Ks.TranNgocHai
Thành viên nhiệt tình
- Tham gia
- 27/5/12
- Bài viết
- 159
- Điểm tích cực
- 99
- Điểm thành tích
- 43
Chào tất cả các bạn trong diễn đàn!
Tất cả các bạn ở đây đều là những người trong ngành xây dựng và rất đông các bạn chuyên về kinh tế xây dựng. Chúng ta biết rằng ngành Kinh tế xây dựng là cả một khái niệm rất rộng, tôi chỉ đề cập đến vấn đề nhỏ trong kinh tế xây dựng và theo tuần tự đó là : Lập dự toán ( thiết kế ) - thẩm tra dự toán - dự toán thi công - quyết toán - thẩm tra quyết toán.
Tại sao tôi đặt câu hỏi trong một tuần tự mà từ trước đến giờ hiển nhiên khi làm bất kỳ một dự án nào ta phải theo tuần tự ấy? Là vì:
1. Có bao giờ các bạn thấy công tác lập dự toán ( thiết kế ) là lãng phí không?
2. Có bao giờ các bạn nghĩ thẩm tra dự toán là chính xác 100% không, và khi thi công là đúng và đủ theo 100% ấy?
3. Dự toán thi công ( khối lượng ) có phản ánh 100% tính xác thực tại hiện trường?
4. Quyết toán theo hình thức nào để đúng, đủ và rút ngắn thời gian nhất.
5. Thẩm tra quyết toán thực sự cần hay không???
Trên đây là những câu hỏi mà tôi luôn đặt trong đầu. Liệu có bước đi nào khác không? con đường nào ngắn nhất, tiết kiệm nhất? Tôi xin chia sẻ những suy nghĩ của mình để các bạn cùng thảo luận, góp ý và biết đâu có một con đường khác thỏa mãn hơn.
Vấn để cốt yếu là : Nhanh, gọn, tiết kiệm.
Thứ 1: Trong vấn đề thiết kế và lập dự toán thiết kế chúng ta đã bỏ thời gian, sức lực, của cải vào một quá trình thực hiện. Nhưng để đi đến cuối cùng là quyết toán ta chẳng sử dụng tới dự toán thiết kế , gần như phủ định dự toán thiết kế, hoặc dự toán thiết kế chẳng có ý nghĩa gì. Đó có phải là một lãng phí lớn?! Khi ta lập một dự toán, ta đi thẩm tra nó tức là cố tìm ra cái đúng nhưng ta lại phủ nhận cái đúng, để rồi từ khối lượng thực tế thi công, lập Quyết toán và lại đi tìm cái đúng một lần nữa thông qua Thẩm tra quyết toán.
Vậy đặt lại vấn đề ý nghĩa của dự toán thiết kế là gì? có phải là để tìm ra tổng mức đầu tư hay không? có phải là căn cứ để xác định giá trúng thầu? hay chỉ là một khái niệm có giá trị bao trùm lên dự án. Hay nói rõ là Khái toán.
Vd: Ta đi chơi Nha Trang. Muốn đi thì phải dự trù kinh phí. Muốn dự trù ta làm nhiều cách. Tham khảo bạn bè đã từng đi trước đó, gọi điện hỏi giá phòng, tìm địa điểm ăn, hỏi giá phương tiện, hoặc tham khảo giá tour của một công ty du lịch nào đó. Cuối cùng là hòm hòm chừng 10tr. Xin tiền vợ và balo lên đường...
Vậy thì cũng có nhiều cách để tìm ra " Khái toán". Tham khảo bạn bè từng đi thì là Chỉ số giá rồi. Gọi lên danh sách cụ thể việc ăn ở đi lại là lập dự toán thiết kế rồi. Tham khảo giá tour thì gần Suất vốn đầu tư rồi. Cả ba phương pháp có thể ra số tiền khác nhau, 10tr, 15tr hay 12tr, nhưng thực tế ta có xài hết đâu. Còn thực tế ăn ở, đi lại cơ mà...
Điều tôi muốn nói là cái giá trị gần đúng có cần phải làm theo phương pháp tuyệt đối để dẫn tới lãng phí thời gian, công sức, tiền của. Trong khi còn rất nhiều cách khác nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả tương đương.
Về góc độ quản lí nhà nước, Thông tư số 02/2011/TT-BXD ngày 22/02/2011 của Bộ Xây dựng ban hành, tôi đánh giá là một thông tư có tính cách mạng. Vấn đề chỉ số giá áp dụng trên thế giới để tính Tồng mức, dự trù trượt giá, thanh quyết toán đã được triển khai tư lâu, hiện nay một số gói thầu nguồn vốn nước ngoài đang thực hiện ở Việt Nam cũng áp dụng. Vì thế chúng ta đang phát huy và đi đúng theo tiến bộ bên ngoài.
Lại có người sẽ đặt câu hỏi về tính hiệu quả, tiền của bỏ ra phải được suy xét cho kĩ...v...v. Ta nên hiểu rằng các nước tiên tiến trên thế giới họ quản lí về công việc, tài chính, nhân lực giỏi hơn ta rất nhiều, kĩ hơn ta rất nhiều. Họ đánh giá không phải trên 8 tiếng/ ngày - 6 ngày / tuần - 52 tuần / năm, mà đánh giá từ hiệu quả công việc.
Ai đã vào làm việc trong Intel ( một tập đoàn lớn của Mỹ ), bạn sẽ thấy hình như họ hỗ trợ nhân viên chơi là chính : Phòng Bia, phòng game, khu ăn uống, thậm chí có không gian để ngủ. Khi bạn đi công tác dài ngày, có quyền dẫn vợ con theo và họ lo toàn bộ. Bạn sẽ có một thẻ Visa họ cấp miễn phí và tất nhiên là có giá trị, quẹt thoải mái khi đi siêu thị mua đồ ăn cho cả gia đình. Thoải mái là vậy, ưu đãi là vậy thế nên hiệu suất công việc của các nhân viên ở đây rất cao. Dẫn chứng trên cho ta thấy cách làm việc hiệu quả nhất không phải là cách làm việc tốn nhiều thời gian nhất.
Vậy chúng ta có nhất định phải mất thời gian để lập ra một dự toán thiết kế mà gần như không có vai trò rõ rệt, chúng ta thường đề cao Quyết toán, dự toán thi công vì đó là những cái phản ánh rõ ràng thực tế công việc, còn dự toán thiết kế chỉ là ..."đồ bỏ", sau này chẳng ai lấy dự toán thiết kế thậm chí thẩm tra dự toán thiết kế để mang vào thanh, quyết toán. Ngay cả việc lấy số liệu tính toán Chỉ số giá công trình cũng nêu rõ, Hồ sơ Quyết toán được duyệt có giá trị pháp lý cao nhất.
Hiểu đúng và từng bước hoàn thiện những nội dung hướng dẫn trong Thông tư 02, ta hoàn toàn có phương pháp xác định tổng mức đầu tư, dự toán, dự phòng một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Hay nói tóm lại:
Dự toán ( mang tính tương đối ) -> Dự toán thi công ( Bước đầu đi vào chi tiết ) -> Quyết toán ( Làm rõ và chi tiết hơn nữa ).
Bỏ qua được công đoạn làm dự toán thiết kế rườm rà và không hữu dụng ta tiết kiệm được thời gian, của cải một cách đáng kể. Để sau này ta cụ thể hóa bằng các công việc tiếp theo, chi tiết hơn, sát thực tế hơn là Dự toán thi công và Quyết toán.
( bài chưa hoàn chỉnh ) - Ks. TranNgocHai -
Tất cả các bạn ở đây đều là những người trong ngành xây dựng và rất đông các bạn chuyên về kinh tế xây dựng. Chúng ta biết rằng ngành Kinh tế xây dựng là cả một khái niệm rất rộng, tôi chỉ đề cập đến vấn đề nhỏ trong kinh tế xây dựng và theo tuần tự đó là : Lập dự toán ( thiết kế ) - thẩm tra dự toán - dự toán thi công - quyết toán - thẩm tra quyết toán.
Tại sao tôi đặt câu hỏi trong một tuần tự mà từ trước đến giờ hiển nhiên khi làm bất kỳ một dự án nào ta phải theo tuần tự ấy? Là vì:
1. Có bao giờ các bạn thấy công tác lập dự toán ( thiết kế ) là lãng phí không?
2. Có bao giờ các bạn nghĩ thẩm tra dự toán là chính xác 100% không, và khi thi công là đúng và đủ theo 100% ấy?
3. Dự toán thi công ( khối lượng ) có phản ánh 100% tính xác thực tại hiện trường?
4. Quyết toán theo hình thức nào để đúng, đủ và rút ngắn thời gian nhất.
5. Thẩm tra quyết toán thực sự cần hay không???
Trên đây là những câu hỏi mà tôi luôn đặt trong đầu. Liệu có bước đi nào khác không? con đường nào ngắn nhất, tiết kiệm nhất? Tôi xin chia sẻ những suy nghĩ của mình để các bạn cùng thảo luận, góp ý và biết đâu có một con đường khác thỏa mãn hơn.
Vấn để cốt yếu là : Nhanh, gọn, tiết kiệm.
Thứ 1: Trong vấn đề thiết kế và lập dự toán thiết kế chúng ta đã bỏ thời gian, sức lực, của cải vào một quá trình thực hiện. Nhưng để đi đến cuối cùng là quyết toán ta chẳng sử dụng tới dự toán thiết kế , gần như phủ định dự toán thiết kế, hoặc dự toán thiết kế chẳng có ý nghĩa gì. Đó có phải là một lãng phí lớn?! Khi ta lập một dự toán, ta đi thẩm tra nó tức là cố tìm ra cái đúng nhưng ta lại phủ nhận cái đúng, để rồi từ khối lượng thực tế thi công, lập Quyết toán và lại đi tìm cái đúng một lần nữa thông qua Thẩm tra quyết toán.
Vậy đặt lại vấn đề ý nghĩa của dự toán thiết kế là gì? có phải là để tìm ra tổng mức đầu tư hay không? có phải là căn cứ để xác định giá trúng thầu? hay chỉ là một khái niệm có giá trị bao trùm lên dự án. Hay nói rõ là Khái toán.
Vd: Ta đi chơi Nha Trang. Muốn đi thì phải dự trù kinh phí. Muốn dự trù ta làm nhiều cách. Tham khảo bạn bè đã từng đi trước đó, gọi điện hỏi giá phòng, tìm địa điểm ăn, hỏi giá phương tiện, hoặc tham khảo giá tour của một công ty du lịch nào đó. Cuối cùng là hòm hòm chừng 10tr. Xin tiền vợ và balo lên đường...
Vậy thì cũng có nhiều cách để tìm ra " Khái toán". Tham khảo bạn bè từng đi thì là Chỉ số giá rồi. Gọi lên danh sách cụ thể việc ăn ở đi lại là lập dự toán thiết kế rồi. Tham khảo giá tour thì gần Suất vốn đầu tư rồi. Cả ba phương pháp có thể ra số tiền khác nhau, 10tr, 15tr hay 12tr, nhưng thực tế ta có xài hết đâu. Còn thực tế ăn ở, đi lại cơ mà...
Điều tôi muốn nói là cái giá trị gần đúng có cần phải làm theo phương pháp tuyệt đối để dẫn tới lãng phí thời gian, công sức, tiền của. Trong khi còn rất nhiều cách khác nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả tương đương.
Về góc độ quản lí nhà nước, Thông tư số 02/2011/TT-BXD ngày 22/02/2011 của Bộ Xây dựng ban hành, tôi đánh giá là một thông tư có tính cách mạng. Vấn đề chỉ số giá áp dụng trên thế giới để tính Tồng mức, dự trù trượt giá, thanh quyết toán đã được triển khai tư lâu, hiện nay một số gói thầu nguồn vốn nước ngoài đang thực hiện ở Việt Nam cũng áp dụng. Vì thế chúng ta đang phát huy và đi đúng theo tiến bộ bên ngoài.
Lại có người sẽ đặt câu hỏi về tính hiệu quả, tiền của bỏ ra phải được suy xét cho kĩ...v...v. Ta nên hiểu rằng các nước tiên tiến trên thế giới họ quản lí về công việc, tài chính, nhân lực giỏi hơn ta rất nhiều, kĩ hơn ta rất nhiều. Họ đánh giá không phải trên 8 tiếng/ ngày - 6 ngày / tuần - 52 tuần / năm, mà đánh giá từ hiệu quả công việc.
Ai đã vào làm việc trong Intel ( một tập đoàn lớn của Mỹ ), bạn sẽ thấy hình như họ hỗ trợ nhân viên chơi là chính : Phòng Bia, phòng game, khu ăn uống, thậm chí có không gian để ngủ. Khi bạn đi công tác dài ngày, có quyền dẫn vợ con theo và họ lo toàn bộ. Bạn sẽ có một thẻ Visa họ cấp miễn phí và tất nhiên là có giá trị, quẹt thoải mái khi đi siêu thị mua đồ ăn cho cả gia đình. Thoải mái là vậy, ưu đãi là vậy thế nên hiệu suất công việc của các nhân viên ở đây rất cao. Dẫn chứng trên cho ta thấy cách làm việc hiệu quả nhất không phải là cách làm việc tốn nhiều thời gian nhất.
Vậy chúng ta có nhất định phải mất thời gian để lập ra một dự toán thiết kế mà gần như không có vai trò rõ rệt, chúng ta thường đề cao Quyết toán, dự toán thi công vì đó là những cái phản ánh rõ ràng thực tế công việc, còn dự toán thiết kế chỉ là ..."đồ bỏ", sau này chẳng ai lấy dự toán thiết kế thậm chí thẩm tra dự toán thiết kế để mang vào thanh, quyết toán. Ngay cả việc lấy số liệu tính toán Chỉ số giá công trình cũng nêu rõ, Hồ sơ Quyết toán được duyệt có giá trị pháp lý cao nhất.
Hiểu đúng và từng bước hoàn thiện những nội dung hướng dẫn trong Thông tư 02, ta hoàn toàn có phương pháp xác định tổng mức đầu tư, dự toán, dự phòng một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Hay nói tóm lại:
Dự toán ( mang tính tương đối ) -> Dự toán thi công ( Bước đầu đi vào chi tiết ) -> Quyết toán ( Làm rõ và chi tiết hơn nữa ).
Bỏ qua được công đoạn làm dự toán thiết kế rườm rà và không hữu dụng ta tiết kiệm được thời gian, của cải một cách đáng kể. Để sau này ta cụ thể hóa bằng các công việc tiếp theo, chi tiết hơn, sát thực tế hơn là Dự toán thi công và Quyết toán.
( bài chưa hoàn chỉnh ) - Ks. TranNgocHai -
Last edited by a moderator: