứng cứ chứng minh nhà thầu A và C thông đồng với nhau theo khoản 12 - điều 12 của Luật đấu thầu thì bạn mới kết luận họ vi phạm một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu và kết luận họ phạm luật.
- Việc Ông Giám đốc của công ty A làm Cổ đông lớn nhất của Công ty C thì không bị coi là thông đồng khi công ty A và C cùng tham gia đấu thầu một dự án. Hồ sơ thầu của công ty C do Giám đốc công ty C ký chứ không phải do giám đốc công ty A ký. Về mặt pháp luật thì người đại diện tư cách pháp nhân của công ty C không phải là ông giám đốc công ty A.
Như thế là vi phạm luật đấu thầu theo điều 12, luật đấu thầu
14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
Và theo nghị định 85/2009, Điều 65: Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
b) Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hoá hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thoả thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;

Nên anh có quyền loại bỏ hồ sơ dự thầu
Như mình đã phân tích ở trên, thì việc quyết định loại bỏ hồ sơ thầu có phải là không phù hợp không bạn CE114-04. Việc bạn nói Nhà thầu sử C dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hoá hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu A trúng thầu bạn có chưa có chứng cứ mà. Chỉ dựa vào việc Giám đốc công ty A làm Chủ tịch HĐQT của công ty C thì không đủ tính pháp lý để kết luận.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Như thế là vi phạm luật đấu thầu theo điều 12, luật đấu thầu
14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
Và theo nghị định 85/2009, Điều 65: Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
b) Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hoá hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thoả thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;

Nên anh có quyền loại bỏ hồ sơ dự thầu
Trong trường hợp này loại bỏ Nhà thầu C hay cả Nhà thầu A và Nhà thầu C. Nếu loại Nhà thầu A và Nhà thầu C thì Nhà thầu B có phải đương nhiên trúng thầu hay không?
Hay phải tổ chức lại đấu thầu.
Việc này Bên em đã và đang xử lý theo hướng coi như nhắm mắt làm ngơ không biết vì thực tế thằng Nhà thầu A cũng có năng lực để thực hiện gói thầu này.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
dodungktxd nói:
Như mình đã phân tích ở trên, thì việc quyết định loại bỏ hồ sơ thầu có phải là không phù hợp không bạn CE114-04. Việc bạn nói Nhà thầu sử C dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hoá hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu A trúng thầu bạn có chưa có chứng cứ mà. Chỉ dựa vào việc Giám đốc công ty A làm Chủ tịch HĐQT của công ty C thì không đủ tính pháp lý để kết luận.
Trong trường hợp này loại bỏ Nhà thầu C hay cả Nhà thầu A và Nhà thầu C. Nếu loại Nhà thầu A và Nhà thầu C thì Nhà thầu B có phải đương nhiên trúng thầu hay không?
Hay phải tổ chức lại đấu thầu.
Việc này Bên em đã và đang xử lý theo hướng coi như nhắm mắt làm ngơ không biết vì thực tế thằng Nhà thầu A cũng có năng lực để thực hiện gói thầu này.

Theo em, mạnh dạn loại 2 nhà thầu vì theo Luật Xây dựng:
Điều 98. Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng
6. Không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Theo em, mạnh dạn loại 2 nhà thầu vì theo Luật Xây dựng:
Điều 98. Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng
6. Không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình.
Mạnh loại bỏ 02 nhà thầu này thì có phải đương nhiên nhà thầu B trúng thầu. Hay khi xét thầu mà chỉ có một nhà thầu đạt thì không có phép so sánh. Thế thì có phải bán lại hồ sơ mời thầu không anh?
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Mạnh loại bỏ 02 nhà thầu này thì có phải đương nhiên nhà thầu B trúng thầu. Hay khi xét thầu mà chỉ có một nhà thầu đạt thì không có phép so sánh. Thế thì có phải bán lại hồ sơ mời thầu không anh?

Nhà thầu B có giá < giá trị gói thầu được duyệt nên chọn nhà thầu B hoàn toàn có cơ sở nếu như trường hợp nhà thầu B được đánh giá đạt tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật . Sau khi chọn có thể thương thảo hợp đồng tiếp với nhà thầu B.
Trường hợp nhà thầu B không đạt thì tổ chức đấu thầu lại.
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Mình thấy vấn đề này khá khó. Vì thực tế thì việc 2 công ty này dù ít hay nhiều đều biết một chút thông tin về hồ sơ chào giá của nhau (không giám khẳng định là thông đồng). Nhưng về lý thì pháp luật không có quy định cấm trong trường hợp này nếu bạn không có bằng chứng nào khác chứng minh họ thông đồng, chỉ dựa vào việc GĐ công ty A là Cổ đông lớn nhất của công ty B thì không có cơ sở. Cổ đông lớn nhất không có nghĩa là họ có quyền can thiệp sâu vào các quyết định kinh doanh của Giám đốc.
 

luan1984

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/2/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Theo em, mạnh dạn loại 2 nhà thầu vì theo Luật Xây dựng:
Điều 98. Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng
6. Không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình.

Cái này phải có bằng chứng chứ bạn.
Theo mình thì trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay (nhất là về vốn của đơn vị thi công), cần phải xét kỹ năng lực của các Nhà thầu, Nhà thầu đó sau khi trúng thầu có đủ năng lực làm không hay là bán thầu. Nếu nhà thầu đó làm tốt thì Chủ đầu tư, Ban QLDA, TVGS đều khỏe.
 

gialinh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/12/07
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Nhà thầu B có giá < giá trị gói thầu được duyệt nên chọn nhà thầu B hoàn toàn có cơ sở nếu như trường hợp nhà thầu B được đánh giá đạt tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật . Sau khi chọn có thể thương thảo hợp đồng tiếp với nhà thầu B.
Trường hợp nhà thầu B không đạt thì tổ chức đấu thầu lại.

Mình đồng ý với cách giải quyết này. Còn với cách làm ngơ đi chắc ko được rồi. Mình từng làm việc với Sở KHĐT Tp hà Nội rồi khi họ đi kiểm tra quá trình đấu thầu của các dự án, họ soi cái ĐKKD kỹ lắm. Tốt nhất thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Trên thực tế, mọi người đều biết các ông ABC chân gỗ, chân thật với nhau hết rồi. Nhưng án tại hồ sơ.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Nhà thầu B có giá < giá trị gói thầu được duyệt nên chọn nhà thầu B hoàn toàn có cơ sở nếu như trường hợp nhà thầu B được đánh giá đạt tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật . Sau khi chọn có thể thương thảo hợp đồng tiếp với nhà thầu B.
Trường hợp nhà thầu B không đạt thì tổ chức đấu thầu lại.


Chào các bạn!
Việc các bạn nói GĐ công ty A là cổ đông lớn nhất của Công ty C, bên mời thầu chưa thu thập đủ chứng cứ chính xác chứng mình Công ty C và Công ty A ràng buộc về mặt vốn chủ sở hữu thì trong trường hợp này chưa thể kết luận Công ty A và Công ty C có gian lận trong đấu thầu (quân xanh, quân đỏ). Vì thế chưa thể loại được nhà thầu A và C trong trường hợp này. Theo điều 97 Luật Doanh nghiệp 2005, bạn hãy chứng minh Ông Giám đốc Công ty A (như bạn nói là cổ đông lớn nhất của Công ty C nhưng không phải là giám đốc) được hiểu có thể quyết định và điều hành sau lưng Công ty C, nếu bạn đặt các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi thì có thể loại:
- Chứng minh Ông GĐ công ty A là cổ đông sáng lập Công ty C;
- Chứng minh Ông GĐ công ty A chiếm 51% cổ phần công ty C;
- Xem xét Ông GĐ Công ty A xem có nằm trong HĐQT Công ty không?;
- Chứng minh Ông GĐ Công ty A có 51% cổ phần trở lên và ủy quyền cho Vợ, con, người thân hoặc Vợ, con, người thân của Ông ấy trực tiếp đứng tên;
- Ông GĐ Công ty A là cổ đông lớn nhất, nhưng chỉ có dưới 50% thì sao (tức là có 2 thành tổ chức hoặc 2 cá nhân trở lên đứng ra thành lập Công ty)? Còn Ông GĐ Công ty A chiếm trên 75% thì chính xác là Công ty của ông này, loại luôn A và C
Nếu bạn chứng minh được những vấn đề trên thì bạn hãy loại Công ty A và C. Việc chưa phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu theo điều 12 Luật Đấu thầu 2005 thì bạn chưa có cơ sở kết luận và loại nhà thầu A và C mà chọn B. Trong trường hợp không có hướng giải quyết bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư để có hướng giải quyết.
Trân trọng cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Chào các bạn!
Việc các bạn nói GĐ công ty A là cổ đông lớn nhất của Công ty C, bên mời thầu chưa thu thập đủ chứng cứ chính xác chứng mình Công ty C và Công ty A ràng buộc về mặt vốn chủ sở hữu thì trong trường hợp này chưa thể kết luận Công ty A và Công ty C có gian lận trong đấu thầu (quân xanh, quân đỏ). Vì thế chưa thể loại được nhà thầu A và C trong trường hợp này. Theo điều 97 Luật Doanh nghiệp 2005, bạn hãy chứng minh Ông Giám đốc Công ty A (như bạn nói là cổ đông lớn nhất của Công ty C nhưng không phải là giám đốc) được hiểu có thể quyết định và điều hành sau lưng Công ty C, nếu bạn đặt các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi thì có thể loại:
- Chứng minh Ông GĐ công ty A là cổ đông sáng lập Công ty C;
- Chứng minh Ông GĐ công ty A chiếm 51% cổ phần công ty C;
- Xem xét Ông GĐ Công ty A xem có nằm trong HĐQT Công ty không?;
- Chứng minh Ông GĐ Công ty A có 51% cổ phần trở lên và ủy quyền cho Vợ, con, người thân hoặc Vợ, con, người thân của Ông ấy trực tiếp đứng tên;
- Ông GĐ Công ty A là cổ đông lớn nhất, nhưng chỉ có dưới 50% thì sao (tức là có 2 thành tổ chức hoặc 2 cá nhân trở lên đứng ra thành lập Công ty)? Còn Ông GĐ Công ty A chiếm trên 75% thì chính xác là Công ty của ông này, loại luôn A và C
Nếu bạn chứng minh được những vấn đề trên thì bạn hãy loại Công ty A và C. Việc chưa phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu theo điều 12 Luật Đấu thầu 2005 thì bạn chưa có cơ sở kết luận và loại nhà thầu A và C mà chọn B. Trong trường hợp không có hướng giải quyết bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư để có hướng giải quyết.
Trân trọng cảm ơn.
Em xin cụ thể chi tiết với ông anh này như sau:
Khi nộp HS Dự thầu thì chỉ có Giấy đăng ký kinh doanh công chứng của Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch đầu tư cấp).
Công ty A ông này làm Giám đốc: với 50% cổ phần (Vốn 2,5 tỷ đồng)
Còn công ty C Ông này góp vốn 3 tỷ/ 4,8 tỷ vốn điều lệ ( chiếm 62,5%). Công ty C do người khác đứng tên giám đốc (có thể là em gái vì cùng họ)

Chỉ có thông tin như vậy thôi thì có thể xét là vi phạm đấu thầu được không?

Em xin nói thêm là trường hơp này Bên em đã xử lý là vẫn xét Công ty A trúng thầu vì có giá dự thầu thấp nhất (Tất nhiên là đạt yêu cầu kinh nghiệm năng lực). Còn công ty C đã bị loại vì không đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm (Kể cả cái bảo lãnh dự thầu cũng không có). Em đưa ra tình huống cụ thể để có cách xử lý.
Trân trọng cảm ơn anh em đã giúp đỡ để em có thêm nhiều kinh nghiệm.
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Em xin cụ thể chi tiết với ông anh này như sau:
Khi nộp HS Dự thầu thì chỉ có Giấy đăng ký kinh doanh công chứng của Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch đầu tư cấp).
Công ty A ông này làm Giám đốc: với 50% cổ phần (Vốn 2,5 tỷ đồng)
Còn công ty C Ông này góp vốn 3 tỷ/ 4,8 tỷ vốn điều lệ ( chiếm 62,5%). Công ty C do người khác đứng tên giám đốc (có thể là em gái vì cùng họ)

Chỉ có thông tin như vậy thôi thì có thể xét là vi phạm đấu thầu được không?

Em xin nói thêm là trường hơp này Bên em đã xử lý là vẫn xét Công ty A trúng thầu vì có giá dự thầu thấp nhất (Tất nhiên là đạt yêu cầu kinh nghiệm năng lực). Còn công ty C đã bị loại vì không đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm (Kể cả cái bảo lãnh dự thầu cũng không có). Em đưa ra tình huống cụ thể để có cách xử lý.
Trân trọng cảm ơn anh em đã giúp đỡ để em có thêm nhiều kinh nghiệm.
- Như mọi người đã phân tích rùi đó bạn, với những thông tin như vậy thì không đủ căn cứ kết luận vi phạm đấu thầu được bạn à. Ông giám đốc công ty A là cổ đông lớn nhất của công ty C không có nghĩa là Công ty A thông đồng với công ty C vì các hoạt động kinh doanh của công ty C do giám đốc công ty C quyết định chứ không phải cổ đông lớn nhất quyết định. Quan hệ anh em ruột thịt chỉ bị cấm trong quan hệ "Mời thầu - Dự thầu" thôi (bạn xem khoản 10 điều 12 nghị định 85/2009), chứ không bị cấm trong trường hợp các bên đều là nhà thầu. Vì anh chị em nhiều khi còn chém nhau kinh hoàng ấy chứ nói gì đến chuyện bắt tay.
Tóm lại bạn không có chứng cứ gì khác thì không xét người ta vi phạm được.
- Bên bạn sử lý như vậy là phù hợp.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nói chung nhà thầu chơi bài bỏ bảo lãnh dự thầu để tự sát trước thế là khỏi bị xem xét HSDT.
Có khi mở HSDT của nhà thầu C ra lại thấy giống hệt A, lúc này kết luận việc thông đồng hay không là được đấy
 
3

3077

Guest
Xanh đỏ thì rõ rồi, giờ quân xanh toàn chết ở các điều kiện tiên quyết để khỏi bị chấm kỹ thuật phải giải trình rất là mệt.

Theo Điều 11 Luật đấu thầu về bảo đảm cạnh tranh thì chỉ qui định các quan hệ giữa các nhà thầu có ghi các nhà thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng thuộc 1 cơ quan quản lý.

Vậy như nào là độc lập về tổ chức, không phụ thuộc 1 cơ quan quản lý?
- Ông A đó làm giám đốc công ty A tức là có quyền quyết định đối với công ty A.
- Ông A lại là cổ đông lớn nhất của công ty C nhưng không phải là giám đốc, bây giờ phải xem trong Luật DN, điều lệ Công ty C thì ông A đó có quyền quyết định j đối với hoạt động của C không hay chỉ ăn tiền cổ tức? Nếu không là GĐ nhưng vẫn có quyền can thiệp về việc kinh doanh của C thì 2 công ty này không thể coi là độc lập về tổ chức được vì đều bị chi phối bởi 1 ông A.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Xanh đỏ thì rõ rồi, giờ quân xanh toàn chết ở các điều kiện tiên quyết để khỏi bị chấm kỹ thuật phải giải trình rất là mệt.

Theo Điều 11 Luật đấu thầu về bảo đảm cạnh tranh thì chỉ qui định các quan hệ giữa các nhà thầu có ghi các nhà thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng thuộc 1 cơ quan quản lý.

Vậy như nào là độc lập về tổ chức, không phụ thuộc 1 cơ quan quản lý?
- Ông A đó làm giám đốc công ty A tức là có quyền quyết định đối với công ty A.
- Ông A lại là cổ đông lớn nhất của công ty C nhưng không phải là giám đốc, bây giờ phải xem trong Luật DN, điều lệ Công ty C thì ông A đó có quyền quyết định j đối với hoạt động của C không hay chỉ ăn tiền cổ tức? Nếu không là GĐ nhưng vẫn có quyền can thiệp về việc kinh doanh của C thì 2 công ty này không thể coi là độc lập về tổ chức được vì đều bị chi phối bởi 1 ông A.

Tóm lại đã rõ câu trả lời rồi, tuananhce 03 cũng đã nêu rõ Ông GĐ công ty A chỉ có 62.5% Vốn điều lệ không làm giám đốc Công ty C, em gái làm giám đốc Công ty C. 2 công ty này hạch toán độc lập không phụ thuộc vào nhau. Vì thế kết luận rằng không thể loại nhà thầu A và C được.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top