Chào thangcola113,
1. Trước hết phải cám ơn em vì qua ý kiến của em tôi đã hiểu hơn phần nào quan điểm của "kiểm toán" khi kiểm toán các dự án. Tuy nhiên, tôi cho rằng "kiểm toán" có lẽ cũng cần nhìn nhận lại quan điểm của mình để phù hợp hơn với các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường vì theo tôi nếu với quan điểm "giá và mức thấp hơn giá , mức nhà nước công bố thì OK, cao hơn thì rất khó chấp nhận và kiến nghị cắt hoặc thu hồi" thì phù hợp với nền kinh tế chỉ huy bao cấp của Chính phủ trước đây hơn là nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Bản thân các văn bản Luật pháp của chúng ta cũng đang dần dần sửa đổi theo hướng thị trường mà "kiểm toán" không kịp thời cập nhật cũng sẽ là một rào cản không đáng có của nền kinh tế. Ví dụ: Luật Xây dựng trước đây quy định tại điều 43 là "[FONT=&] Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn nhà nước [/FONT][FONT=&]phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành[/FONT][FONT=&]." [/FONT]thì bây giờ đã được sửa đổi theo Luật 38 cho phù hợp với nền kinh tế thị trường thành "[FONT=&]Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo xác định chi phí đầu tư.". [/FONT]Việc thay đổi từ ban hành mức, giá để thực hiện sang công bố mức, giá để tham khảo là bước chuyển quan trọng trong cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước mà theo tôi "kiểm toán" cần cập nhật để làm phù hợp. Khoản 6 điều 3 NĐ 112/2009 cũng đã bổ sung 1 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình mà NĐ 99/2007 trước đây chưa đề ra, đó là " 6. Những quy định tại Nghị định này và chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của Nghị định này là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.". Theo tôi, nguyên tắc này "kiểm toán" cũng cần cập nhật để thay đổi quan điểm xử lý các vấn đề khi kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Trường hợp nhà thầu chào thầu trong HSDT với đơn giá cao hơn đơn giá nhà nước công bố mà được Chủ đầu tư chấp nhận trúng thầu (bời giá đề nghị trúng thầu < giá gói thầu) sẽ bị "kiểm toán bắt giải trình" thì cơ sở pháp lý ở đâu? Nếu như thế thì sao "kiểm toán" không kiến nghị pháp luật đấu thầu quy định đơn giá chào thầu phải thấp hơn hoặc bằng đơn giá nhà nước công bố để cho "kiểm toán" đỡ vất vả và nhà thầu cũng đỡ phải "giải trình"?
Đôi điều chia sẻ cùng bạn liên quan đến lĩnh vực "kiểm toán" là lĩnh vực mà tôi không chuyên. Có điều gì không chuẩn cứ tiếp tục trao đổi thêm cho tôi hiểu thêm về công tác "kiểm toán" nhé. Rất mong các đồng nghiệp trên diễn đàn trao đổi thêm,
Đúng là hiện tại có sự thay đổi về cách tiếp cận từ việc phải làm theo như này sang cách tiếp cận là được phép làm mà không vi phạm những điều pháp luật không cho phép. Theo đó, thẩm quyền cũng như trách nhiệm của Chủ đầu tư được nâng lên.
Nhưng nói nhưng thế không có nghĩa là tất cả những gì Chủ đầu tư chấp thuận trên cơ sở hợp đồng với đơn vị thi công đều là là hợp lý. Về mặt nghĩa vụ giữa A-B thì đương nhiên phải thực hiện theo hợp đồng, tuy nhiên, nếu hợp đồng có vấn đề thì lại liên quan đến việc chịu trách nhiệm của Chủ đầu tư trước cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
Giống như việc thực hiện đầu tư, cùng một công trình thực hiện, nếu quyết toán theo đúng điều khoản hợp đồng là 1 tỷ. Tuy nhiên, Kiểm toán chỉ ra rằng có những biện pháp, định mức hoặc vì một lý do nào đó mà giá trị có thể thấp hơn còn 900tr thôi. Mặc dù đúng theo quy định của hợp đồng là 1 tỷ nhưng rõ ràng việc ký hợp đồng như thế làm tăng chi phí đầu tư, gây lãng phí. Khi đó, kiểm toán phải có trách nhiệm chỉ ra ảnh hưởng của những chỗ chưa phù hợp đến giá trị công trình, qua đó làm cơ sở cho các cấp có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các bên liên quan.
Chúng ta đứng trên quan điểm của Nhà thầu thì yêu cầu thực hiện đúng quy định của hợp đồng, lấy đủ những phần theo quy định được hưởng. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề cũng cần đứng trên quan điểm là việc thực hiện như thế liệu đã phù hợp, tiết kiệm và làm giảm chi phí đầu tư hay chưa. Bởi lẽ, hầu hết các công trình lớn đều là vốn ngân sách, vốn vay của Nhà nước, mà đó cũng chính là thuế của dân. Không phải cứ cái nào sai cũng trừ tiền được cả, tuy nhiên, nếu giá trị sai lệch lớn, có ảnh hưởng trọng yếu đến giá trị của công trình thì cần phải nêu ra chứ không thể kết luận là quyết toán không có vấn đề gì được.
Việc như anh thangcola113 nêu ra với HĐ trọn gói như thế thì rõ ràng theo quy định về thẩm tra, quyết toán, là Kiểm toán độc lập không thể giảm trừ chỗ sai này được. Thế nhưng, trong báo cáo kiểm toán phải nêu ra được chỗ sai, giá trị chưa phù hợp là bao nhiêu.
Còn cách tiếp cận vấn đề của Kiểm toán Nhà nước khác với cách tiếp cận của Kiểm toán độc lập. Do không hiểu rõ quy trình cũng như cách xử lý của KTNN nên em xin không đề cập đến vấn đề này.