Tình huống quyết toán

  • Khởi xướng Khởi xướng napro
  • Ngày gửi Ngày gửi
Nếu nhà thầu A cứ không chịu thay đổi đơn giá cao hơn định mức nhà nước , và giả sử hợp đồng vẫn được ký, thì khi quyết toán, kiểm toán cũng sẽ điều chỉnh đơn giá cao bất thường đó trở về đơn giá theo đúng hướng dẫn của nhà nước vào thời điểm đó.
Kết hợp với báo cáo kiểm toán, lúc này chủ đầu tư hoặc kho bạc cũng sẽ thu hồi lại phần giá trị của đơn giá bất thường này bạn nhé.
Báo cáo kiểm toán phải dựa vào các quy phạm pháp luật hiện hành. Nếu hợp đồng người ta ký kết với hình thức trọn gói hoặc đơn giá cố định thì Kiểm toán độc lập không điều chỉnh đơn giá đó mà chỉ có thể nêu ý kiến để cấp có thẩm quyền làm cơ sở xem xét, phê duyệt quyết toán mà thôi.
 
Việc chủ đầu tư có ký hợp đồng hay không cũng phải dựa vào kết quả của tư vấn đấu thầu chứ nhỉ? (Mà cái chủ đầu tư quan tâm khi đấu thầu là giá trị cuối cùng và khả năng thực hiện hợp đồng, bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng công trình mà nhà thầu cam kết)
Nếu nhà thầu A cứ không chịu thay đổi đơn giá cao hơn định mức nhà nước , và giả sử hợp đồng vẫn được ký, thì khi quyết toán, kiểm toán cũng sẽ điều chỉnh đơn giá cao bất thường đó trở về đơn giá theo đúng hướng dẫn của nhà nước vào thời điểm đó.
Kết hợp với báo cáo kiểm toán, lúc này chủ đầu tư hoặc kho bạc cũng sẽ thu hồi lại phần giá trị của đơn giá bất thường này bạn nhé.
Đã ký HĐ thì phải căn cứ vào HĐ chứ nếu HĐ theo đơn giá cố định thì kiểm toán cắt kiểu gì vì lúc làm HSDT và thương thảo HĐ sao CĐT ko cắt luôn còn khi đã ký HĐ rùi thì cứ căn cứ HĐ mà thi hành thui
 
Đã ký HĐ thì phải căn cứ vào HĐ chứ nếu HĐ theo đơn giá cố định thì kiểm toán cắt kiểu gì vì lúc làm HSDT và thương thảo HĐ sao CĐT ko cắt luôn còn khi đã ký HĐ rùi thì cứ căn cứ HĐ mà thi hành thui
Theo ý kiến của bác, thì khi đã ký hợp đồng (không chỉ riêng theo đơn giá cố định hay hợp đồng trọn gói ), lúc đó đơn giá cố định ấy có cao gấp nhiều lần đơn giá theo hướng dẫn của nhà nước thì cũng sẽ không có quyền cắt giảm nữa đúng không?
Vậy, theo e nghĩ cũng sẽ chẳng có việc gì để thanh tra hay kiểm toán phải làm nữa sau khi đã ký xong hợp đồng
 
Báo cáo kiểm toán phải dựa vào các quy phạm pháp luật hiện hành. Nếu hợp đồng người ta ký kết với hình thức trọn gói hoặc đơn giá cố định thì Kiểm toán độc lập không điều chỉnh đơn giá đó mà chỉ có thể nêu ý kiến để cấp có thẩm quyền làm cơ sở xem xét, phê duyệt quyết toán mà thôi.
Hợp đồng chỉ là hình thức pháp lý cao nhất giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Còn việc nhà thầu khi thi công còn phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước (định mức, đơn giá...) và rõ ràng giá trị pháp lý của các văn bản hướng dẫn của nhà nước phải cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu chứ nhỉ?
Vậy theo e nghĩ, việc kiểm toán dựa vào văn bản hướng dẫn của nhà nước (hình thức pháp lý cao hơn) để điều chỉnh đơn giá là phù hợp.
E có thắc mắc muốn nhờ các bác thảo luận thêm:
Theo ý kiến trên, nếu như báo cáo kiểm toán đưa về giá trị đúng theo hướng dẫn của nhà nước (thấp hơn giá trị hợp đồng), lúc này thì phần chênh lệch giá trị này xử lý thế nào? (Thứ tự thu hồi và xử lý sai phạm đối với các bên liên quan như kho bạc, chủ đầu tư và nhà thầu, căn cứ có tính pháp lý cao nhất của mỗi bên trong mối quan hệ mà mình tham gia)
 
Việc chủ đầu tư có ký hợp đồng hay không cũng phải dựa vào kết quả của tư vấn đấu thầu chứ nhỉ? (Mà cái chủ đầu tư quan tâm khi đấu thầu là giá trị cuối cùng và khả năng thực hiện hợp đồng, bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng công trình mà nhà thầu cam kết)
Nếu nhà thầu A cứ không chịu thay đổi đơn giá cao hơn định mức nhà nước , và giả sử hợp đồng vẫn được ký, thì khi quyết toán, kiểm toán cũng sẽ điều chỉnh đơn giá cao bất thường đó trở về đơn giá theo đúng hướng dẫn của nhà nước vào thời điểm đó.
Kết hợp với báo cáo kiểm toán, lúc này chủ đầu tư hoặc kho bạc cũng sẽ thu hồi lại phần giá trị của đơn giá bất thường này bạn nhé.

Hợp đồng chỉ là hình thức pháp lý cao nhất giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Còn việc nhà thầu khi thi công còn phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước (định mức, đơn giá...) và rõ ràng giá trị pháp lý của các văn bản hướng dẫn của nhà nước phải cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu chứ nhỉ?
Vậy theo e nghĩ, việc kiểm toán dựa vào văn bản hướng dẫn của nhà nước (hình thức pháp lý cao hơn) để điều chỉnh đơn giá là phù hợp.
E có thắc mắc muốn nhờ các bác thảo luận thêm:
Theo ý kiến trên, nếu như báo cáo kiểm toán đưa về giá trị đúng theo hướng dẫn của nhà nước (thấp hơn giá trị hợp đồng), lúc này thì phần chênh lệch giá trị này xử lý thế nào? (Thứ tự thu hồi và xử lý sai phạm đối với các bên liên quan như kho bạc, chủ đầu tư và nhà thầu, căn cứ có tính pháp lý cao nhất của mỗi bên trong mối quan hệ mà mình tham gia)
1. Tôi đoán bạn làm nghề kiểm toán không hiểu có đúng không? Bạn có nhiều ý kiến "trái chiều" rất hay. Tuy nhiên, để tăng sức thuyết phục cho những ý kiến của bạn thì theo tôi bạn nên dẫn ra những cơ sở lý luận khoa học hoặc những quy định pháp luật có liên quan.
2. Về các ý kiến bạn nêu ra tôi thấy thế này:
+ Quan điểm: "rõ ràng giá trị pháp lý của các văn bản hướng dẫn của nhà nước phải cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu chứ nhỉ?" chưa chuẩn xác vì không có tiêu chí để đánh giá.
+ Quan điểm: "Nếu nhà thầu A cứ không chịu thay đổi đơn giá cao hơn định mức nhà nước , và giả sử hợp đồng vẫn được ký, thì khi quyết toán, kiểm toán cũng sẽ điều chỉnh đơn giá cao bất thường đó trở về đơn giá theo đúng hướng dẫn của nhà nước vào thời điểm đó." cũng không chuẩn xác vì chưa đủ căn cứ pháp luật (nếu đấu thầu mà nhà thầu nào cũng phải sử dụng đơn giá, định mức nhà nước thì chắc giá dự thầu của các nhà thầu sẽ phải giống nhau vì khối lượng thì phải giống nhau và giống tiên lượng mời thầu rồi!).
+ Quan điểm: "việc nhà thầu khi thi công còn phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước (định mức, đơn giá...)" cũng không chuẩn xác vì khi thi công nếu nhà thầu phải trả công thợ cao hơn đơn giá nhân công của nhà nước thì có vi phạm pháp luật không?
+ Quan điểm: "việc kiểm toán dựa vào văn bản hướng dẫn của nhà nước (hình thức pháp lý cao hơn) để điều chỉnh đơn giá là phù hợp" cần phải được chỉ ra văn bản hướng dẫn của nhà nước để điều chỉnh đơn giá của nhà thầu nêu trong HSDT là văn bản nào mới có sức thuyết phục. Nếu chưa chỉ ra được thì "thắc mắc muốn nhờ các bác thảo luận thêm" khó có lời bình luận.
 
Last edited by a moderator:
Hợp đồng chỉ là hình thức pháp lý cao nhất giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Còn việc nhà thầu khi thi công còn phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước (định mức, đơn giá...) và rõ ràng giá trị pháp lý của các văn bản hướng dẫn của nhà nước phải cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu chứ nhỉ?
Vậy theo e nghĩ, việc kiểm toán dựa vào văn bản hướng dẫn của nhà nước (hình thức pháp lý cao hơn) để điều chỉnh đơn giá là phù hợp.
E có thắc mắc muốn nhờ các bác thảo luận thêm:
Theo ý kiến trên, nếu như báo cáo kiểm toán đưa về giá trị đúng theo hướng dẫn của nhà nước (thấp hơn giá trị hợp đồng), lúc này thì phần chênh lệch giá trị này xử lý thế nào? (Thứ tự thu hồi và xử lý sai phạm đối với các bên liên quan như kho bạc, chủ đầu tư và nhà thầu, căn cứ có tính pháp lý cao nhất của mỗi bên trong mối quan hệ mà mình tham gia)

Chào bạn!

Xin cảm ơn bạn đã đặt cầu hỏi,bạn rất nhiệt tình. Theo mình câu hỏi thứ nhất của bạn văn bản hướng dẫn của Nhà nước chưa thể khẳng định cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Vì hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu bao gồm các hồ sơ theo thư tự ưu tiên như: đơn giá, định mức, hồ sơ mời thầu, dự thầu, ... tất cả các hồ sơ này đều tuân theo văn bản hướng dẫn của nhà nước. Vậy cho mình hỏi trong trường hợp này các văn bản hướng dẫn của NN được áp dụng để cấu thành nên hợp đồng có phải là tập con không bạn? Có thể trong trường hợp khác thì văn bản hướng dẫn của nhà nước cao hơn hợp đồng dân sự, câu hỏi này của bạn hình như cũng là câu trả lời bạn định đưa ra. Thực sự nó chưa chuẩn xác vì không có một cơ sở hay một tiêu chí so sánh nào cả.
 
Theo ý kiến của bác, thì khi đã ký hợp đồng (không chỉ riêng theo đơn giá cố định hay hợp đồng trọn gói ), lúc đó đơn giá cố định ấy có cao gấp nhiều lần đơn giá theo hướng dẫn của nhà nước thì cũng sẽ không có quyền cắt giảm nữa đúng không?
Vậy, theo e nghĩ cũng sẽ chẳng có việc gì để thanh tra hay kiểm toán phải làm nữa sau khi đã ký xong hợp đồng
Kiểm toán đâu phải có mỗi chuyện cắt đâu bạn.
Nếu nói về trách nhiệm của kiểm toán độc lập là đơn vị đưa ra ý kiến của mình về báo cáo quyết toán vốn dự án hoàn thành có được lập có phù hợp chuẩn mực kế toán và quy định về quyết toán để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Ngoài giá trị khối lượng còn phải xem xét đến sự phù hợp của trình tự thủ tục chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư.
Kiểm toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như khi thực hiện kiểm toán phải căn cứ vào các điều khoản hợp đồng giữa các bên.
Việc chủ đầu tư và nhà thầu có đơn giá cao bất thường như vậy mà theo điều khoản hợp đồng không điều chỉnh được, kiểm toán phát hiện ra và nêu ý kiến kiến nghị về đơn giá này chưa phù hợp và giá trị ảnh hưởng sai lệch có thể có tới giá trị quyết toán của công trình. Tùy vào giá trị và mức độ trọng yếu của ý kiến này mà cấp có thẩm quyền sẽ xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, tổ xét thầu, tổ thẩm định....
Thanh tra thì người ta cũng đưa ra ý kiến để xử lý theo mức độ sai phạm đối với người có trách nhiệm
 
1. Tôi đoán bạn làm nghề kiểm toán không hiểu có đúng không? Bạn có nhiều ý kiến "trái chiều" rất hay. Tuy nhiên, để tăng sức thuyết phục cho những ý kiến của bạn thì theo tôi bạn nên dẫn ra những cơ sở lý luận khoa học hoặc những quy định pháp luật có liên quan.
2. Về các ý kiến bạn nêu ra tôi thấy thế này:
+ Quan điểm: "rõ ràng giá trị pháp lý của các văn bản hướng dẫn của nhà nước phải cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu chứ nhỉ?" chưa chuẩn xác vì không có tiêu chí để đánh giá.
+ Quan điểm: "Nếu nhà thầu A cứ không chịu thay đổi đơn giá cao hơn định mức nhà nước , và giả sử hợp đồng vẫn được ký, thì khi quyết toán, kiểm toán cũng sẽ điều chỉnh đơn giá cao bất thường đó trở về đơn giá theo đúng hướng dẫn của nhà nước vào thời điểm đó." cũng không chuẩn xác vì chưa đủ căn cứ pháp luật (nếu đấu thầu mà nhà thầu nào cũng phải sử dụng đơn giá, định mức nhà nước thì chắc giá dự thầu của các nhà thầu sẽ phải giống nhau vì khối lượng thì phải giống nhau và giống tiên lượng mời thầu rồi!).
+ Quan điểm: "việc nhà thầu khi thi công còn phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước (định mức, đơn giá...)" cũng không chuẩn xác vì khi thi công nếu nhà thầu phải trả công thợ cao hơn đơn giá nhân công của nhà nước thì có vi phạm pháp luật không?
+ Quan điểm: "việc kiểm toán dựa vào văn bản hướng dẫn của nhà nước (hình thức pháp lý cao hơn) để điều chỉnh đơn giá là phù hợp" cần phải được chỉ ra văn bản hướng dẫn của nhà nước để điều chỉnh đơn giá của nhà thầu nêu trong HSDT là văn bản nào mới có sức thuyết phục. Nếu chưa chỉ ra được thì "thắc mắc muốn nhờ các bác thảo luận thêm" khó có lời bình luận.

Em xin mạnh dạn đưa ra ý kiến ạ: Em có đọc qua các hợp đồng bao giờ cũng có phần các căn cứ ký kết của hợp đồng, đều dựa trên các văn bản pháp lý của nhà nước có liên quan. Như vậy căn cứ pháp lý của hợp đồng đều phải tuân thủ các quy định nêu trong các văn bản, và cũng có thể hiểu tính pháp lý của hợp đồng đều phụ thuộc vào các văn bản luật.
 
Em xin mạnh dạn đưa ra ý kiến ạ: Em có đọc qua các hợp đồng bao giờ cũng có phần các căn cứ ký kết của hợp đồng, đều dựa trên các văn bản pháp lý của nhà nước có liên quan. Như vậy căn cứ pháp lý của hợp đồng đều phải tuân thủ các quy định nêu trong các văn bản, và cũng có thể hiểu tính pháp lý của hợp đồng đều phụ thuộc vào các văn bản luật.
Đương nhiên, về mặt pháp lý, hợp đồng đều căn cứ vào văn bản của Luật. Nhưng vấn đề là áp dụng điều luật thế nào và điều khoản Hợp đồng có ý nghĩa như thế nào với các bên.
Bạn nên tìm hiểu trong Bộ Luật dân sự về quan hệ trong giao dịch dân sự, điều khoản trong hợp đồng đã ký 2 giữa 2 bên là sự ràng buộc cao nhất. Nếu có tranh chấp hợp đồng mới viện dẫn các điều khoản của Luật để giải thích thêm hoặc giải quyết tranh chấp chứ không làm ngược lại là làm theo các quy định viện dẫn rồi mới thực hiện điều khoản hợp đồng.
 
1. Tôi đoán bạn làm nghề kiểm toán không hiểu có đúng không? Bạn có nhiều ý kiến "trái chiều" rất hay. Tuy nhiên, để tăng sức thuyết phục cho những ý kiến của bạn thì theo tôi bạn nên dẫn ra những cơ sở lý luận khoa học hoặc những quy định pháp luật có liên quan.
2. Về các ý kiến bạn nêu ra tôi thấy thế này:
+ Quan điểm: "rõ ràng giá trị pháp lý của các văn bản hướng dẫn của nhà nước phải cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu chứ nhỉ?" chưa chuẩn xác vì không có tiêu chí để đánh giá.
+ Quan điểm: "Nếu nhà thầu A cứ không chịu thay đổi đơn giá cao hơn định mức nhà nước , và giả sử hợp đồng vẫn được ký, thì khi quyết toán, kiểm toán cũng sẽ điều chỉnh đơn giá cao bất thường đó trở về đơn giá theo đúng hướng dẫn của nhà nước vào thời điểm đó." cũng không chuẩn xác vì chưa đủ căn cứ pháp luật (nếu đấu thầu mà nhà thầu nào cũng phải sử dụng đơn giá, định mức nhà nước thì chắc giá dự thầu của các nhà thầu sẽ phải giống nhau vì khối lượng thì phải giống nhau và giống tiên lượng mời thầu rồi!).
+ Quan điểm: "việc nhà thầu khi thi công còn phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước (định mức, đơn giá...)" cũng không chuẩn xác vì khi thi công nếu nhà thầu phải trả công thợ cao hơn đơn giá nhân công của nhà nước thì có vi phạm pháp luật không?
+ Quan điểm: "việc kiểm toán dựa vào văn bản hướng dẫn của nhà nước (hình thức pháp lý cao hơn) để điều chỉnh đơn giá là phù hợp" cần phải được chỉ ra văn bản hướng dẫn của nhà nước để điều chỉnh đơn giá của nhà thầu nêu trong HSDT là văn bản nào mới có sức thuyết phục. Nếu chưa chỉ ra được thì "thắc mắc muốn nhờ các bác thảo luận thêm" khó có lời bình luận.
E chào thầy Quang.
Chắc do e diễn đạt chưa thoát ý, chứ tình huống e đưa ra thảo luận rất đơn giản:
Xét việc áp dụng đơn giá và định mức của nhà nước trong hồ sơ dự thầu:
- Nếu nhà thầu áp dụng đơn giá và định mức thấp hơn của nhà nước thì ok vì đây là quyền của nhà thầu, không ai cấm khi họ có thể sử dụng đơn giá thấp mà vẫn hoàn thành tốt công trình, và nếu có yêu cầu giải trình chỉ nhận được câu trả lời là bên thi công có thể làm được với mức giá thấp ấy.(CĐT rất khuyến khích việc này và e nghĩ đây cũng là lợi ích mà việc đấu thầu đang tìm kiếm)
- Nếu nhà thầu áp dụng đơn giá và định mức cao hơn của nhà nước, lúc này thì đơn vị kiểm toán sẽ phải yêu cầu nhà thầu giải trình đơn giá và định mức cao bất thường này, nếu nhà thầu không giải trình được thì sẽ đưa trở về đơn giá và định mức chuẩn của nhà nước; tất nhiên nếu nhà thầu giải trình được nguyên nhân đưa đơn giá và định mức cao bất thường này 1 cách hợp lý thì sẽ giữ nguyên đơn giá của nhà thầu (tuy nhiên cái này là hơi khó giải trình).
Nguyên tắc của kiểm toán là phải "nghi ngờ" tất cả mọi số liệu và kiểm tra lại tất cả số liệu tất cả giai đoạn của dự án. Do đó, kiểm toán vẫn phải kiểm tra lại đơn giá và định mức trong việc ký hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Việc đưa ý kiến trong báo cáo kiểm toán không bị phụ thuộc vào hợp đồng của chủ đầu tư đã ký, tiến hành kiểm tra đúng và đủ để tránh tình trạng thất thoát vốn của nhà nước.
 
Nguyên tắc của kiểm toán là phải "nghi ngờ" tất cả mọi số liệu và kiểm tra lại tất cả số liệu tất cả giai đoạn của dự án. Do đó, kiểm toán vẫn phải kiểm tra lại đơn giá và định mức trong việc ký hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Việc đưa ý kiến trong báo cáo kiểm toán không bị phụ thuộc vào hợp đồng của chủ đầu tư đã ký, tiến hành kiểm tra đúng và đủ để tránh tình trạng thất thoát vốn của nhà nước.
Anh này chắc suốt ngày ôm cuốn Chuẩn mực kiểm toán số 1.000, giống như cha xứ ôm kinh thánh hoặc thầy mo ôm mấy bài tế vậy. Tôi đồng ý với quan điểm này của anh.
 
Việc chủ đầu tư và nhà thầu có đơn giá cao bất thường như vậy mà theo điều khoản hợp đồng không điều chỉnh được, kiểm toán phát hiện ra và nêu ý kiến kiến nghị về đơn giá này chưa phù hợp và giá trị ảnh hưởng sai lệch có thể có tới giá trị quyết toán của công trình. Tùy vào giá trị và mức độ trọng yếu của ý kiến này mà cấp có thẩm quyền sẽ xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, tổ xét thầu, tổ thẩm định....
Thanh tra thì người ta cũng đưa ra ý kiến để xử lý theo mức độ sai phạm đối với người có trách nhiệm
Nhất trí với quan điểm về cách xử lý của bác. Kiểm toán độc lập chỉ nêu ý kiến trong báo cáo kiểm toán chứ không có trách nhiệm thu hồi giá trị chênh lệch nếu có. Căn cứ vào báo cáo kiểm toán, Cấp có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các đơn vị có sai phạm liên quan, tiến hành thu hồi lại chênh lệch của các bên. Quá trình tiến hành thu hồi giá trị chênh lệch và xử lý sai phạm thì nhờ bác Quiet Quasimodo bổ sung thêm
 
Chào bạn!

Xin cảm ơn bạn đã đặt cầu hỏi,bạn rất nhiệt tình. Theo mình câu hỏi thứ nhất của bạn văn bản hướng dẫn của Nhà nước chưa thể khẳng định cao hơn hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Vì hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu bao gồm các hồ sơ theo thư tự ưu tiên như: đơn giá, định mức, hồ sơ mời thầu, dự thầu, ... tất cả các hồ sơ này đều tuân theo văn bản hướng dẫn của nhà nước. Vậy cho mình hỏi trong trường hợp này các văn bản hướng dẫn của NN được áp dụng để cấu thành nên hợp đồng có phải là tập con không bạn? Có thể trong trường hợp khác thì văn bản hướng dẫn của nhà nước cao hơn hợp đồng dân sự, câu hỏi này của bạn hình như cũng là câu trả lời bạn định đưa ra. Thực sự nó chưa chuẩn xác vì không có một cơ sở hay một tiêu chí so sánh nào cả.
Hi bác tranhaiduongvc11 .
E thừa nhận ý kiến e đưa ra hơi chủ quan và thiếu tính cơ sở để khẳng định việc cái này hay cái kia có giá trị pháp lý cao hơn.
Tuy nhiên, ý kiến e đang đưa ra là trên quan điểm của kiểm toán khi tiến hành kiểm tra lại độ chính xác của số liệu. Lúc này kim chỉ nam cho việc làm này phải là đơn giá và định mức của nhà nước, và mọi đơn giá và định mức mà các đơn vị khác như thi công, thiết kế hay thẩm tra... đưa ra cũng đều dựa trên cơ sở đơn giá và định mức nhà nước; bất kỳ sự thay đổi nào nếu có sự giải thích hợp lý bằng văn bản hay hóa đơn chứng từ... thì đều được chấp nhận.
 
Hi bác tranhaiduongvc11 .
E thừa nhận ý kiến e đưa ra hơi chủ quan và thiếu tính cơ sở để khẳng định việc cái này hay cái kia có giá trị pháp lý cao hơn.
Tuy nhiên, ý kiến e đang đưa ra là trên quan điểm của kiểm toán khi tiến hành kiểm tra lại độ chính xác của số liệu. Lúc này kim chỉ nam cho việc làm này phải là đơn giá và định mức của nhà nước, và mọi đơn giá và định mức mà các đơn vị khác như thi công, thiết kế hay thẩm tra... đưa ra cũng đều dựa trên cơ sở đơn giá và định mức nhà nước; bất kỳ sự thay đổi nào nếu có sự giải thích hợp lý bằng văn bản hay hóa đơn chứng từ... thì đều được chấp nhận.
Tôi không hiểu cơ sở cho cái cái kim chỉ nam này cho lắm
Bạn có thể giải thích thêm chỗ này được không:
Trích Quyết định số 03 /2012/QĐ-KTNN ngày 04 tháng 04 năm 2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước:
Điều 29. Nội dung kiểm toán chi phí đầu tư
1. Kiểm toán chi phí xây lắp
b) Kiểm tra việc tính khối lượng và việc lập đơn giá xây lắp trong thanh toán, quyết toán: Căn cứ thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, nhật ký thi công, các kết quả kiểm tra hiện trường tính toán lại khối lượng so với số liệu trong thanh toán, quyết toán; kiểm tra đơn giá xây lắp trong thanh toán, quyết toán giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào hình thức hợp đồng giao nhận thầu: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo thời gian; hợp đồng theo tỷ lệ (%); tính hợp pháp của các trường hợp có sự thay đổi thiết kế và chủng loại vật liệu trong quá trình thi công làm thay đổi giá quyết toán so với giá trúng thầu; việc áp dụng các phụ phí xây lắp theo chế độ quy định cho từng thời kỳ như chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT; đối với chi phí đầu tư phát sinh, thực hiện kiểm toán theo các điều kiện nêu trong hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan.
Phụ lục:
4. Hợp đồng và thực hiện hợp đồng
- Các điều khoản hợp đồng không chặt chẽ;
- Giá trên hợp đồng không căn cứ vào giá trúng thầu;
- Hợp đồng không được điều chỉnh kịp thời khi thay đổi thiết kế, do đó không có được cái nhìn tổng quát về diễn biến chi phí, chi phí vượt trội không được phát hiện kịp thời. Trong những trường hợp đó, thường giá cả của chi phí phát sinh, bổ sung thường cao hơn giá hợp đồng gốc (các ban quản lý xây dựng thường lấy lý do là thi công không cùng thời điểm).
 
E chào thầy Quang.
Chắc do e diễn đạt chưa thoát ý, chứ tình huống e đưa ra thảo luận rất đơn giản:
Xét việc áp dụng đơn giá và định mức của nhà nước trong hồ sơ dự thầu:
- Nếu nhà thầu áp dụng đơn giá và định mức thấp hơn của nhà nước thì ok vì đây là quyền của nhà thầu, không ai cấm khi họ có thể sử dụng đơn giá thấp mà vẫn hoàn thành tốt công trình, và nếu có yêu cầu giải trình chỉ nhận được câu trả lời là bên thi công có thể làm được với mức giá thấp ấy.(CĐT rất khuyến khích việc này và e nghĩ đây cũng là lợi ích mà việc đấu thầu đang tìm kiếm)
- Nếu nhà thầu áp dụng đơn giá và định mức cao hơn của nhà nước, lúc này thì đơn vị kiểm toán sẽ phải yêu cầu nhà thầu giải trình đơn giá và định mức cao bất thường này, nếu nhà thầu không giải trình được thì sẽ đưa trở về đơn giá và định mức chuẩn của nhà nước; tất nhiên nếu nhà thầu giải trình được nguyên nhân đưa đơn giá và định mức cao bất thường này 1 cách hợp lý thì sẽ giữ nguyên đơn giá của nhà thầu (tuy nhiên cái này là hơi khó giải trình).
Nguyên tắc của kiểm toán là phải "nghi ngờ" tất cả mọi số liệu và kiểm tra lại tất cả số liệu tất cả giai đoạn của dự án. Do đó, kiểm toán vẫn phải kiểm tra lại đơn giá và định mức trong việc ký hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Việc đưa ý kiến trong báo cáo kiểm toán không bị phụ thuộc vào hợp đồng của chủ đầu tư đã ký, tiến hành kiểm tra đúng và đủ để tránh tình trạng thất thoát vốn của nhà nước.
Chào thangcola113,
1. Trước hết phải cám ơn em vì qua ý kiến của em tôi đã hiểu hơn phần nào quan điểm của "kiểm toán" khi kiểm toán các dự án. Tuy nhiên, tôi cho rằng "kiểm toán" có lẽ cũng cần nhìn nhận lại quan điểm của mình để phù hợp hơn với các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường vì theo tôi nếu với quan điểm "giá và mức thấp hơn giá , mức nhà nước công bố thì OK, cao hơn thì rất khó chấp nhận và kiến nghị cắt hoặc thu hồi" thì phù hợp với nền kinh tế chỉ huy bao cấp của Chính phủ trước đây hơn là nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Bản thân các văn bản Luật pháp của chúng ta cũng đang dần dần sửa đổi theo hướng thị trường mà "kiểm toán" không kịp thời cập nhật cũng sẽ là một rào cản không đáng có của nền kinh tế. Ví dụ: Luật Xây dựng trước đây quy định tại điều 43 là "[FONT=&amp] Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn nhà nước [/FONT][FONT=&amp]phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành[/FONT][FONT=&amp]." [/FONT]thì bây giờ đã được sửa đổi theo Luật 38 cho phù hợp với nền kinh tế thị trường thành "[FONT=&amp]Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo xác định chi phí đầu tư.". [/FONT]Việc thay đổi từ ban hành mức, giá để thực hiện sang công bố mức, giá để tham khảo là bước chuyển quan trọng trong cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước mà theo tôi "kiểm toán" cần cập nhật để làm phù hợp. Khoản 6 điều 3 NĐ 112/2009 cũng đã bổ sung 1 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình mà NĐ 99/2007 trước đây chưa đề ra, đó là " 6. Những quy định tại Nghị định này và chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của Nghị định này là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.". Theo tôi, nguyên tắc này "kiểm toán" cũng cần cập nhật để thay đổi quan điểm xử lý các vấn đề khi kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Trường hợp nhà thầu chào thầu trong HSDT với đơn giá cao hơn đơn giá nhà nước công bố mà được Chủ đầu tư chấp nhận trúng thầu (bời giá đề nghị trúng thầu < giá gói thầu) sẽ bị "kiểm toán bắt giải trình" thì cơ sở pháp lý ở đâu? Nếu như thế thì sao "kiểm toán" không kiến nghị pháp luật đấu thầu quy định đơn giá chào thầu phải thấp hơn hoặc bằng đơn giá nhà nước công bố để cho "kiểm toán" đỡ vất vả và nhà thầu cũng đỡ phải "giải trình"?
Đôi điều chia sẻ cùng bạn liên quan đến lĩnh vực "kiểm toán" là lĩnh vực mà tôi không chuyên. Có điều gì không chuẩn cứ tiếp tục trao đổi thêm cho tôi hiểu thêm về công tác "kiểm toán" nhé. Rất mong các đồng nghiệp trên diễn đàn trao đổi thêm,
 
Last edited by a moderator:
E cảm ơn góp ý của thầy. E xin nêu quan điểm để được thầy và các anh em trên diễn đàn góp ý thêm.
Đúng là đang còn nhiều thiếu sót trong việc kiểm tra của thanh tra kiểm toán.
E hiểu định mức và đơn giá của nhà nước chỉ là để tham khảo chứ không bắt buộc nhà thầu phải áp theo đúng định mức và đơn giá đó.
Tuy nhiên, đã là tham khảo, thì nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về đơn giá của nhà thầu với nhà nước thì phải có giải thích đi kèm đúng không?
- Nếu thấp hơn, nhà thầu giải thích đơn giản (ví dụ như tồn kho nhiều nên giá vật liệu giảm...) =>chấp nhận
- Nếu cao hơn và hợp lý, nhà thầu cũng sẽ phải giải thích được (ví dụ khi tính định mức bê tông, có thể nhà thầu cho thêm định mức phụ gia hóa dẻo để tăng chất lượng và tăng tiến độ) =>chấp nhận
- Nếu cao hơn và không hợp lý, không giải thích được =>đưa về định mức và đơn giá của nhà nước (cái mà đang thảo luận xem có đúng không?)
E xin mượn tạm 1 ví dụ trên diễn đàn cho trường hợp bôi đỏ:
Hợp đồng trọn gói, ký là 100 m. Thực tế nghiệm thu được 50 m
Nhà thầu quyết toán hợp đồng với CĐT được 100 m (đúng theo nghị định 85/2009).
1. Thanh tra kiểm toán có phải tính lại giá trị quyết toán này là 50 m để tránh thất thoát cho nhà nước không? (Vì rõ ràng chỉ làm 50 m, và hình như có sai phạm của CĐT và thiết kế trong tính khối lượng),
2. Nếu có thì giải quyết thất thoát này thế nào?
 
Chào thangcola113,
1. Trước hết phải cám ơn em vì qua ý kiến của em tôi đã hiểu hơn phần nào quan điểm của "kiểm toán" khi kiểm toán các dự án. Tuy nhiên, tôi cho rằng "kiểm toán" có lẽ cũng cần nhìn nhận lại quan điểm của mình để phù hợp hơn với các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường vì theo tôi nếu với quan điểm "giá và mức thấp hơn giá , mức nhà nước công bố thì OK, cao hơn thì rất khó chấp nhận và kiến nghị cắt hoặc thu hồi" thì phù hợp với nền kinh tế chỉ huy bao cấp của Chính phủ trước đây hơn là nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Bản thân các văn bản Luật pháp của chúng ta cũng đang dần dần sửa đổi theo hướng thị trường mà "kiểm toán" không kịp thời cập nhật cũng sẽ là một rào cản không đáng có của nền kinh tế. Ví dụ: Luật Xây dựng trước đây quy định tại điều 43 là "[FONT=&amp] Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn nhà nước [/FONT][FONT=&amp]phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành[/FONT][FONT=&amp]." [/FONT]thì bây giờ đã được sửa đổi theo Luật 38 cho phù hợp với nền kinh tế thị trường thành "[FONT=&amp]Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo xác định chi phí đầu tư.". [/FONT]Việc thay đổi từ ban hành mức, giá để thực hiện sang công bố mức, giá để tham khảo là bước chuyển quan trọng trong cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước mà theo tôi "kiểm toán" cần cập nhật để làm phù hợp. Khoản 6 điều 3 NĐ 112/2009 cũng đã bổ sung 1 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình mà NĐ 99/2007 trước đây chưa đề ra, đó là " 6. Những quy định tại Nghị định này và chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của Nghị định này là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.". Theo tôi, nguyên tắc này "kiểm toán" cũng cần cập nhật để thay đổi quan điểm xử lý các vấn đề khi kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Trường hợp nhà thầu chào thầu trong HSDT với đơn giá cao hơn đơn giá nhà nước công bố mà được Chủ đầu tư chấp nhận trúng thầu (bời giá đề nghị trúng thầu < giá gói thầu) sẽ bị "kiểm toán bắt giải trình" thì cơ sở pháp lý ở đâu? Nếu như thế thì sao "kiểm toán" không kiến nghị pháp luật đấu thầu quy định đơn giá chào thầu phải thấp hơn hoặc bằng đơn giá nhà nước công bố để cho "kiểm toán" đỡ vất vả và nhà thầu cũng đỡ phải "giải trình"?
Đôi điều chia sẻ cùng bạn liên quan đến lĩnh vực "kiểm toán" là lĩnh vực mà tôi không chuyên. Có điều gì không chuẩn cứ tiếp tục trao đổi thêm cho tôi hiểu thêm về công tác "kiểm toán" nhé. Rất mong các đồng nghiệp trên diễn đàn trao đổi thêm,
Đúng là hiện tại có sự thay đổi về cách tiếp cận từ việc phải làm theo như này sang cách tiếp cận là được phép làm mà không vi phạm những điều pháp luật không cho phép. Theo đó, thẩm quyền cũng như trách nhiệm của Chủ đầu tư được nâng lên.
Nhưng nói nhưng thế không có nghĩa là tất cả những gì Chủ đầu tư chấp thuận trên cơ sở hợp đồng với đơn vị thi công đều là là hợp lý. Về mặt nghĩa vụ giữa A-B thì đương nhiên phải thực hiện theo hợp đồng, tuy nhiên, nếu hợp đồng có vấn đề thì lại liên quan đến việc chịu trách nhiệm của Chủ đầu tư trước cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
Giống như việc thực hiện đầu tư, cùng một công trình thực hiện, nếu quyết toán theo đúng điều khoản hợp đồng là 1 tỷ. Tuy nhiên, Kiểm toán chỉ ra rằng có những biện pháp, định mức hoặc vì một lý do nào đó mà giá trị có thể thấp hơn còn 900tr thôi. Mặc dù đúng theo quy định của hợp đồng là 1 tỷ nhưng rõ ràng việc ký hợp đồng như thế làm tăng chi phí đầu tư, gây lãng phí. Khi đó, kiểm toán phải có trách nhiệm chỉ ra ảnh hưởng của những chỗ chưa phù hợp đến giá trị công trình, qua đó làm cơ sở cho các cấp có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các bên liên quan.
Chúng ta đứng trên quan điểm của Nhà thầu thì yêu cầu thực hiện đúng quy định của hợp đồng, lấy đủ những phần theo quy định được hưởng. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề cũng cần đứng trên quan điểm là việc thực hiện như thế liệu đã phù hợp, tiết kiệm và làm giảm chi phí đầu tư hay chưa. Bởi lẽ, hầu hết các công trình lớn đều là vốn ngân sách, vốn vay của Nhà nước, mà đó cũng chính là thuế của dân. Không phải cứ cái nào sai cũng trừ tiền được cả, tuy nhiên, nếu giá trị sai lệch lớn, có ảnh hưởng trọng yếu đến giá trị của công trình thì cần phải nêu ra chứ không thể kết luận là quyết toán không có vấn đề gì được.
Việc như anh thangcola113 nêu ra với HĐ trọn gói như thế thì rõ ràng theo quy định về thẩm tra, quyết toán, là Kiểm toán độc lập không thể giảm trừ chỗ sai này được. Thế nhưng, trong báo cáo kiểm toán phải nêu ra được chỗ sai, giá trị chưa phù hợp là bao nhiêu.
Còn cách tiếp cận vấn đề của Kiểm toán Nhà nước khác với cách tiếp cận của Kiểm toán độc lập. Do không hiểu rõ quy trình cũng như cách xử lý của KTNN nên em xin không đề cập đến vấn đề này.
 
Last edited by a moderator:
E cảm ơn góp ý của thầy. E xin nêu quan điểm để được thầy và các anh em trên diễn đàn góp ý thêm.
Đúng là đang còn nhiều thiếu sót trong việc kiểm tra của thanh tra kiểm toán.

E xin mượn tạm 1 ví dụ trên diễn đàn cho trường hợp bôi đỏ:
Hợp đồng trọn gói, ký là 100 m. Thực tế nghiệm thu được 50 m
Nhà thầu quyết toán hợp đồng với CĐT được 100 m (đúng theo nghị định 85/2009).
1. Thanh tra kiểm toán có phải tính lại giá trị quyết toán này là 50 m để tránh thất thoát cho nhà nước không? (Vì rõ ràng chỉ làm 50 m, và hình như có sai phạm của CĐT và thiết kế trong tính khối lượng),
2. Nếu có thì giải quyết thất thoát này thế nào?
Theo tôi, thất thoát này chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (NĐ 85 cũng đã quy định rồi). Thất thoát này nhà thầu không phải chịu trách nhiệm, nghĩa là thanh tra kiểm toán không thể kiến nghị thu hồi của nhà thầu 1 nửa tiền do thực tế nghiệm thu được chỉ là 50m (vì hợp đồng được ký kết theo hình thức trọn gói).
 
Last edited by a moderator:
Em có 1 tình huống như này nhờ các bác thảo luận cùng:
Công trình của tỉnh A, nhà thầu chào thầu giá bê tông với trạm trộn đặt tại tỉnh B và giá vật liệu tỉnh B nhưng áp dụng giá ca máy của tỉnh A.
Tuy nhiên, em thấy thế này chưa phù hợp, bởi với điều kiện đầu vào của nhân công, điện, nước... thì giá ca máy vẫn phải áp dụng theo giá ca máy của tỉnh B mới đúng.
Các bác có quan điểm như nào ạ?

Mình gặp một công trình ở cuối tỉnh A và gần giáp danh với tỉnh B. Khi lập dự toán nếu lấy vật liệu các loại ở trong tỉnh (tức tỉnh A) thì vậy chuyển với cự ly gần gấp đôi khi lấy ở tỉnh B. Thế nhưng đơn vị lập dự toán, rồi đến các cơ quan thẩm tra, thẩm định người ta vẫn tính trong tỉnh đối với công trình này. Đến khi thi công đơn vị thi công vẫn bắt buộc lấy vật liệu theo dự toán chứ không được lấy khác đi.

Như vậy có thể nói: Cách làm việc và áp dụng quá máy móc và cứng nhắc đã làm lảng phí kinh tế của nhà nước rất nhiều. Nếu trường hợp này mà đưa ra chào giá hay là một đơn vị tư nhân đứng ra làm chủ đầu tư thì cái hiệu quả kinh tế đưa lại là rất lớn.
 
Đúng là hiện tại có sự thay đổi về cách tiếp cận từ việc phải làm theo như này sang cách tiếp cận là được phép làm mà không vi phạm những điều pháp luật không cho phép. Theo đó, thẩm quyền cũng như trách nhiệm của Chủ đầu tư được nâng lên.
Nhưng nói nhưng thế không có nghĩa là tất cả những gì Chủ đầu tư chấp thuận trên cơ sở hợp đồng với đơn vị thi công đều là là hợp lý. Về mặt nghĩa vụ giữa A-B thì đương nhiên phải thực hiện theo hợp đồng, tuy nhiên, nếu hợp đồng có vấn đề thì lại liên quan đến việc chịu trách nhiệm của Chủ đầu tư trước cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
Giống như việc thực hiện đầu tư, cùng một công trình thực hiện, nếu quyết toán theo đúng điều khoản hợp đồng là 1 tỷ. Tuy nhiên, Kiểm toán chỉ ra rằng có những biện pháp, định mức hoặc vì một lý do nào đó mà giá trị có thể thấp hơn còn 900tr thôi. Mặc dù đúng theo quy định của hợp đồng là 1 tỷ nhưng rõ ràng việc ký hợp đồng như thế làm tăng chi phí đầu tư, gây lãng phí. Khi đó, kiểm toán phải có trách nhiệm chỉ ra ảnh hưởng của những chỗ chưa phù hợp đến giá trị công trình, qua đó làm cơ sở cho các cấp có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các bên liên quan.

Còn cách tiếp cận vấn đề của Kiểm toán Nhà nước khác với cách tiếp cận của Kiểm toán độc lập. Do không hiểu rõ quy trình cũng như cách xử lý của KTNN nên em xin không đề cập đến vấn đề này.
Cám ơn napro về bài viết. Tôi đồng tình với quan điểm của em ở đoạn bôi đỏ. Đoạn bôi xanh, về nguyên tắc là đúng tôi cũng ủng hộ điều đó, tuy nhiên theo tôi ở tình huống "nhạy cảm" này kiểm toán cũng cần phải rất thận trọng khi nêu ra "những biện pháp, định mức hoặc vì một lý do nào đó ...", đặc biệt không thể xem / mặc định trong mọi trường hợp định mức hay đơn giá nhà nước công bố là cái bắt buộc phải tuân thủ để "quy trách nhiệm" cho chủ đầu tư dự án.
 
Back
Top